04 đặc Trưng Cơ Bản Của Pháp Luật
Có thể bạn quan tâm
Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng của nhà nước.
Pháp luật có 04 đặc trưng cơ bản sau đây:
Một là, Pháp luật có tính quyền lực nhà nước, bởi vì pháp luật được hình thành bằng con đường nhà nước, pháp luật do nhà nước đặt ra (ví dụ như các quy định về tổ chức bộ máy nhà nước), hoặc do nhà nước thừa nhận (các phong tục, tập quán, các quan niệm, quy tắc đạo đức…) nên pháp luật luôn thể hiện ý chí của nhà nước – Pháp luật được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp, từ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, thuyết phục, động viên, khen thưởng, tổ chức thực hiện cho đến áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước.
>> Xem thêm:
- Phân biệt Quan hệ pháp luật và Quy phạm pháp luật
- 03 yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật
- Phân tích mối quan hệ giữa pháp luật với các hiện tượng xã hội khác
Hai là, Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, bởi vì:
– Pháp luật là khuôn mẫu, chuẩn mực để định hướng cho nhận thức và hướng dẫn cách xử sự cho mọi người trong xã hội, để bất kỳ ai khi ở vào điều kiện, hoàn cảnh do pháp luật dự liệu thì đều xử sự theo những cách thức mà nó đã nêu ra – Căn cứ vào pháp luật, các tổ chức và cá nhân trong xã hội sẽ biết mình được làm gì, không được làm gì, phải làm gì, làm như thế nào khi ở vào một điều kiện, hoàn cảnh cụ thể nào đó.
– Pháp luật là tiêu chuẩn để đánh giá hành vi của con người. Căn cứ vào pháp luật có thể xác định được hành vi nào là hợp pháp, hành vi nào là trái pháp luật, hoạt động nào mang tính pháp lý và hoạt động nào không mang tính pháp lý.
– Pháp luật có giá trị bắt buộc phải tôn trọng và thực hiện đối với mọi tổ chức và cá nhân trong xã hội, có tác động thường xuyên trên toàn lãnh thổ và trong nhiều lĩnh vực hoạt động của xã hội.
- Xem thêm: Trọn bộ tài liệu ôn thi Lý luận Nhà nước và Pháp luật mới nhất
Ba là, Pháp luật có tính hệ thống, bởi vì pháp luật là một hệ thống các quy phạm để điều chỉnh nhiều loại quan hệ xã hội phát sinh trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống như dân sự, kinh tế, lao động…, song các quy phạm đó không tồn tại một cách biệt lập mà giữa chúng có mối liên hệ nội tại và thống nhất với nhau để tạo nên một chỉnh thể là hệ thống pháp luật.
Bốn là, Pháp luật có tính xác định về hình thức, tức là pháp luật thường được thể hiện trong những hình thức nhất định, có thể là tập quán pháp, tiền lệ pháp hoặc văn bản quy phạm pháp luật. Trong các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định của pháp luật thường rõ ràng, cụ thể, bảo đảm có thể được hiểu và thực hiện thống nhất trong một phạm vi rộng.
Từ khóa » Các đặc Trưng Của Pháp Luật Cho Ví Dụ
-
Pháp Luật Là Gì ? Đặc điểm, đặc Trưng Cơ Bản Của Pháp Luật ?
-
Pháp Luật Là Gì? Đặc điểm Của Pháp Luật? - Luật Hoàng Phi
-
Ví Dụ Về Tính Quy Phạm Phổ Biến Của Pháp Luật
-
Trình Bày Các đặc Trưng Của Pháp Luật? - Thanh Duy - HOC247
-
Bai 1-2 - Tài Liệu Text - 123doc
-
[PDF] CHỦ ĐỀ 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT
-
Hãy Trình Bày Các đặc điểm Của Pháp Luật Việt Nam? Cho Ví Dụ - Lazi
-
Nêu Ví Dụ Về Các đặc Trưng Của Pháp Luật (ngoài SGK)
-
Nội Dung Và Ví Dụ Về Tính Quy Phạm Phổ Biến Của Pháp Luật
-
Pháp Luật Là Gì? Vai Trò, đặc điểm Và ý Nghĩa Của Pháp Luật?
-
Pháp Luật Là Gì? Nguồn Gốc, Bản Chất Và Các đặc Trưng Của Pháp Luật
-
Văn Bản Pháp Luật Là Gì? Đặc điểm Và Phân Loại Văn Bản Pháp Luật
-
Bản In - Trang Thông Tin điện Tử Sở Nội Vụ Tỉnh Quảng Bình
-
Áp Dụng Pháp Luật Là Gì? Khác Sử Dụng Pháp Luật Ra Sao?