05 điều Cần Biết Về Giấy Chứng Nhận Nghỉ ốm Hưởng BHXH

Toggle navigation
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Công ty Thái Sơn
    • Khách hàng tiêu biểu
  • Tải về
    • Tải phần mềm
    • Tài liệu
    • Video
    • Hỏi đáp
  • Bảng giá
  • Đăng ký dùng thử
  • Hồ sơ
    • Tra cứu hồ hơ
    • Thông báo từ cơ quan BHXH
  • Tin tức
    • Tin tức & sự kiện
    • Tin tức BHXH điện tử
  • Nghiệp vụ BHXH
    • Nghiệp vụ tổng hợp
    • Bảo hiểm thất nghiệp
    • Bảo hiểm y tế
    • Nghiệp vụ phần mềm
  • Văn bản
  • Liên hệ
Trang chủ Nghiệp vụ tổng hợp 05 điều cần biết về giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH 05 điều cần biết về giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH Bởi ebh.vn - 08/12/2021

Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH là một trong những loại giấy tờ bắt buộc phải có khi người lao động làm hồ sơ hưởng chế độ ốm đau. Theo quy định loại giấy tờ này được cấp bởi cơ sở y tế đủ điều kiện.

Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH do cơ sở khám chữa bệnh cấp

Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH do cơ sở khám chữa bệnh cấp theo quy định của Pháp luật.

1. Giấy nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội

Giấy nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) hay giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH là loại giấy được cấp khi người lao động nghỉ ốm. Tuy nhiên, không phải trường hợp nghỉ ốm nào cũng được cấp giấy chứng nhận. Theo Khoản 1, Điều 20, Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định nguyên tắc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH như sau:

  • Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH phải do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động cấp. Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (KCB) này được ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH theo phân công của người đứng đầu cơ sở KCB đó;

  • Giấy được cấp phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở KCB nơi cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

  • Giấy được cấp phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh và hướng dẫn chuyên môn của Bộ trưởng Bộ Y tế.

2. Quy định cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH

Căn cứ theo Khoản 2, Điều 20, Thông tư 56/2017/TT-BYT của Bộ y tế quy định cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH như sau:

  • Một lần khám chỉ được cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.

  • Trường hợp người bệnh cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đã được cấp, người bệnh phải tiến hành tái khám để người hành nghề xem xét quyết định.

  • Người lao động trong cùng một thời gian được hai, ba chuyên khoa của các cơ sở KCB khác nhau khám và cùng cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH thì chỉ được hưởng một trong những giấy chứng nhận có thời gian nghỉ dài nhất.

  • Trường hợp khám nhiều chuyên khoa trong cùng một ngày tại cùng một cơ sở KCB thì chỉ cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.

Lưu ý: Người hành nghề làm việc tại cơ sở KCB đã được cấp giấy phép hoạt động được ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH. Trường hợp cơ sở KCB không phải là pháp nhân thì người hành nghề phải đăng ký mẫu chữ ký với cơ quan BHXH.

3. Mẫu giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH

Mẫu giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH được cấp theo Mẫu quy định tại Phụ lục 7, Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017. Cụ thể như hình sau:

Mẫu giấy nghỉ ốm hưởng BHXH.

Mẫu giấy nghỉ ốm hưởng BHXH.

Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH do bác sỹ, y sỹ làm việc trong các cơ sở y tế ghi và cấp cho người lao động tham gia BHXH để nghỉ việc điều trị ngoại trú hoặc chăm con ốm. Giấy phải ghi đầy đủ, rõ ràng, không được tẩy xóa và ghi toàn bộ bằng tiếng Việt (nội dung trên 2 liên phải như nhau).

Quy định về cách ghi như sau: Góc trên bên trái ghi tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; ghi số khám bệnh vào dòng phía dưới tên cơ sở KCB (là số thứ tự khám do cơ sở KCB cấp). Trường hợp cơ sở KCB có nhiều bộ phận khám bệnh thì ghi số khám bệnh theo bộ phận khám bệnh đó. Việc ghi ngày bắt đầu được nghỉ phải trùng với ngày người bệnh đến khám.

Xem thêm: Mẫu C65-HD - Mẫu giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH

4. Giấy nghỉ ốm hưởng BHXH được tối đa bao nhiêu ngày?

Cùng với đó, tại Phụ lục 7, Thông tư 56 cũng hướng dẫn cụ thể cách ghi số ngày nghỉ trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH

“Số ngày nghỉ: việc quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Riêng trường hợp người bệnh điều trị bệnh lao theo chương trình chống lao quốc gia thì thời gian nghỉ tối đa không quá 180 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội”.

Theo hướng dẫn trên thì thời hạn nghỉ ốm hưởng BHXH tối đa được 180 ngày/lần cấp giấy nghỉ ốm trong trường hợp người bệnh điều trị bệnh lao theo chương trình chống lao quốc gia. Đối với các trường hợp còn lại là 30 ngày/lần cấp giấy nghỉ ốm.

5. Thời gian tối đa được nghỉ hưởng chế độ khi ốm đau?

Căn cứ vào từng trường hợp làm việc và thời gian đóng BHXH của người lao động mà thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau sẽ khác nhau. Cụ thể, căn cứ theo Điều 26, Luật BHXH năm 2014, người lao động bị ốm đau được nghỉ hưởng chế độ trong thời gian như sau:

Thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau càn làm giấy chứng nhận.

Thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau càn làm giấy chứng nhận.

(1) Trường hợp làm việc trong điều kiện bình thường:

  • Người lao động đóng BHXH dưới 15 năm nghỉ tối đa 30 ngày/năm.

  • Người lao động đóng BHXH từ đủ 15 - dưới 30 năm nghỉ tối đa 40 ngày/năm.

  • Người lao động đóng BHXH từ đủ 30 năm nghỉ tối đa 60 ngày/năm.

(2) Trường hợp làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:

  • Người lao động đóng BHXH dưới 15 năm nghỉ tối đa 40 ngày/năm.

  • Người lao động đóng BHXH từ đủ 15 - dưới 30 năm nghỉ tối đa 50 ngày/năm.

  • Người lao động đóng BHXH từ đủ 30 năm tối đa 70 ngày/năm.

(3) Trường hợp mắc bệnh thuộc danh mục chữa trị dài ngày:

  • Tối đa 180 ngày.

  • Hết 180 ngày vẫn tiếp tục điều trị thì được nghỉ thêm tối đa bằng thời gian đã đóng BHXH.

Như vậy, để hưởng các chế độ ốm đau dài ngày mà người lao động bắt buộc phải có giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH (giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH) theo quy định. Trường hợp sau khi được cấp giấy phát hiện ra sai sót thông tin ghi trên giấy hoặc người cấp không đúng thẩm quyền cơ sở khám, chữa bệnh đã cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH có trách nhiệm cấp lại giấy và sửa các thông tin sai lệch để đảm bảo quyền lợi cho người bệnh.

Bài viết liên quan

  • Quỹ hưu trí là gì? Nguồn hình thành quỹ và mục đích sử dụng
  • Đủ 20 năm đóng BHXH nhưng chưa đủ tuổi nghỉ hưu có được hưởng lương hưu?
  • Mẫu quyết định nghỉ việc hưởng bảo hiểm thất nghiệp là gì?
  • Hướng dẫn cách xác định số ngày nghỉ không đóng BHXH
  • Hướng dẫn làm thủ tục đăng ký bảo hiểm xã hội tự nguyện
  • Làm 6 tháng có được hưởng bảo hiểm xã hội không?
  • Đối tượng và mức hưởng chế độ trợ cấp tuất 1 lần
  • Chế độ thai sản khi sảy thai được quy định như thế nào?
  • Cách xem lịch chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng
  • Mẫu đơn xin hủy sổ bảo hiểm xã hội là mẫu nào?

Phần mềm kê khai BHXH điện tử eBH

Phần mềm kê khai BHXH điện tử eBH là công cụ giúp người sử dụng lao động thực hiện giao dịch hồ sơ BHXH điện tử với cơ quan BHXH Việt Nam thông qua nhà cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng I-VAN Thái Sơn. eBH hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ kê khai BHXH theo đúng quy trình của cơ quan quản lý BHXH.

Hóa đơn điện tử Đăng ký dùng thử phần mềm bảo hiểm xã hội điện tử ebh Dịch vụ chữ ký số ECA Thuế điện tử Hải quan điện tử ECN Đăng ký phần mềm kê khai bảo hiểm xã hội eBH Đăng ký cấp mã bảo hiểm xã hội lần đầu

© Bản quyền thuộc về Công ty TNHH phát triển công nghệ thái sơn. All rights reserved.

  • Facebook
  • Zalo
  • Youtube
  • Twitter
  • Pinterest
dmca

Từ khóa » Giấy Nghỉ Việc Hưởng Chế độ Bảo Hiểm Xã Hội