Giấy Chứng Nhận Nghỉ Việc Hưởng Bảo Hiểm Xã Hội- Như Thế Nào Là ...
Có thể bạn quan tâm
GIẢI ĐÁP:
Thứ nhất, về thời gian hưởng chế độ ốm đau khi bị mắc bệnh ung thư:
Bệnh ung thư thuộc danh mục bệnh cần điều trị dài ngày theo Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày ban hành kèm theo Thông tư 46/2016/TT- BYT. Do vậy, thời gian hưởng chế độ ốm đau tuân theo quy định tại khoản 3, điều 4 Thông tư 59/2015/TT- BLĐTBXH:
“Điều 4. Thời gian hưởng chế độ ốm đau
3. Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành quy định tại khoản 2 Điều 26 của Luật bảo hiểm xã hội và được hướng dẫn cụ thể như sau:
Trường hợp người lao động đã hưởng hết 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tiếp tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.”
Như vậy, thời gian hưởng chế độ ốm đau khi mắc bệnh ung thư tối đa bằng thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, trong 180 ngày đầu điều trị mức hưởng sẽ cao nhất.
Thứ hai, về vấn đề giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH chỉ ghi 30 ngày:
Khoản 2 điều 20 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định về nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội:
“Điều 20. Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội
2. Một lần khám chỉ được cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Trường hợp người bệnh cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã được cấp, người bệnh phải tiến hành tái khám để người hành nghề xem xét quyết định.”
Theo đó, mỗi lần khám chỉ được cấp một giấy, số ngày nghỉ tối đa ghi trên giấy là 30 ngày. Bác sĩ ghi trên Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH là đúng quy định của pháp luật.
Thứ ba, về vấn đề xác nhận của bác sĩ khám chữa bệnh:
Theo quy định tại Khoản 4 Mục II Phụ lục 7 Thông tư 56/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 2 năm 2017 hướng dẫn cách ghi Giấy chứng nhận hưởng bảo hiểm xã hội:
“4. Phần xác nhận của thủ trưởng đơn vị
Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền được ký và đóng dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó. Trường hợp người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền được ký và đóng dấu đồng thời là người khám bệnh thì người đó chỉ cần ký và đóng dấu ở phần này và không phải ký tên ở Phần y, bác sỹ KCB nhưng vẫn phải ghi ngày, tháng, năm cấp.”
Như vậy, trong trường hợp bác sĩ trực tiếp khám chữa bệnh cho bạn đồng thời là người đứng đầu cơ sở khám, chữa bệnh hoặc được người đứng đầu cơ sở khám, chữa bệnh ủy quyền được ký, thì giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội bạn được cấp là hoàn toàn hợp lệ.
Nếu người trực tiếp khám, chữa bệnh không đồng thời là người đứng đầu bệnh viện hoặc được người đứng đầu bệnh viện ủy quyền, giấy chứng nhận nghỉ việc này không hợp lệ
Từ khóa » Giấy Nghỉ Việc Hưởng Chế độ Bảo Hiểm Xã Hội
-
Giấy Chứng Nhận Nghỉ Việc Hưởng BHXH Thế Nào Là Hợp Lệ?
-
Tra Cứu CSKCB Cấp Giấy Nghỉ Việc Hưởng BHXH
-
Giấy Chứng Nhận Nghỉ Việc Hưởng BHXH Thiếu Số Seri Có Hợp Lệ?
-
Giấy Chứng Nhận Nghỉ Việc Hưởng Bảo Hiểm Xã Hội
-
Hỏi: Giấy Chứng Nhận Nghỉ Việc Hưởng BHXH Thiếu Số Seri Có Hợp Lệ?
-
05 điều Cần Biết Về Giấy Chứng Nhận Nghỉ ốm Hưởng BHXH
-
Sẽ Có Quy định Bổ Sung Về Giấy Chứng Nhận Nghỉ Việc Hưởng Bảo ...
-
Danh Sách Người Lao động được Cấp Giấy Chứng Nhận Nghỉ Việc ...
-
Giấy Chứng Nhận Nghỉ Việc Hưởng BHXH - Thư Viện Pháp Luật
-
F0 Chưa được Cấp Giấy Chứng Nhận Nghỉ Việc Hưởng BHXH Tại Bắc ...
-
Quy Trình Thực Hiện Các Chế độ Bảo Hiểm Xã Hội - Tuyển Dụng
-
NÓNG: Sẽ Có Quy định Về Giấy Chứng Nhận Nghỉ Việc Hưởng BHXH ...
-
Sau Khi Nộp Giấy Chứng Nhận Nghỉ Việc Hưởng BHXH Thì Bao Lâu ...