06 Kinh Nghiệm Khi Du Lịch Tại Đền Trần Nam Định Mà Bạn Nên Biết
Có thể bạn quan tâm
Đền Trần Nam Định là một địa danh di tích lịch sử lâu đời thờ 14 vị vua thuộc dòng họ nhà Trần và các quan có công với nước. Cứ đến tháng 8 hằng năm tại đây sẽ tổ chức nhiều lễ hội khác nhau như Hội Đền Trần, vào dịp lễ đầu xuân thì có lễ khai ấn Đền Trần,…
Chính vì vậy, mỗi năm sẽ có lượng lớn khách du lịch đến từ các nơi khác nhau về tham dự kệ nhằm tri ân công ơn của các vua, quan lại và xin những điều may mắn trong cuộc sống. Hôm nay, (Đền Bà Chúa Kho) sẽ chỉ bạn những kinh nghiệm khi đến du lịch tại Đền Trần. Cùng khám phá ngay nhé!
Nội dung bài viết
- Lịch sử của Đền Trần Nam Định như ngày nay
- Di tích lịch sử Đền Trần Nam Định có gì?
- Lễ hội Đền Trần Nam Định có gì?
- Những kinh nghiệm đi du lịch Đền Trần Nam Định
- Phương tiện đi Đền Trần Nam Định
- Mùa nào thích hợp du lịch đền Trần Nam Định
- Những địa điểm nên trải nghiệm tại Nam Định
- Những lễ hội đặc sắc tại Nam Định
- Khách sạn và ẩm thực địa phương
- Mua gì làm quà khi du lịch Nam Định
Lịch sử của Đền Trần Nam Định như ngày nay
Đền Trần Nam Định ngày nay là tiền thân từ Phủ Thiên Trường khi xưa, trước đây là nơi ở của các vị vua nhà Trần và được xem là nơi ở thứ hai của hoàng đế nước Đại Việt sau khi vào Thăng Long. Quân Nguyên Mông xâm chiếm nước ta vào năm 1258, vua Trần Thái Tông đã thực hiện chiến lược “vườn không nhà trống” tại Thăng Long và lui quân về phủ Thiên Trường nhằm huy động toàn dân hợp sức chống giặc.
Sau này, đánh bại được quân xâm lược, ngày 14 tháng Giêng vua Trần Thái Tông cho mở tiệc nhằm đãi và phong thưởng cho những người lập công chống giặc. Chính vì thế, cứ mỗi năm vào ngày này nghi thức “khai ấn Đền Trần” sẽ được diễn ra.
Ở Bắc Ninh có một ngôi đền nổi tiếng xin lộc rơi, lộc vãi và vay vốn làm ăn kinh doanh có thể bạn quan tâm.
Tìm hiểu về: Đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh
Thế kỳ XV, quân Minh đã phá hủy Phủ Thiên Trường, tuy nhiên đền đã được chính quyền và nhân dân xây dựng lại và giờ đây đã trở thành khu di tích lịch sử Đền Trần Nam Định. Hằng năm, người dân địa phương ở đây luôn tổ chức lễ khai ấn nhằm tỏ lòng biết ơn đến những người có công với nước đặc biệt là các vua Trần.
Di tích lịch sử Đền Trần Nam Định có gì?
Di tích Đền Trần Nam Định có 3 công trình chính đó là đền Thiên Trường, đền Cố Trạch và đền Trùng Hoa với quy mô khác nhau.
- Đền Thiên Trường hay còn gọi là Đền Thượng nằm tại vị trí trung tâm của khu di tích này. Đền được thi công trên nền Thái Mếu và cung Trùng Quang thuộc dòng tộc nhà Trần. Cung Trùng Quang là nơi khi xưa các thái thượng hoàng sinh sống và làm việc. Kiến Trúc đền Thượng được thiết kế bao gồm tiền đường, trung đường,… Tiền Đường là nơi thờ cúng các bài vị của các quan lại có công với nước phù tá nhà Trần với 14 bài vị của 14 vị vua nhà Trần và các phu nhân, hoàng phi khác.
- Đền Cố Trạch: Thường được gọi là Đền Hạ, nằm ở phía Đông của khu di tích Đền Trần Nam Định. Với tiền đường thờ 3 gia tướng thân tín và tượng Trần Hưng Đạo gồm 4 người con trai đó là Phạm Ngộ, Nguyễn Chế Nghĩa và Phạm Ngũ Lão,…
- Đền Trùng Hoa: Đền này được nằm ở vị trí phía Tây của khu di tích Đền Trần Nam Định. Đền được thi công và xây dựng vào năm 2000 trên nền đất của cung Trung Hoa khi xưa – đây là nơi mà các vị hoàng đế thăm viếng các vị thái thượng hoàng. Trong đền được trưng bày 14 pho tượng đúc bằng Đồng của 14 vị vua thuộc nhà Trần ở trung đường và tòa chính tẩm. Ngoài ra, tòa thiêu hương là nơi đặt bài vị của các quan có công với nước,…
Lễ hội Đền Trần Nam Định có gì?
Cứ mỗi năm, tại khu di tích Đền Trần Nam Định lại tổ chức các lễ hội lớn đó là lễ khai ấn Đền Trần vào tháng giêng và vào tháng tám sẽ có diễn ra lễ hội Đền Trần. Chỉ vỏn vẹn 2 lễ hội này đã thu hút được lượng lớn khách địa phương cùng các du khách ở mọi miền đất nước về dự nhằm ghi ơn công lao của các vị Vua Trần và cầu mong an lành trong cuộc sống.
Lễ khai ấn đền Trần được làm từ ngày 14 – 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Tối ngày 14 sẽ bắt đầu các nghi thức như rước hòm ấn từ cung Cố Trạch sang đền Thiên Trường sau đó làm lễ khai ấn vào giờ Tý,… về sau các vị khách từ nhiều nơi đến đền và tế lễ, xin lá ấn với mong muốn năm mới sẽ gặp nhiều may mắn và thành đạt.
Lễ hội Đền Trần Nam Định được tổ chức vào tháng tám âm lịch từ ngày 15 đến 20. Về phần lễ sẽ là các thủ tục rước từ đình và đền xung quanh nhằm dân hương đền ở trung tâm đó là đền Thiên Trường. Bên cạnh đó, phần lễ hội sẽ được tổ chức nhiều trò chơi dân gian cũng như văn hóa hấp dẫn như: diễn võ thuật, múa lân, đi cầu kiều, hát văn,…
- Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Đền Hùng Phú Thọ cho du khách thăm quan lần đầu
Những kinh nghiệm đi du lịch Đền Trần Nam Định
Nam Định nằm ở vị trí phía Nam thuộc đồng bằng Bắc Bộ được xem là kinh đô thứ hai của Nhà Trần sau Thăng Long. Tại đây, để lại nhiều dấu ấn sâu đậm về một thời vàng son của 14 vị vua Trần sinh sống và làm việc.
Phương tiện đi Đền Trần Nam Định
Đền Trần Nam Định cách thành phố Hà Nội 85km và cách thành phố HCM 1640km. Nếu bạn sống tại Hà Nội có thể di chuyển bằng cách bắt xe tại bến xe Bát Giáp như xe khách Phương Trang, Hoàng Nam,… Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đi bằng tàu lửa để đến Nam Định bằng ga Mỹ Đình.
Ngoài các cách di chuyển trên, bạn có thể đi bằng phương tiện cá nhân của mình, nút giao này rồi đến nút giao thứ hai sau đó rẽ tay phải và đi thẳng vào trung tâm thành phố khu vực BigC. Ngược lại nếu bạn sống tại thành phố HCM thì có thể đi bằng máy bay đến Hà Nội sau đó bắt xe hoặc di chuyển bằng phương tiện cá nhân để ra Nam Định.
Khoảng cách từ bến xe và ga Nam định đến trung tâm thành phố chỉ có 3km, vì vậy bạn có thể sử dụng taxi để di chuyển. Để thuận tiên hơn trong việc trải nghiệm và khám phát tại đây, bạn có thể sử dụng dịch vụ cho thuê xe máy.
Mùa nào thích hợp du lịch đền Trần Nam Định
Bạn có thể đến du lịch tại Nam Định trong bất kỳ dịp nào, tuy nhiên để có thể hòa mình trong những lễ hội vô cùng đặc biệt tại đây thì bạn có thể đến vào rằm tháng Giêng hoặc tháng tám âm lịch.
Những địa điểm nên trải nghiệm tại Nam Định
Đầu tiên là chùa Phổ Minh đây là ngôi chùa được xây dựng vào thời nhà Lý cho đến năm 1262 được nhà Trần mở rộng quy mô hơn. Sở hữu nhiều công trình kiến trúc khi xưa để lại. Bên cạnh đó, tháng Phổ Minh được xây dựng với 14 tầng cao hơn 21,2m, quay mặt về hướng Nam, mặt bằng được sắp xếp theo bố cục vuông,… Tháp này là một trong những nơi thờ cúng Trần Nhân Tông.
Khu di tích nhà Trần này là quê hương của người anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo cùng tổ tiên dòng họ nhà Trần. Toàn bộ khu di tích với diện tích quy mô lên đến hàng chục hecta bao gồm các đền và chùa như đền Thiên Trường, đền Cố Trạch nơi thờ cúng các vị vua Trần,… Bên cạnh đó, Nam Định còn sở hữu nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn khác như bãi biển Thịnh Long,…
Những lễ hội đặc sắc tại Nam Định
Nam Định sở hữu hai lễ hội lớn nhất được tổ chức hằng năm với quy mô vô cùng rộng lớn. Lễ Khai ấn Đền Trần sẽ được tổ chức vào tháng Giêng âm lịch nhằm tri ân những công ơn mà các vị vua cùng với các quan lại là tạo nên một đất nước như ngày hôm nay vững mạnh.
Không những thế, lễ hội này được tổ chức nhằm nhắc nhở con cháu về cội nguồn cũng như đời đời nhớ ơn các vị vua đã dốc lòng vì đất nước. Bên cạnh đó, Nam Định còn có nhiều lễ hội đặc sắc khác như Hội chùa Cổ Lễ, Lễ hội Phủ Dày,…
Khách sạn và ẩm thực địa phương
Nhằm để du khách có thể thuận tiện trong việc di chuyển để tham quan từ địa điểm này sang địa điểm khác thì nên lựa chọn những khách sạn nằm ở khu vực trung tâm thành phố Nam Định. Thông thường, vào những dịp lễ hội sẽ có rất nhiều du khách từ khắp nơi đổ về nên tình trạng hết phòng tại khách sạn trong trung tâm là điều dễ hiểu. Vì vậy, bạn có thể đặt khách sạn trên những tuyến đường như Lê Hồng Phong, Trần Hưng Đạo, Trần Phú,…
Phở bò Nam Định là một món ăn gia truyền rất nổi tiếng tại đây, nếu đã đặt chân đến đây bạn không nên bỏ lỡ qua món ăn đầy truyền thống này. Một số quán ăn nổi tiếng tại Nam Định mà bạn có thể đặt chân đến đó là Phở Đán nằm trong phố Hai Bà Trưng, phở bò sốt vang tại quán phở Xuyến thuộc ngõ Văn Nhân,…
Món xôi xíu cũng là món ăn địa phương mà bạn không thể bỏ qua, thành phần làm nên món ăn này chỉ đơn giản là nôi nếp kèm theo đó một chút xá xíu và lạp xưởng, tuy nhiên chúng lại trở nên nổi tiếng như vậy bởi vì đi kèm với món xôi xíu này là một loại nước sốt vô cùng đặc biệt.
Bạn có thể tham khảo một số quán nổi tiếng về xôi xíu tại Nam Định thuộc các ngõ như Hoàng Văn Phụ, Hàng Sắt,… bên cạnh đó còn nhiều món ẩm thực địa phương khác như bánh xíu báo, nem thính,…
Mua gì làm quà khi du lịch Nam Định
Nam Định là nơi có nhiều ẩm thực địa phương hấp dẫn như những chiếc bánh gai thơm dẻo, thường được nhiều du khách lựa chọn mùa về làm quà biếu. Ngoài ra, kẹo sìu châu cũng là món ăn gắn liền với tuổi thơ của nhiều người bởi nguyên liệu chính làm ra món này là lạc, vừng, mạch nha. Vì chất dẻo từ mạch nha đến chúng không quá ngọt, kẹo ăn béo và bùi. Bên cạnh đó, bánh nhãn, bánh đậu xanh là những sản phẩm bạn có thể mua về làm quà cho người thân, bạn bè,…
=>> Xem thêm: Chùa Keo Thái Bình: Ngôi chùa lâu đời có nét đẹp cổ kính tại Việt Nam
Bài viết trên đã tổng hợp những thông tin về kinh nghiệm khi du lịch tại Đền Trần Nam Định mà bạn nên biết. Đền Bà Chúa Kho hy vọng đây sẽ là những điều cần thiết giúp ích đến bạn. Cảm ơn đã theo dõi bài viết!
Trang Chủ: Đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh
Fanpage: https://www.facebook.com/denbachuakho
Hotline: 0987.662.123
5/5 - (1 bình chọn)Từ khóa » đi Lễ đền Trần Nam định
-
Kinh Nghiệm đi Lễ Hội đền Trần: Thời Gian, Lưu ý, Sắp Lễ A-Z
-
5 Ngày đầu Xuân Nhâm Dần, đền Trần Nam Định đón Hơn Một Vạn ...
-
Đền Trần Nam Định - Du Lịch Nam Định
-
Kinh Nghiệm Xin ấn đền Trần Chi Tiết Cho Người Mới đi - Halotravel
-
Hướng Dẫn Cách Dùng ấn đền Trần Hiệu Quả Trong Năm 2022
-
Nam Định: Lễ Khai ấn đền Trần - Chuyen Trang Le Hoi
-
Nam Định đóng Cửa đền Trần Rằm Tháng Giêng, Không Tổ Chức Lễ ...
-
Nam Định: Du Khách đến đền Trần đi Lễ Cầu May Ngay Trong Những ...
-
Lễ Hội Đền Trần - Nam Định 1 Ngày
-
10 điều Bạn Nên Biết Về Đền Trần Nam Định
-
Nam Định Tổ Chức Phát ấn Đền Trần Từ Sau Ngày 15 Tháng Giêng
-
Đền Trần Nam Định
-
Lễ Hội Khai ấn đền Trần ở Nam Định - 24H
-
Lễ Và Lộc ở đền Trần - VOA Tiếng Việt