Đền Trần Nam Định
Có thể bạn quan tâm
Nhắc tới Nam Định là nhắc tới vùng đất Thành Nam có lịch sử văn hóa, văn hiến lâu đời. Nhắc tới Nam Định là nhắc đến vùng đất học, nơi đã đào tạo ra nhiều nhân tài cho đất nước. Nam Định từ xưa đã được coi là kinh đô thứ hai của nước Đại Việt sau kinh thành Thăng Long bởi đây là nơi phát tích của Vương triều nhà Trần. Chính vì thế mà khu di tích đền Trần không chỉ trở thành nơi tưởng nhớ các vua Trần có công bảo vệ đất nước mà còn là một điểm đến tâm linh thu hút nhiều du khách
Vị trí: đường Trần Thừa phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định (sát quốc lộ 10)Giá vé: Miễn phíGiờ mở cửa: Cả ngàyCách di chuyển: Từ đại lộ Thiên Trường (đường đi Hà Nội), rẽ phải vào đường 10. Đi tiếp 2,5 km đến ngã tư Tức Mạc thì rẽ trái vào Trần Tự Khánh. Rồi rẽ phải tiếp vào Trần Thừa là đến khu di tích Đền Trần
Đền Trần được xây dựng từ năm 1695, trên nền Thái miếu cũ tuy nhiên đã bị quân Minh phá hủy vào thế kỷ 15. Sau khi được xây dựng lại, nơi đây trở thành một quần thể đền thờ, thờ các vua nhà Trần cùng các quan tướng có công với nhà Trần. Khu di tích Đền Trần được coi là niềm tự hào của người dân đất Thành Nam, là nơi chứa đựng những nét lịch sử, văn hoá lâu đời và vô cùng quý báu.
Để đi vào Đền phải đi qua cổng ngũ môn. Qua cổng là một hồ sen, hoa nở thơm ngát cả một vùng. Đường vào đền rợp bóng cây cổ thụ to lớn, tạo bóng râm cho khách đến vãn cảnh. Khu di tích Đền Trần bao gồm 3 công trình kiến trúc chính. Chính giữa phía sau hồ là đền Thiên Trường. Phía bên phải là đền Cố Trạch còn bên trái là đền Trùng Hoa
Đền Thiên Trường là nơi đặt bài vị của 14 hoàng đế nhà Trần, các phu nhân, hoàng phi và các quan có công lớn phù tá nhà Trần. Đền Cố Trạch làm nơi thờ tự Trần Hưng Đạo, gia đình và gia tướng. Còn đền Trùng Hoa là nơi đặt 14 pho tượng bằng đồng của 14 hoàng đế nhà Trần. Tòa thiêu hương đặt ngai và bài vị thờ hội đồng các quan. Gian tả vu thờ các quan văn. Gian hữu vu thờ các quan võ.
Hàng năm đền Trần diễn ra hai lễ hội lớn thu hút rất nhiều khách thập phương. Đó là Lễ hội Đền Trần được tổ chức từ ngày 15 đến ngày 20 tháng tám âm lịch hàng năm và Lễ khai ấn đền Trần vào rạng sáng ngày 15 tháng giêng đã được ghi danh vào mục di sản văn hóa phi vật thể của Quốc gia.
Nguồn ảnh: instagram vickyvan97, instagram macacay90, instagram lumos_scorpioscorpio, instagram menmennnnn, instagram lumos_scorpio
Từ khóa » đi Lễ đền Trần Nam định
-
Kinh Nghiệm đi Lễ Hội đền Trần: Thời Gian, Lưu ý, Sắp Lễ A-Z
-
5 Ngày đầu Xuân Nhâm Dần, đền Trần Nam Định đón Hơn Một Vạn ...
-
06 Kinh Nghiệm Khi Du Lịch Tại Đền Trần Nam Định Mà Bạn Nên Biết
-
Đền Trần Nam Định - Du Lịch Nam Định
-
Kinh Nghiệm Xin ấn đền Trần Chi Tiết Cho Người Mới đi - Halotravel
-
Hướng Dẫn Cách Dùng ấn đền Trần Hiệu Quả Trong Năm 2022
-
Nam Định: Lễ Khai ấn đền Trần - Chuyen Trang Le Hoi
-
Nam Định đóng Cửa đền Trần Rằm Tháng Giêng, Không Tổ Chức Lễ ...
-
Nam Định: Du Khách đến đền Trần đi Lễ Cầu May Ngay Trong Những ...
-
Lễ Hội Đền Trần - Nam Định 1 Ngày
-
10 điều Bạn Nên Biết Về Đền Trần Nam Định
-
Nam Định Tổ Chức Phát ấn Đền Trần Từ Sau Ngày 15 Tháng Giêng
-
Lễ Hội Khai ấn đền Trần ở Nam Định - 24H
-
Lễ Và Lộc ở đền Trần - VOA Tiếng Việt