06 – Tìm Hiểu Nhâm - Đốc Mạch – Luyện Vòng Tiểu Chu Thiên The ...
Có thể bạn quan tâm
The Polarity Process: Energy and Form
Tại sao bác sĩ Đông y nói, đả thông hai mạch Nhâm Đốc khí huyết sẽ tự lưu thông?
Việt ngữ: Thiện Tri Thức Ba La Mật
Compile: Lotus group
06 – Tìm Hiểu Nhâm - Đốc Mạch – Luyện Vòng Tiểu Chu Thiên
The polarity Process: Energy and FormTìm Hiểu Nhâm-Đốc Mạch – Luyện Vòng Tiểu Chu Thiên
Note:
Ghi Chú:
We are a nonprofit website, solely with the spirit of helping others. Please review the materials and choose the practices that are right for you. We, together with the contributing authors, waive the responsibility for the materials on this site. Hope for sympathy and joy.
Chúng tôi với tinh thần giúp người không vụ lợi. Xin quý vị xem xét các tài liệu và chọn lựa cách thực hành thích hợp cho mình. Chúng tôi, cùng các tác giả đóng góp, xin được miễn trách nhiệm về những tài liệu trên trang web này. Kính mong sự thông cảm và hoan hỷ.
Lotus group.
Nhóm Hoa Sen.
Tìm Hiểu Nhâm-Đốc Mạch – Luyện Vòng Tiểu Chu Thiên
The polarity Process: Energy and Form
Chúng ta thường nghe nhắc đến trong các tiểu thuyết võ hiệp, đả thông hai mạch Nhâm Đốc thì võ công có thể tăng lên vượt bậc. Vậy rốt cuộc hai mạch này nằm ở đâu và có ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe chúng ta?
Theo BS. Lâm Chiêu Canh
(GS. Tiến sĩ Đại học Y Dược Trung Quốc - ngành châm cứu học)
- Đả thông hai mạch Nhâm, Đốc thì khí huyết tự lưu thông’ là câu nói thuộc lý luận về Kinh Lạc trong Đông y, đây là hai dòng mạch thuộc Kỳ kinh bát mạch.
Đả thông hai mạch Nhâm, Đốc thì khí huyết tự lưu thông là câu nói thuộc lý luận về Kinh Lạc trong Đông y. Mạch Nhâm và mạch Đốc là hai dòng mạch thuộc Kỳ kinh bát mạch.
Theo Ths. BS Nguyễn Thị Tuyết Mai
(Bác sĩ chuyên khoa II chuyên ngành sản phụ khoa ĐH Y Hà Nội.)
Trong Đông y, Khí và huyết của cơ thể là gì?
Trong Đông y, Tinh, Khí, Huyết, Tân dịch và Thần là 5 vật chất cơ bản nhất của sự sống. Mọi vấn đề sức khỏe, nhất là ở cơ thể phụ nữ đều do những bất thường về khí huyết mà ra.
- Khí (life-energy) là vật chất cực nhỏ, hoạt động rất mạnh và liên tục trong cơ thể. Phế (Lung) là cơ quan chủ khí, Thận (Kidney) là cơ quan chứa khí. Trong cơ thể con người nói chung và phụ nữ nói riêng. Khí (life-energy) đều xuất phát từ Phế (Lung) và thu nạp về Thận (Kidney). Khí (life-energy) có vai trò duy trì và điều tiết sự chuyển hóa, trao đổi chất trong cơ thể. Vận động của khí dừng cũng có nghĩa là sự sống chấm dứt.
- Huyết (Blood) là chất dịch màu đỏ, ý chỉ máu trong cơ thể con người, có nguồn gốc từ đồ ăn thức uống, được Tỳ Vị khí hóa mà thành. Huyết luân chuyển khắp nơi để nuôi sống cơ thể.
Note:
Ghi Chú: Hệ thống Mạch Máu rất dể bị tắc nghẽn:
- Huyết (Blood) cùng với tim mạch máu là một phần của hệ tuần hoàn. Có ba loại mạch máu chính: động mạch (Artery) mang máu đi từ trái tim, các mao mạch (Capillary) giúp việc trao đổi nước và các chất giữa máu và các mô, và các tĩnh mạch (Vein) mang máu từ các mao mạch (Capillary) trở về tim.
Photo 3
Mao mạch là các mạch máu và mạch bạch huyết (lymph vessel) nhỏ nhất của một cơ thể. Các mao mạch là nơi đảm bảo chức năng chính của hệ mạch, đó là nơi xảy ra sự trao đổi nước, 02, C02, chất dinh dưỡng và các chất thải giữa máu và các mô xung quanh chúng...
Photo 4
Photo 5: Đột quỵ do tắc nghẻn mạch máu - làm thiếu máu nảo cục bộ.
Photo 6: Thí dụ như:
Nếu một ống nước không được làm sạch, các vết bẩn sẽ bám chặt vào thành ống, gây nên tắc nghẽn và trầm tích. Sau một thời gian dài, ống nước sẽ bị hư hỏng và rò rỉ.
Mạch máu của chúng ta cũng vậy; tất cả các mạch máu trong cơ thể đều được liên kết với nhau, với tổng chiều dài hơn 150.000 km. Với một “đường ống” dẫn máu dài như vậy, đương nhiên, rất dễ bị tắc nghẽn. Khi nó bị tắc, cơ thể có thể “sụp đổ” ngay lập tức. Theo thống kê, tử vong do bệnh huyết khối gây ra chiếm 51% trong tất cả các trường hợp tử vong trên toàn thế giới, vượt xa khối u, chết vì bệnh truyền nhiễm, và các bệnh khác gây ra bởi hô hấp và khí quản.
Phương pháp cụ thể giúp làm sạch mạch máu và ngăn ngừa huyết khối:
Photo 7: Bí quyết làm sạch mạch máu: 10 phút gập duỗi chân mỗi ngày.
- Chỉ 10 giây nhưng có thể giúp làm sạch mạch máu và ngăn ngừa huyết khối. Thực hành động tác này, thông qua sự chuyển động của khớp mắt cá chân, đóng vai trò như một máy bơm, tăng tuần hoàn máu ở các chi dưới và ngăn ngừa sự hình thành huyết khối.
- Dùng toàn bộ sức kéo gập bàn chân trong 10 giây sau đó lại dùng toàn bộ sức kéo căng, làm đi làm lại, trước khi bị đau thì hạ xuống, không giới hạn số lần, càng nhiều càng tốt.
- Mỗi lần kéo gập chân, kéo căng chân cố gắng đạt đến biên độ lớn nhất, động tác phải dùng hết sức có thể từ từ chậm rãi, 2 chân cùng thực hiện đồng thời hiệu quả sẽ càng cao.
Vậy thì Khí và Huyết trong Đông y là gì?
- Khí huyết chính là những thứ vật chất hoạt động liên tục trong cơ thể để suy trì sự sống. Khí huyết rất quan trọng đối với con người, đặc biệt là phụ nữ.
Giải thích Khí huyết trong âm dương:
Âm dương bốn mùa là căn bản của vạn vật, cũng là nguồn gốc của “sinh trưởng lão tử” [Sinh Lão Bệnh Tử].
- Trong cơ thể con người, dương khí giống như không trung có được ánh sáng từ mặt trời.
- Dương khí của con người phần trong sẽ sinh hóa ra chất tinh vi để nuôi dưỡng thần, còn phần ngoài thì sinh hóa ra khí nhu hòa để nuôi dưỡng gân.
- Ban ngày, dương khí chủ yếu bảo vệ phần ngoài thân thể. Dương khí sinh ra vào lúc sáng sớm, rất thịnh vào giữa trưa, suy kém vào lúc mặt trời lặn và khí môn khép kín lại khi trời tối.
- Âm tàng tinh (Tàng tinh là công năng quan trọng của thận) mà giữ ở trong, được dương bên ngoài bảo vệ. Âm dương phải cân bằng thì con người mới khỏe mạnh. Nếu âm không thắng dương thì mạch sác, phát cuồng. Ngược lại dương không thắng âm thì khí của ngũ tạng sẽ giao tranh với nhau mà chín khiếu không thông, ngũ tạng bất hòa.
- Âm dương phải cân bằng thì gân mạch mới điều hòa, xương tủy vững chắc, khí huyết vận hành, tà khí không xâm hại được, chính khí vững mạnh như thường.
- Âm và dương luôn luôn phải gắn chặt với nhau, một khi âm dương tách rời, tinh khí sẽ tuyệt.
- Ngoài Khí và Huyết, trong cơ thể còn có Tinh, Tân dịch và Thần.
Theo BS. Đỗ Hồng Ngọc.
(www.dohongngoc.com/web/)
1. Kiếm hiệp hay nói “đưa hơi xuống huyệt đan điền” là sao?
- Đó chính là cách thở bụng. Khi hít vào, đẩy cơ hoành xuống càng sâu càng tốt, xuống tận huyệt “đan điền”. Huyệt đan điền nằm dưới rún ba lóng tay, khoảng 3cm. Đan là thuốc, điền là ruộng. Đan điền là ruộng thuốc. “Linh đan diệu dược”. Người xưa coi thở bụng là phương pháp luyện công tốt nhất, được sử dụng trong võ thuật và phép tu tiên để trường sinh bất lão. Thực ra cơ hoành chỉ di chuyển được khoảng 7 cm thôi, chưa quá rún, cũng đã đưa vào hơn 1,5 lít không khí rồi. Nhưng, cần để ý, ráng sức thở sâu quá sẽ dễ bị “tẩu hỏa nhập ma”.
2. Dùng ý dẫn khí đến những nơi mình muốn có được không? Chẳng hạn đến tận ngón tay, ngón chân, các khớp đang đau nhức?
- Được. “Ý dẫn các pháp” mà! Về sinh học, “hệ thống mao mạch dài đến 100.000 km” (hai vòng rưởi xích đạo quả đất chớ ít gì!) dẫn khí đến tận từng tế bào trong cơ thể con người. Mỗi tế bào thực chất là một… sinh vật, chúng hấp thu Oxy để tạo năng lượng. Dùng ý dẫn khí là một cách nói, nhấn mạnh khả năng đưa khí lưu chuyển toàn thân, đến từng tế bào nhờ hệ thống mao mạch này. Hiện tượng viêm trong y học – sưng, nóng, đỏ, đau- chính là đưa máu dồn về nơi có bệnh để chữa trị, tập trung Oxy nhiều đến đó để tăng cường năng lượng.
Note 1:
Ghi Chú 1: “Ý dẫn các pháp” mà!
Mind precedes all knowable,
Mind’s their chief, mind-made, are they?
If with a corrupted mind
One should either speak or act
Dukkha follows caused by that,
As does the wheel the ox's hoof.
Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo;
Nếu với ý ô nhiễm,
Nói lên hay hành động,
Khổ não bước theo sau,
Như xe, chân vật kéo.
Explanation:
Mind precedes all mental states. Mind is their chief; they are all mind wrought. If with an impure mind a person speaks or acts, suffering follows him like the wheel that follows the foot of the ox.
Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác tất cả. Nếu đem tâm ô nhiễm tạo nghiệp nói năng hoặc hành động, sự khổ sẽ theo nghiệp kéo đến như bánh xe lăn theo chân con vật kéo xe.
Chapter 1: Dhammapada Sutta - Twin verses (01-20)
Chương 1: Kinh Pháp Cú - Phẩm song yếu (đoạn thơ 01-20)
Note 2:
Ghi Chú 2: “hệ thống mao mạch dài đến 100.000 km”
- Mao mạch (Capillary, Capillary vessel) là các mạch máu và mạch bạch huyết (lymph vessel) nhỏ nhất của một cơ thể. Các mao mạch là nơi đảm bảo chức năng chính của hệ mạch, đó là nơi xảy ra sự trao đổi nước, 02, C02, chất dinh dưỡng và các chất thải giữa máu và các mô xung quanh chúng. Mao mạch bạch huyết kết nối với các mạch bạch huyết lớn hơn để thoát bạch huyết thu thập được trong vi tuần hoàn.
Hình ảnh kính hiển vi điện tử truyền qua các mao quản với một tế bào máu đỏ trong tuyến tụy. Lớp niêm mạc mao mạch bao gồm, các tế bào nội mạc mỏng dài, nối với nhau bằng cầu nối chặt chẽ.
Hình ảnh minh họa đơn giản của một lưới mao mạch (thiếu cơ vòng tiền mao mạch, không có mặt trong tất cả các mao mạch).
3. Tôi học cách thở âm và thở dương? Thở dương là đưa hơi qua mũi, theo nhâm mạch xuống đan điền, hậu môn, rồi nhíu hậu môn lại; thở âm là đưa hơi lên đỉnh đầu, theo đốc mạch đến hậu môn, nhíu hậu môn lại… để chữa trị các trạng thái âm và dương của thân tâm đúng không?
Nhíu hậu môn như bắt cầu nối Nhâm- Đốc mạch qua 2 huyệt Trường cường và Hội Âm
- Đúng: Bí quyết nằm ở chỗ “nhíu hậu môn”. Những thứ khác thực chất vẫn là thở bụng, thở sâu. Khi vỏ não tập trung vào điều này thì không thể cùng lúc tập trung vào điều khác. Hai người sắp đánh nhau mà nghe động đất sợ quá bỏ chạy quên đánh nhau. Cái “sợ” đã thay chỗ cho cái “giận” ở vỏ não. Một người ở trạng thái buồn bã (âm) hay trạng thái kích động (dương) mà biết tập trung vào hơi thở sâu, tập trung vào chuyện “nhíu hậu môn” thì “công tắc” đã chuyển sang hướng khác ở vỏ não.
Kinh Lạc (Meridian) – Chinese Medicine
The meridian system is a concept in traditional Chinese medicine about a path through which the life-energy known as "qi" flows. Despite ongoing research into the existence of meridians, no convincing scientific evidence has been put forward for their existence.
Hệ thống kinh lạc là một khái niệm trong y học cổ truyền Trung Quốc về một con đường mà năng lượng cuộc sống được gọi là "khí" chảy qua. Mặc dù nghiên cứu liên tục về sự tồn tại của kinh lạc, vẫn không có bằng chứng khoa học thuyết phục nào được đưa ra cho sự tồn tại của chúng.
- Kinh lạc là đường khí huyết vận hành trong cơ thể, đường chính của nó gọi là kinh, nhánh của nó gọi là lạc, kinh với lạc liên kết đan xen ngang dọc, liên thông trên dưới trong ngoài, là cái lưới liên lạc toàn thân. Kinh lạc phân ra hai loại kinh mạch và lạc mạch.
Trong kinh mạch gồm chính kinh và kỳ kinh:
- Chính kinh có mười hai sợi: tả hữu đối xứng, tức thủ túc tam âm kinh và thủ túc tam dương kinh, gọi chung mười hai kinh mạch, mỗi kinh thuộc một tạng hoặc một phủ.
- Kỳ kinh có tám sợi: 1. tức đốc mạch, 2. nhâm mạch, 3. xung mạch, 4. đái mạch, 5. âm duy mạch, 6. dương duy mạch, 7. âm kiểu mạch, dương kiểu mạch. Thông thường nhắc đến mười hai kinh mạch và thêm vào hai mạch nhâm đốc gọi chung mười bốn kinh mạch chính.
Mạch Đốc cai quản phần dương, Mạch Nhâm cai quản phần âm của cơ thể. Đạo gia coi mặt trước thân là Âm, phía sau là Dương, bởi vậy mạch Nhâm ở phía trước còn mạch Đốc ở phía sau thân thể.
Vậy tại sao cần đả thông hai mạch Nhâm Đốc?
Bởi trong hai kinh mạch này:
- Mạch thứ nhất: kiểm soát tất các kinh âm - bao gồm thủ tam âm kinh: 1. ba đường kinh âm trong cánh tay; 2. Túc tam âm, 3. ba đường kinh âm nằm mặt trong đùi),
- Mạch thứ nhì: kiểm soát tất cả các kinh dương (thủ tam dương kinh, túc tam dương kinh); khi 12 kinh mạch này có vấn đề, đầu tiên cần đả thông hai mạch này, khí huyết sẽ được lưu thông.
Ý nghĩa bệnh lý của kinh lạc
Ở tình huống bệnh lý, kinh lạc có liên quan với sự phát sinh và truyền biến của bệnh tật. Ngoại tà xâm phạm cơ thể, nếu tác dụng bảo vệ phần ngoài của khí mất bình thường, bệnh tà sẽ men theo đường kinh lạc mà truyền vào tạng phủ. Ngược lại, tạng phủ có bệnh, cũng sẽ men theo đường kinh sở thuộc mà thể hiện những triệu chứng tương ứng đến phía ngoài cơ thể. Nhưng thứ truyền biến này chỉ có thể là tương đối, có phải truyền biến hay không, còn phải xem các nhân tố như tính chất mạnh yếu của bệnh tà, chính khí của cơ thể thịnh suy, trị liệu thích hợp hay không … mà xác định.
Kinh lạc tuần hành
Mười bốn kinh mạch đều có bộ vị tuần hành nhất định.
Mười hai kinh mạch: thuộc tạng phủ tuần hành phân bố tả hữu đối xứng, mà còn nối tiếp theo thứ tự nhất định, bắt đầu từ thủ thái âm phế kinh, theo thứ tự truyền đến túc quyết âm can kinh, rồi lại truyền vào thủ thái âm phế kinh, tuần hoàn mãi không thôi, biểu thị liên tục như sau: Thủ thái âm phế kinh - Thủ dương minh đại tràng kinh - Túc dương minh vị kinh - Túc thái âm tỳ kinh - Thủ thiếu âm tâm kinh - Thủ thái dương tiểu tràng kinh - Túc thái dương bàng quang kinh - Túc thiếu âm thận kinh - Thủ quyết âm tâm bào kinh - Thủ thiếu dương tam tiêu kinh - Túc thiếu dương đảm kinh - Túc quyết âm can kinh.
- 3 kinh Âm ở tay: Phế, Tâm, Tâm bào có hướng đi từ trong ngực ra ngoài ngón tay.
- 3 kinh Dương ở tay: Đại trường, Tiểu trường, Tam tiêu có hướng đi từ đầu các ngón tay đi vào ngực, mặt.
- 3 kinh Âm ở chân: Tỳ, Thận, Can có hướng đi từ bàn chân lên tận cùng ổ bụng, ngực.
- 3 kinh Dương ở chân: Vị, Bàng quang, Đởm có hướng từ mặt xuống, điểm tận cùng là đầu các ngón chân.'
Mạch Đốc cai quản phần Dương, Mạch Nhâm cai quản phần Âm của cơ thể. Đạo gia coi mặt trước thân là Âm, phía sau là Dương, bởi vậy mạch Nhâm ở phía trước còn mạch Đốc ở phía sau thân thể. (Huyệt Nhân Trung nằm ở môi trên, và Thừa Tương nằm ở môi dưới.)
Mạch Đốc:
- Xuất phát từ hậu môn (huyệt Trường Cường), theo xương cùng lên thắt lưng, lên tiếp theo đường xương sống, lên gáy, lên đỉnh đầu, qua trước trán, xuống mũi, kết thúc ở môi trên (huyệt Nhân Trung). Đốc mạch có tác dụng tổng quản dương kinh của toàn thân, là Dương kinh chi hải.
Huyệt Trường cường:
- Ở chỗ lõm sau hậu môn và trước đầu xương cụt 0,3 thốn.
Cách lấy huyệt:
- Quỳ cúi gập xuống, huyệt ở chỗ lõm giữa hậu môn và xương cụt
- Huyệt thứ 1 của mạch Đốc.
- Huyệt Lạc nối với mạch Nhâm (qua huyệt Hội Âm).
- Hội của mạch Đốc với kinh Thận và Đởm.
Mạch Nhâm: Kiểm soát 6 đường kinh âm:
- Mạch Nhâm khởi đầu từ huyệt Hội Âm (nơi giao nhau của mạch Nhâm và mạch Đốc), đi ngược lên bụng qua giữa vùng mu, giữa bụng, giữa ngực, giữa cổ rồi kết thúc ở huyệt Thừa Tương ở môi dưới.
Mạch này có 24 huyệt vị, nằm từ huyệt Hội Âm ở phần dưới cơ thể thẳng dọc tới huyệt Thừa Tương ở giữa cằm dưới. Có thể thông qua phương pháp massage, đấm bóp, xoa bóp để đả thông kinh mạch này. Nhâm mạch có tác dụng tổng quản âm kinh của toàn thân, là Âm kinh chi hải.
Phương pháp thực hiện: Có thể dùng nắm tay đấm bóp cơ thể theo dọc đường mạch Nhâm từ dưới dần lên trên; hoặc dùng lực tay bóp đẩy lên xuống. Cần lưu ý rằng kinh mạch này đi qua vùng bụng và ngực, bởi khu vực này không có cơ bắp, đấm bóp nên dùng lực nhẹ hơn so với bụng.
Massage các kinh mạch có thể cải thiện bệnh tật trên đường nó đi qua. Ví dụ, mạch Nhâm đi qua vùng bụng, người có vấn đề táo bón có thể thông qua massage các huyệt trên mạch Nhâm để cải thiện bệnh tình. Trong các huyệt vị này, có ba huyệt rất quan trọng là: Thượng Quản, Trung Quản, Hạ Quản nằm ở phần trên, giữa và dưới của dạ dày. Người bị táo bón có thể massage dọc theo đường mạch từ huyệt Thượng Quản đến huyệt Quan Nguyên (chính là bụng trên và bụng dưới của cơ thể), từ đó dạ dày và ruột cũng sẽ hoạt động theo.
Khi mạch Nhâm đi qua vùng ngực, vấn đề tuần hoàn ở phổi cũng có thể theo đó được cải thiện. Ví dụ, bệnh nhân bị hen suyễn có thể châm cứu rồi ấn nhẹ vào huyệt Thiên Trung ở trên ngực, hoặc bệnh nhân có thể tự xoa bóp huyệt Thiên Trung để cải thiện tình trạng bệnh.
Ngoài ra, Thần Khuyết (ngay lỗ rốn “khuyết”) cũng là một huyệt vị rất quan trọng của cơ thể. Cứu vào huyệt vị này có thể bảo vệ sức khỏe, tăng cường chính khí và củng cố nguyên khí. Đây là huyệt vị chỉ có thể cứu chứ không thể châm, bởi vì nó ở vị trí của rốn, châm vào sẽ gây sa ruột (thoát vị).
1.Hội âm: Huyệt Hội của các kinh túc âm và là nơi khởi đầu của 3 mạch Nhâm, Xung và Đốc. Huyệt ở điểm giữa hậu môn với bờ dưới bìu hoặc bờ sau môi lớn, trên đường chính giữa tầng sinh môn. 2. Khúc cốt: Hội với K.Can, K.Thận. Huyệt ở chính giữa bờ trên xương mu. 3.Trung cực: Hội với 3 kinh túc âm. Huyệt ở trên Khúc cốt 1 thốn, hoặc rốn thẳng xuống 4 thốn. 4. Quan nguyên: Hội với 3 kinh túc âm. Huyệt ở rốn đo thẳng xuống 3 thốn. 5. Thạch môn: từ giữa rốn đo xuống 2 thốn, trên đường giữa bụng 6. Khí hải: là bể khí. Huyệt ở rốn đo thẳng xuống 1,5 thốn. 7. Âm giao: Hội với Xung và kinh Thận. Huyệt ở rốn thẳng xuống 1 thốn. 8. Thần khuyết chính giữa rốn, cấm châm. Cứu cách muối, cách tỏi, từ 5 - 15 mồi hoặc hơn nữa.
9. Thuỷ phângiữa rốn thẳng lên 1 thốn. Chủ trị: Bí đái, phù thũng, sôi bụng, ỉa chảy.
10. Hạ quản: rốn thẳng lên 2 thốn. Chủ trị:đau dạ dày, tiêu hoá kém, sa dạ dày, viêm ruột.
11. Kiến lý: rốn thẳng lên 3 thốn. Chủ trị: đau dạ dày, nôn mửa, tiêu hoá kém, phù nề, viêm phúc mạc.
12. Trung quản: rốn thẳng lên 4 thốn, điểm giữa đường nối Thần khuyết với Trung đình. Chủ trị: đau dạ dày, sa dạ dày, chướng bụng, nôn mửa, ợ chua, ỉa chảy, lỵ, táo bón, mất ngủ, cao huyết áp. Phối hợp:với Thiên khu, Túc tam lý, trị lỵ; với Túc tam lý, trị đau bụng.
13. Thượng quản: Hội với kinh Tỳ và K.Vị, ởtrên rốn 5 thốn . Chủ trị:viêm loét dạ dày, nôn mửa, chướng bụng, nấc.
Mạch Đốc: Kiểm soát 6 đường kinh dương:
Các huyệt của Mạch Đốc nằm tại các khe hở giữa mỗi đốt sống.
Mạch đốc gồm có 28 huyệt. Ba huyệt thường dùng trên lâm sàng: Trường cường, Bách hội ' Nhân trung -Thuỷ câu: dùng trong các trường hợp ngất, cấp cứu bất tỉnh. Yêu du, Mệnh môn trị: thống kinh, băng lậu huyết, liệt dương, di tinh, đái dầm, ỉa ra máu, đau thắt lưng, đau cứng cột sống, đau bụng.
- Mạch Đốc là bể chứa, là thống soái của các kinh mạch dương. Mạch Đốc duy trì nguyên khí, đều chỉnh dương khí của cơ thể thông qua các kinh mạch dương và thông qua các hội huyệt, lạc huyệt với các kinh mạch âm.
- Mạch đốc có tác dụng điều chỉnh và gây phấn chấn dương khí toàn thân, đảm bảo sự liên hệ giữa thận với huyệt Mệnh môn để duy trì dương khí của cơ thể. Mạch đốc còn có nhiệm vụ liên lạc với kinh Can (Gan). Những biểu hiện bệnh lý của mạch đốc gồm cột sống cứng hoặc mềm yếu quá, vận động khó khăn, nếu bệnh nặng thì co cứng như uốn ván, hoặc đầu váng, lưng đau.
- Mạch Đốc chạy từ huyệt Trường Cường phía trên hậu môn thẳng dọc lên huyệt Bách Hội ở đỉnh đầu, rồi đến huyệt Thủy Câu (chính là Nhân Trung), và cuối cùng kết thúc ở huyệt Ngân Giao trong khoang miệng, tại vị trí này, mạch Đốc và mạch Nhâm giao nhau. Giới khí công có giảng về “Lưỡi đặt hàm trên”, nó chính là nơi tiếp giáp của mạch Nhâm và mạch Đốc.
Ba huyệt thường dùng trên lâm sàng:
- Trường cường: (Huyệt lạc M.Đốc với M.Nhâm. Hội của M.Đốc với K.Thận và K.Đởm ). Vị trí: điểm giữa đường nối đầu mút xương cụt và hậu môn. Châm chếch kim, sâu 0,5 - 1,0 thốn. Cứu 3 mồi, hơ 5 phút. Chủ trị: Trĩ, sa trực tràng, ỉa chảy, liệt dương, tâm thần phân liệt. Phối hợp: với Bách Hội, Thừa sơn, Khí hải trị thoát giang ; Với Đại đôn, trị sán khí.
- Bách hội (Hội với 6 kinh Dương): ở chính giữa đỉnh đầu. Cách đường chân tóc phía sau gáy và trước trán 7/5, chính giữa đường nối vòng hai chóp tai. Châm chếch kim dưới da, mũi kim ra phía trước hoặc sau, sâu 0,5 - 1,5 thốn. Cứu 3 mồi. Chủ trị: đau đầu, đau mắt, tắc mũi, chảy máu mũi, choáng váng, động kinh, cổ cứng, phát sốt, câm điếc, trẻ em ỉa chảy, sa dạ con, đẻ xong mất ngủ, trúng gió, lòi dom. Phối hợp: với Hợp cốc, Thái xung chữa đau đỉnh đầu; với Cưu vỹ, trị lỵ; với Trường cường, Thừa sơn, trị lòi dom; sa tử cung với Thái xung, Tam âm giao, trị đau hầu họng.
- Nhân trung -Thuỷ câu (Hội với K.Đại trường và K. Vị ):ở 1/3 trên và 2/3 dưới của rãnh môi trên. Châm chếch kim lên, sâu 0,3 - 0,5 thốn.Không cứu. Chủ trị: động kinh, hàm răng cắn chặt, trúng gió hư thoát, hôn mê, say nắng, chân tay co rúm, trẻ em co giật, bụng ngực đau nhói. Khi cấp cứu, cứ cách 1 đếm, vê kim 1 lần hoặc châm Nhân trung thấu Ngân giao. Phối hợp: với Uỷ trung trị lưng và sống lưng đau; với Hợp cốc, Trung xung trị, say nắng, bất tỉnh nhân sự; với Ngân giao, trị chứng đau vùng thắt lưng.
Huyệt Trường Cường là điểm khởi đầu của mạch Đốc. Tại sao huyệt lại có tên là Trường Cường? “cường” mang ý nghĩa mạnh mẽ, sung mãn, do đó có thể thấy tầm quan trọng của mạch Đốc.
Theo giải phẫu của y học hiện đại, cơ thể người có 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực, 5 đốt sống lưng, và cuối cùng là xương cụt. Mạch Đốc vừa vặn chạy chính giữa các đốt sống này. Do đó, các huyệt của Mạch Đốc nằm tại các khe hở giữa mỗi đốt sống.
- Trên mạch Đốc ở sau lưng có một huyệt châm cứu quan trọng là Đại Chùy. Khi ta cúi đầu xuống, chỗ nhô lên ở sau cổ, chính là đốt sống to nhất của đốt sống cổ – đốt sống thứ 7.
- Huyệt Đại Chùy nằm tại vị trí giữa đốt sống cổ thứ 6 và 7. Toàn bộ hệ tuần hoàn tim phổi nằm ở phía sau ngực, huyệt Thiên Trung có thể điều trị bệnh hen suyễn, huyệt Đại Chùy trị bệnh này còn hiệu quả hơn, huyệt vị bên cạnh huyệt Đại Chùy đều có thể dùng để chữa bệnh hen suyễn.
- Bách Hội ở đỉnh đầu là một huyệt vị vô cùng quan trọng. Điểm giao nhau giữa đường thẳng nối 2 tai và đường thẳng từ trán đến sau gáy chính là huyệt Bách Hội. Tại huyệt này vẽ 1 chữ thập, sau đó xoa bóp theo chiều trên dưới trái phải tại điểm này, thì sẽ hết cơn đau đầu chóng mặt.
- Thân Trụ, trên mạch Đốc còn có một huyệt chăm sóc bảo vệ sức khỏe rất quan trọng là “huyệt Thân Trụ”, như ý nghĩa tên gọi của mình, huyệt này là trụ cột của toàn bộ cơ thể. Nếu châm cứu và massage vào huyệt vị này đều có tác dụng dưỡng sinh, chăm sóc sức khỏe hiệu quả.
Luyện Vòng Tiểu Chu Thiên
Người mới tập vòng Tiểu Chu Thiên, lúc đầu chưa thấy cảm giác gì. Nhưng sau thời gian tập quen, ta tập trung được Tâm Ý, dẫn Khí đi đúng hướng, không bị phân tán, lúc đó ta sẽ thấy một luồng chân Khí chạy thành vòng cung trên suốt vòng Nhâm Đốc.
Tầm quan trọng của vòng Nhâm Đốc: luyện vòng Nhâm Đốc là sự giao hòa giữa Tiên Thiên (mạch Đốc vốn là di sản của cha mẹ), và Hậu Thiên (mạch Nhâm được tiếp thụ từ đời sống bên ngoài).
Ghi chú:
Vòng Tiểu Chu Thiên (còn gọi là Vòng Nhâm Đốc Mạch) xưa kia được coi như một phương pháp Khí Công bí truyền vì Luyện Vòng Tiểu Chu Thiên duy trì sự quân bình Âm Dương. Khí luôn vận hành theo vòng khép kín, không bao giờ ngừng, tầm mức tác dụng rất cao vào toàn bộ Kinh Mạch và chức năng của Phủ Tạng.
Hướng đi của hai mạch Nhâm Đốc:
- Mạch Nhâm thuộc Âm (thuộc phía trước thân ngực, bụng của ta).
- Mạch Đốc thuộc Dương (thuộc phía sau lưng, chạy qua đỉnh đầu của ta).
- Theo luật Âm giáng (đi xuống), Dương thăng (đi lên) thì:
Mạch Nhâm sẽ đi từ huyệt Thừa Tương (huyệt nằm ở giữa cằm, cách môi dưới độ 1 cm), đi xuống theo đường giữa bụng, xuống đến huyệt Hội Âm (huyệt Hội Âm nằm ở chính giữa bộ phận sinh dục và hậu môn).
Mạch Đốc sẽ đi ngược lên, đi từ huyệt Trường Cường (huyệt này nằm ở điểm chót của đốt cột sống cuối cùng, ngay đầu hậu môn), chạy ngược lên, qua đỉnh đầu, xuống tới huyệt Ngân Giao (là huyệt nằm ở chính giữa vòm miệng, thường gọi là hàm ếch).
Vì vậy, trong tập luyện vòng Tiểu Chu Thiên, cũng như luyện các phương pháp Khí Công khác, lưỡi luôn phải uốn cong, đặt lên nóc hàm ếch, tại vùng huyệt Ngân Giao, nhằm khép kín vòng Âm Dương, để Khí không bị phân tán.
Nhập Tĩnh: Ngồi bán già hay kiết già, hoặc ngồi trên ghế, từ huyệt Bách hội (đỉnh đầu) qua sống lưng, xuống huyệt Hội Âm đều nằm trên một trục thẳng.
I. Luyện Nhâm Mạch và Đốc Mạch Riêng
(Phương pháp thở hai thời- Thái Cực Trần Gia)
Luyện Nhâm Mạch: - Hít vào: từ từ dẫn Khí từ huyệt Thừa Tương xuống huyệt Hội Âm. - Thở ra: từ từ dẫn Khí từ huyệt Hội Âm đi ngược lên huyệt Thừa Tương.
Luyện Mạch Đốc: - Hít vào: dẫn Khí từ huyệt Trường Cường, ngược lên theo cột sống, qua đỉnh đầu, tới huyệt Ngân Giao (vòm miệng). - Thở ra: dẫn Khí từ huyệt Nhân Trung (huyệt này nằm giữa vùng môi trên, ngay giữa sống mũi), lên đỉnh đầu, xuống gáy, chạy dọc theo cột sống, xuống huyệt Trường Cường.
II. Luyện vòng Nhâm Đốc Chung
(Thái Cực Trần Gia)
Thông suốt hai mạch mà không cảm thấy vướng víu, do đó cần tập trung Ý để Khí có thể chạy dễ dàng.
1. Phương pháp thứ nhất:
Luyện vòng Tiểu Chu Thiên theo hai hơi thở (mỗi hơi hai thời).
- Hơi thở thứ nhất: - Hít vào: dẫn Khí từ huyệt Thừa Tương, xuống tới huyệt Khí Hải, hay Đan Điền. - Thở ra: dẫn Khí từ huyệt Khí Hải xuống Hội Âm rồi theo Đốc Mạch lên huyệt Trường Cường, đồng thời co thắt hậu môn để đẩy Khí lên.
- Hơi thở thứ hai: - Hít vào: dẫn Khí từ huyệt Trường Cường cho tới huyệt Đại Chùy (huyệt này nằm dưới các đốt xương cổ, nhưng ngay ở đốt xương sống đầu tiên, khi ta cúi đầu xuống, ở phần giáp xương cổ và lưng có một cục xương nhô cao, sát bên dưới đốt xương đó là huyệt Đại Chùy). - Thở ra: dẫn Khí từ huyệt Đại Chùy cho tới huyệt Nhân Trung.
- Phương pháp thứ hai:
Luyện nguyên vòng Tiểu Chu Thiên bằng một chu kỳ thở
- Hít vào: tưởng tượng Khí nhập vào huyệt Thừa tương, dẫn xuống qua huyệt Khí Hải, tới Hội Âm (trong 5 giây) - Thở ra: Co thắt hậu môn, đẩy Khí từ huyệt Hội Âm, ngược theo cột sống, chạy lên đỉnh đầu (huyệt Bách Hội), rồi tới huyệt Nhân Trung (trong 5 giây).
Cứ thế tiếp tục không ngừng nghỉ cho đến hết buổi tập. Đến khi kết thúc buổi tập, lúc thở ra, ta sẽ dẫn Khí xuống thẳng Đan Điền.
- Phương pháp thứ ba:
Luyện hai vòng Tiểu Chu Thiên bằng một chu kỳ thở: - Hít vào: dẫn Khí đi từ huyệt Thừa Tương, chạy suốt hai mạch Nhâm Đốc đến huyệt Nhân Trung. - Thở ra: cũng dẫn Khí chạy suốt hai mạch Nhâm Đốc, nhưng ở vòng cuối, dẫn Khí chạy thẳng xuống Đan Điền.
- Phương pháp thứ tư:
Luyện nhiều vòng Tiểu Chu Thiên bằng một chu kỳ thở ba thời:
Tạm ngưng thở: dẫn Khí chạy lướt qua vòng Nhâm Đốc mạch. - Hít vào: tụ Khí đầy ở huyệt Thừa Tương. Ngưng thở: Tập trung ý, dẫn Khí chạy theo đường Nhâm Đốc mạch từ 3 đến 4 lần nhanh. Ở vòng cuối cùng dẫn Khí xuống Đan Điền. - Thở ra: tưởng tượng Khí tỏa ra khắp vùng bụng dưới.
- Phương pháp thứ năm:
Vận Khí chạy ngược vòng Nhâm Đốc Mạch. Sau khi đã tập thành thục, ta có thể:
- a. Vận Khí chạy ngược với đường đi tự nhiên trên vòng Nhâm Đốc: - Thở vào: Vận Khí từ huyệt Hội Âm ngược lên đường giữa bụng, lên huyệt Thừa Tương (luyện Nhâm Mạch). - Thở ra: vận Khí từ huyệt Thừa Tương, lên mặt, qua đỉnh đầu, chạy dọc xương sống xuống Hội Âm, về Đan Điền.
- b. Vận Khí chạy ngược xuôi, qua lại, tới lui trên suốt vòng Nhâm Đốc: Có khi, chỉ cần dùng lưỡi, để lên vòm miệng (hàm ếch), hơi thở tự nhiên bình thường, tự động vòng Nhâm Đốc vận hành chạy liên tục không ngừng nghỉ. Tất nhiên phải đạt tới giai đoạn nhuần nhuyễn lắm thì mới có thành tựu như vậy được.
Note:
Ghi chú:
Những huyệt khó vượt qua trên mạch Đốc:
- Huyệt Trường Cường (nằm ở đốt xương cùng của cột sống), từ Hội Âm lên Trường Cường phải qua hậu môn, là một đường cong… vì thế, ta phải co thắt hậu môn để giúp đẩy Khí lên.
- Huyệt Mệnh Môn (nằm trong khối thận, khoảng chính giữa trục Đan Điền và cột xương sống.) Khi dẫn Khí qua Mệnh Môn, ta chỉ cần tập trung ݨ, cho chạy chậm lại một chút là có thể vượt qua dễ dàng.
- Huyệt Não Hộ (nằm trên vùng gáy, dưới Bách Hội, ngang với huyệt Ấn Đường ở phía trước), vì Khí phải vượt qua đường hõm, vòng cung của gáy nên khó đi, nhưng nếu ta tập trung ݨ, cho chạy chậm lại một chút thì Khí sẽ vượt qua dễ dàng.
Người mới tập vòng Tiểu Chu Thiên, lúc đầu chưa thấy cảm giác gì. Nhưng sau thời gian tập quen, ta tập trung được Tâm Ý, dẫn Khí đi đúng hướng, không bị phân tán, lúc đó ta sẽ thấy một luồng chân Khí chạy thành vòng cung trên suốt vòng Nhâm Đốc.
Tầm quan trọng của vòng Nhâm Đốc: luyện vòng Nhâm Đốc là sự giao hòa giữa Tiên Thiên (mạch Đốc vốn là di sản của cha mẹ), và Hậu Thiên (mạch Nhâm được tiếp thụ từ đời sống bên ngoài).
Luyện Vòng Tiểu Chu Thiên
(Theo Lương Y Võ Hà - www.ykhoanet.com)
Khai thông mạch Nhâm:
Hít vào từ huyệt Thần đình.
Khi hít vào hãy nghĩ rằng ta đang hít một luồng thiên khí từ Thần đình chạy dọc theo đường giữa dưới da, trước mặt và trước ngực dần xuống Đan điền. Đan điền là một huyệt vị ở vùng dưới rốn, cách rốn khoảng 3cm. Ngưng thở một chút để tụ khí tại Đan điền. Thời gian ngưng thở khoảng từ vài tiếng đếm đến mười tiếng đếm tùy theo khả năng mỗi người. Trong thời gian ngưng thở vẫn tập trung sức chú ý tại Đan điền. Thở ra từ từ, chậm, nhẹ và đều. Trong khi thở ra nên tự ám thị chân khí phát sinh tại Đan điền lan tỏa ra toàn thân và khắp tay chân, xua tan tất cả trược khí. Trược khí, đó là sự căng thẳng, mệt mõi đang theo hơi thở thoát hết ra ngoài. Đến đây là xong một chu kỳ thở.
Tiếp tục tập trung tư tưởng tại huyệt Thần đình để hít vào cho chu kỳ thở tiếp theo. Chỉ cần thực hành từ 7 đến 9 lần. Thời gian đầu, một số người chưa quen với ý nghĩ "lan tỏa ra toàn thân" thì chỉ cần thở ra từ từ, chậm, nhẹ và đều khi đến Đan điền là đủ.
Hơi thở cần tự nhiên, không thô, không khựng nên chỉ cần thở bình thường. Không cần hít vào sâu, cũng không cần nín hơi lâu để dễ tạo được cảm giác thư giãn. Cách thở này không những giúp khai thông mạch Nhâm, sinh nội khí ở Đan điền, tạo nguồn lực khai thông mạch Đốc mà còn là phương pháp ngắn nhất, đơn giản nhất để giải toả "stress".
Những nghiên cứu về hiệu ứng "stress" của hai bác sĩ H.S. Liddell và A.V. Moore đã đưa đến kết luận rằng nếu những cảm xúc khó chịu có điều kiện ngắt khoảng, tức không xảy ra liên tục dù chỉ trong giây lát thì những cảm xúc này sẽ không dẫn đến bệnh tật. Do đó một vài hơi thở thỉnh thoảng xen kẽ trong thời gian làm việc, sẽ không tốn kém thời gian nhưng có thể giúp ta giải tỏa "stress", duy trì được cân bằng của hệ giao cảm trước những áp lực và căng thẳng trong cuộc sống công nghiệp.
Khai thông mạch Đốc, nối vòng Tiểu Châu thiên:
Sau khoảng 7 đến 9 hơi thở theo mạch Nhâm thì bắt đầu tập nguyên vòng Tiểu Châu thiên.
Hít vào từ Thần đình, theo mạch Nhâm xuống Đan điền. Ngưng thở nhưng không cần dừng lại một chút ở Đan điền như cách thở trước mà dùng ý chầm chậm đưa khí sang huyệt Trường cường ở xương cùng. Khi đến Trường cường nên nhíu hậu môn lại để vừa kích hoạt khai mở hai huyệt Trường cường và Hội âm ở hai bên của hậu môn, vừa tạo thế để chuyển khí từ Trường cường theo mạch Đốc đi lên dọc cột sống lưng. Khi ý và khí đến khoảng nữa sống lưng thì bắt đầu thở ra. Thở ra. Trong lúc thở ra, tiếp tục dùng hơi thở đẩy khí đi lên mạch Đốc, qua Đại chùy, Bách hội, trở lại Thần đình là xong một vòng Tiểu Châu thiên. Tiếp tục hít vào từ Thần đình xuống mạch Nhâm để vận hành vòng Châu thiên kế tiếp.
Cuối cùng, trước khi chấm dứt giai đoạn này nên tập trung ý tưởng tại Đan điền vài phút để tụ khí tại Đan điền. Có thể tập khoảng 21 vòng Châu thiên trước khi đến giai đoạn tĩnh tọa.
Lưu ý:
Không cần phải hít vào hoặc thở ra trong suốt quá trình vận hành vòng Châu thiên mà chỉ hít vào ở phần đầu và ở mạch Nhâm, thở ra ở phần cuối của mạch Đốc. Đoạn còn lại từ Đan điền sang Trường cường đến quá nữa lưng là giai đoạn ngưng thở, dùng ý để chuyển khí để tránh hụt hơi hoặc đuối hơi. Do đó không cần thở sâu, chỉ cần thở nhẹ, thở bình thường cũng sẽ dễ dàng đi hết đường dài của vòng Châu thiên.
Lâu dần, người tập chỉ cần dùng hơi thở thật nhẹ và dùng ý lướt từ Thần đình hoặc Bách hội, theo hơi thở đi suốt vòng Châu thiên mà không cần phân biệt hít vào, ngưng thở hay thở ra. Càng thở nhẹ càng dễ chuyển khí và dễ tiến vào nhập tĩnh.
Trên thực tế, có nhiều người sẽ "cảm thấy" luồng khí bị gián đoạn hoặc không thẳng mà chạy vòng khi đi qua một điểm nào đó trên mạch Đốc. Điều này cho biết ở vị trí đó và vùng tạng hoặc phủ tương ứng với nó đang có một rối loạn bệnh lý nhất định. Cứ tiếp tục tập luyện, qua thời gian kinh mạch sẽ được thông, đường khí sẽ thẳng. Trường hợp này có thể tự hỗ trợ bằng cách dùng hai ngón tay trỏ và giữa vuốt nhẹ dọc theo chiều đường kinh mỗi lần vận khí đi qua điểm bế tắc đó.
Đừng ngại rằng bạn sẽ không thể tự mình khai thông được kinh mạch. "Đả thông Nhâm Đốc nhị mạch" không quá huyền thoại như trong phim "chưởng".
Trước hết, gọi là kinh mạch nên vốn dĩ nó là những con đường đã có sẵn. Nhâm Đốc lại là hai đại mạch nên có thể ví như những con kênh lớn, những đại lộ chớ không phải những hẻm nhỏ khó tìm, khó đi. Công việc chỉ là qua thời gian cần nạo vét hoặc làm thông thoáng đường kênh mà thôi.
Mặc khác, vì "thần đâu khí đó", ở đâu có ý tất ở đó có khí, nên tập trung tư tưởng ở đâu hoặc dẫn đi đâu thì chắc chắn khí sẽ ở đó, sẽ theo đến nơi ta muốn. Chữa bệnh từ xa cũng không nằm ngoài nguyên tắc này.
Ngồi thiền – Sitting Meditation
Một trong những nguyên tắc căn bản của việc luyện tập khí công là thuận tự nhiên. Việc luyện tập không những phải thuận theo những quy luật vận hành chung của vũ trụ và con người mà còn phải thuận theo sự phát triển tự nhiên cá biệt cho từng cá nhân.
Mỗi cá nhân có căn cơ và bẩm thụ khí chất khác nhau nên sự phát triển khí hóa cũng không giống nhau. Do đó Tĩnh toạ Châu thiên pháp ngoài việc khai thông Nhâm Đốc còn phối hợp với tĩnh toạ để đưa cơ thể tiến dần đến vô thức hoặc nhập tĩnh. Chính trong điều kiện nhập tĩnh hệ thần kinh trung ương sẽ phục hồi khả năng tự điều chỉnh, tự hoàn thiện, tối ưu nhất cho từng cá nhân và vòng Tiểu Châu thiên, tức nội tức cũng sẽ tự động luân chuyển với tốc độ và hiệu quả cao nhất.
Từ đó nội khí sung mãn có thể lan tỏa tự nhiên sang các kinh mạch và tạng phủ toàn thân thành vòng Đại Châu thiên theo một trình tự khế hợp với sự phát triển sức khỏe và tâm linh riêng cho mỗi người.
Ngồi thiền là con đường đưa đến nhập tĩnh. Có nhiều phương pháp thiền khác nhau, tựu trung vẫn là giúp người tập tập trung sức chú ý về một điểm, một hình ảnh, một đề tài hoặc một câu ám thị nhất định nhằm dẫn cơ thể tiến dần đến tình trạng nhập tĩnh, khi tâm không còn bám víu vào bất cứ ý niệm nào.
Như vậy ngồi thoải mái, lặng lẽ, tập trung sức chú ý vào hơi thở lên xuống ở mạch Nhâm hoặc vào ra ở Đan điền, hoặc theo dõi luồng chân khí triền chuyển trên vòng Tiểu Châu thiên, hoặc chỉ tập trung quán chiếu Đan điền… đều là những phương pháp thiền.
Điều quan trọng là nếu đã chọn phương pháp nào để thiền thì nên giữ mãi phương pháp đó để từ thế ngồi, thế tay, cách thở, lời ám thị, đường khí vận luyện,… được bộ não ghi nhận qua thời gian sẽ hình thành nên những mã khóa, những cung phản xạ có điều kiện để đưa người tập tiến nhanh vào trạng thái nhập tĩnh.
Trong quá trình ngồi sẽ có những lúc tâm bị phân tán, các tạp niệm xen vào. Điều này là bình thường. Chỉ cần tiếp tục phương pháp hoặc tập trung vào đề tài là đủ. Lâu dần những tạp niệm sẽ thưa dần, thời gian tập trung sẽ được dài hơn, hơi thở sẽ điều hòa hơn, chậm hơn, đến lúc không còn ý niệm và quên luôn cả hơi thở.
Đây là một quá trình lâu dài. Tùy theo khí chất của mỗi người, mức độ nhập tĩnh đạt được sẽ khác nhau. Tuy nhiên để tự chữa bệnh bằng khí công tĩnh toạ, việc duy trì tình trạng bám víu vào đề tài hoặc vào điểm tập trung một thời gian nhất định là đủ. Điều quan trọng là nên tập đều đặn hàng ngày, mỗi ngày một hoặc hai lần, mỗi lần từ 15 phút trở lên.
Nếu không thiền bằng cách quán chiếu Đan điền thì trước khi xã thiền cũng cần tập trung ý vài phút tại Đan điền để tụ khí lại nới đây. Đan điền còn gọi là Khí hải hoặc Khí huyệt, vì là nơi ở của khí, nguồn gốc của sự sống. Tụ khí về Đan điền để tránh tình trạng khí nghịch, khí trệ do chân khí còn lưu đọng ở kinh lạc ở tạng phủ, vùng đầu hoặc vùng ngực trong quá trình luyện công.
Nếu thời gian ngồi thiền lâu, cần quan tâm đến việc xã thiền để giúp khí huyết lưu thông bình thường trở lại. Trước khi đứng dậy nên co duỗi tay chân, xoay người qua lại nhiều lần. Xoay ở vùng eo, vùng cổ. Dùng cả hai tay vuốt nhẹ hai bên sống mũi, từ đầu mũi đến tận chót cằm. Vuốt ấm hai vành tay. Xoa nóng hai lòng bàn tay rồi áp vào hai mắt. Dùng hai bàn tay xoa bóp dọc theo hai chân từ đùi ra đến bàn chân. Xoa ấm hai lòng bàn chân. Cuối cùng áp lòng bàn tay phải vào bụng dưới xoa vòng tròn quanh rốn 36 vòng, xong lại xoa 36 vòng theo chiều ngược lại.
Những hiệu ứng khi luyện công:
Luyện tập khí công có thể mang đến những kết quả chữa bệnh rất kỳ diệu. Tuy nhiên kết quả này không thể sinh ra trong ngày một ngày hai mà phải thông qua một quá trình cần mẫn lâu dài.
Tuần tự tiệm tiến là một nguyên tắc cần tuân thủ trong khi luyện công.
Thông thường, việc "đánh thức" Đan điền, sinh nội khí có thể xảy ra từ vài ngày đến vài tuần. Những hiệu quả tích cực đối với sức khỏe như giảm hoặc hết bệnh, ăn ngon hơn, ngủ dễ hơn (nếu khó ngủ) hoặc ngủ sâu hơn, tăng cân (hoặc giảm cân nếu trước đó béo phì) … có thể thấy được từ 3 đến 6 tháng. Những cảm nhận về khí cũng khác nhau ở mỗi người. Những cảm nhận này có thể là cảm giác nóng ở một huyệt vị hoặc cảm giác về luồng khí di chuyển theo đường kinh, hoặc về màu sắc của khí … Có nhiều người không hề cảm nhận được những dấu hiệu này dù sức khỏe được cải thiện và việc luyện tập vẫn tiến bộ. Do đó không nên lo lắng, mong cầu. Lòng tin và quyết tâm tất sẽ đưa đến kết quả.
Quá trình tập có thể xảy ra đau, tức, ngứa ngáy, co giật do việc khai mở một số huyệt vị trên đường kinh hoặc công phá một tổ chức bệnh trước khi những bế tắc này được thải trừ hết. Thông thường những phản ứng này sẽ tự chấm dứt sau đó. Một số ít trường hợp luyện công xảy ra tức ngực, khó thở, tim đập nhanh hoặc căng nặng ở đầu. Những trường hợp này thường do hít vào sâu quá hoặc ngưng thở quá lâu. Cần điều chỉnh lại hơi thở và tăng cường buông lỏng cơ thể trong quá trình luyện công.
Có một số người, nam hoặc nữ, sau một thời gian luyện công thì tính dục xung động, gia tăng cảm giác ham muốn tình dục. Đây không phải là một hiệu ứng xấu mà là một dấu hiệu của tập luyện có hiệu quả dẫn đến nội lực sung mãn. Vấn đề chỉ là điều tiết chuyện phòng the và tận dụng nguồn nội lực ấy để tái bổ sung cho cơ thể như thế nào. Để tái bổ sung, chỉ cần ngồi yên tĩnh, lặng lẽ vận hành vòng Tiểu Châu thiên cho đến khi có cảm giác bình thường trở lại. Điều này sẽ khiến năng lực tính dục thông qua Nhâm Đốc phân bố lại để nuôi dưỡng cơ thể. Đây là điều mà các đạo gia gọi là luyện tinh hóa khí, luyện khí hóa thần, chuyển năng lực tính dục theo mạch Đốc lên đầu để phát triển trí não và huy động những chức năng còn tiềm ẩn.
Trên thực tế, sau một thời gian luyện tập tốt Tỉnh toạ châu thiên pháp, chỉ cần ngồi vào tư thế, nhập tỉnh hoặc lặng lẽ quan sát vùng bụng dưới thì việc "hoá khí" sẽ tự động diễn ra và hoàn tất trong vòng vài phút mà không cần phải tác ý hay vận luyện gì. Ngoài ra người tập cũng có thể tập trung tư tưởng tại Mệnh môn thay vì Đan điền khỏang 10 phút trước mỗi lần xả thiền. Mệnh môn là chỗ ở của chân Hỏa. Tập trung ý tại Mệnh môn để dẫn Hỏa về đây sẽ giải tỏa được áp lực ở vùng sinh dục hoặc Đan điền.
Nói đến Hỏa, không thể không đề cập đến Trường cường. Trường cường là nơi xuất phát chân Hỏa, tương ứng với luồng hỏa xà Kundalini của khí công Ấn độ. Sự khai mở và vận dụng hợp lý trung tâm lực này có thể mang lại một nguồn nội lực to lớn cho việc chữa bệnh và dưỡng sinh.
Ngược lại, nếu không kiểm soát được, nguồn năng luợng này có thể gây tác hại. Sự khai mở Trường cường phải tiến hành đồng thời với sự khai mở hai huyệt Thần đình và Bách hội và cả sự khai thông mạch Đốc. Khai mở Thần đình, Bách hội không những để thu nhận ngoại khí, bổ sung cho chân khí mà còn để tạo một van an toàn để tiết bớt chân Hỏa trong quá trình vận hành Châu thiên qua vùng đầu.
Việc khai thông Nhâm Đốc là điều kiện để chân Hỏa ở Trường cường cũng như nội khí sinh ra ở Đan điền có thể luân lưu tuần hòan tạo ra sự giao hoán, cân bằng giữa Âm và Dương, giữa ngủ tạng và lục phủ.
Thỉnh thoảng nếu có những biểu hiện dương Hỏa quá vượng như ù tai, nhức đầu, nổi mụn, sưng nướu rang … do phong nhiệt hoặc do sự phát tác của những ổ nhiễm khuẩn cũ thì nên tạm ngưng kích hoạt Trường cường. Trường hợp này, khi chuyển vận Châu thiên đến Đan điền nên đưa thẳng từ Đan điền sang Mệnh môn đi lên mạch Đốc mà không cần qua Trường cường.
Ngoài ra, sử dụng tư thế kiết già khi vận hành Châu thiên hoặc ngồi thiền cũng là một biện pháp để cân bằng với chân Hỏa. Ở tư thế này, xương mác của một chân đã tạo một sức ép khá mạnh lên đúng vị trí của huyệt Tam Âm giao của chân còn lại. Như vậy trong suốt thời gian ngồi kiết già, những đường kinh Âm và huyệt Hội âm liên tục được kích hoạt, có tác dụng tăng cường Âm khí và tạo thêm một kênh an toàn để trung hòa với chân Hỏa và khí Dương ở mạch Đốc.
Ghi Chú:
Không có bằng chứng khoa học về sự tồn tại của hai mạch Nhâm-Đốc.
Bà Elizabeth H. Blackburn, người đoạt giải Nobel sinh học đã chỉ ra rằng người ta sống thọ hay khỏe mạnh không phải do ăn uống tẩm bổ hay vận động tích cực; mà là do giữ được tâm lý cân bằng. Ăn uống điều độ chiếm 25%, các hoạt động trong cuộc sống chiếm 25%, tâm lý cân bằng chiếm những 50%!
Nhà khoa học đoạt giải Nobel sinh học tiết lộ bí quyết sống thọ, cốt lõi không phải trong ăn uống và luyện tập mà bởi “cân bằng tâm lý.
Sources:
Tài liệu tham khảo:
- https://www.dkn.tv/suc-khoe/tai-sao-bac-si-dong-y-noi-da-thong-hai-mach-nham-doc-khi-huyet-se-tu-luu-thong.html
- https://www.wattpad.com/27365109-khi-cong-luyện-mạch-nhâm-đốc-thông-mạch-nhâm-đốc
- http://thichduthu07.blogspot.com/2013/09/thong-mach-nham-oc.html
- https://www.dkn.tv/suc-khoe/man-dam-ve-ky-kinh-bat-mach-trong-dong-y-phan-1.html
- https://duongtambeautyspa.com/man-dam-ky-kinh-bat-mach-trong-dong-y-phan-2/
- https://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh/Kinh_lạc
- https://en.wikipedia.org/wiki/Meridian_(Chinese_medicine)
- http://suckhoeloisong.vn/news/view/mach-nham.html
- http://suckhoeloisong.vn/news/view/mach-doc.html
- http://thaicuctrangia.com/quyen-ly/luyen-vong-tieu-chu-thien.html
- https://slady.com.vn/benh-khi-huyet-cua-co-the-trong-dong-y-la-gi/
- https://quangduc.com/a26484/tho-va-thien
- https://vi.wikipedia.org/wiki/Mạch_máu
- https://www.tuetinhlienhoa.com.vn/web/news/Chua-benh-khong-dung-thuoc/Tu-chua-benh-bang-tinh-toa-Chau-thien-phap-5295.html#.XgiXpfyIZPY
- http://evdhamma.org/index.php/sutras/agama/kinh-tieu-bo/dhammapada/item/903-chuong-1-explained
- http://nhattruongkontum.com/vi/news/y-dao/he-thong-duong-kinh-lac-huyet-dao-bi-an-lon-ma-khoa-hoc-chua-the-giai-ma-24.html
- https://giaoducso.vn/Chung-ta-da-hieu-hoan-toan-sai-ve-bi-quyet-song-tho-3822.xhtml
Từ khóa » Vị Trí Mạch Nhâm đốc
-
Bài 2- Mạch Nhâm-Đốc Và Các Huyệt đạo Quan Trọng
-
Mạch Nhâm – Wikipedia Tiếng Việt
-
Mạch Nhâm (CV) - Health Việt Nam
-
Bác Sĩ Trung Y: Đả Thông Hai Mạch "Nhâm - Đốc", Khí Huyết Sẽ Tự Lưu ...
-
Nhân Mạch - Đốc Mạch | Trạm Y Tế Xã Tân Túc
-
Tại Sao đả Thông Hai Mạch Nhâm đốc Khí Huyết Sẽ Lưu Thông
-
Mạch Nhâm Và Mạch đốc Y Học Cỏ Truyền Việt Nam - Drugs Of Canada
-
Hai Mạch Nhâm đốc Như Thế Nào đả Thông
-
Tám Mạch Khác Kinh (Kỳ Kinh Bát Mạch)
-
24 HUYỆT TRÊN NHÂM MẠCH - Ứng Dụng Y Học Cổ Truyền
-
HUYỆT VỊ MẠCH ĐỐC - Ứng Dụng Y Học Cổ Truyền
-
BÁT MẠCH KỲ KINH : MẠCH NHÂM - MẠCH ÂM KIỂU