08. Loại Hình Tạm Nhập -tái Xuất Hoặc Tạm Xuất-tái Nhập
Có thể bạn quan tâm
Theo Quy chế mới, có 7 mặt hàng thuộc diện cấm kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu. Đó là: Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ (trừ vật liệu nổ công nghiệp theo quy định riêng), trang thiết bị kỹ thuật quân sự; Đồ cổ; Các loại ma túy (trừ tiền chất theo quy định riêng); Các loại hóa chất độc; Động thực vật hoang dã và động thực vật quý hiếm tự nhiên; Các loại mật mã chuyên dụng và chương trình phần mềm mật mã sử dụng trong phạm vi bảo vệ bí mật nhà nước; Phế liệu, phế thải (trừ các loại phế liệu, phế thải được phép nhập khẩu làm nguyên liệu cho sản xuất trong nước).
Quy chế này điều chỉnh việc quản lý và phân cấp quản lý giữa Bộ Thương mại và Uỷ ban Nhân dân các tỉnh có Khu Kinh tế cửa khẩu quy định tại Quyết định 53/2001/QĐ-TTg.
Đối với hàng hoá cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu nhưng không thuộc Danh mục 7 mặt hàng trên, thương nhân chỉ được tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu sau khi được Bộ Thương mại hoặc Ủy ban Nhân dân các tỉnh nơi có Khu Kinh tế cửa khẩu cho phép bằng văn bản theo các quy định tại Quy chế này.
Thương nhân có yêu cầu tạm nhập qua cửa khẩu quốc tế, cảng biển quốc tế và tái xuất qua Khu Kinh tế cửa khẩu thì phải xin phép Ủy ban Nhân dân tỉnh nơi có Khu Kinh tế cửa khẩu cho tái xuất tại Khu Kinh tế cửa khẩu trước sau đó xin giấy phép tạm nhập tại Bộ Thương mại.
Thương nhân đã được Bộ Thương mại cấp giấy phép tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu qua các cửa khẩu quốc tế, cảng biển quốc tế sau đó có yêu cầu tái xuất qua Khu Kinh tế cửa khẩu thì xuất trình giấy phép của Bộ Thương mại làm cơ sở xin phép Ủy ban Nhân dân tỉnh nơi có Khu Kinh tế cửa khẩu cho tái xuất qua Khu Kinh tế cửa khẩu.
Theo điểm 1 khoản XII mục 2 phần B Thông tư số 112/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan quy định về địa điểm làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa kinh doanh theo phương thức tạm nhập, tái xuất thì: hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu kinh doanh theo phương thức tạm nhập, tái xuất chỉ được làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu, hàng hóa khi tái xuất có thể làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập hoặc cửa khẩu tái xuất; trường hợp nếu hàng hóa tạm nhập, tái xuất là hàng hóa thuộc danh mục cấm nhập khẩu thì phải lưu giữ trong khu vực cửa khẩu nhập, phải làm thủ tục tái xuất tại Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập hàng.
Về việc hoàn thuế đối với hàng hóa kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất thì Cty được thực hiện theo quy định tại điểm 9 mục I phần E Thông tư số 59/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính. Về hồ sơ xin hoàn thuế thì Cty thực hiện theo điểm 15 mục II phần E Thông tư 59/2007/TT-BTC dẫn trên.
TẠM NHẬP TÁI XUẤT, TẠM XUẤT TÁI NHẬP
Điều 12. Tạm nhập tái xuất hàng hóa
1. Thương nhân được quyền kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa theo các quy định sau đây:
a) Việc tạm nhập tái xuất hàng hoá thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa thuộc Danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu và hàng hoá thuộc Phụ lục số 02, số 03 kèm theo Nghị định này (nếu có quy định cấp phép) thương nhân phải có giấy phép của Bộ Thương mại.
b) Đối với các loại hàng hoá khác không thuộc điểm a khoản 1 Điều này, thương nhân chỉ cần làm thủ tục tạm nhập tái xuất tại Hải quan cửa khẩu.
2. Hàng hóa tạm nhập tái xuất được lưu lại tại Việt Nam không quá một trăm hai mươi ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập. Trường hợp cần kéo dài thời hạn thương nhân có văn bản gửi Cục hải quan tỉnh, thành phố nơi làm thủ tục đề nghị gia hạn; thời hạn gia hạn mỗi lần không quá ba mươi ngày và không quá hai lần gia hạn cho mỗi lô hàng tạm nhập tái xuất.
3. Hàng tạm nhập tái xuất phải làm thủ tục hải quan khi nhập khẩu vào Việt Nam và chịu sự giám sát của hải quan cho tới khi thực xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
4. Việc thanh toán tiền hàng theo phương thức tạm nhập tái xuất phải tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
5. Tạm nhập tái xuất được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: hợp đồng xuất khẩu và hợp đồng nhập khẩu do thương nhân Việt Nam ký với thương nhân nước ngoài. Hợp đồng xuất khẩu có thể ký trước hoặc sau hợp đồng nhập khẩu
Điều 13. Các hình thức tạm nhập tái xuất khác
1. Hàng hóa là thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, khuôn, mẫu không thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, được phép tạm nhập tái xuất theo các hợp đồng thuê, mượn của thương nhân Việt Nam ký với bên nước ngoài để sản xuất, thi công. Thủ tục tạm nhập tái xuất giải quyết tại Hải quan cửa khẩu. Việc tạm nhập tái xuất các loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện quản lý bằng giấy phép thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12.
2. Thời hạn tạm nhập tái xuất thực hiện theo thỏa thuận của thương nhân với bên đối tác và đăng ký với Hải quan cửa khẩu.
3. Thương nhân được quyền tạm nhập hàng hóa mà thương nhân đã xuất khẩu để tái chế, bảo hành theo yêu cầu của thương nhân nước ngoài và tái xuất khẩu trả lại thương nhân nước ngoài. Thủ tục tạm nhập tái xuất giải quyết tại Hải quan cửa khẩu.
Điều 14. Tạm xuất tái nhập hàng hóa
1. Thương nhân được tạm xuất tái nhập các loại máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải để sửa chữa, bảo hành, sản xuất, thi công, cho thuê, theo các hợp đồng sửa chữa, bảo hành, sản xuất, thi công, cho thuê với nước ngoài. Thủ tục tạm xuất tái nhập quy định như sau:
a) Hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hoá cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, hàng hoá thuộc Phụ lục số 02, số 03 kèm theo Nghị định này (nếu có quy định cấp phép) phải có giấy phép của Bộ Thương mại.
b) Các loại hàng hóa khác không thuộc điểm a khoản 1 Điều này, thương nhân chỉ cần làm thủ tục tạm xuất tái nhập tại Hải quan cửa khẩu.
2. Thời hạn tạm xuất tái nhập thực hiện theo thỏa thuận của thương nhân với bên đối tác và đăng ký với Hải quan cửa khẩu.
3. Hàng hóa tạm xuất quy định tại Điều này được phép nhượng bán, biếu tặng, trả lại khách hàng nước ngoài hoặc dùng làm tài sản để góp vốn vào liên doanh đầu tư ở nước ngoài theo thỏa thuận trong hợp đồng của thương nhân với bên nước ngoài, trừ hàng hoá tạm xuất tái nhập thuộc điểm a khoản 1 Điều này phải có giấy phép của Bộ Thương mại trước khi thực hiện thoả thuận với bên nước ngoài. Thủ tục thanh khoản lô hàng tạm xuất đó giải quyết tại Hải quan cửa khẩu, nơi làm thủ tục tạm xuất khẩu.
4. Việc thanh toán tiền hàng máy móc, thiết bị thi công, phương tiện vận tải nhượng bán hoặc dùng làm tài sản để góp vốn vào liên doanh đầu tư ở nước ngoài phải tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc các quy định hiện hành về đầu tư ra nước ngoài của thương nhân Việt Nam
Từ khóa » Vì Dụ Về Tạm Xuất Tái Nhập
-
Tạm Xuất Tái Nhập Là Gì? Pháp Luật Về Thương Mại Hiện Hành Quy ...
-
Những điều Cần Biết Về Thủ Tục Hàng Tạm Xuất Tái Nhập
-
Thế Nào Là Tạm Nhập, Tái Xuất Và Tạm Xuất, Tái Nhập Hàng Hóa ?
-
Quy Trình Làm Hàng Tạm Xuất - Tái Nhập - Bill Company
-
Tạm Xuất, Tái Nhập Hàng Hóa Là Gì? - Luật Hoàng Anh
-
Tạm Xuất Tái Nhập Là Gì? (Cập Nhật 2022) - Luật ACC
-
Tạm Nhập Tái Xuất Là Gì? Đặc điểm Của Tạm Nhập, Tái Xuất
-
Tạm Nhập Tái Xuất Là Gì? Các Hình Thức Tạm Nhập Tái Xuất?
-
Kiến Thức Ngành Xuất Nhập Khẩu: Tạm Xuất Tái Nhập Là Gì?
-
Chia Sẻ Kinh Nghiệm Thực Tế Khi Xử Lý Tờ Khai TN-TX Và TX-TN Quá ...
-
Tạm Xuất Tái Nhập (Temporary Export And Re-import) Là Gì?
-
Airseaglobal - KINH NGHIỆM LÀM HÀNG TẠM XUẤT TÁI NHẬP ...
-
Tạm Xuất Tái Nhập Là Gì
-
Về Việc Công Bố Thủ Tục Hành Chính được Sửa đổi, Bổ Sung Trong Lĩnh ...