Tạm Xuất Tái Nhập (Temporary Export And Re-import) Là Gì?

Maersk-Mc-Kinney-Moller-Breaks-18000-TEU-Ceiling

Tạm xuất tái nhập (Temporary export and re-import) (Nguồn: Bộ Tài chính)

Tạm xuất tái nhập (Temporary export and re-import)

Tạm xuất tái nhập - danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Temporary export and re-import.

Tạm xuất tái nhập hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo qui định của pháp luật, có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hoá đó vào Việt Nam. (Theo Luật Thương mại năm 2005)

Qui định về tạm xuất tái nhập

1. Thương nhân được tạm xuất tái nhập hàng hóa để sản xuất, thi công, cho thuê, cho mượn hoặc để sử dụng vì mục đích khác theo các qui định sau:

a) Đối với hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa thuộc diện quản bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ Giấy phép xuất khẩu tự động, Giấy phép nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép tạm xuất tái nhập.

b) Trường hợp hàng hóa không thuộc qui định, thương nhân thực hiện thủ tục tạm xuất tái nhập tại cơ quan hải quan, không phải có Giấy phép tạm xuất tái nhập.

2. Thương nhân được tạm xuất tái nhập hàng hóa còn trong thời hạn bảo hành theo hợp đồng nhập khẩu hoặc theo hợp đồng, thỏa thuận bảo hành với nước ngoài để phục vụ mục đích bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa. Thủ tục tạm xuất tái nhập thực hiện tại cơ quan hải quan, không phải có Giấy phép tạm xuất tái nhập.

3. Trường hợp hàng hóa không còn trong thời hạn bảo hành theo hợp đồng nhập khẩu hoặc theo hợp đồng, thỏa thuận bảo hành, việc tạm xuất tái nhập ra nước ngoài để bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa thực hiện theo qui định sau:

a) Đối với hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa thuộc diện quản bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ Giấy phép xuất khẩu tự động, Giấy phép nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép tạm xuất tái nhập.

b) Hàng tiêu dùng đã qua sử dụng; linh kiện, phụ tùng đã qua sử dụng thuộc Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu không được phép tạm xuất ra nước ngoài để bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa.

c) Trường hợp hàng hóa không thuộc qui định, thương nhân thực hiện thủ tục tạm xuất tái nhập tại cơ quan hải quan, không phải có Giấy phép tạm xuất tái nhập.

4. Thương nhân được tạm xuất tái nhập hàng hóa ra nước ngoài để tham dự hội chợ, triển lãm thương mại. Thủ tục tạm xuất tái nhập thực hiện tại cơ quan hải quan, không phải có Giấy phép tạm xuất tái nhập.

Riêng hàng hóa cấm xuất khẩu chỉ được tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài khi được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.

5. Việc đưa di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài để trưng bày, triển lãm, nghiên cứu hoặc bảo quản thực hiện theo qui định.

6. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an xem xét, cho phép tạm xuất tái nhập vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự, an ninh để sửa chữa phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh. (Theo Nghị định Số: 69/2018/NĐ-CP)

Từ khóa » Vì Dụ Về Tạm Xuất Tái Nhập