1)Bài Thơ " Qua đèo Ngang " Thể Hiện Nỗi Niềm Hoài Cổ Của ... - Hoc24
HOC24
Lớp học Học bài Hỏi bài Giải bài tập Đề thi ĐGNL Tin tức Cuộc thi vui Khen thưởng- Tìm kiếm câu trả lời Tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi của bạn
Lớp học
- Lớp 12
- Lớp 11
- Lớp 10
- Lớp 9
- Lớp 8
- Lớp 7
- Lớp 6
- Lớp 5
- Lớp 4
- Lớp 3
- Lớp 2
- Lớp 1
Môn học
- Toán
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
- Ngữ văn
- Tiếng anh
- Lịch sử
- Địa lý
- Tin học
- Công nghệ
- Giáo dục công dân
- Tiếng anh thí điểm
- Đạo đức
- Tự nhiên và xã hội
- Khoa học
- Lịch sử và Địa lý
- Tiếng việt
- Khoa học tự nhiên
- Hoạt động trải nghiệm
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- Giáo dục kinh tế và pháp luật
Chủ đề / Chương
Bài học
HOC24
Khách vãng lai Đăng nhập Đăng ký Khám phá Hỏi đáp Đề thi Tin tức Cuộc thi vui Khen thưởng- Tất cả
- Toán
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
- Ngữ văn
- Tiếng anh
- Lịch sử
- Địa lý
- Tin học
- Công nghệ
- Giáo dục công dân
- Tiếng anh thí điểm
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- Giáo dục kinh tế và pháp luật
Câu hỏi
Hủy Xác nhận phù hợp Chọn lớp Tất cả Lớp 12 Lớp 11 Lớp 10 Lớp 9 Lớp 8 Lớp 7 Lớp 6 Lớp 5 Lớp 4 Lớp 3 Lớp 2 Lớp 1 Môn học Toán Vật lý Hóa học Sinh học Ngữ văn Tiếng anh Lịch sử Địa lý Tin học Công nghệ Giáo dục công dân Tiếng anh thí điểm Đạo đức Tự nhiên và xã hội Khoa học Lịch sử và Địa lý Tiếng việt Khoa học tự nhiên Hoạt động trải nghiệm Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Giáo dục kinh tế và pháp luật Mới nhất Mới nhất Chưa trả lời Câu hỏi hay Dương Tử Yến 9 tháng 8 2017 lúc 19:351)Bài thơ " Qua đèo ngang " thể hiện nỗi niềm hoài cổ của bà Hyện Thanh Quan. Cảm nhận của em về bài thơ ấy.
Làm nhanh giúp mình nhé! Cảm ơn m.n trước luôn!><
Lớp 8 Ngữ văn Bài viết số 1 - Văn lớp 8 Những câu hỏi liên quan- tai Tran
2.Bà Huyện Thanh Quan thể hiện tâm trạng gì trong bài thơ "Qua Đèo Ngang"?
(0.5 Điểm)
Yêu say đắm trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước.
Tâm trạng cô đơn thầm lặng, nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ trước cảnh vật Đèo Ngang.
Đau xót ngậm ngùi trước sự đổi thay của quê hương.
Buồn thương da diết khi phải sống trong cảnh ngộ cô đơn.
Xem chi tiết Lớp 7 Ngữ văn Văn bản ngữ văn 7 2 0 Gửi Hủy Phan Huy Bằng 6 tháng 1 2022 lúc 13:12Tâm trạng cô đơn thầm lặng, nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ trước cảnh vật Đèo Ngang.
Đúng 0 Bình luận (0) Gửi Hủy Phan Huy Bằng 6 tháng 1 2022 lúc 13:13B á
Đúng 0 Bình luận (0) Gửi Hủy- trinh gia huy
Bài tập 3: Viết đoạn văn khoảng 9 câu làm sáng tỏ câu chủ đề sau: Bài thơ “ Qua đèo Ngang” đã cho chúng ta cảm nhận được nỗi buồn cô đơn và niềm hoài cổ thầm kín của bà Huyện Thanh Quan. Trong đó có sử dụng quan hệ từ dùng để nối câu với câu.
Xem chi tiết Lớp 7 Ngữ văn Đề cương ôn tập văn 7 học kì I 1 0 Gửi Hủy Phương_52_7-23 Uyên 8 tháng 11 2021 lúc 21:48Tham Khảo
Bài thơ “Qua đèo Ngang ” đã cho chúng ta cảm nhận được nỗi buồn cô đơn và niềm hoài cổ thầm kín của bà Huyện Thanh Quan. Nỗi buồn trong bài thơ được minh chứng rõ nét qua yếu tố không gian và thời gian. Không gian “đèo Ngang” cùng “bóng xế tà” đã trở thành điểm tựa cho nỗi buồn cô đơn trong lòng nhân vật trữ tình. Thiên nhiên, cảnh vật nơi đèo Ngang với cỏ cây, hoa lá và cả bóng người nhưng cũng không khiến nỗi buồn ấy với đi. Bởi lẽ đó là con người “lom khom”, là những hoạt động “lác đác”. Từ láy tượng hình đã cho ta hiểu hơn về cuộc sống tẻ nhạt, chầm chậm và buồn man mác của con người. Để rồi từ đó thi nhân với niềm hoài cổ trực tiếp bộc lộ tình cảm một cách chân thành, thiết tha: nhớ nước, thương nhà. Bà huyện Thanh Quan mang trong bao nỗi sầu muộn để giưa không gian bao la ấy, tác giả chỉ còn có thể hướng về quá khứ mà nhìn ngắm, mà cảm nhận cái đẹp. Thiên nhiên, cảnh vật, con người, nỗi u sầu bao trùm lên mọi vật là khoảng lặng trầm buồn trong thơ, trong tâm trạng thi nhân
Đúng 0 Bình luận (0) Gửi Hủy- ♚ ~ ๖ۣۜTHE DEVIL ~♛(◣_◢)
1, Nêu cảm nhận của em về 4 câu thơ đầu trong bài thơ Qua đèo ngang
2, Nêu cảm nhận của em về Bà Huyện Thanh Quan trong 4 câu thơ sau của bài thơ Qua đèo ngang
Xem chi tiết Lớp 7 Ngữ văn Câu hỏi của OLM 2 0 Gửi Hủy Mãi yêu Kagamine Len 5 tháng 10 2018 lúc 20:211.Câu đề bước tời đèo ngang bóng xế tà Bà Huyện từ ngoài Bác vào miền Trung theo chồng làm quan ,cảnh chiều hôm buồn bã,chắc có điều trắc uẩn lương tâm ,cảm xúc cảnh chiều hôm đây ! khung cảnh chen chúc của cỏ cây hoa lá chen vào với đá,miền trung du mà,cảnh thật lãng mạn nhưng có gì tiềm ẩn của vùng rừng núi hiểm trở heo hút .Cách tả cảnh liên tiếp ,từng phần một cỏ rồi chen vào cây,chen lá vào hoa.Bức tranh thiên nhiên sinh động nhưng có gì khăng khít gắn bó lắm thay Lom khom ...... Bằng cách đảo vị trí 'lom khom ",tác giả tả cảnh chiều hôm buồn bã của mấy chú tiều phu đốn củi đang gồng gánh ra về nơi túp lều tranh ở chân núi kia ,thật là buồn tẻ ,thật là mượn cảnh tả người ,tác giả ý chỉ cảnh chiều buồn ở ĐEO NGANG đây Lác đác ..... lại một cảnh thực của làng quê dân dã ,chốn sơn cước đây tác giả vẫn đảo vế,đáng ra tả mấy nhà lác đác ven sông thì đây lại là lác đác ven sông .Thật là bức tranh có cảnh có người,có hồn có sự sống
2.Cảnh bóng xế tà gọi nên cho lòng người một tâm trạng hiu hắt, cô đơn. Một mình bà giữa chốn thiên nhiên hoang sơ, vắng vẻ cỏ chen đá, lá chen hoa rậm rạp và đìu hiu.Con người vẫn ánh lên sự sống nhưng rất tẻ nhạt, nhỏ bé và xa lạ. Bài thơ đặc tả nỗi cô đơn chất chứa, cô đọng những nỗi niềm hoài cổ.Tâm trạng nhớ nước, thương nhà được thể hiện rõ qua hai câu thơ:"Nhớ nước đàu lòng con quốc quốc,Thương nhà mỏi miệng cái gia gia"Ở đây tác giả dùng phép chơi chữ. Tiếng chim quốc và chim đa đa khắc khoải, da diết sự gợi u hoài thê lương. Ta với ta tưởng hai nhưng chỉ có một, một mình đối diện với chính mình một mình hiểu rõ lòng mình mà thôi. Nỗi niềm thể hiện sự không biết chia sẻ cùng ai.
Đúng 0 Bình luận (0) Gửi Hủy minh phượng 16 tháng 11 2018 lúc 16:121,Câu đề bước tời đèo ngang bóng xế tà Bà Huyện từ ngoài Bác vào miền Trung theo chồng làm quan ,cảnh chiều hôm buồn bã,chắc có điều trắc uẩn lương tâm ,cảm xúc cảnh chiều hôm đây ! khung cảnh chen chúc của cỏ cây hoa lá chen vào với đá,miền trung du mà,cảnh thật lãng mạn nhưng có gì tiềm ẩn của vùng rừng núi hiểm trở heo hút .Cách tả cảnh liên tiếp ,từng phần một cỏ rồi chen vào cây,chen lá vào hoa.Bức tranh thiên nhiên sinh động nhưng có gì khăng khít gắn bó lắm thay Lom khom ...... Bằng cách đảo vị trí 'lom khom ",tác giả tả cảnh chiều hôm buồn bã của mấy chú tiều phu đốn củi đang gồng gánh ra về nơi túp lều tranh ở chân núi kia ,thật là buồn tẻ ,thật là mượn cảnh tả người ,tác giả ý chỉ cảnh chiều buồn ở ĐEO NGANG đây Lác đác ..... lại một cảnh thực của làng quê dân dã ,chốn sơn cước đây tác giả vẫn đảo vế,đáng ra tả mấy nhà lác đác ven sông thì đây lại là lác đác ven sông .Thật là bức tranh có cảnh có người,có hồn có sự sống .
2, Qua đèo ngang là một tác phẩm nổi tiếng của bà Huyện Thanh Quan. Bài thơ được viết khi bà lên đường đến huyện Phú Xuân đi qua đèo ngang là một địa danh phong cảnh hữu tình. Bài thơ là bức tranh ngụ tình sâu sắc của nhà thơ qua đó hé lộ cho chúng ta thấy được nỗi nhớ mong tha thiết của tác giả hiện lên rõ nét.
Mở đầu bài thơ là hai câu đề“Bước tới đèo ngang bóng xế tà”
Câu thơ gợi lên thời điểm mà tác giả tới đèo ngang, khi đó thời gian đã vào xế tà tức là đã quá trưa trời đang chuyển sang buổi chiều và sắp tối. Đối với một vùng hoang sơ hẻo lánh thì thời điểm chiều tà cũng là thời điểm mọi người đã quay trở về nhà. Phải chăng chọn thời điểm như thế tác giả muốn nhấn mạnh cho người đọc cái xơ xác vắng vẻ nơi đây. Và từ đây tâm trạng tác giả bắt đầu hỗn loạn khi chứng kiến cảnh vật từ trên cao nhìn xuống.
“Cỏ cây chen là đá cheo hoaLom khom dưới núi tiều vài chúLác đác bên sông chợ mấy nhà”
Khung cảnh ấy thật gợi lên trong lòng người đọc những nỗi nhớ vấn vương rồi lan tỏa ra từng câu thơ khiến cho người đọc thấm đượm được phần nào nỗi nhớ thương của tác giả đối với quê hương. Trời đã chiều tối cảnh vật đã lụi tàn khiến cho tâm trạng của bà càng trở nên xốn xang vô cùng. Cái thời điểm ấy rất phù hợp với tâm trạng hiện giờ của bà. Đúng như trong những câu thơ cổ đã nói đến tâm trạng con người nhuốm màu sang cảnh vật.
Ở đây tâm trạng cô đơn hiu vắng hiu quạnh của tác giả đã nhuốm màu sang cảnh vật khiến cho cảnh vật giờ đây dường như trở nên tam thương hơn bao giờ hết. Ta phải công nhận là cảnh vật trong thơ được hiện lên khá là sinh động. Có cỏ cây có hoa lá nhưng lại là một cảnh tượng chen chúc nhau để tìm sự sống. Cảnh vật ấy hoang sơ hoang dại đến nao lòng. Phải chăng sự chặt chội của hoa lá phải chen chúc nhau để tồn tại cũng chính là tâm trạng của tác giả đang vô cùng hỗn loạn. Cảnh vật ấy hoang sơ hoang dại đến nao lòng. Tác giả đã sử dụng phép đối và đảo ngữ trong miêu tả đầy ấn tượng. Nó làm cho người đọc cảm thấy được sự hoang vắng của đèo ngang lúc chiều tà bóng xế mặc dù nơi đây có cảnh đẹp cỏ cây hoa đá, lá. Vì ở đây vắng vẻ quá nên thi sĩ đã phóng tầm mắt ra xa chút nữa như để tìm một hình ảnh nào đó để tâm trạng thi nhân phần nào bớt chút hiu quạnh. Và phía dưới chân đèo xuất hiện một hình ảnh.
“Lom khom dưới núi tiều vài chúLác đác bên sông chợ mấy nhà”
Điểm nhìn đã được nhà thơ thay đổi nhưng sao tác giả vẫn chỉ cảm thấy sự hiu quạnh càng lớn dần thêm. Bởi thế giới con người nơi đây chỉ có vài chú tiểu đang gánh nước hay củi về chùa. Đó là một hình ảnh bình thường thế nhưng chữ “lom khom” khiến hình ảnh thơ thêm phần nào đó vắng vẻ buồn tẻ thê lương. Đây là một nét vẽ ước lệ mà ta thường thấy trong thơ cổ “vài” nhưng lại rất thần tình tinh tế trong tả cảnh. Mấy nhà chợ bên kia cũng thưa thớt tiêu điều. Thường thì ta thấy nói đến chợ là nói đến một hình ảnh đông vui tấp nập nào người bán nào người mua rất náo nhiệt. Thế nhưng chợ trong thơ bà huyện thanh quan thì lại hoàn toàn khác, chợ vô cùng vắng vẻ không có người bán cũng chẳng người mua chỉ có vài chiếc nhà lác đác bên sông. Nhà thơ đang đi tìm một lối sống nhưng sự sống đó lại làm cảnh vật thêm éo le buồn bã hơn. Sự đối lập của hai câu thơ khiến cho cảnh trên sông càng trở nên thưa thớt xa vắng hơn. Các từ đếm càng thấy rõ sự vắng vẻ nơi đây. Trong sự hiu quạnh đó bỗng vang lên tiến kêu của loài chim quốc quốc, chim gia trong cảnh hoàng hôn đang buông xuống.
“Nhớ nước đau lòng con quốc quốcThương nhà mỏi miệng cái gia gia”
Nghe tiếng chim rừng mà tác giả thấy nhớ nước, nghe tiếng chim gia gia tác giả thấy nhớ nhà. Dường như nỗi lòng ấy đã thấm sâu vào nỗi lòng nhà thơ da diết không thôi. Lữ khách là một nữ nhi nên nhớ nước nhớ nhà nhớ chồng nhớ con là một điều hiển nhiên không hề khó hiểu. Từ nhớ nước, thương nhà là nỗi niềm của con chim quốc, chim gia gia do tác giả cảm nhận được hay chính là nghệ thuật ẩn dụ để nói lên tâm sự từ trong sâu thẳm tâm hồn của nữ sĩ? Nghệ thuật chơi chữ quốc quốc gia gia phải chăng là Tổ quốc và gia đình của Bà Huyện Thanh Quan hồi đó? Từ thực tại của xã hội khiến cho nhà thơ suy nghĩ về nước non về gia đình.
“Dừng chân ngắm lại trời non nướcMột mảnh tình riêng ta với ta”
Câu kết bài thơ dường như cũng chính là sự u hoài về quá khứ của tác giả. Bốn chữ “dừng chân ngắm lại” thể hiện một nỗi niềm xúc động đến bồn chồn. Một cái nhìn xa xôi mênh mang, tác giả nhìn xa nhìn gần nhìn miên man nhìn trên xuống dưới nhưng nơi nào cũng cảm thấy sự hiu quạnh sự cô đơn và nỗi nhớ nhà càng dâng lên da diết. Cảm nhận đất trời cảnh vật để tâm trạng được giải tỏa nhưng cớ sao nhà thơ lại cảm thấy cô đơn thấy chỉ có một mình “một mảnh tình riêng ta với ta”. Tác giả đã lấy cái bao la của đất trời để nhằm nói lên cái nhỏ bé “một mảnh tình riêng” của tác giả cho thấy nỗi cô đơn của người lữ khách trên đường đi qua đèo ngang.
Bài thơ là bức tranh tả cảnh ngụ tình thường thấy trong thơ ca cổ. Qua đó tác phẩm cho chúng ta thấy được tâm trạng cô đơn hiu quạnh buồn tẻ của tác giả khi đi qua đèo ngang. Đó là khúc tâm tình của triệu là bìa thơ mãi mãi còn y nguyên trong tâm trí người đọc.
Đúng 0 Bình luận (0) Gửi Hủy- Anh Nguyễn Phú
Câu 1: Cảm nhận về tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan khi đứng trước cảnh tượng Đèo Ngang qua bài thơ “ Qua Đèo Ngang”- Bà Huyện Thanh Quan.
Xem chi tiết Lớp 7 Ngữ văn 1 0 Gửi Hủy minh nguyet 3 tháng 1 2022 lúc 19:47Em tham khảo:
Một trong những bài thơ hay của Bà Huyện Thanh Quan là Qua Đèo Ngang. Tác phẩm đã khắc họa nỗi nhớ, cũng như tình yêu của tác giả dành cho quê hương, đất nước.
Bài thơ được mở đầu với việc tác giả đã gợi mở về thời gian, không gian cũng như điểm nhìn của bài thơ. Hai từ “bước tới” gợi đến một sự ngạc nhiên khi nhìn thấy hay tiếp cận con đèo. Thời gian “bóng xế tà” gợi ra ngày đã sắp tàn và màn đêm đang dần buông xuống. Đứng trước đèo Ngang với rừng núi hoang vu xa lạ, những xúc cảm của lòng người đã trào dâng. Tiếng “tà” với âm bằng xuất hiện trong văn cảnh tạo nên giai điệu buồn thương man mác, trở thành “vần” của ý thơ:
“Bước tới đèo Ngang bóng xế tàCỏ cây chen đá, lá chen hoa”
Trong khoang gian thời gian đó, tác giả đã khắc họa bức tranh thiên nhiên đèo Ngang. Điệp từ “chen”, kết hợp với việc sử dụng vần lưng “đá - lá”, lại vừa sử dụng vần chân “tà - hoa” đã làm cho nhạc điệu thơ du dương và réo rắt. Cảnh đèo hiện lên thật hoang vu và có chút cằn cỗi.
Giữa bức tranh thiên nhiên đó, con người xuất hiện như một chấm buồn nhỏ bé, lặng lẽ:
“Lom khom dưới núi tiều vài chúLác đác bên sông chợ mấy nhà”
Điều này càng khiến cho tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan càng thêm lạnh lẽo, cô đơn.
Nhà thơ đã sử dụng bút pháp miêu tả tượng trưng và ước lệ của thi pháp cổ (ngư, tiều, canh, mục) kết hợp với cảm hứng đầy thi cảm và sáng tạo.
“Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốcThương nhà mỏi miệng cái gia gia”
Tiếng chim cuốc, chim đa trong bóng chiều tà vang lên da diết. Đó là “nhớ nước đau lòng” và “thương nhà mỏi miệng” đã được đặt trong thế đăng đối và hòa hợp. Câu thơ tả cảnh ngụ tình cho thấy nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả.
“Dừng chân đứng lại: trời, non, nướcMột mảnh tình riêng ta với ta”
Càng nhớ quê hương bao nhiêu, nhà thơ càng cảm thấy lạc lõng cô đơn bấy nhiêu. Hai chữ “đứng lại” diễn tả một tư thế, một tâm trạng xúc động và bồi hồi. “Ta với ta” là ba chữ đắt giá kết hợp với điệp ngữ láy âm, đặt trong mối tương phản với “trời, non, nước” đã cho thấy cái mênh mang bao la với sự lẻ loi, đơn côi và nhỏ bé của lòng người. Nó gợi lên một sự trống vắng không thể nào kể xiết.
Đúng 0 Bình luận (0) Gửi Hủy- Anh Nguyễn Phú
Câu 1: Cảm nhận về tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan khi đứng trước cảnh tượng Đèo Ngang qua bài thơ “ Qua Đèo Ngang”- Bà Huyện Thanh Quan.
Xem chi tiết Lớp 7 Ngữ văn 2 1 Gửi Hủy 41 Võ Minh Quân 4 tháng 1 2022 lúc 18:36Bà Huyện Thanh Quan là nữ thi sĩ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam trung đại. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của người là bài thơ “Qua Đèo Ngang”.
Trước hết, tác giả đã khắc họa cho người đọc thấy được hình ảnh thiên nhiên nơi đèo Ngang:
“Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.”
Khi tác giả bước tới đèo Ngang cũng là lúc “bóng xế tà” - gợi ra thời điểm kết thúc của một ngày. Thiên nhiên nơi đèo Ngang trần đầy sức sống: “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa” điệp từ “chen” kết hợp với hình ảnh “đá, lá, hoa” thật tinh tế. Có thể thấy khung cảnh đèo Ngang được khắc họa chỉ bằng vài nét nhưng lại hiện ra đầy chân thực và sinh động.
Và trong nền bức tranh thiên nhiên đó, con người lại xuất hiện. Nghệ thuật đảo ngữ “lom khom - tiều vài chú” cho thấy hình ảnh vài chú tiều với dáng đứng lom khom dưới chân núi. Và “lác đác - chợ mấy nhà” gợi ra hình ảnh vài căn nhà nhỏ bé thưa thớt, lác đác bên sông. Ở đây, nhà thơ muốn nhấn mạnh vào sự nhỏ bé của con người trước thiên nhiên rộng lớn.
Sau đó, nhà thơ đã gửi gắm tâm trạng của mình khi đứng trước khung cảnh đèo Ngang:
“Nhớ nước, đau lòng, con quốc quốc,Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.”
Hình ảnh “con quốc quốc” và “cái gia gia” không chỉ là hình ảnh thực về hai loại chim (chim đỗ quyên, chim đa đa). Tiếng kêu “quốc quốc”, “đa đa” còn bộc lộ nỗi lòng nhớ thương của mình với đất nước, quê hương.
Câu thơ “Dừng chân đứng lại, trời, non, nước” khắc họa hình ảnh nhà thơ một mình đứng tại nơi Đèo Ngang, đưa mắt nhìn ra xa cũng chỉ thấy thiên nhiên rộng lớn phía trước (có bầu trời, có núi non, dòng sông). Sự cô đơn của nhà thơ: “một mảnh tình riêng” - tình cảm riêng tư của nhà thơ không có ai để chia sẻ:
“Dừng chân đứng lại trời, non, nướcMột mảnh tình riêng, ta với ta"
Cụm từ “ta với ta” ở đây đều chỉ nhà thơ, lúc này bà chỉ có một mình đối diện với chính mình, cô đơn và lẻ loi. Từ đó, chúng ta thêm thấu hiểu hơn về nỗi cô đơn cùng cực của nhà thơ.
Như vậy, Qua Đèo Ngang đã giúp người đọc cảm nhận rõ hơn về tình yêu quê hương, đất nước của Bà Huyện Thanh Quan.
Đúng 1 Bình luận (0) Gửi Hủy Lê Phương Mai 4 tháng 1 2022 lúc 18:40Em tham khảo:
Thời gian vẫn trôi đi và bốn mùa luân chuyển. Con người chỉ xuất hiện một lần trong đời và cũng chỉ một lần ra đi mãi mãi vào cõi vĩnh hằng. Nhưng những gì là thơ, là văn, là nghệ thuật đích thực... thì còn mãi với thời gian. Có lẽ mãi mãi về sau, chúng ta vần gặp cảnh hoàng hôn và tâm sự u hoài trong hồn thơ nữ sĩ Thanh Quan qua áng văn trác tuyệt:
Bước tới Đeo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá che hoa
Lom khom dưới núi, tiều vài chú Lác đác bên sông, chợ mấy nhà Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia Dừng chân đứng lại trời, non, nước. Một mảnh tình riêng, ta với ta
Cha của nữ sĩ Thanh Quan là một nhà nho ở phường Nghi Tàm (Hà Nội). Dưới triều vua Minh Mạng, vốn hay chữ, giỏi thơ văn nên bà được vua triệu vào cung dạy các cung nữ, cung phi. Rời bỏ gia đình, chồng con, xa chốn kinh kỳ náo nhiệt, lòng nữ sĩ không khỏi u buồn.
Bà Huyện Thanh Quan được sống và được chứng kiến sự huy hoàng của triều đại nhà Lê. Hẳn trong lòng nữ sĩ không khỏi nuối tiếc cái vàng son ấy. Lời thơ của bà mang tâm sự hoài cổ. Ngay trong bài thơ Thăng Long thành hoài cổ ta thấy
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
Lối xưa xe ngựa, nền cũ lâu đài, hơi hương ngự, nếp áo chầu... phảng phất u hoài trong hồn thơ trang nhã đài các.
Hầu hết trong các thi phẩm của bà đều mở đầu bằng hình ảnh hoàng hôn. Trong bài thơ Qua đèo ngang cũng không nằm ngoài mô tip đó — một tứ thơ quen thuộc:
Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá che hoa
Ở đây cảnh chiều tà được nữ sĩ chọn để xây dựng tứ thơ, không ồn ào, náo nhiệt mà lặng lẽ âm thầm như bức tranh thuỷ mặc cổ điển. Cũng nói về Đèo Ngang nhưng với Cao Bá Quát thì Hoành sơn vang vọng hải ca với những hình ảnh hùng tráng sóng bể trắng xoá bạc đầu, sấm ran chớp giật rợn người, gió táp xô vỡ thuyền... còn với Vũ Quần Phương thì Đèo Ngang hiện ra rất ấn tượng:
Đèo Ngang gánh hai đầu đất nước...
Đèo Ngang quay cuồng trong gió bão...
Đèo Ngang thật kỳ vĩ, hoành tráng biết bao. Ngược lại với Bà Huyện Thanh Quan, Đèo Ngang hiện ra hoang sơ vắng vẻ buồn bã. Cây lá chen chúc nhau vươn ra ánh sáng mặt trời, rậm rạp hoang sơ... Gợi nỗi buồn man mác trong cảnh chiều tàn sắp tắt. Hình ảnh trong bài thơ vừa mang tính ước lệ vừa chọn lọc gây ấn tượng cho người đọc. Nếu như chỉ dừng lại ở hai câu khai ta chỉ thấy không gian và cảnh vật mà chưa thấy hết cái hay của những câu sau. Đọc toàn bài, cảnh vật đan cài vào nhau, lẫn vào nhau như màu mực đậm, nhạt trong một bức tranh cổ điển. Và đằng sau những hình ảnh ấy là tình cảm bâng khuâng, nao nao của thi nhân.
Người xưa thường nói: thơ là cô đặc của ngôn từ hay ý tại ngôn ngoại. Cả bài thơ vẻn vẹn có năm mươi sáu chữ mà ý thì sâu sắc biết bao. Bài thơ mở ra bát ngát một vùng trời mênh mông sông nước và lồng vào đó là tâm hồn nữ sĩ chất chứa riêng tư.
Ta hãy chú ý hai câu cuối:
Dừng chân đứng lại trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta
Cảnh vật được mở ra với trời, non, nước rồi bỗng se sắt lại lòng ta với ta. Đọc bài thơ Qua Đèo Ngang ta có cảm giác nhà thơ không tốn công sức để đẽo gọt gia công từ ngữ, câu văn giản dị trong sáng giàu sức biểu cảm, các thủ pháp tu từ sử dụng điêu luyện, nhuần nhuyễn. Ta không bàn đến niêm luật của bài thơ bởi đây là mẫu mực cho một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Mà chỉ cảm nhận cái nghệ thuật đặc sắc tả cảnh bốn câu thực và luận
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Cái hay của bốn câu này là giản dị, không phức hợp các mệnh đề. Đắt giá nhất phải kể đến nghệ thuật đảo trật tự cú pháp, lom khom, lác đác được sử dụng như những động từ mà lại đặt ở đầu câu, còn các chủ từ đặt cuối câu. Điều này nhăm nhấn mạnh sự vắng vẻ, tiêu điều của cuộc sống và con người chốn đèo Ngang. Ta hãy so sánh với cách viết thông thường:
Vài chú tiều lom khom dưới núi
Mấy nhà chợ lác đác bèn sông
Câu thơ trở nên thật tầm thường, mất hẳn cái hay, nét đặc sắc. Do vậy hai câu sau từ nhờ và thương được đặt lên đầu câu. Việc đưa hai từ đó lên đầu câu giúp cho người đọc đồng cảm ngay với cái tình của tác giả.
Ta nghe trong hai câu thơ đó có tiếng của thiên nhiên, của cuộc sông hay chính là tiếng lòng của thi nhân. Tiếng lòng ấy lại gặp chính nó ta với ta.
Gấp trang sách lại mà tâm hồn ta còn đang bâng khuâng cùng nữ sĩ. Thời gian cứ trôi đi vô tận, nhưng bài thơ Qua Đèo Ngang vẫn sẽ mãi mãi lắng đọng trong tâm hồn chúng ta.
Đúng 0 Bình luận (0) Gửi Hủy- Anh Nguyễn Phú
Câu 1: Cảm nhận về tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan khi đứng trước cảnh tượng Đèo Ngang qua bài thơ “ Qua Đèo Ngang”- Bà Huyện Thanh Quan.
Xem chi tiết Lớp 7 Ngữ văn 3 0 Gửi Hủy Anh Nguyễn Phú 4 tháng 1 2022 lúc 20:46thi cuối kì nha mọi người
Đúng 0 Bình luận (0) Gửi Hủy Sơn Mai Thanh Hoàng 4 tháng 1 2022 lúc 20:47TK:
“Qua Đèo Ngang” là tác phẩm nổi tiếng nhất của Bà Huyện Thanh Quan. Bài thơ được viết khi bà trên đường vào Phú Xuân, đi Qua Đèo Ngang - một địa danh nổi tiếng ở nước ta với phong cảnh hữu tình. Bằng giọng thơ man mác, hồn thơ tinh tế và lối thơ điêu luyện, bài thơ không chỉ là bức tranh thiên niên đầy màu sắc mà còn bộc lộ tâm trạng cô đơn của tác giả, có chút gì đó nuối tiếc về thời phong kiến huy hoàng đã dần tàn lụi. Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Mở đầu là hai câu đề: “Bước đến đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá, lá chen hoa” Chỉ với câu thơ đầu tiên tác giả đã khái quát lên toàn bộ về hoàn cảnh, không gian, thời gian khi viết bài thơ. Cách mở đầu rất tự nhiên, không hề gượng ép, tưởng như tác giả chỉ thuận chân "bước đến" rồi tức cảnh sinh tình trước khung cảnh đèo Ngang trong buổi chiều hoàng hôn "bóng xế tà". Hình ảnh "bóng xế tà" lấy ý từ thành ngữ "chiều ta bóng xế" gợi cho ta một nét gì đó buồn man mác, mênh mang, có chút nuối tiếc về một ngày đang sắp qua. Trong khung cảnh hoàng hôn đẹp mà buồn ấy, tác giả chú ý đến một vài hình ảnh độc đáo của đèo Ngang: "Cỏ cây chen đá, lá chen hoa". Với việc nhân quá các loại cảnh vật qua động từ "chen" cùng với phép liệt kê hàng loạt cho ta thấy nét sống động trong bức tranh khung cảnh này. Cỏ cây cùng với đá núi, lá và hoa đua nhau vươn lên đầy sức sống. Những hình ảnh nhỏ bé nhưng sức sống thật mãnh liệt. Trong ánh chiều tà lụi tàn mà còn bắt gặp được những hình ảnh này để lại cho ta thật nhiều suy nghĩ. Hai câu thực là khi tác giả đang ở trên đèo cao, phóng mắt nhìn về xung quanh, xa hơn những đá núi, cây cỏ để tìm đến bóng dáng con người: “Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà” Hình ảnh con người đã hiện ra nhưng dường như chỉ làm bức tranh thêm hiu hắt. Tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ cùng với từ láy gợi tả để thể hiện lên điều này. Con người ở đây chỉ có "tiều vài chú" kết hợp với từ láy "lom khom" dưới núi. Cảnh vật thì "lác đác" "chợ mấy nhà". Tất cả quá nhỏ bé so với cảnh thiên nhiên hùng vĩ của đèo Ngang. Dường như không khí vắng vẻ, hiu quạnh bao trùm lên toàn cảnh vật. Hai câu luận là nỗi buồn được khắc họa rõ nét qua những âm thanh thê lương: “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia” Tiếng kêu thiết tha hay chính là tiếng lòng tác giả. "Nhớ nước đau lòng con quốc quốc" là câu thơ từ điển tích xưa về vua Thục mất nước hóa thành con cuốc chỉ biết kêu "cuốc cuốc". Tiếng cuốc kêu khắc khoải càng làm bóng chiều thêm tĩnh lặng. Còn tiếng "gia gia" là tiếng kêu tha thiết gợi nỗi "thương nhà". Ở đây cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ rõ rệt. Nghệ thuật chơi chữ đồng âm độc đáo kết hợp nhân hóa cùng chuyển đổi cảm giác gây ấn tượng mạnh đã cho ta thấy được tấm lòng yêu nước thương nhà của Bà Huyện Thanh Quan. Hai câu kết, khép lại những cảm xúc cũng như khung cảnh thiên nhiên của bài thơ: “Dừng chân đứng lại: Trời, non, nước Một mảnh tình riêng ta với ta” Cảnh vật đèo Ngang thật hùng vĩ khiến tác giả dừng chân không muốn rời. Cái bao la của đất trời, núi non, sông nước như níu chân người thi sĩ. Nhưng đứng trước không gian bao la hùng vĩ ấy, tác giả chợt nhận ra nỗi cô đơn trong lòng mình dần dâng lên "một mảnh tình riêng ta với ta". Khung cảnh thiên nhiên càng rộng lớn thì nỗi cô đơn của người lữ khác cũng càng đầy. Một mảnh tình riêng, một nỗi lòng sâu kín, những tâm sự đau đáu trong lòng mà không biết chia sẻ nhắn nhủ với ai. Âm hưởng nhịp điệu câu thơ như một tiếng thở dài nuối tiếc. "Qua Đèo Ngang" là lời nhắn gửi tâm sự của nỗi lòng tác giả đến người đọc. Bài thơ không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm nét buồn mà còn là những tiếc nuối, một tấm lòng yêu nước thương dân. Phải thật giàu cảm xúc, thật yêu thiên nhiên cùng con người, Bà Huyện Thanh Quan mới có thể để lại những vần thơ tuyệt tác như vậy.
Đúng 0 Bình luận (0) Gửi Hủy Hanh Huynh 4 tháng 1 2022 lúc 20:47tâm trạng buồn , cô đơn , lẻ loi, nhớ nước thương nhà của bà huyện thanh quan trước cảnh trời đất bao la rộng lớn . tick nha cám ơn
Đúng 0 Bình luận (0) Gửi Hủy- Miko
Cảm nhận của em về bài thơ " Qua đèo ngang " của Bà Huyện Thanh quan
Xem chi tiết Lớp 7 Ngữ văn Tập làm văn lớp 7 5 0 Gửi Hủy Lê Ánh 22 tháng 11 2016 lúc 12:10“Qua đèo Ngang” là tác phẩm nổi tiếng nhất của Bà Huyện Thanh Quan . Bài thơ được viết khi bà trên đường vào Phú Xuân, đi qua đèo Ngang- một địa danh nổi tiếng ở nước ta với phong cảnh hữu tình. Bằng giọng thơ man mác, hồn thơ tinh tế và lối thơ điêu luyện, “Qua đèo Ngang” không chỉ là bức tranh thiên niên đầy màu sắc mà còn bộc lộ tâm trạng cô đơn của tác giả, có chút gì đó nuối tiếc về thời phong kiến huy hoàng đã dần tàn lụi.
Bài thơ “Qua đèo Ngang” được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Mở đầu là hai câu đề:
Bước đến đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Chỉ với câu thơ đầu tiên tác giả đã khái quát lên toàn bộ về hoàn cảnh, không gian, thời gian khi viết bài thơ. Cách mở đầu rất tự nhiên, không hề gượng ép, tưởng như tác giả chỉ thuận chân “bước đến” rồi tức cảnh sinh tình trước khung cảnh đèo Ngang trong buổi chiều hoàng hôn “bóng xế tà”. Hình ảnh “bóng xế tà” lấy ý từ thành ngữ “chiều ta bóng xế” gợi cho ta một nét gì đó buồn man mác, mênh mang, có chút nuối tiếc về một ngày đang sắp qua. Trong khung cảnh hoàng hôn đẹp mà buồn ấy, tác giả chú ý đến một vài hình ảnh độc đáo của đèo Ngang “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”. Với việc nhân quá các loại cảnh vật qua động từ “chen” cùng với phép liệt kê hoàng loạt cho ta thấy nét sống động trong bức tranh khung cảnh này. Cỏ cây cùng với đá núi, lá và hoa đua nhau vươn lên đầy sức sống. Những hình ảnh nhỏ bé nhưng sức sống thật mãnh liệt. Trong ánh chiều ta lụi tàn mà còn bắt gặp được những hình ảnh này để lại cho ta thật nhiều suy nghĩ.Hai câu thực là khi tác giả đang ở trên đèo cao, phóng mắt nhìn về xung quanh, xa hơn những đá núi, cây cỏ để tìm đến bóng dáng con người:
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
Hình ảnh con người đã hiện ra nhưng dường như chỉ làm bức tranh thêm hiu hắt. Tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ cũng với từ láy gợi tả để thể hiện lên điều này. Con người ở đây chỉ có “tiều vài chú” kết hợp với từ láy “lom khom” dưới núi. Cảnh vật thì “lác đác” “chợ mấy nhà”. Tất cả quá nhỏ bé so với cảnh thiên nhiên hùng vĩ của đèo Ngang. Dường như không khí vắng vẻ, hiu quạnh bao trùm lên toàn cảnh vật.
Hai câu luận là nỗi buồn được khắc họa rõ nét qua những âm thanh thê lương:
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
Tiếng kêu thiết tha hay chính là tiếng lòng tác giả. “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc” là câu thơ từ điển tích xưa về vua thục mất nước hóa thành con cuốc chỉ biết kêu “cuốc cuốc”. Tiếng cuốc kêu khắc khoải càng làm bóng chiều thêm tĩnh lặng. Còn tiếng “gia gia” là tiếng kêu tha thiết gợi nỗi “thương nhà”. Ở đây cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ rõ rệt. Nghệ thuật chơi chữ đồng âm độc đáo kết hợp nhân hóa cùng chuyển đổi cảm giác gây ấn tượng mạnh đã cho ta thấy được tấm lòng yêu nước thương nhà của Bà Huyện Thanh Quan.
Hai câu kết, khép lại những cảm xúc cũng như khung cảnh thiên nhiên của bài thơ :
Dừng chân đứng lại: trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.
Cảnh vật đèo Ngang thật hùng vĩ khiến tác giả dừng chân không muốn rời. Cái bao la của đất trời, núi non, sông nước như níu chân người thi sĩ. Nhưng đứng trước không gian bao la hùng vĩ ấy, tác giả chợt nhận ra nỗi cô đơn trong lòng mình dần dâng lên “một mảnh tình riêng ta với ta”. Khung cảnh thiên nhiên càng rộng lớn thì nỗi cô đơn của người lữ khác cũng càng đầy. Một mảnh tình riêng, một nỗi lòng sâu kín, những tâm sự đau đáu trong lòng mà không biết chia sẻ nhắn nhủ với ai. Âm hưởng nhịp điệu câu thơ như một tiếng thở dài nuối tiếc.
“Qua đèo Ngang” là lời nhắn gửi tâm sự của nỗi lòng tác giả đên người đọc. Bài thơ không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm nét buồn mà còn là những tiếc nuối, một tấm lòng yêu nước thương dân. Phải thật giàu cảm xúc, thật yêu thiên nhiên cùng con người, Bà Huyện Thanh Quan mới có thể để lại những vần thơ tuyệt tác như vậy.
Đúng 0 Bình luận (1) Gửi Hủy Trần Ngọc Định 22 tháng 11 2016 lúc 12:59Cảm nhận về bài thơ Qua đèo ngang
Trong thơ ca Việt Nam có hai nữ sĩ đã ghi lại tên tuổi vào dòng văn học trung đại, đó là Hồ Xuân Hương và Bà Huyện Thanh Quan. Nếu nói thơ của Hồ Xuân Hương sắc sảo, góc cạnh thì thơ của Bà Huyện Thanh Quan lại mang sự trầm lắng, sâu kín, hoài cảm, gửi gắm nỗi niềm vào lời thơ. Phong cách đó của bà đã làm ta cảm nhận sâu sắc về tình cảm bà dành cho quê hương qua bài thơ “Qua Đèo Ngang”.
“Bước đến Đèo Ngang, bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia
Dừng chân đứng lại trời, non, nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta”
Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát, giọng thơ nhẹ, trầm lặng mang nét buồn sâu lắng. Nữ sĩ tài danh lần đầu xa nhà, đặt chân đến Đèo Ngang vào một buổi xế chiều, không gian khiến ai nghe cũng cảm giác buồn, gợi nỗi niềm riêng
“Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà”
Ngay từ đầu, cảnh vật ở Đèo Ngang đã hiện lên dưới ánh nắng chiều sắp tắt, thật hữu tình nhưng vẫn hoang vu, hiu vắng. Đó là khung hiện ra trong con mắt của người xa sứ mang theo vẻ buồn mênh mang. Khoảng khắc “xế tà” xuất hiện như để bộc lộ tâm trạng buồn của một lữ khách cô đơn trước không gian rộng mà heo hút, hoang sơ của Đèo Ngang
“Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”
Điệp từ “chen” của tác giả làm cho cây cỏ lá hoa có sức sống mạnh liệt nhưng nơi đây còn hoang sơ, ít dấu chân người. Câu thơ cho em cảm xúc bâng khuâng, niềm mong ước đặt chân đến miền đất xa sôi này. Nơi đã khơi gợi niềm cảm xúc nhớ nhà của nữ sĩ. Khung cảnh ấy bất giác gieo vào lòng người đọc một ấn tượng trống vắng, lạnh lẽo cả không gian lẫn thời gian. Một bức tranh thiên nhiên đẹp nhưng lại đượm buồn. Người phụ nữ sang trọng, đài cát, ăn mặc theo lối xưa đang hướng đôi mắt buồn nhìn cảnh Đèo Ngang trong buổi chiều tà lặng êm. Và khi bước chân lên đỉnh đèo, khung cảnh đã được mở rộng thêm
“Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà”
Giữa không gian mênh mông, trống trải của Đèo Ngang không phải là không tồn tại sự sống, vẫn có người, có chợ nhưng lại quá thưa thớt. Từ láy “lom khom, lác đác” cùng từ “vài, mấy” gợi vẻ ít ỏi, thưa thớt, cuộc sống ở đây hẳn còn khó khăn, vất vả. Sự tồn tại đó không làm cho không gian trở nên ấm cúng mà trái lại càng tăng thêm vẻ tàn tạ, hiu hắt của cảnh vật mà thôi! Tác giả đã sử dụng nghệ thuật đảo ngữ, đặc sắc nhất là phép đối làm đậm vẻ bâng khuâng, dào dạt trong lòng nhà thơ. Là người phụ nữ đoan trang ở chốn phố phường đông đúc mà giờ lại chứng kiến cảnh tượng trái ngược với khung cảnh hàng ngày được thấy nên cái buồn của cảnh đã bộc lộ cái buồn kết đọng trong lòng bà. Tất cả như hòa quyện cùng với tâm hồn của nhà thơ – một tâm hồn cô đơn, trống vắng vì nỗi nhớ nhà, nhớ quê. Đến đây, em cảm nhận được một vẻ đẹp hoang sơ, heo hút buồn của Đèo Ngang qua con mắt của nhà thơ. Nữ sĩ đã thành công trong việc mượn cảnh tả tình, bày tỏ nỗi niềm hoài cổ, man mác buồn của mình. Cảnh buồn, người buồn, thậm chí cả những âm thanh vang vọng trong chiều tà cũng làm tăng thêm nỗi buồn da diết trong lòng kẻ xa quê
“Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia”
Tác giả khéo léo dùng phép chơi chữ “quốc – nước” “gia – nhà”. Âm thanh khắc khoải, da diết của tiếng chim kêu não nuột, nghẹn ngào hay tiếng lòng của nữ sĩ? Cảnh thể hiện kín đáo, nhẹ nhàng mà tha thiết, sâu sắc tình yêu, nỗi nhớ quê hương, gia đình. Nỗi niềm vời vợi nhớ thương của nhà thơ bất chợt bùng lên trong giây lát, để rồi lại trở về với cái vẻ hoang vắng vốn có của đất trời và sự cô đơn đến tuyệt đỉnh của chính nhà thơ làm xúc động lòng người
“Dừng chân đứng lại trời, non, nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta”
Cụm từ “dừng chân đứng lại” là nỗi ngập ngừng lưu luyến khi bước qua “ranh giới hai miền”, là sự đối lập khi đứng giữa đất trời mênh mông, con người trở nên nhỏ bé. Nỗi buồn của con người như cô đặc lại, không người chia sẻ, nỗi buồn được chính nhà thơ chịu đựng một mình. Tác giả đã khiến em nhận ra sự lẻ loi, bé nhỏ, cô đơn của nữ sĩ. Cụm từ “ta với ta” nghe thật cô đơn biết bao, nó diễn tả bà với chính mình, đó là sự cô đơn đến tộc độ, là nỗi buồn sâu thẳm. Nó khác hoàn toàn với “ta với ta” đầm ấm, vui tươi trong “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến. Đọc bài thơ, em đồng cảm với nỗi buồn sâu sắc của tác giả và nhận thấy một điểm đáng trân trọng trong tâm hồn người nữ sĩ tài danh, đó là tình yêu sâu nặng bà dành cho quê hương, đất nước. Bằng cách sử dụng nhiều nghệ thuật, bà Huyện Thanh Quan đã miêu tả cảnh đẹp hoang sơ của đèo Ngang thưở trước, đồng thời thể hiện nỗi cô đơn, nhớ nước thương nhà da diết của chính mình mà có lẽ chỉ có những người xa quê mới cảm nhận hết được. Đây là bài thơ đậm chất trữ tình, được đánh giá cao và thanh công nhất của Bà Huyện Thanh Quan.
Đây là bài thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc, là tác phẩm hay trong dòng thơ trung đại Việt Nam. Em yêu thích ngòi bút ngôn ngữ rất nực trang nhã của bà Huyện Thanh Quan. Bài thơ đọng lại trong ta bao cảm xúc buồn mà đáng nhớ. Nó xứng đáng được người đời ghi nhớ và hoài lưu đến tận sau này
Đúng 0 Bình luận (1) Gửi Hủy Nguyễn Trần Thành Đạt 22 tháng 11 2016 lúc 23:07
Chẳng vậy mà khi đọc bài thơ “Qua Đèo Ngang ” người đọc có thể thấu hiếu bức tranh vịnh cảnh ngụ tình sâu sắc , kín đáo của nhà thơ .
Nhà thơ mở đầu bài thơ bằng việc tả cảnh đèo nhìn từ trên cao. Khi bóng chiều đã xế, có đá núi, cây rừng, có bóng tiều phu di động, có những mái nhà ven sông… mà sao heo hút, đìu hiu đến nao lòng.
Bước tới đèo ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá lá chen hoa…
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
Cảnh gợi lên trong tâm hồn tình cảm của con người giọt buồn, giọt nhớ …. Trời đã xế chiều, bóng đã dần tàn … cảnh tượng ấy rất phù hợp với tâm trạng của bà Huyện Thanh Quan lúc này . . Đó là nỗi u hoài, gợi buồn trước sự đổi thay của xã hội . Thế nên nhà thơ Nguyễn Du cũng đã nói :
“Cảnh nào cảnh chẳng gieo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ ”
Cảnh vật ở đây cũng thật sinh động đấy : Có cả cỏ với cây điểm thêm lá và hoa nhưng tất cả lại được hiển hiện trong hoạt động “chen chúc”. Đứng trước cảnh tượng đó khiến cho con người càng gợi lên sự hoang mang, khiếp hãi. Cảnh vật thì bao la làm cho tâm hồn con người đã hiu quạnh, đơn chiếc tăng thêm sự cô đơn, vắng lặng gần như hoàn toàn trống trãi. Nhà thơ quan sát tổng thể cảnh nơi đây. Con người xuất hiện. Nhưng con người càng tô đậm thêm sự buồn vắng. Chính cảnh tượng ấy càng tạo cho nhà thơ những cảm giác hiu quạnh, tẻ nhạt, trống trải.
Tức cảnh sinh tình :
Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.
Nỗi nhớ thương, đau đớn đến tận cùng của lòng người với nhà, với nước, với thân phận cô đơn của mình lại được cộng hưởng bởi những âm vang trong tiếng kêu khắc khoải không dứt của chim cuốc giữa đỉnh cao chon von, nhìn lên chỉ thấy trời cao, nhìn xa chỉ thấy mây nước vời vợi…
Nhà thơ đã lắng nghe âm thanh của cảnh Đèo Ngang . Nhưng đó không phải là tiếng kêu của loài chim cuốc, chim đa đa . Mà nói cho đúng đó chính là tiếng lòng của nhà thơ . Nhà thơ mượn hình ảnh loài chim cuốc muốn gợi sự tiếc nuối về quá khứ, triều đại nhà Lê thời kì vàng son, hưng thịnh nay không còn nữa. Gia tộc của nhà thơ vốn trung thành với nhà Lê nhưng không thể nào theo một chế độ đã thối nát. Vả lại đây là lần đầu tiên có lẽ nhà thơ xa nhà nên “cái gia gia” gợi nỗi thủy chung, thương nhớ quê nhà. Cảnh vật vắng lặng, đơn chiếc, xót xa , buồn bã . Càng làm cho nhà thơ mỗi lúc nỗi buồn hoài cảm càng tăng .
Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.
Cả thân xác lẫn tâm linh của nhà thơ hoàn toàn tĩnh lặng . Nhà thơ cảm nhận thế giới thiên nhiên nơi đây thật rộng khoáng, bao la . Trong khi đó, con người chỉ là “một mảnh tình riêng”. Con người mang tâm trạng cô đơn, trống vắng hoàn toàn. Thiên nhiên với con người hoàn toàn đối lập với nhau càng làm nổi bật tâm trạng cô đơn, phủ nhận thực tại của nhà thơ .
“Qua Đèo Ngang” là một bài thơ trữ tình đặc sắc . Với cách sữ dụng ngôn từ trang nhã nhưng rất điêu luyện đã giúp người đọc thấy được bức tranh vịnh cảnh ngụ tình sâu kín . Cảnh Đèo Ngang thật buồn vắng phù hợp với tâm trạng con người cô đơn hoài cảm . Từ bài thơ, cảm thụ tâm cảm của nhà thơ , ta càng cảm thông nỗi lòng của tác giả và kính phục tài năng thi ca của bà Huyện Thanh Quan .
Đúng 0 Bình luận (0) Gửi Hủy Xem thêm câu trả lời- võ vương hạ
Cảm nhận của em về bài thơ "Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan
Xem chi tiết Lớp 7 Ngữ văn Câu hỏi của OLM 10 0 Gửi Hủy My Love bost toán 23 tháng 11 2018 lúc 20:08Trong nền văn học Trung đại Việt Nam có lẽ sẽ chẳng ai quên được hai nữ nhà thơ tài năng: Hồ Xuân Hương và bà huyện Thanh Quan. Nếu ở bà chúa thơ Nôm ta thấy nét bứt phá, hơi nổi loạn thì ta lại tìm thấy những xúc cảm trầm buồn nhẹ nhàng ở bà huyện Thanh Quan. Tiêu biểu đó là bài "Qua đèo ngang".Sáng tác trong một lần tác giả đi vào Huế để nhậm chức. Trên đường có đi qua địa danh này, nỗi lòng yêu nước nhớ quê hương, xót nước lạo trào dâng làm cảm hứng để tác giả ngẫu hứng bật ra những vần thơ.Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật với đầy đủ theo cấu trúc truyền thống của thể loại này, bao gồm: đề, thực, luận, kết. Qua đó đã diễn tả những nỗi niềm tâm tư của tác giả về đất nước. Đó là tuyệt thi thấm đượm nỗi buồn man mác, bâng khuâng, để lại trong lòng mỗi người không ít u sầu về lòng người cũng như thế sự đương thời bấy giờ.
" Bước tới đèo Ngang bóng xế tàCỏ cây chen đá lá chen hoa"
Vừa đặt chân đến chốn đây cũng là lúc mặt trời đổ bóng. Thời gian lúc này là " bóng xế tà ", là khoảnh thời gian kết thúc của một ngày. Xưa kia văn thơ trung đại người ta thường chỉ lấy buổi chiều làm hình ảnh trong thi phẩm chỉ khi lòng người mang đậm nỗi buồn. "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ", phải chăng là nỗi lòng bà huyện Thanh quan tài năng kia cũng mang một nỗi niềm về thế thời. Từ "chen" được điệp đến hai lần trong một câu thơ như tăng thêm chất hiu quạnh hơn. Nghệ thuật tiểu đối trong cùng một câu tạo nên nhịp thơ đăng đối hài hoà. Thêm đó lại càng làm bức tranh chiều tăng thâm phần hiu quạnh.
"Lom khom dưới núi tiều vài chúLác đác bên sông chợ mấy nhà"
Dấu hiệu sự sống, con người đến hai câu thực đã dần xuất hiện. Hình ảnh "tiều vài chú, chợ, mấy nhà" đó là tất cả hơi thở cuộc sống nơi đây. Một lần nữa nghệ thuật tiểu đối trong các câu, giữa các câu đã phần nào tô thêm vào bức tranh con người nơi đây. Biện pháp tu từ đảo ngữ được tác giả sử dụng triệt thành công " Lom khom, lác đác". Đồng thời cũng là những từ láy nhằm chỉ sự hoạt động nhỏ nhặt nhấn mạnh vào sự cô quạnh nơi đây. Đòng thời lột tả về nhịp sống mong manh, thưa thớt mà tẻ nhạt thiếu sức sống.
"Nhớ nước đau lòng con quốc quốcThương nhà mỏi miệng cái da da"
Dường như đến hai câu luận nỗi niền tâm sự càng thên trĩu nặng hơn. "Con quốc quốc" và "cái da da" tạo nên âm hưởng dìu dặt da diết cho âm điệu của câu thơ. Những cảm xúc, dòng suy nghĩ dần bộc lộ rõ hơn của tác giả. Là một nữ sĩ tài năng, tài tú không những thế bà còn là người mang nặng nòng với niềm mất nước trước bấy giờ. Thủ pháp lấy động tả tĩnh được khai thác đã khắc hoạ thêm cái u sầu của bài thơ. Nghe tiếng kêu rỉ máu của "cuốc cuốc" và cái "da da" mà lòng người thêm thê lương đau đáu về nỗi niềm thế sự. Thương cho thảm cảnh đất nước phân li, nước mất nhà tan lú bầy giờ. Dường như để tránh, xoa dịu nỗi đau ấy tác giả đã sáng tạo thay vì "quốc quốc, gia gia" trong từ quốc gia thay bằng từ đồng âm. Nhưng nỗi niềm của bà huyện Thanh Quan vẫn khắc sâu ở đó, vẫn đau đáu trìn tâm khảm, vẫn nặng trĩu u sầu thậm chí thấm đượm trong cả cảnh vật.Đến hai câu kết:
"Dừng chân đứng lại trời non nướcMột mảnh tình riêng ta với ta"
Non nước giờ đây hiện hữu trước mắt nhưng thay vì thấy sự hùng vĩ tráng lệ thì ta lại vẫn buồn vì những chữ " dừng chân đứng lại". Phải chăng cái dừng chân ấy có phải là cái dừng chân, cái dáng đứng bất lữ trước thế thời của tác giả. Mảnh đất bao la của "cuốc da" mà lòng người thấy cô đơn lạc lõng biết bao, đứng trước cái mênh mông ấy nên bà chỉ cảm thấy " mảnh tình con con". Bởi thế mà cụm từ đầy sáng tạo "ta với ta" thêm khắc sâu nỗi buồn man mác trĩu nặng lòng người hơn.Bài thơ "Qua đèo ngang" với tài năng nghệ thuật tác giả, kết hợp nhuần nhuyễn giữa các từ láy, các phép đối đã làm nên một thi phẩm để đời. Qua đó ta thấy thêm hiểu nỗi lòng của một thi nữ tài năng mà cũng đầy trân trọn và cảm thông với bà.
Đúng 0 Bình luận (0) Gửi Hủy võ vương hạ 23 tháng 11 2018 lúc 20:09 Nếu thời gian thì tự làm được không các bạn. Mình đang cần gấp. Thank you Đúng 0 Bình luận (0) Gửi Hủy Diệp Băng Dao 23 tháng 11 2018 lúc 20:09Bà Huyện Thanh Quan là 1 trong số rất ít nữ sĩ hiếm có đã ghi lại tên tưởi của mình trong văn học trung đại Việt Nam. Tác phẩm của bà hiện còn sáu bài thơ Đường luật, trong đó có bài" Qua Đèo Ngang" rất tiêu biểu và quen thuộc với bạn đọc Việt Nam.Bước tới Đèo Ngang bóng xế tàCỏ cây chen đá, lá chen hoaLom khom dưới núi tiều vài chúLác đác bên sông chợ mấy nhàNhớ nước đau lòng con quốc quốcThương nhà mỏi miệng cái gia giaDừng chân đứng lại trời,non,nướcMột mảnh tình riêng ta với ta.Đọc bài thơ,điều đầu tiên làm em ấn tượng sâu sắc là bức tranh buồn về cảnh Đèo Ngang. Nhà thơ đã đặt chân đến *** Ngang vào buổi chiều tà, thời điểm này rất dễ gợi buồng, nhất là đối với những kẻ lữ thứ xa hương. Đến với câu thơ thứ hai" cỏ cây chen đá lá chen hoa", cảnh ngang hiện lên qua hình ảnhnuis rừng rậm rạp ít chịu tác động của con người. Đến với hai câu thơ tiếp theo:" Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà."Hình ảnh con người được hiện ra không những không làm cho bức tranh sống động hơn, đông đúc hơn mà nó còn góp phần gợi thêm sự hoang sơ, heo hút, đìu hiu, vắng vẻ ở nơi đây. Các lượng từ "vài", " mấy' kết hợp với hai từ láy "lom khom", "lác đác" đã diễn tả sọ sống con gn]ời thưa thớt ở Đèo Ngang. Không những vậy, những âm thanh được nói đén trong bài càng gợi buồn:Nhớ nước đau lòng con quốc quốcThương nhà mỏi miêng cái gia gia"Âm thanh của con quốc quốc, gia gia, vốn dĩ nó đã rất não ruột, mà lại xuất hiện trong khung cảnh như vậy, thời điểm như vậy thì chắc chắn sẽ càng làm cho bài thơ hiện rõ sự trông trải, lạnh lẽo, cô đơn. Bằng nét nghệ thuật chấm phá, bà Huyện Thanh Quan đã mở ra 1 không gian gợi buồn.Đọc bài thơ ta cảm nhận sâu sắc về tâm trạng của tác giả. Rõ ràng khi đứng trước một khung cảnh như vậy, chắc hẳn bà sẽ rất buồn, không những vậy, bà còn không có ai để sẻ chia, mà một nỗi niềm không thể sẻ chia sẽ gợi cho tác giả sự cô đơn, buồn lặng. Câu thơ cuối thể hiện sự cô đơn đến tuyệt đối với cảnh trời, non, nước bao la, hùng vĩ, bà như cảm thấy mình nhỏ bé, nỗi nhớ nước thương nhà lại càng thẳm sâu. Nếu như cụm từ " ta với ta" trong " Bạn đến chơi nhà" thể hiện một tình bạn, đôi bạn gắn bó sâu nặng thì ở đây, cụm từ bộc lộ nỗi cô đơn gần như tuyệt đối của tác giả. Tuy nhiên, điều làm cho ta ngạc nhiên là sư hoài cổ của tác giả. Bà nhớ về một thuở vằng son đã đi vào dĩ vãng. Chứng tỏ rằng, bà cũng nhớ gia đình thiết tha, yêu nước sâu nặng.Đọc bài thơ, em hiểu và khâm phuc thêm tàI thơ của tác giả- bà huyện thanh quan.
Đúng 0 Bình luận (0) Gửi Hủy Xem thêm câu trả lời- Miko
Nêu cảm nhận của em về bài thơ "Qua đèo ngang" của bà Huyện thanh quan
Xem chi tiết Lớp 7 Ngữ văn Tập làm văn lớp 7 4 0 Gửi Hủy Linh Phương 10 tháng 10 2016 lúc 13:44Trong dòng văn thơ cổ Việt Nam có 2 nữ thi sĩ được nhiều người biết đến đó là Hồ Xuân Hương và bà Huyện Thanh Quan. Nếu như thơ văn của Hồ Xuân Hương sắc sảo, góc cạnh thì phong cách thơ của bà Huyện Thanh Quan lại trầm lắng, sâu kín, hoài cảm…Chẳng vậy mà khi đọc bài thơ “Qua Đèo Ngang ” người đọc có thể thấu hiếu bức tranh vịnh cảnh ngụ tình sâu sắc , kín đáo của nhà thơ .Nhà thơ mở đầu bài thơ bằng việc tả cảnh đèo nhìn từ trên cao. Khi bóng chiều đã xế, có đá núi, cây rừng, có bóng tiều phu di động, có những mái nhà ven sông… mà sao heo hút, đìu hiu đến nao lòng.Bước tới đèo ngang bóng xế tàCỏ cây chen đá lá chen hoa…Lom khom dưới núi tiều vài chúLác đác bên sông chợ mấy nhà.Cảnh gợi lên trong tâm hồn tình cảm của con người giọt buồn, giọt nhớ …. Trời đã xế chiều, bóng đã dần tàn … cảnh tượng ấy rất phù hợp với tâm trạng của bà Huyện Thanh Quan lúc này . . Đó là nỗi u hoài, gợi buồn trước sự đổi thay của xã hội . Thế nên nhà thơ Nguyễn Du cũng đã nói :“Cảnh nào cảnh chẳng gieo sầuNgười buồn cảnh có vui đâu bao giờ ”Cảnh vật ở đây cũng thật sinh động đấy : Có cả cỏ với cây điểm thêm lá và hoa nhưng tất cả lại được hiển hiện trong hoạt động “chen chúc”. Đứng trước cảnh tượng đó khiến cho con người càng gợi lên sự hoang mang, khiếp hãi. Cảnh vật thì bao la làm cho tâm hồn con người đã hiu quạnh, đơn chiếc tăng thêm sự cô đơn, vắng lặng gần như hoàn toàn trống trãi. Nhà thơ quan sát tổng thể cảnh nơi đây. Con người xuất hiện. Nhưng con người càng tô đậm thêm sự buồn vắng. Chính cảnh tượng ấy càng tạo cho nhà thơ những cảm giác hiu quạnh, tẻ nhạt, trống trải.Tức cảnh sinh tình :Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốcThương nhà mỏi miệng cái gia gia.Dừng chân đứng lại trời non nướcMột mảnh tình riêng ta với ta.Nỗi nhớ thương, đau đớn đến tận cùng của lòng người với nhà, với nước, với thân phận cô đơn của mình lại được cộng hưởng bởi những âm vang trong tiếng kêu khắc khoải không dứt của chim cuốc giữa đỉnh cao chon von, nhìn lên chỉ thấy trời cao, nhìn xa chỉ thấy mây nước vời vợi…Nhà thơ đã lắng nghe âm thanh của cảnh Đèo Ngang . Nhưng đó không phải là tiếng kêu của loài chim cuốc, chim đa đa . Mà nói cho đúng đó chính là tiếng lòng của nhà thơ . Nhà thơ mượn hình ảnh loài chim cuốc muốn gợi sự tiếc nuối về quá khứ, triều đại nhà Lê thời kì vàng son, hưng thịnh nay không còn nữa. Gia tộc của nhà thơ vốn trung thành với nhà Lê nhưng không thể nào theo một chế độ đã thối nát. Vả lại đây là lần đầu tiên có lẽ nhà thơ xa nhà nên “cái gia gia” gợi nỗi thủy chung, thương nhớ quê nhà. Cảnh vật vắng lặng, đơn chiếc, xót xa , buồn bã . Càng làm cho nhà thơ mỗi lúc nỗi buồn hoài cảm càng tăng .Dừng chân đứng lại trời non nướcMột mảnh tình riêng ta với ta.Cả thân xác lẫn tâm linh của nhà thơ hoàn toàn tĩnh lặng . Nhà thơ cảm nhận thế giới thiên nhiên nơi đây thật rộng khoáng, bao la . Trong khi đó, con người chỉ là “một mảnh tình riêng”. Con người mang tâm trạng cô đơn, trống vắng hoàn toàn. Thiên nhiên với con người hoàn toàn đối lập với nhau càng làm nổi bật tâm trạng cô đơn, phủ nhận thực tại của nhà thơ .“Qua Đèo Ngang” là một bài thơ trữ tình đặc sắc . Với cách sữ dụng ngôn từ trang nhã nhưng rất điêu luyện đã giúp người đọc thấy được bức tranh vịnh cảnh ngụ tình sâu kín . Cảnh Đèo Ngang thật buồn vắng phù hợp với tâm trạng con người cô đơn hoài cảm . Từ bài thơ, cảm thụ tâm cảm của nhà thơ , ta càng cảm thông nỗi lòng của tác giả và kính phục tài năng thi ca của bà Huyện Thanh Quan .
Đúng 0 Bình luận (2) Gửi Hủy Thảo Phương 10 tháng 10 2016 lúc 12:03“Qua đèo Ngang” là tác phẩm nổi tiếng nhất của Bà Huyện Thanh Quan . Bài thơ được viết khi bà trên đường vào Phú Xuân, đi qua đèo Ngang- một địa danh nổi tiếng ở nước ta với phong cảnh hữu tình. Bằng giọng thơ man mác, hồn thơ tinh tế và lối thơ điêu luyện, “Qua đèo Ngang” không chỉ là bức tranh thiên niên đầy màu sắc mà còn bộc lộ tâm trạng cô đơn của tác giả, có chút gì đó nuối tiếc về thời phong kiến huy hoàng đã dần tàn lụi.
Bài thơ “Qua đèo Ngang” được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Mở đầu là hai câu đề:
Bước đến đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Chỉ với câu thơ đầu tiên tác giả đã khái quát lên toàn bộ về hoàn cảnh, không gian, thời gian khi viết bài thơ. Cách mở đầu rất tự nhiên, không hề gượng ép, tưởng như tác giả chỉ thuận chân “bước đến” rồi tức cảnh sinh tình trước khung cảnh đèo Ngang trong buổi chiều hoàng hôn “bóng xế tà”. Hình ảnh “bóng xế tà” lấy ý từ thành ngữ “chiều ta bóng xế” gợi cho ta một nét gì đó buồn man mác, mênh mang, có chút nuối tiếc về một ngày đang sắp qua. Trong khung cảnh hoàng hôn đẹp mà buồn ấy, tác giả chú ý đến một vài hình ảnh độc đáo của đèo Ngang “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”. Với việc nhân quá các loại cảnh vật qua động từ “chen” cùng với phép liệt kê hoàng loạt cho ta thấy nét sống động trong bức tranh khung cảnh này. Cỏ cây cùng với đá núi, lá và hoa đua nhau vươn lên đầy sức sống. Những hình ảnh nhỏ bé nhưng sức sống thật mãnh liệt. Trong ánh chiều ta lụi tàn mà còn bắt gặp được những hình ảnh này để lại cho ta thật nhiều suy nghĩ.
Hai câu thực là khi tác giả đang ở trên đèo cao, phóng mắt nhìn về xung quanh, xa hơn những đá núi, cây cỏ để tìm đến bóng dáng con người:
Lom khom dưới núi tiều vài chúLác đác bên sông chợ mấy nhà
Hình ảnh con người đã hiện ra nhưng dường như chỉ làm bức tranh thêm hiu hắt. Tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ cũng với từ láy gợi tả để thể hiện lên điều này. Con người ở đây chỉ có “tiều vài chú” kết hợp với từ láy “lom khom” dưới núi. Cảnh vật thì “lác đác” “chợ mấy nhà”. Tất cả quá nhỏ bé so với cảnh thiên nhiên hùng vĩ của đèo Ngang. Dường như không khí vắng vẻ, hiu quạnh bao trùm lên toàn cảnh vật.
Hai câu luận là nỗi buồn được khắc họa rõ nét qua những âm thanh thê lương:
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
Tiếng kêu thiết tha hay chính là tiếng lòng tác giả. “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc” là câu thơ từ điển tích xưa về vua thục mất nước hóa thành con cuốc chỉ biết kêu “cuốc cuốc”. Tiếng cuốc kêu khắc khoải càng làm bóng chiều thêm tĩnh lặng. Còn tiếng “gia gia” là tiếng kêu tha thiết gợi nỗi “thương nhà”. Ở đây cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ rõ rệt. Nghệ thuật chơi chữ đồng âm độc đáo kết hợp nhân hóa cùng chuyển đổi cảm giác gây ấn tượng mạnh đã cho ta thấy được tấm lòng yêu nước thương nhà của Bà Huyện Thanh Quan.
Hai câu kết, khép lại những cảm xúc cũng như khung cảnh thiên nhiên của bài thơ :
Dừng chân đứng lại: trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.
Cảnh vật đèo Ngang thật hùng vĩ khiến tác giả dừng chân không muốn rời. Cái bao la của đất trời, núi non, sông nước như níu chân người thi sĩ. Nhưng đứng trước không gian bao la hùng vĩ ấy, tác giả chợt nhận ra nỗi cô đơn trong lòng mình dần dâng lên “một mảnh tình riêng ta với ta”. Khung cảnh thiên nhiên càng rộng lớn thì nỗi cô đơn của người lữ khác cũng càng đầy. Một mảnh tình riêng, một nỗi lòng sâu kín, những tâm sự đau đáu trong lòng mà không biết chia sẻ nhắn nhủ với ai. Âm hưởng nhịp điệu câu thơ như một tiếng thở dài nuối tiếc.
“Qua đèo Ngang” là lời nhắn gửi tâm sự của nỗi lòng tác giả đên người đọc. Bài thơ không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm nét buồn mà còn là những tiếc nuối, một tấm lòng yêu nước thương dân. Phải thật giàu cảm xúc, thật yêu thiên nhiên cùng con người, Bà Huyện Thanh Quan mới có thể để lại những vần thơ tuyệt tác như vậy.
Đúng 0 Bình luận (4) Gửi Hủy Linh Phương 10 tháng 10 2016 lúc 13:29Trong dòng văn thơ cổ Việt Nam có 2 nữ thi sĩ được nhiều người biết đến đó là Hồ Xuân Hương và bà Huyện Thanh Quan. Nếu như thơ văn của Hồ Xuân Hương sắc sảo, góc cạnh thì phong cách thơ của bà Huyện Thanh Quan lại trầm lắng, sâu kín, hoài cảm…Chẳng vậy mà khi đọc bài thơ “Qua Đèo Ngang ” người đọc có thể thấu hiếu bức tranh vịnh cảnh ngụ tình sâu sắc , kín đáo của nhà thơ .Nhà thơ mở đầu bài thơ bằng việc tả cảnh đèo nhìn từ trên cao. Khi bóng chiều đã xế, có đá núi, cây rừng,có bóng tiều phu di động, có những mái nhà ven sông… mà sao heo hút, đìu hiu đến nao lòng.Bước tới đèo ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá lá chen hoa…Lom khom dưới núi tiều vài chúLác đác bên sông chợ mấy nhà.Cảnh gợi lên trong tâm hồn tình cảm của con người giọt buồn, giọt nhớ …. Trời đã xế chiều, bóng đã dần tàn … cảnh tượng ấy rất phù hợp với tâm trạng của bà Huyện Thanh Quan lúc này . . Đó là nỗi u hoài, gợibuồn trước sự đổi thay của xã hội . Thế nên nhà thơ Nguyễn Du cũng đã nói :“Cảnh nào cảnh chẳng gieo sầu Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ ”Cảnh vật ở đây cũng thật sinh động đấy : Có cả cỏ với cây điểm thêm lá và hoa nhưng tất cả lại được hiểnhiện trong hoạt động “chen chúc”. Đứng trước cảnh tượng đó khiến cho con người càng gợi lên sự hoang mang, khiếp hãi. Cảnh vật thì bao la làm cho tâm hồn con người đã hiu quạnh, đơn chiếc tăng thêm sự cô đơn, vắng lặng gần như hoàn toàn trống trãi. Nhà thơ quan sát tổng thể cảnh nơi đây. Con người xuất hiện. Nhưng con người càng tô đậm thêm sự buồn vắng. Chính cảnh tượng ấy càng tạo cho nhà thơ nhữngcảm giác hiu quạnh, tẻ nhạt, trống trải.Tức cảnh sinh tình :Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốcThương nhà mỏi miệng cái gia gia.Dừng chân đứng lại trời non nước Một mảnh tình riêng ta với ta. Nỗi nhớ thương, đau đớn đến tận cùng của lòng người với nhà, với nước, với thân phận cô đơn của mình lại được cộng hưởng bởi những âm vang trong tiếng kêu khắc khoải không dứt của chim cuốc giữa đỉnh cao chon von, nhìn lên chỉ thấy trời cao, nhìn xa chỉ thấy mây nước vời vợi… Nhà thơ đã lắng nghe âm thanh của cảnh Đèo Ngang . Nhưng đó không phải là tiếng kêu của loài chim cuốc, chim đa đa . Mà nói cho đúng đó chính là tiếng lòng của nhà thơ . Nhà thơ mượn hình ảnh loài chimcuốc muốn gợi sự tiếc nuối về quá khứ, triều đại nhà Lê thời kì vàng son, hưng thịnh nay không còn nữa.
Đúng 0 Bình luận (0) Gửi Hủy Xem thêm câu trả lờiKhoá học trên OLM (olm.vn)
- Toán lớp 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
- Toán lớp 8 (Cánh Diều)
- Toán lớp 8 (Chân trời sáng tạo)
- Ngữ văn lớp 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
- Ngữ văn lớp 8 (Cánh Diều)
- Ngữ văn lớp 8 (Chân trời sáng tạo)
- Tiếng Anh lớp 8 (i-Learn Smart World)
- Tiếng Anh lớp 8 (Global Success)
- Khoa học tự nhiên lớp 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
- Khoa học tự nhiên lớp 8 (Cánh diều)
- Khoa học tự nhiên lớp 8 (Chân trời sáng tạo)
- Lịch sử và địa lý lớp 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
- Lịch sử và địa lý lớp 8 (Cánh diều)
- Lịch sử và địa lý lớp 8 (Chân trời sáng tạo)
- Giáo dục công dân lớp 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
- Giáo dục công dân lớp 8 (Cánh diều)
- Giáo dục công dân lớp 8 (Chân trời sáng tạo)
- Công nghệ lớp 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
Từ khóa » Nỗi Quan Hoài Vạn Cổ Là Gì
-
Nỗi Hoài Nhớ Trong Thơ Bà Huyện Thanh Quan
-
NỖI U HOÀI TRONG THƠ BÀ HUYỆN THANH QUAN
-
Bình Giảng Bài Thơ Thăng Long Thành Hoài Cổ Của Bà Huyện Thanh ...
-
Phân Tích Bài Chiều Hôm Nhớ Nhà Của Bà Huyện Thanh Quan.
-
"Thăng Long Thành Hoài Cổ" - Bài Thơ Tuyệt Bút Của Bà Huyện Thanh ...
-
Bà Huyện Thanh Quan Và Tinh Thần Hoài Cổ - Nguyễn Trường Tộ
-
Ba Huyen Thanh Quan - Tài Liệu Text - 123doc
-
Nỗi Niềm Hoài Cổ Của Tác Giả Trong Bài Ông đồ Có ý Nghĩa Như Thế Nào
-
Top 10 Bài Thơ Hay Của Bà Huyện Thanh Quan
-
Thăng Long Thành Hoài Cổ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đề Số 47: Phân Tích Giá Trị Của Những Từ Hán Việt Trong Bài Thơ ...
-
Tại Sao Chúng Ta Lại Hoài Niệm? - The Manager - Nhaquanly
-
Tiểu Luận | ĐOÀN THUẬN | Trang 3