#1 Cách Tính độ Dốc Mái Ngói - Tôn - Bê Tông Chính Xác 2022

Cách tính độ dốc mái như thế nào là hợp lý? Chính là nội dung và thắc mắc của rất nhiều gia chủ gửi đến cho Nội thất My House trong thời gian gần đây. Vì vậy, trong bài viết hôm nay, MyHouse sẽ dành toàn bộ thời lượng để cung cấp những thông tin quan trọng giúp độc giả hiểu rõ hơn về độ dốc mái và cách tính chúng hiệu quả nhất.

  1. Mái dốc là gì?
  2. Tầm quan trọng của độ dốc mái nhà?
  3. Cách tính độ dốc mái nhà
    1. Cách tính độ dốc mái tôn
      1. Độ dốc mái tôn là gì?
      2. Tiêu chuẩn đo độ dốc mái tôn đúng kĩ thuật
      3. Công thức tính độ dốc thoát nước mái tôn
      4. Độ dốc của mái tôn phụ thuộc vào các yếu tố
      5. Cách tính độ dốc và góc dốc chuẩn cho mái tôn
      6. – Tính độ dốc mái tôn 
    2. Cách tính độ dốc mái ngói
    3. Độ dốc cho các loại mái nhà 
      1. Đối với mái bằng
      2. Đối với mái ngói
      3. Đối với mái đổ bê tông
      4. Đối với mái nhà lợp rơm rạ
      5. Đối với mái kính
    4. Đối với mái tôn

Mái dốc là gì?

Mái dốc là mái có độ dốc <8%, mái càng dốc (độ dốc lớn) thì thoát nước càng nhanh nhưng  cũng mang đến việc tốn vật liệu làm mái. Độ dốc của mái phụ thuộc vào chất liệu được sử dụng để làm mái.

Mái dốc là gì?
Mái dốc là gì?

Tầm quan trọng của độ dốc mái nhà?

Độ dốc của mái nhà đóng vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết trong thiết kế nhà ở hiện nay. Nó là bộ phận giúp quá trình thoát nước của mái trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn mỗi khi trời mưa.

Đồng thời cũng hạn chế hiện tượng tượng đọng hay tràn sóng và gây thấm dột trong quá trình sử dụng

Độ dốc mái nhà có vai trò gì?
Độ dốc mái nhà có vai trò gì?

Chính vì vậy, việc hiểu và biết vận dụng cách tính độ dốc mái nhà đúng kỹ thuật, dễ dàng và thuận tiện là điều được mọi gia đình quan tâm, chú ý.

Cách tính độ dốc mái nhà

Chúng ta có công thức tính độ dốc các loại mái cơ bản như sau:

i = H/L
Cách tính độ dốc mái nhà
Cách tính độ dốc mái nhà

Trong đó:

  • i là ký hiệu chỉ độ dốc
  • H là chiều cao mái
  • L là chiều dài mái

Cách tính độ dốc mái tôn

Độ dốc mái tôn là gì?

Độ dốc của mái tôn được hiểu là độ nghiêng của mái theo một tỷ lệ nhất định và phù hợp với kết cấu của mỗi công trình, với mục đích để thoát nước trên mái, tránh việc ứ đọng nước trên mái gây thấm dột.

Cách tính độ dốc mái tôn
Cách tính độ dốc mái tôn

Tiêu chuẩn đo độ dốc mái tôn đúng kĩ thuật

Thực tế, mái tôn có độ dốc tối thiểu là 10%. Cụ thể như sau:

  • Độ dốc mái tôn lợp nhà: tùy theo từng công trình dân dụng, nhà xưởng hay nhà ở khác nhau, mà độ dốc của mái tôn cũng cần phù hợp tối thiểu là 10%, điều này giúp đảm bảo nước có thể chạy xuống dễ dàng và không bị ứ đọng nước trên mái tôn.
  • Độ dốc mái tôn lợp tầng hầm: với mái tôn lợp tầng hầm thì còn tùy thuộc vào độ dốc của tầng hầm  mà chúng sẽ có độ dốc tối đa là 20%. Nếu nhà có chiều sâu dành cho tầng hầm thì thiết kế dốc thoải xuống sẽ nhẹ nhàng hơn.
  • Độ dốc mái tôn sàn bê tông, sàn vệ sinh: cần phải đảm bảo độ dốc của mái tôn thấp nhất là 15% để đảm bảo cho việc thoát nước dễ dàng hơn.

Xem thêm: [Tiêu chuẩn] Khoảng cách xà gồ mái tôn & Hợp phong thủy nhất 2022

Công thức tính độ dốc thoát nước mái tôn

Tùy thuộc vào vật liệu lợp mái tôn và độ dốc của mái nhà sản xuất chúng ta có thể lấy độ đốc như sau:

  • Mái lợp tôn múi là: 15 – 20%;
  • Mái lợp fibrô xi măng là: 30 – 40%;
  • Mái lợp ngói là: 50 – 60%;
  • Mái lợp tấm bê tông cốt thép là: 5 – 8%.

Độ dốc của mái tôn phụ thuộc vào các yếu tố

Độ dốc của mái tôn phụ thuộc vào các yếu tố cụ thể sau đây:

  • Lưu lượng mưa tại địa phương.
  • Loại tôn sử dụng là tôn 5 sóng hay tôn 11 sóng và sóng cao hay sóng thấp.
  • Đảm bảo tính thẩm mỹ của công trình.
  • Chiều dài của mái cần phải đảm bảo cho quá trình thoát nước được dễ dàng hơn.

Cách tính độ dốc và góc dốc chuẩn cho mái tôn

– Tính độ dốc mái tôn 

Độ dốc mái tôn là tỷ số giữa chiều cao / chiều dàimái tôn được tính bằng công thức sau :

i = m×100% = HL×100%i = m×100% = HL×100%

Trong đó:

  • i là độ dốc.
  • H là chiều cao mái.
  • L là chiều dài của mái.
  • m là hệ số độ dốc mái m= H/L = tan α.

+ Độ dốc 10% có chiều cao mái H = 1m, chiều dài mái L = 10m.

+ Độ dốc 100% là gì? Độ dốc 100% có góc dốc 45 độ khi chiều cao H bằng với chiều dài L

Tính góc dốc mái tôn

Góc dốc alpha được tính bằng công thức sau:

anpha = arctang (H/L) / 3,14 x 180

Cách tính độ dốc mái ngói

Mời các bạn tham khảo công thức tính độ dốc mái ngói thông dụng sau đây:

Cách tính độ dốc mái ngói
Cách tính độ dốc mái ngói

Trong đó:

  • α là ký hiệu chỉ độ dốc
  • H là chiều cao mái
  • L là chiều dài mái

Độ dốc cho các loại mái nhà 

Đối với mái bằng

  • Theo quy định, hiện nay mái bằng phải có độ dốc nhỏ hơn 8%. Trên thực tế, các mô hình mái bằng sử dụng độ dốc thông thường ở mức 2%.

Đối với mái ngói

  • Các loại mái ngói cao cấp dạng ngói âm dương (Ngói Thái, Nhật, …..…) thường độ dốc của mái ở mức là 25°(40%).
  • Đối với các loại ngói dẹt, ngói ta, ngói vảy cá, ngói móc: thì mái có độ dốc là 35-60°
  • Đối với ngói xi măng: thì độ dốc của mái ở mức là 45% – 75%
Độ dốc mái ngói là bao nhiêu?
Độ dốc mái ngói là bao nhiêu?

Xem thêm: [TOP] Biệt thự 2 tầng mái thái – 30 Mẫu thiết kế & Bản vẽ đẹp nhất 2023

Đối với mái đổ bê tông

  • Các loại mái đổ bê tông rồi dán ngói trang trí bên trên thì độ dốc mái có thể lớn hơn khoảng 30-45°, nhưng không được nhỏ quá hơn 20° và lớn hơn 90°. Độ dốc tối thiểu 20° để nước mưa xuống kịp chảy xuống, đặc biệt là khi mưa lớn.

Đối với mái nhà lợp rơm rạ

  • Các loại mái này lại cần độ dốc khá cao, thấp nhất là 45° và thường là 50° để nước mưa chảy xuống nhanh.

Đối với mái kính

  • Độ dốc tối thiểu của loại mái này là 14-15°, tối đa 60°.

Đối với mái tôn

  • Mái có độ dốc 18-35°(30-75%), thường lấy 25°(40%).
  • Khi lợp tôn phẳng thì mái có độ dốc 12- 18° (20-30%), thường lấy 16°(25%).

Xem thêm:

  • [New] Quy định chiều cao xây dựng nhà ở – Số tầng & Mật độ mới 2023
  • [Tư Vấn] Bảng dự toán chi phí xây dựng nhà ở chi tiết chuẩn nhất 2023

Trên đây, chúng tôi đã cung cấp cho bạn những cách tính độ dốc mái tôn, mái ngói và các loại mái phổ biến khác. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp ích cho độc giả trong quá trình xây dựng và hoàn thành công trình nhà ở hoàn hảo nhất.

04/01/2023 – KTS Hồ Văn Việt

Rate this post

Từ khóa » Cách Tính độ Dốc Mái Bê Tông