Độ Dốc Mái Bê Tông Dán Ngói Bao Nhiêu Là Hợp Lý? - Angcovat
Có thể bạn quan tâm
Thay vì làm nhà lợp ngói hiện nay nhiều gia chủ lựa chọn xây mái bê tông dán ngói bởi những ưu điểm tuyệt vời mà nó mang lại. Mỗi gia chủ khi thiết kế nhà đều mong muốn ngôi nhà của mình đạt tiêu chuẩn lại vừa toát lên giá trị thẩm mỹ. Để làm được điều đó thì độ dốc mái bê tông dán ngói đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vậy mái bê tông dán ngói có độ dốc bao nhiêu là đạt tiêu chuẩn? Cùng KTS Angcovat tìm hiểu ngay sau đây.
Kiến trúc sư chia sẻ độ dốc mái bê tông dán ngói tiêu chuẩn
1. Đặc điểm, cấu tạo của độ dốc mái bê tông dán ngói
Trước khi đi tìm hiểu về độ dốc mái bê tông dán ngói đúng tiêu chuẩn, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những đặc điểm và cấu tạo của loại mái ngày để có thể tìm ra câu trả lời đúng nhất.
Mái dốc bê tông cốt thép hiện không còn xa lạ gì bởi nó đang dần trở thành xu hương được nhiều người hướng đến. Loại nói này có những ưu điểm riêng mà nhà lợp ngói vì kèo hay nhà lợp mái tôn lạnh không có được. Thi công mái bê tông dán ngói dù tốn công sức hơn nhưng lại giúp gia chủ tiết kiệm được nhiều chi phí hơn so với sử dụng li tô mà lại mang đến nhiều tiện ích và đảm bảo tính thẩm mỹ cho công trình.
Đặc điểu của loại mái bê tông dán ngói đó là mái được đổ bê tông cốt thép toàn khối theo độ dốc của mái sau đó dán các viên ngói lên nhờ sự kết dính giữa ngói và mặt phẳng của bê tông. Sử dụng loại mái này hiệu quả và đảm bảo độ bền vững. Ngoài ra xây mái bê tông dán ngói cho biệt thự giúp tăng cường độ vững chắc cho mái nhà khi gặp gió bão. Mái được làm từ 2 lớp chính bao gồm bê tông cốt thép (đây là chất liệu hiện đại có độ vững chắc vô cùng cao) và lớp ngói phía trên, nhờ vậy nên vô cùng chắc chắn, nguy cơ thiệt hại do gió bão của loại mái này cũng rất thấp. Nhờ kết cấu 2 lớp và khá dày, loại mái này còn có khả năng chống tiếng ồn, cách nhiệt, chống nắng và chống thấm tốt hơn các loại mái khác. Tuy nhiên, mái bê tông dán ngói có một vài hạn chế như mất nhiều thời gian và có khống lượng nặng hơn so với mái lợp ngói. Nên gia chủ vẫn cần cân nhắc thêm nhiều yếu tố về điều kiện thực tế hay kết cấu công trình để lựa chọn loạn mái này.
Cấu tạo của mái bê tông dán ngói bao gồm 6 lớp, bạn có thể quan sát theo ảnh dưới đây:
Cấu tạo độ dốc mái bê tông dán ngói gồm 6 bộ phận
Có thể bạn quan tâm: Không thể bỏ qua 100+ bản vẽ nhà cấp 4 siêu đẹp
- Lớp trong cùng của mái bê tông dán ngói là lớp trần bê tông được dùng loại bê tông mác 200. Trong trường hợp đặc biệt về mặt chịu lực của kết cấu mái mới dùng đến 300 vì bê tông các càng cao thì khả năng nứt vỡ dưới khí hậu nóng ẩm càng lớn. Ngược lại nếu bê tông thấp hơn 200 thì lại khiến cho mái bị thấm, dột phải sửa chữa.
- Lớp vữa xi măng chống thấm giúp cho phần mái bê tông dán ngói hạn chế tối đa khả năng thấm ẩm
- Gachmat chống nóng
- Lớp lưới gia chường
- Lớp xi măng chuyên dụng có chất kết dính
- Lớp ngói: Màu sắc và chất liệu của ngói phụ thuộc vào sở thích của gia chủ.
2. Tầm quan trọng của độ dốc mái bê tông dán ngói
Trong các thiết kế mái dốc, việc tính toán chính xác độ dốc của mái là điều vô cùng quan trọng. Độ dốc mái bê tông dán ngói được tạo ra được từ các thanh đáy và thanh cánh của kèo. Có vai trò vô cùng quan trọng trong kết cấu của ngôi nhà, là thành phần quyết định kiến trúc mái. Đặc biệt độ dốc mái càng lớn sẽ giúp lớp ngói dán càng an toàn.
Độ dốc mái bê tông dán ngói lý tưởng nhất vừa đáp ứng được công năng thoát nước vừa giúp căn nhà thẩm mỹ hơn. Độ dốc ảnh hưởng đến khả năng thoát nước của mái mỗi khi trời mưa. Một mái nhà có độ dốc hợp lý sẽ hạn chế được tình trạng nước bị tù đọng trên mái dẫn đến dột nước thấm ngược vào trong nhà. Chính vì vậy gia chủ phải tính toán chính xác được độ dốc mái bê tông dán ngói trước khi thiết kế ngôi nhà của mình.
>>Chia sẻ kinh nghiệp làm mái nhật đua ra bao nhiêu là đẹp và hợp lý nhất
3. Kiến trúc sư trả lời câu hỏi độ dốc mái bê tông dán ngói là bao nhiêu
Độ dốc mái bê tông dán ngói vàng trong xây dựng
Độ dốc mái bê tông dán ngói thẩm mỹ của mái nhà phụ thuộc vào tỉnh lệ vàng của mái nhà, mà tỷ lệ vàng là tỷ lệ đẹp giữa hai cạnh góc vuông của một tam giác. Từ đó suy ra góc anpha thẩm mỹ phải đạt sấp sỉ từ 30 đến 35 độ mới là đẹp nhất. Với "tỷ lệ độc dốc vàng" này mái dốc vừa phải không quá cao sẽ làm tăng thêm diện tích mái tốn chi phí hơn nữa độ dốc quá cao cũng rất khó thi công. Bên cạnh đó nếu độ dốc thấp hơn tỷ lệ vàng này sẽ không đẹp " nhìn căn nhà có vẻ nhu lùn" và không an toàn cho việc thoát nước.
Độ dốc mái bê tông dán ngói càng lớn thì nước sẽ thoát càng nhanh. Tuy nhiên, khi mái càng dốc thì diện tích cũng sẽ lớn hơn, tiêu tốn vật liệu nhiều hơn. Vậy độ dốc mái nhà phải đảm bảo bao nhiêu là an toàn? và cách tính mái ngói như thế nào? Dưới đây Angcovat sẽ đưa bạn công thức để tính được độ dốc của mái bê tông dán ngói hoàn hảo nhất, phù hợp với từng thiết kế nhà.
>>Xem ngay: Chia sẻ những mẫu nhà 15x20m hoàn hảo nhất
Độ dốc mái bê tông dán ngói đạt tỷ lệ vàng
Công thức tính độ dốc mái bê tông dán ngói đúng nhất
Có rất nhiều gia chủ khi đặt câu hỏi tư vấn cho Angcovat đó là “độ dốc mái bê tông dán ngói được tính như nào?”. Mái nhà càng dốc tốc độ thoát nước càng nhanh tuy nhiên sẽ tốn nhiều diện tích và tốn nhiều vật liệu. Dưới đây là hướng dẫn cách tính độ dốc mái an toàn cho ngôi nhà của bạn. Dưới đây là công thức:
- Hệ số độ dốc mái: m = H/L = tan(α)
- Độ dốc mái: i% = m x 100% = H/L x 100%
- Góc α: α = arctan (m)
Công thức tính độ dốc mái bê tông dán ngói đúng chuẩn
Trong công thức trên:
- α là ký hiệu chỉ độ dốc mái
- H là chiều cao mái nhà
- L là chiều dài mái nhà
Ví dụ: Độ dốc mái 100% => H = 100, L = 100
Hệ số dốc mái: m = 1 => α = arctan(1)= 45 độ
>>Tìm hiểu chi phí xây nhà 2 tầng 130m2 chính xác nhất
Việc tính toán độ dốc mái bê tông dán ngói cũng phải lưu ý đến loại ngói lợp có gờ chắn nước tạt ngang hay không. Chẳng hạn như đối với loại ngói 22 hay ngói màu xi măng, 2 loại này thường được thiết kế có gờ chắn ngang, khắc biệt so với ngói ta thì không có gờ này. Chính vì mỗi loại ngói khác nhau lại có cấu tạo và đặc điểm khác ngau này, mà về độ dốc mái bê tông dán ngói cũng có sự khác biệt. Mái ngói không có gờ chắn ngang cần có độ dốc cao hơn loại ngói có gờ chắn để đảm bảo được tính thẩm mỹ và tính an toàn của thiết kế. Ở nước ngoài, có nhiều loại ngói bê tông được thiết kế có thể lợp với độ dốc rất thấp 10-12.5°, và dĩ nhiên các loại ngói này có gờ chắn nước rất tốt. Mặc dù vậy, không hẳn có thể lợp được như vậy ở những nơi có nhiều mưa gió. Nếu bạn lợp mái nhà ở khu vực trống trải, hoặc hay bị ảnh hưởng nhiều của gió bão thì cũng cần điều chỉnh độ dốc cao hơn.
Trong xây dựng kiến trúc, độ dốc của mái bê tông dán ngói có thể lớn hơn khoảng 30 đến 45 độ, nhưng không được nhỏ quá hơn 20 độ và không được lớn hơn 90 độ. Độ dốc tối thiểu 20 độ để nước mưa có thể thoát xuống kịp, đặc biệt là khi mưa lớn. Còn độ dốc tối đa là 90 độ thì dĩ nhiên không ai lại lợp nhà dốc quá như vậy!
Hy vọng với những thông tin trên đây gia chủ đã có thể tính toán được độ dốc mái bê tông dán ngói chuẩn xác nhất.
>>Tham khảo: Những mẫu nhà vuông có hầm hoàn mỹ nhất
4. Kỹ thuật dán ngói lên mái bê tông đúng chuẩn và đảm bảo tính thẩm mỹ
Khi đã xác định được độ dốc mái bê tông dán ngói và đã lên bản vẽ thiết kế nhà hoàn chỉnh chúng ta đã có thể bắt tay vào thi công công trình. Đầu tiên trong các bước làm mái bê tông dán ngói đó là chuẩn bị nguyên vật liệu cần thiết để đảm bảo tuổi thọ của mái bê tông dán ngói, tránh việc phải sửa chữa sau này và có sức chống chịu thời tiết tốt.
- Chuẩn bị các vật liệu để trộn bê tông: Cát vàng, sắt thép, đá 1x2cm, xi măng, nước.
- Chuẩn bị vữa xi măng (có thể trộn sẵn) là chất kết dính không thể thiếu để duy trì sự liên kết giữa ngói và mặt phẳng bê tông.
- Các kỹ sư khuyên dùng lưới thủy tinh gia cường trong khi tiến hành cách dán ngói lên mái bê tông vì nó là dạng lưới không gợi sóng được dùng như vật liệu tăng cường sức chịu lực, ứng dụng kết hợp với chất chống thấm lỏng, dùng chống thấm đặc dụng những vị trí, những cấu trúc xây dựng có độ giao động thường xuyên. Nó được thiết kế cho phép chất chống thấm lỏng xuyên qua, do đó tạo thành hệ thống màng hiệu suất cao chịu đựng lực hai chiều giữa lớp trên và lớp đáy tác động trên nó. Như vậy cần chuẩn bị cả vữa xi măng chống thấm lỏng để kết hợp với lưới gia cường tạo lên một lớp chống thấm hiệu quả.
- Gachmat chống nóng: Có hoặc không cần thiết
- Ngói: Là vật liệu không thể thiếu để tiến hành cách dán ngói lên mái bê tông, chúng ta chọn loại ngói chất lượng tốt và lưu ý chọn màu ngói hợp phong thủy, hợp kiến trúc. Có thể dùng ngói thái, ngói sóng, các tấm ngói giả…
- Các dụng cụ để trộn bê tông và dán ngói: xẻng, bay, bàn gỗ, cào, cuốc…
>>Có thể bạn quan tâm: KTS chia sẻ phương án làm phòng ngủ có gác lửng đẹp nhất
Chia sẻ các bước làm độ dốc mái bê tông dán ngói đúng chuẩn nhất
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các nguyên vật liệu xây dựng cần thiết, chúng ta có thể bắt đầu vào các bước làm mái bê tông dán ngói. Để thiết kế đúng tiêu chuẩn và đảm bảo tính thẩm mỹ cao, bạn hãy thực hiện theo 3 bước dưới đây:
Bước 1: Trộn và đầm bê tông: Trộn bê tông mac 200 theo đúng tỷ lệ đã quy định về cát vàng, đá 1x2cm và nước. Vữa bê tông nếu không được đầm thì bên trong lớp vữa vẫn còn độ rỗng rất lớn. Nếu tồn tại các độ rỗng như vậy thì sau khi bê tông đã đóng rắn thì kết cấu bê tông không đặc chắc, chịu lực kém, dễ bị thấm. Trong kỹ thuật đổ bê tông mái dốc dán ngói, đầm bê tông sẽ đảm bảo vữa bê tông lấp kín được các khoảng hở của cốt thép, bao bọc được hoàn toàn cốt thép, đảm bảo được độ bền, khả năng chống thấm tốt.
Bước 2: Gia cường bề mặt kết hợp chống thấm mái: Sau khi đầm lại chúng ta xoa phẳng mặt bê tông sao cho không có sự ghồ gề và lồi lõm. Sau đó, để thực hiện cách dán ngói lên mái bê tông dễ dàng và đảm bảo sự bền vững chúng ta tiến hành hành rắc một lớp bột xi măng rất thưa lên bề mặt bê tông rồi dùng bàn gỗ xoa thật kỹ mặt bê tông. Tiếp đó dùng lưới thủy tinh gia cường gắn vào lớp vữa thứ 1 khi lớp vữa này đang còn ướt, tấm lưới phải được đặt theo chiều từ trên xuống dưới và tấm sau chồng lên tấm trước tối thiểu là 10cm. Tiếp tục trát lớp vữa thứ 2 lên để hoàn thiện bề mặt tường, dùng bay hoặc bàn xoa để thi công tạo mặt phẳng cho bề mặt , lúc này lớp lưới thủy tinh đã hoàn toàn bị che phủ. Khi đó ta được một lớp mặt bê tông nhẵn phẳng gọi là lớp mặt gia cường của mái dốc bê tông cốt thép. Những ngày sau, bề mặt bê tông có màu xanh bóng và hầu như không thấm nước. Lớp mặt gia cường có tác dụng tăng cường an toàn thấm cho bê tông mái, phòng khi có thể bị khuyết tật khi đầm.
Bước 3: Bảo dưỡng mái bê tông: Việc bảo dưỡng ẩm độ dốc mái bê tông dán ngói cần được tiến hành ngay sau khi gia cường bề mặt bê tông để đảm bảo bê tông không bị nứt mặt do bị mất nước.
>>Xem thêm: Chia sẻ phương án bố trí mặt bằng nhà phố 5x15 khoa học và tiện nghi nhất
5. Những lưu ý về độ dốc mái bê tông dán ngói
Một vài lưu ý quan trọng về độ dốc mái bê tông dán ngói
Trong quá trình thi công công trình cần có một số lưu ý về độ dốc mái bê tông dán ngói. Hãy tham khảo những lưu ý dưới đây để có thể sở hữu công trình hoàn hảo nhất nhé.
- Một số loại ngói 22, ngói xi măng có gờ chắn ngang làm độ dốc thấp hơn loại ngói không có gờ chắn ngang. Khách hàng lựa chọn vật liệu sao cho phù hợp với điều kiện môi trường nơi xây dựng.
- Với điều kiện khí hậu nhiều mưa gió không phù hợp với những loại mái bê tông dán ngóicó độ dốc thấp.
- Đối với những vùng ảnh hưởng nhiều của mưa bão, khu vực trống cần điều chỉnh độ dốc mái bê tông dán ngói cao hơn để thích nghi với môi trường khí hậu.
- Độ dốc mái bê tông dán ngói càng lớn lợp ngói an toàn vì vậy không nên nhỏ quá 20 độ. Dưới 20 độ có thể ảnh hưởng đến chất lượng công trình làm hỏng trần hoặc thấm dột…
- Trong trường hợp không cho phép độ dốc mái bê tông dán ngói cao cần xử lý bằng kinh nghiệm tại các khe chồng mí giúp đảm bảo an toàn khi mưa gió xảy ra.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về độ dốc mái bê tông dán ngói chính xác nhất mà bạn đang tìm kiếm. Hãy theo dõi thêm các bài viết sau của Angcovat để cập nhật thêm được nhiều kiến thức thú vị về kiến trúc xây dựng nhé. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gọi qua số hotline để được chúng tôi tư vấn nhanh chóng và kịp thời nhất.
>>Xem ngay: Giải đáp chi tiết cho khách hàng về trần bê tông dày bao nhiêu
Từ khóa » Cách Tính độ Dốc Mái Bê Tông
-
Công Thức Tính độ Dốc Mái Cho Từng Hạng Mục Công Trình Hiện Nay
-
Cách Tính độ Dốc Trong Thiết Kế Mái, Sàn Nhà Vệ Sinh, Tầng Hầm
-
#1 Cách Tính độ Dốc Mái Ngói - Tôn - Bê Tông Chính Xác 2022
-
Độ Dốc Mái Là Gì? Cách Tính độ Dốc Mái Tôn, độ Dốc Mái Ngói
-
Cách Tính độ Dốc Mái Nhà Và Diện Tích Mái Nhà đơn Giản - XÂY DỰNG
-
Cách Tính Độ Dốc Mái Tôn Đúng Tiêu Chuẩn Từ Chuyên Gia
-
Cách Tính độ Dốc Mái Ngói - Tôn - Bê Tông Chính Xác Mới Nhất Hiện Nay
-
Tiêu Chuẩn độ Dốc Mái Tôn Và Cách Tính Chuẩn Trong Kỹ Thuật
-
Cách Tính độ Dốc Mái Theo Tiêu Chuẩn, Mái Ngói, Mái Thái, Mái Tôn ...
-
Cách Tính độ Dốc Trong Xây Dựng đơn Giản, Chính Xác Nhất
-
Cách Tính độ Dốc Mái Tôn Hợp Lý Tiêu Chuẩn Từ A-Z Do Chuyên Gia Tư ...
-
Cách Tính Phần Trăm độ Dốc Chuẩn - Bất động Sản Express
-
Độ Dốc Mái Và Cách Tính độ Dốc Mái Tôn, độ Dốc Mái Ngói - Liengtam
-
Cách Tính độ Dốc Mái Nhà Chuẩn Kỹ Thuật - Xây Dựng