#1 Cây Trầu Không Có Rễ Gì? Thuộc Loại Biến Dạng Rễ Nào? - HTTL

Người xưa có câu “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Câu nói đó vẫn còn đúng với xã hội hiện nay, với những ồn ào của cuộc sống nơi đô thị thì đâu đó ở nơi làng quê tục ăn trầu vẫn được duy trì và phát triển bởi những cụ Ông, cụ Bà. Vào những ngày hội làng hay những đám cưới, hỏi thì lá trầu hay những miếng trầu têm hình cánh phượng là tâm điểm của cuộc trò chuyện. Cũng vì vậy mà cây trầu không mang nhiều ý nghĩa giữa đời thường.

Bạn đang xem: Cây trầu không có rễ gì

I. Giới thiệu về cây Trầu không

Tên thường gọi: Cây trầu không
Tên gọi khác: Cây trầu, trầu ăn lá, trầu cau, cây nhầu
Tên tiếng anh: Betel-leaf, Betel pepper, Bétel, Poivrier bétel
Tên khoa học: Piper betle
Họ thực vật: Họ hồ tiêu – Piperaceae
Nguồn gốc xuất xứ: Cây có nguồn gốc ở vùng Đông Nam Á và được trồng ở Ấn Độ, Indonesia, Sri Lanka, Việt Nam, Malaysia
Nơi sống: Cây thường mọc ở bờ sông, bờ suối, trong rừng
Phân bố Cây trầu không có ở khắp các tỉnh đồng bằng và trung du miền núi phía bắc như: Hải Phòng, Bắc Ninh, ngoại thành Hà Nội. Trở lên miền núi: Tuyên Quang, Hà Giang…
Tuổi thọ: Cây sống lâu năm
Màu sắc của hoa: Màu trắng
Gồm các loại cây Ở Việt Nam có hai loại cây trầu chính: trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, nhỏ lá, được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
*

Cây trầu không có ở khắp các tỉnh đồng bằng và trung du miền núi phía Bắc

II. Đặc điểm của cây Trầu không

Hình dáng bên ngoài: Cây trầu không là cây thuộc nhóm thân dây leo, thân tròn, nhẵn, dẻo dai, trên thân có rất nhiều đốt. Trên các đốt này các rễ phụ của cây mọc ra làm nhiệm vụ leo bám và hút chất dinh dưỡng.

Kích thước: Cây có thể cao tới 10 – 20 m nếu trồng ngoài tự nhiên và được leo bám trên cây cao khác.

Lá: Lá trầu không có kích thước khá lớn giống hình trái tim rất đặc biệt. Lá cây trầu không có màu xanh đậm, bóng mượt và to bản nếu được trồng ở nơi đất giàu dinh dưỡng. Ngược lại nếu là đất khô cằn sỏi đá thì lá cây sẽ có màu vàng nhạt, lá nhỏ hơn. Lá trầu không khi non có màu xanh nhạt và sẽ chuyển màu xanh đậm khi lá già, lá có đường gân từ cuống đến đỉnh và các đường gân chéo nổi lên rất rõ ràng. Cuống lá dài khoảng 5 – 7cm, cuống giòn nên rất dễ bẻ. Đặc biệt, lá trầu không có vị cay nồng và rất thơm.

Hoa: Hoa của cây trầu không có hình trụ tròn, dài khoảng 2 – 5cm, hoa có các sợi lông màu trắng nhìn giống như cái đuôi sóc. Hoa trầu không cũng có cuống dài như cuống lá, hoa mọc ở nách lá khi hoa già khô thì chuyển màu nâu sậm.

Quả: Cây trầu không có quả.

III. Ý nghĩa và tác dụng của cây Trầu không

1. Ý nghĩa

Cây trầu không thường mọc leo quấn lên cây cau nên được gắn liền với Sự tích trầu cau, câu chuyện thể hiện tình anh em hòa thuận, tình vợ chồng thủy chung son sắt. Do vậy cây trầu không mang ý nghĩa nhân văn rất sâu sắc.

Bên cạnh đó, trồng cây trầu không trong khuôn viên vườn nhà cũng tượng trưng chọ sự đầm ấm, hạnh phúc viên mãn cho gia chủ.

2. Tác dụng

Tác dụng chữa bệnh

Lá trầu không có vị cay, tính ấm nóng, nên dân gian thường dùng để chữa các chứng ho do lạnh như: ho hen, viêm phế quản cũng có kết quả tốt.

Theo các công trình nghiên cứu thì trong lá trầu không cũng có chút hàm lượng kháng sinh, kháng nấm nên hay được dùng trong vệ sinh phụ khoa của phụ nữ.

Lá trầu không hơ nóng còn được dùng để chườm lên ngực phụ nữ sau sinh để tránh tắc tia sữa.

Ngoài ra, lá trầu không cũng được dân gian hay dùng hơ nóng đắp lên vùng mắt để giảm sưng đau trong các bệnh viêm ở mắt. Nhưng hiện nay ít dùng vì Tây y đã khuyến cáo không nên đắp các loại lá cây vào mắt có thể gây tổn thương giác mạc nghiêm trọng.

Lá trầu không còn được dùng như một loại cồn có tác dụng khử trùng, khử mùi hôi mang lại hiệu quả tốt.

Tác dụng khác

Cây trầu không có thân dây leo rất cao nên thường được trồng trước cổng nhà hoặc trong khuôn viên vườn nhà tạo bóng mát, hút bụi bẩn, thanh lọc không khí giúp ngôi nhà của bạn có không gian tươi mát, trong lành hơn.

Xem thêm:

Ngoài ra, cây trầu không còn được trồng cùng với cây cau quanh đài tưởng niệm hoặc các miếu thờ để tưởng nhớ công lao của những người đã khuất.

Bên cạnh đó, theo tục lệ của người Việt Nam trong các ngày hội làng hay các lễ ăn hỏi, cưới xin đều không thể thiếu miếng trầu têm hình cánh phượng. Đó là tục lệ, bản sắc dân tộc nên được gìn giữ.

Miếng trầu không (gồm có lá trầu, vôi, vỏ cây) còn được thổi hồn vào trong thơ ca nhạc cùng với các Liền anh, Liền chị hát dân ca Quan họ góp phần tạo nên một di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại được cả thế giới biết đến.

*

Cây trầu không có thân dây leo rất cao nên thường được trồng trước cổng nhà hoặc trong khuôn viên vườn nhà tạo bóng mát

IV. Cách trồng và chăm sóc cây Trầu không

1. Cách trồng cây

Chuẩn bị dụng cụ

Dụng cụ trồng

Dùng bao xi măng cắt đôi, bao tải cứng cắt đôi, chậu, hộp xốp, khay nhựa có sẵn trong nhà hay khu đất trống trong vườn để trồng cây trầu không. Nên đục lỗ ở đáy khay, chậu để giúp thoát nước dễ dàng hơn.

Cây trầu không không cần ánh sáng mạnh nên chuẩn bị tấm lưới đen che bớt ánh sáng mặt trời nếu nắng gắt.

Đất trồng

Cây trầu không thường không kén chọn đất, có thể trồng được trên nhiều chất đất khác nhau, để cây sinh trưởng trong điều kiện tốt nhất nên trồng ở nền đất bùn khô, tơi xốp, giàu dinh dưỡng…

Bạn có thể mua đất sẵn có ở các tiệm bán giống cây hoặc dùng đất khô cằn trong vườn nhà trộn đất với phân chuồng hoai mục hoặc phân gà với vỏ trấu, bã trà, bã cà phê…để tạo mùn hữu cơ cho đất. Nên ủ phân từ 15 – 20 ngày trước khi trồng.

Chọn giống và trồng cây

Chọn những nhánh trầu không còn tơ không bị dập thân, dây to vừa phải, rồi cắt đoạn mỗi đoạn dài khoảng 5 – 7 đốt.

Sau khi đã chuẩn bị xong giống và đất trồng, đặt gốc hom nằm dưới đất, lá và ngọn hướng lên rồi vùi chặt đất sau đó tưới nước giữ ẩm cho cây.

Nếu giâm cành ở nơi có ánh nắng trực tiếp nên che nắng bằng lưới đen để tránh héo chết hom giống.

2. Cách chăm sóc cây

Đối với mùa mưa, 1 tuần chỉ cần tưới nước từ 2 – 3 lần cho cây là đủ. Và chú ý khâu thoát nước để tránh cây trầu không bị úng và thối rễ.

Mùa khô nên tưới thường xuyên hơn tránh cây khô rụng lá.

Sau khi trồng cây trầu không khoảng 2 – 3 ngày có thể tưới thuốc kích rễ giúp rễ cây vươn nhanh và khỏe mạnh hơn. Sau đó chỉ cần xới cỏ, vun đất cho tơi xốp là được. Cứ 2 – 3 tháng bón phân 1 lần, có thể dùng phân vi lượng hay N – P – K tùy ý.

Tỉa bỏ lá già, vàng úa để cây thoáng hơn và hạn chế sâu bọ hại cây.

Làm giàn bằng trụ bê tông để dây leo chắc chắn tránh đổ gãy trong mùa gió bão. Cũng có thể trồng vào gốc cây cao khác để dây leo bám.

Xem thêm:

Cây trầu không là cây rất đơn giản nhưng mang lại nhiều tiện ích trong đời sống hàng ngày. Giữa bao bộn bề lo toan của cuộc sống, bạn hãy bớt chút thời gian chăm sóc cây để lòng luôn được thoải mái và thư thái hơn bạn nhé.

Từ khóa » Cây Trầu Không Rễ