Cây Trầu Không - Đặc điểm, Công Dụng Và Cách Dùng

Mục lục

Toggle
  • Đặc điểm của cây Trầu Không
    • Mô tả
    • Bộ phận dùng
    • Phân bố
    • Thu hái, chế biến, bảo quản
    • Thành phần dược chất
    • Vị thuốc trong cây Trầu không
  • Tác dụng dược lý của cây Trầu Không
  • Bài thuốc chữa bệnh từ cây Trầu không
    • Bài thuốc hỗ trợ điều trị vết thương
    • Bài thuốc hỗ trợ mụn nhọt
    • Bài thuốc hỗ trợ khi bị bong gân
    • Bài thuốc hỗ trợ điều trị tiểu rắt
    • Bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm họng
    • Bài thuốc hỗ trợ điều trị nước ăn chân
    • Bài thuốc hỗ trợ điều trị nhức đầu do thời tiết thay đổi
    • Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh viêm âm đạo
    • Bài thuốc thông tia sữa
Click to rate this post! [Total: 0 Average: 0]

Từ lâu Trầu Cau hay cánh Trầu têm hình cánh phượng đã quá đỗi quen thuộc với người dân Việt Nam trong các dịp cưới hỏi, lễ lộc. Tuy nhiên ít ai biết được lá Trầu còn được sử dụng rộng rãi trong y học để giúp sát khuẩn, chống viêm hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh như sốt, viêm họng, viêm tai, viêm âm đạo, viêm nướu,..

Vậy cây Trầu có đặc điểm gì? Tác dụng và cách sử dụng Trâu không như thế nào? Sau đây thân mời các bạn cùng tìm hiểu.

Đặc điểm của cây Trầu Không

Cây Trầu không là một thực vật có tên khoa học là Piper betie L.(Piper siriboa L), cây thuộc họ Hồ tiêu Piperaceae. Trong tự nhiên cây Trầu không còn có nhiều tên gọi khác nhau như cây Thược Tương, cây Mô-Lu (Campuchia), Hrue Êhang (Buôn Mê Thuột), cây Trầu Cay, Thổ Lâu Đằng,..

Ở nước ta Trầu không có hai loại đó là trầu mỡ và trầu quế. Trong đó cây Trầu mỡ có lá to, cây dễ trồng còn cây Trầu quế có lá nhỏ, vị cay, mùi thơm đặc trưng.

trau-khong

Mô tả

Cây Trầu không là một thực vật sống lâu năm thuộc loại dây leo, thân bám có thể cao tới 20m. Lá Trầu không mọc so le nhau, lá hình trái xoan nhọn ở đỉnh lá, mỗi chiếc lá có chiều từ 10-13cm, rộng từ 5-9cm, phiến lá nổi nhiều gân, cuống lá hình bẹ. Cây Trầu không có lá bóng mượt ít khi ra bông, bông thường mọc ở nách lá, dài khoảng 2-5cm. Cây Trầu không có màu xanh lục và tiết ra một mùi thơm đặc trưng rất dễ nhận biết.

Trầu không là loài cây ưa ẩm, chịu nắng và bóng tốt. Cây Trầu không sinh trưởng và phát triển tốt vào mùa mưa. Ở nước ta cây Trầu không phân bố trải dài từ Bắc chí Nam, cây thường mọc sau vườn nhà, nương rẫy, bờ suối, bờ sông,..

Bộ phận dùng

Cây Trầu không là một loài cây thường được sử dụng lá để ăn trầu, khi làm thuốc thì lá và rễ cây Trầu không sẽ được sử dụng.

Phân bố

Cây Trầu không có nguồn gốc từ Đông Nam Á, cây phân bố chủ yếu ở các quốc gia nhiệt đới nóng ẩm như Ấn Độ, Philippin, Malaysia, Indonesia, Campuchia, Việt Nam,..

Cây Trầu không phân bố chủ yếu ở các tỉnh trung du và miền núi phía bắc như Hải Phòng, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Ninh,..

Thu hái, chế biến, bảo quản

Lá Trầu không tươi sau khi già sẽ được người dân thu hái và rửa sạch, bảo quản dần trong ngăn mát tủ lạnh. Lá Trầu không thường được thu hái quanh năm, mỗi đợt thu hái người dân chỉ hái những lá già còn lá non chừa lại cho mùa sau.

Thành phần dược chất

Các nghiên cứu cho thấy trong lá Trầu Không có chứa nhiều dược chất có lợi cho sức khỏe như nước (khoảng 85%), chất xơ, protein, tinh dầu, chất béo, carbohydrate, canxi, chất vô cơ, sắt, phốt pho, vitamin B, đường, acid nicotinic, caroten, acid ascorbic, piperol A, piperol B, piperbetol, methylpiperol cùng nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe.

Vị thuốc trong cây Trầu không

Trong Đông y cây Trầu không có vị cay, tính ấm, mùi thơm nồng quy vào kinh tỳ, vị, phế. Thảo dược mang nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.

Tác dụng dược lý của cây Trầu Không

+Ức chế sự phát triển của vi khuẩn

Các nghiên cứu cho thấy dược chất trong cây Trầu không có tác dụng giúp ức chế sự phát triển của một số loại vi khuẩn như phế cầu, tụ cầu vàng, liên cầu tan máu, Escherichia coli, Bacillus subtilis, Staphylococcus albus cùng các chủng nấm như C.Steatoides, Candida albicans, Aspergillus nige,..

+Chống viêm

Dược chất lá Trầu có tác dụng giảm đau, chống viêm, sát trùng rất hiệu quả từ đó giúp hỗ trợ điều trị cảm lạnh, sát trùng vết thương.

trau-khong-2

+Hỗ trợ điều trị các bệnh về hô hấp

Hoạt chất trong cây Trầu không có tác dụng rất tốt cho hệ hô hấp giúp tiêu đờm, hỗ trợ điều trị ho, hen suyễn, khó thở, cảm mạo.

+Nhanh lành vết thương

Thí nghiệm lá Trầu không có tác dụng giúp nhanh lành vết thương ở thỏ từ đó lá Trầu không được ứng dụng nhiều trong việc điều trị vết thương, ghẻ lở ở người.

+Hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp

Lá Trầu không có tác dụng hỗ trợ điều trị đau nhức mỏi tay chân rất tốt, đặc biệt trường hợp hàn thấp nhức mỏi.

+Hỗ trợ điều trị các bệnh viêm nhiễm

Hoạt chất lá Trầu không có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh viêm nhiễm rất tốt, điển hình là bệnh viêm họng, viêm tai, viêm âm đạo, viêm nướu, viêm quanh răng,..

Bên cạnh lá lá Trầu không còn được sử dụng để khử mùi hôi, khử trùng hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da như rôm sẩy, ghẻ lở, lở loét rất hiệu quả.

Ngày nay người ta còn sử dụng lá Trầu không để lọc không khí, hút bụi, tạo bóng mát cho ngôi nhà.

Bài thuốc chữa bệnh từ cây Trầu không

Bài thuốc hỗ trợ điều trị vết thương

Cách 1

Các bạn sử dụng 10g lá Trầu không, 10g lá cỏ răng cưa, 10g lá thanh táo. Tất cả đem rửa sạch để ráo nước thì đem giã nát sau đó đắp lên vùng vết thương. Kiên trì thực hiện liên tục 3 ngày để vết thương nhanh chóng liền miệng, nhanh lành.

Cách 2

Sử dụng 40g lá Trầu không đem rửa sạch sau đó cho vào nồi nấu cùng 2 lít nước, đun sôi trong vòng 15 phút thì tắt bếp. Nước Trầu không để nguội, sau khi nước nguội các bạn lọc bỏ bã chỉ sử dụng phần nước mà thôi. Cho 8g phèn chua vào vào khuấy cho tan thì dùng nước này để rửa vết thương. Kiên trì thực hiện từ để vết thương nhanh chóng lành.

Bài thuốc hỗ trợ mụn nhọt

Các bạn sử dụng lá Trầu không, lá hoa Dâm bụt, lá cây Thồm Lồm. Tất cả các nguyên liệu trên các bạn đem rửa sạch sau đó giã nát rồi đắp lên các nốt mụn nhọt, kiên trì thực hiện mụn nhọt sẽ nhanh chóng biến mất.

Bài thuốc hỗ trợ khi bị bong gân

Các bạn sử dụng 12g lá Trầu không, 20g nghệ già, 12g lá xạ can, 12g lá cúc tần. Tất cả các nguyên liệu các bạn đem giã nát sau đó đắp lên chỗ bị bong gân, thực hiện 2 lần/ngày, kiên trì thực hiện để đạt được hiệu quả cao nhất.

trau-khong-3

Bài thuốc hỗ trợ điều trị tiểu rắt

Sử dụng 10g lá Trầu không, 10g rễ cau. Các bạn đem rửa sạch sau đó sắc cùng với 1 lít, đun nhỏ lửa đến khi nước sắc còn 700ml thì có thể sử dụng được. Kiên trì sử dụng bệnh tiểu rắt sẽ được cải thiện đáng kể.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm họng

Sử dụng 5g lá Trầu không sau đó rửa sạch giã nát rồi lọc lấy nước, mỗi lần dùng cho mật ong rừng vào ngậm và nuốt từ từ. Kiên trì sử dụng 3-7 ngày bệnh viêm họng sẽ khỏi.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị nước ăn chân

Sử dụng 8g lá Trầu không, 50g lá ráy đem đi rửa sạch sau đó nấu cùng 1 lít nước trong 15 phút sau đó hòa nước cùng nước lạnh để ấm. Đem nước lá Trầu không rửa chân, kiên trì thực hiện trong vòng 5-7 ngày bệnh nước ăn chân sẽ nhanh chóng chấm dứt.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị nhức đầu do thời tiết thay đổi

Các bạn sử dụng 12g lá Trầu không sau đó rửa sạch giã nát rồi đắp lên vùng thái dương, thực hiện liên tục trong 3 ngày chứng đau đầu do thay đổi thời tiết sẽ dứt điểm.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh viêm âm đạo

Các bạn sử dụng một nắm lá Trầu không sau đó đem đi rửa sạch rồi nấu cùng với 1 lít nước, đun sôi trong vòng 10 phút thì tắt bếp. Nước lá Trầu không sau khi đun sôi các bạn xông âm đạo sau đó nước nguội thì ngâm, ngâm đến khi nào nước nguội hẳn thì dùng nước này để rửa âm đạo. Kiên trì thực hiện bệnh viêm âm đạo sẽ khỏi.

Bài thuốc thông tia sữa

Các bạn lấy lá Trầu không giã nát đắp vào đầu vú vài ngày sau sữa sẽ ra và giảm đau nhức vú. Ngoài ra các bạn cũng có thể áp dụng cách lấy lá Trầu không hơ nóng để lên đầu vú để giúp giảm đau và tiết sữa hiệu quả.

Trên đây là những kiến thức chia sẻ về cây Trầu không. Hy vọng những kiến thức chúng tôi chia sẻ sẽ bổ ích dành cho các bạn.

Chúc các bạn dồi dào sức khỏe!

Xem thêm: Tác dụng của cây Trạch Tả

Từ khóa » Cây Trầu Không Rễ