1 Đặc điểm Sinh Học Của Bèo Tấm - Tài Liệu Text - 123doc

  1. Trang chủ >
  2. Tài Chính - Ngân Hàng >
  3. Kế toán - Kiểm toán >
1 Đặc điểm sinh học của bèo tấm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 49 trang )

những cây trưởng thành không có thân cây. Lá (cánh bèo) có kích thước khác nhauphụ thuộc vào từng chi, từng loài.2.1.2.1 Đặc điểm cánh bèoCánh bèo không ở dạng phẳng mà tồn tại các u lồi đặc trưng trên đó có định vị cácgân lá, cây trưởng thành thường có từ 4-7 gân lá trong khi các cây non chỉ có 3 gân lá.Đa số bèo tấm có cánh mỏng giống lá. Một số loài có cánh không dẹt do có xoang khílớn. Cánh bèo có hình ô van hoặc tròn. Kích thước và hình dạng của cánh bèo phụthuộc nhiều vào các điều kiện bên ngoài và kiểu gen của chúng. Các yếu tố ngoại cảnhnày bao gồm: ánh sáng, hàm lượng đường, hàm lượng nitơ, phospho, kali, canxi vàmagie, nhiệt độ…(Landolt, 1986).2.1.2.2 Đặc điểm rễ bèoTheo Landolt (1986), kích thước và số lượng rễ trên 1 cánh bèo ở các loài bèo tấmkhông giống nhau và phụ thuộc vào từng loài. Đa số các loài thuộc chi Lemna chỉ cómột rễ, với chiều dài tối đa có thể đạt được 6 mm. Ngoại trừ điều kiện khắc nghiệt,trong điều kiện thiếu nitơ, phosphate hay các chất khoáng, rễ sẽ dài hơn. Trong khi đó,trong môi trường dinh dưỡng thuận lợi, rễ ngắn hơn và thậm chí có loại không hìnhthành rễ. Cấu trúc rễ của bèo tấm đơn giản, không có các rễ con. Cũng giống như cácloại rễ phổ biến khác, rễ bèo tấm có cấu tạo gồm 4 phần chính: Đỉnh rễ, vùng mô phânsinh, vùng kéo dài và vùng các tế bào thuần thục.2.1.2.3 Hoa và quả bèo tấmHoa của các loài bèo tấm thường được hình thành và tồn tại trong thời gian ngắn tuỳthuộc vào loài và hiếm khi được quan sát thấy. Mỗi hoa thường có 2 nhị hoa và 1 vòinhụy hoa duy nhất. Các nhụy hoa thường ngắn và khó quan sát hơn. Quả của bèo tấmnhỏ, có lớp vỏ ngoài khô, một số loài có thể được quan sát thấy bằng mắt thường. Quảbèo thường có dạng như một túi có răng cưa, đôi khi có dạng dọc hơi phẳng, vàthường chứa từ 1 - 6 hạt (Landolt, 1986).2.1.3 Phân bố của bèo tấmBèo tấm với tên khoa học Lemnaceae là loài sinh vật thủy sinh có khả năng tồn tại vàphát triển ở nhiều nơi trên thế giới, trừ những vùng cực bắc và cực nam quanh nămgiá lạnh. Ở vùng sa mạc và vùng ẩm ướt thì sự có mặt của bèo tấm cũng ít hơn. ChiLemna được phân bố khắp thế giới và có tính đa dạng cao nhất ở Bắc Mỹ và ĐôngNam Á. Lemna aequinoctialis được phân bố rộng rãi ở các vùng có khí hậu ấm áp trênthế giới. Cùng với nghề trồng lúa nước, chúng có mặt rộng rãi ở nhiều vùng khácnhau như: Nam Âu, vùng trung tâm Bắc Mỹ, Bắc Trung Quốc, Bắc Nhật Bản… ỞViệt Nam, L. aequinoctialis phân bố khá phổ biến trên các vùng mặt nước, ao hồ đồngruộng và tập trung nhiều ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ và Nam bộ (Vũ Văn Tiến,2007).4 2.1.4 Sinh trưởng của bèo tấmCũng giống như các loài thực vật thủy sinh khác, các yếu tố môi trường như nhiệt độ,ánh sáng, chất dinh dưỡng, độ pH... là các yếu tố tác động lên sinh trưởng và pháttriển của bèo tấm. Bèo tấm ít bị nhiễm bệnh, tốc độ phát triển của bèo ít nhạy cảm bởinhiệt độ, mức độ ô nhiễm của nước thải, dao động của pH. Nhiệt độ phát triển tối ưucho bèo tấm là khoảng 20 - 300C và chịu ảnh hưởng rất xấu trong khoảng nhiệt độ 35 400C. Bèo tấm có khả năng chống chịu pH trong khoảng rộng (3,0 - 10,0) nhưng sẽ bịtổn thương nghiêm trọng khi pH >10. Bèo tấm có thể phát triển trong điều kiện ánhsáng mạnh hay trong bóng râm. Wolffia thích hợp điều kiện trong bóng râm,còn Lemna ưa ánh sáng trực tiếp (Viện Hóa Học và Nusa Việt Nam JSC, 2011).Các loài thuộc họ bèo tấm có vòng đời ngắn và khả năng tăng sinh khối nhanh. Bèotấm có tốc độ sinh sản rất nhanh, sinh khối tăng gấp đôi trong vòng 48 - 72 giờ(Rusoff et al.,1980).2.1.5 Phương thức sinh sản của bèo tấmBèo tấm có hai phương thức sinh sản để duy trì nòi giống: Sinh sản hữu tính và sinhsản vô tính. Sinh sản vô tính chiếm ưu thế so với sinh sản hữu tính. Hình thức sinh sảnhữu tính của bèo tấm chỉ xảy ra khi chúng gặp điều kiện bất lợi để bảo tồn nòi giống(Landolt, 1986; Landolt and Kandeler, 1987).Sinh sản vô tínhBèo tấm sinh sản vô tính bằng hình thức nảy chồi từ vùng đỉnh phân sinh nằm trongxoang ở vùng gốc cánh.Ở điều kiện tối ưu, tốc độ sinh sản vô tính của bèo tấm gần đạt mức tăng theo hàm sốmũ. Lượng cánh bèo có thể tăng gấp đôi chỉ sau 24 giờ nuôi cấy ở các loài sinh trưởngnhanh như L. aequinoctialis, W. microscopica. Với hình thức sinh sản vô tính thì thờigian một vòng đời của cánh bèo chỉ vài tuần. Theo nhiều tác giả cho biết, vòng đờicủa một cánh bèo phụ thuộc vào nhiệt độ nuôi, ở 30 0C vòng đời giảm một nửa so vớiở 200C. Ở nhiệt độ thấp, cánh bèo sẽ trạng thái nghỉ và có thể tồn tại trong vài tháng.Điều kiện dinh dưỡng cũng có ảnh hưởng đến vòng đời của cánh bèo. Sự thiếu hụt cácchất dinh dưỡng có thể làm cánh bèo già hoá nhanh và chết chỉ sau 1 đến 2 tuần.Vòng đời sẽ dài hơn khi tốc độ nhân lên của cánh bèo nhỏ. Khi nồng độ dinh dưỡnggiảm dưới ngưỡng tối thiểu thì cánh bèo bị tổn thương và chết nhanh hơn bình thường(Landolt, 1986).Sinh sản hữu tínhSinh sản hữu tính được thực hiện thông qua sự ra hoa và tạo hạt tương tự như các loàithực vật hạt kín khác. Sinh sản hữu tính ở bèo tấm bao gồm 2 giai đoạn: (i) ra hoa; (ii)tạo quả và hạt.5 Giai đoạn ra hoa: Cơ quan ra hoa ở bèo tấm L. aequinoctialis gồm các thành phần: 1lá bắc, 2 nhị hoa, 1 nhụy hoa. Ở Spirodela và Lemna, các cơ quan của hoa phát sinhtrong xoang phát sinh cánh con. Ở Wolffiella và Wolffia, hoa phát sinh trong 1 xoangở bề mặt trên của cánh bèo và không ở cung xoang phát sinh cánh con. Hoa củaWolffia và Wolffiella nằm dọc và cạnh đường trung tâm cánh (Landolt, 1986).Giai đoạn tạo quả và hạt: Sau khoảng thời gian từ 2 đến 5 tuần tính từ lúc thụ tinh thìquả chín. Mỗi quả có lá bao khô và thường có 1 - 6 hạt. Ở hầu hết các loài, quả gầnnhư đối xứng ngoại trừ L. valdiviana và L. perpusilla. Quả thường dài từ 0,35 mm đến2,75 mm. Hạt bèo tấm có dạng hình trứng với 1 vảy đen ở đỉnh. Khi quả có nhiều hơn1 hạt thì quả có thể ở dạng hình trứng hoặc tam giác. Kích thước hạt biến đổi trongcùng một loài và giữa các loài từ 0,3 - 2 mm về chiều dài và 0,2 - 0,8 mm về đườngkính. Hạt có vỏ hạt ngoài và vỏ hạt trong, nội nhũ và phôi. Vỏ ngoài gồm 2 - 11 lớp tếbào của biểu bì ngoài, ở đỉnh có nhiều lớp tế bào hơn ở giữa và cuối hạt (Landolt,1986).2.1.6. Giá trị dinh dưỡngBèo tấm có chứa các chất dinh dưỡng với sự đa dạng về cả thành phần và hàm lượng.Sinh khối bèo tấm có chứa các vitamin A, B1, B2… và các amino acid không thay thếtrừ methionine. Bèo tấm nuôi ở điều kiện tối ưu là một trong số các loài thực vật chohàm lượng protein tổng số đạt giá trị cao nhất. Hầu hết các loài bèo tấm có hàm lượngprotein đạt từ 6,8 - 45% phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện nuôi cấy (Landolt andKandeler, 1987). Trong thời gian gần đây, đã có các nghiên cứu sử dụng bèo tấm nhưlà hệ thống sinh tổng hợp các chất thứ cấp, các sản phẩm mang lợi ích cho người dân,các protein với hàm lượng lớn và hoạt tính sinh học cao (Les et al., 2002). Các yếu tốảnh hưởng tới hàm lượng protein trong cánh bèo gồm có: ánh sáng, nhiệt độ, thànhphần và hàm lượng khoáng chất trong môi trường nuôi (đặc biệt là nitơ).Bảng 2.1 Thành phần và hàm lượng các hợp chất hữu cơ có trong bèo tấmThành phầnHàm lượng (% trọng lượng chất khô)Proteins6,8 - 45Lipid1,8 - 9,2Xơ5,7 - 16,2Đường14,1 - 43,6Tro12,0 - 27,6Nguồn: Landolt and Kandeler, (1987).2.2 Khả năng chuyển hóa và làm giảm ô nhiễm của nước thải bởi thực vật thủysinh6 Sự phát triển của các loài thực vật thủy sinh tuy nhanh hơn các loài thực vật khácnhưng lại chậm hơn các loài vi sinh vật. Vì vậy, tốc độ chuyển hóa vật chất của visinh vật trong một ngày/đêm rất cao. Chúng có thể chuyển hóa lượng vật chất gấpngàn lần khối lượng của chúng, trong khi đó thực vật chuyển hóa lượng vật chất sovới khối lượng của chúng thường không cao (Lê Văn Cát, 1999).Tuy nhiên khi sử dụng thực vật thủy sinh để xử lý nước thải có rất nhiều ưu điểm màở vi sinh vật không có được, đó là khả năng hấp thụ các kim loại nặng, ổn định sinhkhối trong điều kiện tự nhiên, cộng sinh trong môi trường nước và dễ dàng trong thunhận sinh khối để sử dụng nhiều mục đích khác nhau (Trần Nhật Linh, 2010).Quá trình quang hợp của các loài thủy sinh hoàn toàn giống các thực vật trên cạn. Cácchất dinh dưỡng được hấp thụ qua rễ và lá. Ở rễ, vi sinh vật sẽ phân hủy các hợp chấthữu cơ và chuyển chúng thành các chất và hợp chất vô cơ hòa tan, các chất dinhdưỡng vô cơ có trong nước được lông hút của rễ hấp thu và chuyển hóa lên lá để thamgia quá trình quang hợp. Lá nhận CO2 và ánh sáng mặt trời để tổng hợp thành vật chấthữu cơ. Các chất hữu cơ này cùng với các chất khác xây dựng nên tế bào và tạo rasinh khối. Tóm lại, các chất hữu cơ không được thực vật tiêu thụ trực tiếp mà phải quaquá trình vô cơ hóa nhờ hoạt động của vi sinh vật sống ở rễ của các loài thực vật thủysinh, lúc đó thực vật mới có thể sử dụng chúng để tiến hành trao đổi chất. Chính vìthế, thực vật không thể tồn tại và phát triển trong môi trường chỉ chứa các chất hữu cơmà không có mặt của vi sinh vật (Lương Đức Phẩm, 2002). Ở đây mối quan hệ của visinh vật và thực vật thủy sinh như mối quan hệ cộng sinh. Khi thực vật thủy sinhquang hợp sẽ giải phóng oxy cung cấp cho quá tŕnh oxy hóa các chất hữu cơ của cácvi khuẩn. Sự hoạt động của rong tảo, thực vật nổi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quátrình trao đổi chất của vi khuẩn. Mối quan hệ này đã đem lại sức sống tốt hơn cho cảhai nhóm sinh vật và đặc biệt là tác dụng xử lý nước thải sẽ tăng cao.Vô cơ hóaCác chất hữu cơquang hợpcác chất vô cơ hòa tanSinh khối vi sinh vậtSinh khối thực vậtOxyHình 2.2 Quá trình chuyển hóa các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật và thực vậtKhi sử dụng bèo tấm để xử lý nước thải, lá hấp thu và ngăn cản ánh sáng mặt trời xâmnhập vào nước do đó làm giảm sự phát triển của tảo, đồng thời làm giảm sự trao đổigiữa nước và khí quyển. Rể bèo tấm là giá bám cho các vi khuẩn phát triển.2.3 Một số chỉ tiêu môi trường của nước thải nuôi thủy sảnTrong nước thải nuôi cá tra thâm canh thường chứa nhiều thức ăn dư thừa, chất thảicủa cá, lượng thuốc, hóa chất xử lý phòng trị bệnh cá.7 Kết quả phân tích một số chỉ tiêu nước thải nuôi cá tra (Pangasianodonhypophthalmus Sauvage, 1878) thâm canh của Châu Minh Khôi và ctv., (2012).Bảng 2.2 Một số chỉ tiêu môi trường nước thải nuôi cá tra thâm canhĐặc tính nướcGiá trịĐơn vịpH7,96 (±0.02)-Tổng chất rắn hòa tan100 (±9,62)mg/lN-NH4+7,83 (±0,31)mg/lN-NO3-0,14 (±0,07)mg/l31,7mg/lN tổng số39,7 (±1,13)mg/lP-PO43-2,75 (±0,13)mg/l2,45mg/l5,2 (±0,05)mg/lN hữu cơ hòa tanP hữu cơ hòa tanP tổng số2.4 Một số nghiên cứu sử dụng thực vật thủy sinh để xử lý nước thảiTheo kết quả nghiên cứu của Châu Minh Khôi và ctv., (2012), về khả năng xử lý ônhiễm đạm, lân hữu cơ hòa tan trong nước thải ao nuôi cá tra của lục bình(Eichhornia crassipes) và cỏ vertiver (Vertiver zizanioides) cho thấy, ở nghiệm thứcđối chứng khi không sự hiện diện của lục bình hoặc cỏ thì hàm lượng đạm hữu cơ hòatan ổn định trong suốt 2 tuần và chỉ giảm 35% sau thời gian 1 tháng. Khi có sự hiệndiện của lục bình thì hàm lượng đạm hữu cơ hòa tan trong nước giảm nhanh và khácbiệt có ý nghĩa so với đối chứng. Sau 7 ngày trồng, hàm lượng N hữu cơ của nghiệmthức trồng lục bình giảm 42% và nghiệm thức trồng cỏ giảm 36%. Sau 1 tháng, hàmlượng N hữu cơ ở hai nghiệm thức giảm tương đương nhau (65% và 67%) và hàmlượng P hữu cơ trong môi trường đối chứng giảm 34%, trong khi đó hàm lượng P hữucơ gần như không còn hiện diện trong môi trường có trồng lục bình hoặc cỏ vertiver.Mặt khác, nghiên cứu của Dương Thị Hoàng Oanh và ctv., (2012) đã sử dụng tảoSpirulina platensis để xử lý nước các loại nước thải khác nhau với mật độ bố trí20.000 cá thể/ml, thể tích nước xử lý là 500 lít/bể, thí nghiệm gồm bốn nghiệm thức:nghiệm thức 1 (nước thải từ ao cá tra), nghiệm thức 2 (nước thải từ hầm ủ biogas),nghiệm thức 3 (nước thải sinh hoạt), và nghiệm thức đối chứng (nuôi tảo bằng môitrường Zarrouk). Sau 15 ngày thí nghiệm, kết quả đã chỉ ra rằng, tảo Spirulinaplatensis có khả năng phát triển tốt trong các môi trường nước thải và mật độ đạt caonhất ở các nghiệm thức 1, 2, 3, 4 lần lượt là 48.440 cá thể/ml, 56.110 cá thể/ml,8

Xem Thêm

Tài liệu liên quan

  • Đánh giá khả năng hấp thu muối dinh dưỡng và cải thiện chất lượng nước thải ao nuôi cá tra thâm canh bằ Đánh giá khả năng hấp thu muối dinh dưỡng và cải thiện chất lượng nước thải ao nuôi cá tra thâm canh bằ
    • 49
    • 1,988
    • 0
  • Tài liệu Bài 3: Truy vấn dữ liệu (Query) ppt Tài liệu Bài 3: Truy vấn dữ liệu (Query) ppt
    • 165
    • 688
    • 4
  • Tài liệu Ba cách cài đặt Windows 7 trên netbook doc Tài liệu Ba cách cài đặt Windows 7 trên netbook doc
    • 4
    • 361
    • 0
  • Tài liệu Cách cài MS Office 2003 ppt Tài liệu Cách cài MS Office 2003 ppt
    • 8
    • 416
    • 0
  • Tài liệu Cách cài đặt máy in ảo trong Windows XP pdf Tài liệu Cách cài đặt máy in ảo trong Windows XP pdf
    • 8
    • 2
    • 2
  • Tài liệu TCXD 86 1981 ppt Tài liệu TCXD 86 1981 ppt
    • 5
    • 501
    • 1
  • Tài liệu TCXD 90 1982 ppt Tài liệu TCXD 90 1982 ppt
    • 3
    • 700
    • 3
Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(5.21 MB) - Đánh giá khả năng hấp thu muối dinh dưỡng và cải thiện chất lượng nước thải ao nuôi cá tra thâm canh bằ -49 (trang) Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Cây Bèo Tấm Có Hạt Không