Bèo Tấm, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Bèo Tấm
Có thể bạn quan tâm
Tổng hợp kiến thức về vị thuốc Bèo tấm 1. Các tên gọi của Bèo tấm 2. Bèo tấm (hình ảnh, thu hái, chế biến, bộ phận dùng làm thuốc ...) 3. Tác dụng của Bèo tấm (Công dụng, Tính vị và liều dùng) 4. Vị thuốc Bèo tấm chữa bệnh gì? - Bài thuốc Cảm sốt, chữa bí tiểu, đái buốt, đái dắt. Trị sởi không mọc, mày đay, ghẻ ngứa, phù thũng, đái ít 5.Nơi mua bán vị thuốc Bèo tấm |
Tên khác
Bèo tấm hay Bèo cám
Tên khoa học Lemna minor L., thuộc họ Bèo tấm - Lemnaceae.
Cây Bèo tấm
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ....)
Mô tả:
Bèo có cấu tạo thành phiến nhỏ của một loài thực vật thủy sinh không quá 5 mm rộng, hình dạng bầu dục thường thì 2 đến 3 mm, ít khi thấy 5 mm, màu xanh lá cây tươi sáng ở mặt trên và đậm ở mặt dưới, phiến này “ sinh chồi ” dùng để trôi nổi trên mặt nước, có thể nó tương đương với thân chuyển biến thành, ở mặt dưới phiến hiện diện 5 đến 5 gân có thể thấy được dưới sự phóng đại của kính lúp, mỗi phiến mang 1 rễ duy nhất và sống trong một môi trường nước ngọt có mặt thoáng yên tĩnh. Loài Spirodela polyrrhiza, lớn hơn, mang nhiều rễ ở mỗi phiến. Sự nhân giống, phân cắt rất nhanh do những chồi mầm của phiến lá. Sau khi phân cắt ( do sự sinh sản vô tính bằng cách nảy chồi ), một số phiến vẫn còn dính lại với nhau nên tạo thành một tấm thảm xanh phủ trên mặt nước.
Hoa, rất hiếm sinh ra, khoảng 1 mm, phần lớn do sự sinh sản vô phái, hoa không có bao hoa, bao gồm 2 nhụy hoa và một vòi nhụy của một bầu noản duy nhất. Hạt, 1 mm dài, có 8 đến 15 đường ngấn. Loài này sống và phát triển lan tràn khắp nơi trên thế giới, và được phổ biến ở Việt Nam, Pháp….
Môi trường sống và phát triển :
Bèo tấm phát triển trong nước, môi trường giàu chất dinh dưởng và độ kiềm pH giao động từ 5 đến 9, độ tối ưu vào khoảng 6,5 đến 7,5, nhiệt độ từ 6 đến 33° C. Sư phát triển tạo thành những tập đoàn rất nhanh chóng, và bèo tấm thường xuyên tạo thành một thảm bèo toàn diện trên những hồ, hay hồ bơi khi có điều kiện phù hợp.
Trong các khu vực ôn đới, khi nhiệt độ xuống thấp dưới 6 đến 7° C, bèo phát triển nhỏ và dầy đặc, tinh bột sinh đầy trong cơ quan gọi là “ turions ” ( là một cơ cấu nảy sinh khi gặp điều kiện khí hậu khắc nghiệt như mùa động chẳng hạn ), trở nên không hoạt động trạng thái ngủ chìm sâu xuống đáy nước vào mùa đông, khi mùa xuân đến, bèo tăng trưởng trở lại và nổi trở lại trên mặt nước.
Bèo tấm là nguồn thực phẩm quan trọng cho một số loài cá và chim nước như vịt chẳng hạn, bèo rất giàu chất đạm protéine và chất béo lipide. Trong phương cách lan truyền sinh sản, nhờ những con chim mang những bèo dính trên lông hay chân mang đến nơi khác, khi bay ngang qua những ao hồ khác xa hơn.
Bộ phận dùng:
Toàn cây - Herba Lemnae.
Nơi sống và thu hái:
Loài phổ biến khắp thế giới, mọc hoang ở các ao, đầm, vũng. Có thể thu hái cây quanh năm. Dùng tươi hay phơi khô.
Vị thuốc Bèo tấm
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị:
Vị cay, tính hàn
Công dụng:
Phát tán phong nhiệt, trừ phong chống ngứa, lợi tiểu, tiêu thũng.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Bèo tấm
Cảm sốt, chữa bí tiểu, đái buốt, đái dắt.
Dùng ngoài chữa mụn nhọt, bệnh ngoài da. Ngày dùng 10-20g sắc hoặc tán bột uống.
Trị sởi không mọc, mày đay, ghẻ ngứa, phù thũng, đái ít.
Liều dùng 3-9g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài với lượng vừa phải, giã cây tươi đắp, rửa.
Tham khảo
Các hướng nghiên cứu ứng dụng của bèo tấm
Nguồn nhiên liệu sinh học
Do tốc độ gia tăng dân số cũng như sự phát triển của các khu công nghiệp lớn nên nhu cầu về năng lượng trên toàn thế giới tăng rất nhanh. Dầu thô và khí tự nhiên (nhiên liệu hóa thạch), nguồn nhiên liệu chính hiện nay với trữ lượng có hạn, sẽ cạn kiệt trong tương lai không xa. Để đáp ứng cho nhu cầu nhiên liệu ngày càng tăng cao thì việc tìm ra nguồn nhiên liệu mới để thay thế là vô cùng cấp bách. Ethanol, butanol và biogas là những nguồn nhiên liệu mới, có khả năng tái sinh sẽ dần thay thế dầu thô và khí tự nhiên. Trong vòng 10 năm qua, sản lượng bioethanol đã tăng rất nhanh và đạt 85,2 triệu lít trong năm 2012. Nguồn nguyên liệu để sản xuất bioethanol rất đa dạng như hạt ngô (ở Mỹ), củ cải đường (ở Brazil, Ấn Độ), khoai lang, khoai mì… Tuy nhiên, đây không phải là những nguồn nguyên liệu tối ưu vì tốn diện tích đất canh tác, gây ra các ảnh hưởng đối với môi trường (hiện tượng xói mòn đất) cũng như đây đang là những loại cây lương thực chính cho người và gia súc [10].
Với những ưu điểm của mình (thực vật thủy sinh, tốc độ sinh trưởng nhanh, có thể phát triển được trong môi trường nước ô nhiễm, khả năng hấp thụ N, P cao, hàm lượng tinh bột nhiều…), bèo tấm là một lựa chọn tiềm năng làm nguồn nguyên liệu thay thế để sản xuất nhiên liệu sinh học. Dưới đây là một số nghiên cứu về khả năng ứng dụng của bèo tấm trong sản xuất nhiên liệu sinh học:
Sử dụng bèo tấm để sản xuất bioethanol và biobutanol: bèo tấm rất dễ nuôi trồng, chỉ chứa một lượng rất nhỏ lignin, trong khi đó lại tích lũy các thành phần cao năng lượng khác trong phần tinh bột dễ lên men (chiếm 40-70% tổng sinh khối) [11].
Có nhiều nghiên cứu tập trung vào việc gia tăng hàm lượng tinh bột trong bèo tấm dùng cho sản xuất nhiên liệu sinh học. Có hai quá trình tác động tới sự tích lũy tinh bột trong sinh khối bèo tấm, đó là quá trình quang hợp để hình thành tinh bột và sự tiêu hao tinh bột trong các quá trình trao đổi chất. Với các kỹ thuật nuôi trồng bèo tấm hiện nay, hàm lượng tinh bột được tổng hợp nhờ quá trình quang hợp là rất lớn, vì thế các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào việc hạn chế các quá trình phân giải tinh bột [10].
Các nghiên cứu chính bao gồm:
(1) Sự thiếu hụt P, K và N là nguyên nhân làm giảm quá trình dị hóa, từ đó gia tăng hàm lượng tinh bột tích lũy trong cây. Năm 2009, Cheng và Stomp đã nghiên cứu và thấy rằng khi cấy chuyển bèo tấm từ môi trường giàu dinh dưỡng sang môi trường chỉ có nước máy thì hàm lượng tinh bột tích lũy trong S. polyrhiza tăng lên từ 20-45,8% sau 5 ngày [12];
(2) Năm 2011, Cui và cộng sự đã công bố điều kiện nhiệt độ thấp và thời gian chiếu sáng kéo dài sẽ gia tăng sự tích lũy tinh bột ở S. polyrhiza [13]. Cụ thể, khi nhiệt độ ban ngày không thay đổi thì nhiệt độ thấp vào ban đêm sẽ kích thích sự tích lũy tinh bột. Ngược lại, hàm lượng tinh bột không khác biệt trong điều kiện thay đổi nhiệt độ ban ngày và giữ nguyên nhiệt độ ban đêm;
(3) Năm 1976, McLaren và Smith đã nghiên cứu và thấy rằng: sau 6 ngày nuôi cấy L. minor trong môi trường có mặt 10-6M ABA thì trọng lượng tươi giảm 60% nhưng sinh khối khô tăng 220% và tinh bột trong sinh khối khô tăng gần 500% [14].
Đặc biệt thú vị, Su và cộng sự đã chỉ ra rằng bèo tấm là một cơ chất có tiềm năng trong quá trình lên men vì dưới tác động của nấm men chúng không những được chuyển hóa thành ethanol mà còn tạo ra các alcohol cao năng lượng khác để sản xuất nhiên liệu sinh học [15].
Bên cạnh đó, việc thử nghiệm sản xuất sinh khối trên quy mô lớn cũng đã được thực hiện. Năm 2011, Xu và cs đã xây dựng hệ thống nuôi và thu sinh khối bèo tấm đầu tiên để sản xuất ethanol tại North Carolina, Mỹ. Năm 2012, Farrell đã nuôi bèo tấm trong một đầm (phá) rộng 23 ha và thấy rằng trong điều kiện thiếu dinh dưỡng thì hàm lượng tinh bột gia tăng từ >10% lên đến trung bình 19%. Các yếu tố chính cần quan tâm khi nuôi trồng là: mật độ bèo, thời gian thu hoạch và bổ sung dinh dưỡng [13].
Sử dụng bèo tấm để sản xuất khí sinh học (biogas): sử dụng quá trình lên men kỵ khí các chất thải nông nghiệp và chăn nuôi để sản xuất khí sinh học đã được nghiên cứu từ nhiều năm nay. Clack đã thấy rằng bổ sung thêm bèo tấm trong giá thể lên men đã làm gia tăng đáng kể lượng khí sinh học tạo ra (hơn 44% so với đối chứng) [16]. Triscari và cộng sự cho thấy chỉ cần bổ sung 0,5-2,0% bèo tấm thì tổng lượng khí sinh học và methanol gia tăng rất lớn, nhưng nếu bổ sung hơn 2% thì sự gia tăng không còn tiếp tục. Nghiên cứu tiếp theo của Huang và cộng sự cũng tiếp tục khẳng định vai trò của bèo tấm trong quá trình lên men tạo biogas [17]. Trong nghiên cứu của mình, Cu đã tiến hành đề tài khảo sát sự hình thành biogas từ các nguồn nguyên liệu phổ biến tại Việt Nam: phân gia súc, chất thải lò mổ, phế phụ phẩm nông nghiệp… Kết quả nghiên cứu cho thấy, S. polyrhiza cho hàm lượng CH4 (340 l/kg) cao hơn so với cỏ (220 l/kg) và rau muống (110,6 l/kg) [18].
Xử lý nước thải
Nước là một nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn, trong khi đó nhu cầu về nước phục vụ cho con người và sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng. Bên cạnh đó, việc sử dụng quá mức phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngầm [6]. Thực trạng thiếu hụt nguồn nước sạch sinh hoạt đã và đang trực tiếp ảnh hưởng đến hơn 1 tỷ người trên toàn thế giới. Việc sử dụng một số loài thực vật thủy sinh có khả năng hấp thụ và chuyển hóa các chất trong nước thải được xem như là liệu pháp sinh học có nhiều hứa hẹn để giải quyết vấn đề ô nhiễm nước thải và tái sử dụng nguồn nước này [19].
Do có khả năng sinh trưởng trong môi trường nước thiếu oxy và hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết như PO43- và NO3- nên bèo tấm được sử dụng có hiệu quả cho việc xử lý nước thải. Vì thế, đây là loài thực vật được sử dụng trong các phương pháp phân tích sinh học để đánh giá chất lượng nước, để xử lý các loại nước thải bị nhiễm kim loại nặng [8].
Việc tích tụ các kim loại nặng là một vấn đề đáng quan tâm trong xử lý nước thải. Tất cả các loài bèo tấm đều có khả năng hấp thụ và tích lũy trong cơ thể một hàm lượng rất cao các kim loại nặng như Cd, Cr, Pb… Vì thế, chúng có tiềm năng to lớn trong việc sử dụng để xử lý các nguồn nước thải hoặc các khu vực bị ô nhiễm bởi kim loại nặng như công nghệ thuộc da, hầm mỏ… để hạn chế tối đa sự có mặt của các kim loại này trong chuỗi thức ăn. Theo nhiều công bố thì bèo tấm có khả năng hấp thụ được Cd, N, Cr, Zn, Sr, Co, Fe, Mn, Cu, Pb, Al và thậm chí là Au [6]. Khả năng hấp thụ Fe của L. minor đã mở ra triển vọng cho việc sử dụng bèo tấm để giải quyết hiện tượng nước nhiễm Fe ở những khu vực mỏ than bỏ hoang [20]. Bên cạnh đó, loài này còn có khả năng hấp thụ Bo [21], As [22], Cd [23], Cu và Si [24]. L. gibba cũng là loài phù hợp để sử dụng trong xử lý nước thải sinh hoạt, đồng thời chúng còn có hàm lượng protein và carbonhydrate cao, phù hợp cho sản xuất nhiên liệu sinh học [25].
Zhao và cộng sự (2015) đã so sánh tiềm năng ứng dụng của 4 dòng bèo tấm thuộc 4 chi khác nhau để xử lý nước thải trong các pilot thử nghiệm trong vòng hơn 1 năm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các dòng bèo tấm có những ưu điểm riêng rất khác biệt: (a) Lemna japonica 0223 và Landoltia punctata 0224 sinh trưởng quanh năm, trong khi S. polyrhiza 0225 và Wolffia globosa 0222 lại không sống sót trong điều kiện lạnh; (b) L. japonica 0223 có sinh khối khô, hàm lượng protein thô, amino acid tổng số và phốt pho là cao nhất, khả năng tích lũy N và P tổng số cũng rất cao; (c) Trong điều kiện nghèo dinh dưỡng thì L. punctata 0224 có hàm lượng tinh bột, sinh khối khô và khả năng tích lũy tinh bột là cao nhất; (d) S. polyrhiza 0225 và W. globosa 0222 có tỷ lệ và hàm lượng flavonoid tổng số cao. Vì thế, dựa trên kết quả của nghiên cứu này, có thể lựa chọn các dòng bèo tấm phù hợp cho mục đích sản xuất. Ví dụ: L. japonica 0223 là dòng có khả năng xử lý nước thải và sản suất sinh khối tốt nhất, trong khi L. punctata 0224 lại là đối tượng thích hợp để sản xuất tinh bột [26].
Nguồn thực phẩm cho con người và thức ăn chăn nuôi
Dân số thế giới tăng gần gấp đôi trong giai đoạn 1950-2000 (từ 2,7 đến 6 tỷ người) nhưng nhu cầu về thịt lại tăng gấp 5 lần (từ 45 triệu tấn lên 233 triệu tấn/năm). Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Thế giới (FAO) dự đoán rằng khi dân số tăng lên 9 tỷ người thì sản lượng thịt phải đạt 410 triệu tấn/năm. Trong khi đó, nguồn protein từ thịt chỉ mới đáp ứng được 40% nhu cầu về protein hàng ngày của con người. Do vậy, vấn đề đảm bảo nguồn thực phẩm đáp ứng cho nhu cầu của con người là một vấn đề vô cùng cấp bách [27].
Nguồn cung cấp protein động vật truyền thống chính cho con người là thịt, cá, trứng, sữa và protein thực vật chủ yếu là đậu nành, lúa mì, khoai tây, rau xanh… Tuy nhiên, ngày nay nhiều nguồn cung cấp protein khác cũng được chú ý đến như côn trùng (dế hay một số loài ấu trùng), tảo và vi tảo (Spirulina, Arthrospira…), rong biển (Ulva. Monostroma, Laminaria…), cải dầu và bèo tấm… [8, 27]. Trên khắp thế giới, đặc biệt là ở châu Á, người dân thường thu hoạch các thực vật thủy sinh tự nhiên như rau diếp biển (Pistia), bèo tây (Eichhcornia), bèo dâu (Azolla) và bèo tấm (Lemna) để làm thức ăn chăn nuôi, phân chuồng và cả thực phẩm cho con người [6, 28, 29]. Bèo tấm tích lũy một lượng rất lớn protein (từ 6,8-45% trọng lượng khô tùy theo loài) và gần như tương đương với đậu tương [30]. Các nhóm hoạt chất sinh học và tiềm năng làm dược liệu của L. minor cũng đã được khảo sát [31].
Vì có hàm lượng N, P, K cũng như một số chất khoáng và protein cao, bèo tấm được nuôi trồng để cung cấp nguồn dinh dưỡng quan trọng trong khẩu phần ăn của lợn, cá và gia cầm [6]. Các thử nghiệm cho thấy, bèo tấm có thể được sử dụng thay thế cho đậu nành và cá trong khẩu phần ăn của cả gà trống, gà mái và gà con [32]. Gà mái sử dụng 40% bèo tấm trong khẩu phần hàng ngày cho trứng nhiều hơn với chất lượng tốt hơn. Việc đảm bảo chất lượng nguồn nước trong nuôi trồng bèo tấm cho mục đích làm thức ăn chăn nuôi là một yếu tố vô cùng quan trọng. Các yếu tố gây độc (Cd, Se, Ni, Pb…) cần phải kiểm soát để tránh đi vào chuỗi thức ăn và làm ảnh hưởng đến sự phát triển của vật nuôi [27].
Thaythuoccuaban.com Tổng hợp
*************************
Từ khóa » Cây Bèo Tấm Có Hạt Không
-
Phân Họ Bèo Tấm – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đặc điểm Và Sinh Sản Của Bèo Tấm | Làm Vườn Trên - Jardineria On
-
Cây Bèo Tấm - Cây Trồng Vật Nuôi
-
Bèo Tấm (bèo Cám) | Cây Cảnh - Hoa Cảnh - Bonsai - Hòn Non Bộ
-
1 Đặc điểm Sinh Học Của Bèo Tấm - Tài Liệu Text - 123doc
-
Bèo Tấm Tái Tạo Như Thế Nào?
-
Bèo Tấm Không đáng Ghét Như Bạn Nghĩ
-
Bèo Tấm - Lời Giải Tiềm Năng Cho Bài Toán Bùng Nổ Dân Số Toàn Cầu
-
Tác Dụng Của Cây Bèo Tấm Trong Việc Xử Lý Nước Thải
-
Kỹ Thuật Nuôi Bèo Cám để Làm Thức ăn Cho ốc Bươu đen - YouTube
-
Bèo Tấm: Cây Thủy Sinh Chữa Mụn Nhọt, Các Bệnh Ngoài Da
-
Hạt Giống Bèo Tấm Mini Trên Lá Cỏ Tiền Cảnh Ngọc Trai Lớn Bể Cá Trang ...