1. Điện Tích. Định Luật Cu - Lông - Củng Cố Kiến Thức
Có thể bạn quan tâm
I. Sự nhiễm điện của các vật. điện tích. Tương tác điện
1. Sự nhiễm điện của các vật
Dựa vào hiện tượng hút các vật nhẹ để kiểm tra xem một vật có nhiễm điện hay không.
Ví dụ: khi cọ xát những vật như thanh thuỷ tinh, thanh nhựa, mảnh pôliêtilen,... vào dạ hoặc lụa,... thì những vật đó sẽ có thể hút được những vật nhẹ như mẩu giấy, sợi bông,... vì chúng đã bị nhiễm điện.
2. Điện tích. Điện tích điểm
Vật bị nhiễm điện còn gọi là vật mang điện, vật tích điện hay là một điện tích. Điện là một thuộc tính của vật và điện tích là số đo độ lớn của thuộc tính đó.
Điện tích điểm là một vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách tới điểm mà ta xét.
3. Tương tác điện. Hai loại điện tích
Sự đẩy hay hút nhau giữa các điện tích gọi là sự tương tác điện.
Chỉ có hai loại điện tích là điện tích dương (kí hiệu bằng dấu +) và điện tích âm (kí hiệu bằng dấu -).
Các điện tích cùng loại (dấu) thì đẩy nhau.
Các điện tích khác loại (dấu) thì hút nhau.
II. Định luật cu-lông. hằng số điện môi
1. Định luật Cu-lông
Định luật Cu-lông: Lực hút hay đẩy giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
$F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}}$
trong đó, k là hệ số tỉ lệ, phụ thuộc vào hệ đơn vị mà ta dùng. Trong hệ đơn vị SI, k có giá trị:
$k = {9.10^9}\frac{{N.{m^2}}}{{{C^2}}}$
F: đơn vị Niutơn (N); r: đơn vị mét (m); q1, q2 đơn vị culông (C).
2. Lực tương tác giữa các điện tích điểm đặt trong điện môi đồng tính. Hằng số điện môi
a) Điện môi là môi trường cách điện.
b) Thí nghiệm chứng tỏ rằng, khi đặt các điện tích điểm trong một điện môi đồng tính (chẳng hạn trong một chất dầu cách điện) thì lực tương tác giữa chúng sẽ yếu đi Ɛ lần so với khi đặt chúng trong chân không.
Ɛ được gọi là hằng số điện môi của môi trường (Ɛ ≥1). Công thức của định luật Cu-lông trong trường hợp này là:
$F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{\varepsilon {r^2}}}$
Đối với chân không, Ɛ = 1.
c) Hằng số điện cho biết, khi đặt các điện tích trong một chất cách điện thì lực tác dụng giữa chúng sẽ nhỏ đi bao nhiêu lần so với khi đặt chúng trong chân không.
Từ khóa » Hệ Số Tỉ Lệ K Trong Công Thức Của định Luật Cu-lông Có Giá Trị Là
-
Điện Tích - Định Luật Cu Lông Vật Lý Lớp 11 || DINH LUAT
-
Công Thức định Luật Cu Lông đầy đủ Nhất - TopLoigiai
-
Định Luật Cu-lông | Kiến Thức Wiki | Fandom
-
Định Luật Cu-Lông - Trắc Nghiệm Vật Lý - Baitap123
-
Công Thức định Luật Cu-lông Hay Nhất | Cách Làm Bài ...
-
Định Luật Cu Lông Là Gì? Công Thức định Luật Cu Lông Chuẩn 100% [VD]
-
Đơn Vị, định Luật Cu Lông Là Gì? Đổi đơn Vị Cu Lông (Coulomb)
-
Biến đổi Công Thức định Luật Cu Lông | Dương Lê
-
Lý Thuyết điện Tích, định Luật Cu-lông | SGK Vật Lí Lớp 11
-
Trong Hệ SI, Hệ Số Tỉ Lệ Của định Luật Cu- Lông Có đơn Vị Là
-
[ĐÚNG] Công Thức định Luật Cu Lông - Top Tài Liệu
-
Điện Tích Là Gì? Công Thức Biểu Thức Định Luật Cu Lông Và Bài Tập
-
Công Thức định Luật Cu-lông Trong Môi Trường Chân Không - Thả Rông
-
7 Giải Bài Tập Điện Tích – Định Luật Culông Mới Nhất