1. Kiểm định Wilcoxon Là Gì?
Có thể bạn quan tâm
Kiểm định Wilcoxon cho phép kiểm tra sự sai khác trung bình trên hai tổng thể so với mẫu cặp trong SPSS giống như kiểm định Sign test, tuy nhiên, nó lại mạnh hơn kiểm định Sign test. Vậy bản chất và cách thực hiện của kiểm định Wilcocxon là như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kiểm định Wilcoxon là gì? cũng như cách kiểm định Wilcoxon trong SPSS chi tiết nhất trong bài viết dưới dây.
Table of Contents
- 1. Kiểm định Wilcoxon là gì?
- 2. Giả định của kiểm định Wilcoxon trong SPSS
- 3. Ví dụ thực tế chạy kiểm định Wilcoxon trong SPSS
- 4. Thiết lập kiểm định Wilcoxon trong SPSS
- 5. Hướng dẫn 5 bước kiểm định Wilcoxon trong SPSS
- 6. Kết quả đầu ra của kiểm định Wilcoxon
- Tài liệu tham khảo
1. Kiểm định Wilcoxon là gì?
Kiểm định Wilcoxon (Sign-rank test) hay còn gọi là kiểm định dấu và hạng, là một dạng kiểm tra giả thuyết thống kê phi tham số được sử dụng để kiểm tra vị trí của tập hợp mẫu hoặc để so sánh hai vị trí của quần thể có liên quan bằng cách sử dụng một tập hợp mẫu phù hợp.
Kiểm định Wilcoxon là gì?
3 trường hợp nên sử dụng kiểm định Wilcoxon:
-
Kích thước mẫu không đủ lớn.
-
Người tham gia khảo sát là những người có những đặc điểm giống nhau.
-
Thử nghiệm được thực hiện 2 lần hoặc trong 2 điều kiện khác nhau trên cùng một biến phụ thuộc
2 đặc điểm của kiểm định Wilcoxon:
-
Trường hợp ngoại lệ của thống kê: Trong nghiên cứu thống kê, kiểm định tham số thường mạnh mẽ hơn phi tham số rất nhiều nhưng kiểm định Wilcoxon là phi tham số lại có thuộc tính mạnh hơn.
-
Phiên bản mạnh mẽ hơn kiểm định dấu (Sign test): Vì chúng sử dụng thông tin về cả hướng (direction) và độ lớn (magnitude) của sự khác biệt trong các cặp dữ liệu.
2. Giả định của kiểm định Wilcoxon trong SPSS
Kiểm định Wilcoxon có 3 giả định khác nhau liên quan đến các biến, cụ thể như sau:
Giả định của kiểm định Wilcoxon trong SPSS
-
Giả định số 1: Biến phụ thuộc là biến liên tục (dùng thang đo tỷ lệ hoặc khoảng)
-
Giả định số 2: Biến độc lập (phân loại) chi làm 2 nhóm có liên quan đối sánh theo cặp với nhau.
-
Giả định số 3: Biến phụ thuộc (biến hiệu 2 nhóm) đối xứng qua trung vị (không cần phân phối chuẩn)
Giả định 1 và 2 có liên quan đến việc thiết lập dữ liệu. Giả định số 3 thì chúng ta có thể kiểm tra bằng cách vẽ biểu đồ histogram cho biến hiệu hoặc có thể kiểm tra ngay trong thủ tục test.
Kiểm định cặp giả thuyết:
-
H0: Trung vị của 2 nhóm bằng nhau
-
H1: Trung vị của 2 nhóm khác nhau
Giống như các loại kiểm định khác, kiểm định Wilcoxon sẽ chọn mức ý nghĩa 0.05
-
Nếu Sig < 0.05: Bác bỏ H0, thừa nhận có sự khác biệt về trung vị giữa 2 nhóm dữ liệu
-
Nếu Sig > 0.05: Chấp nhận H0, không có sự khác biệt.
3. Ví dụ thực tế chạy kiểm định Wilcoxon trong SPSS
Để hiểu rõ hơn về kiểm định Wilcoxon là gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ví dụ minh họa thực tế chạy kiểm định Wilcoxon trong SPSS dưới đây, cụ thể như sau:
Ví dụ: Điều trị 10 bệnh nhân có ferritin máu cao, với lượng ferritin máu trước và sau điều trị được ghi nhận trong bảng sau. Hãy chạy kiểm định dấu và hạng Wilcoxon cho dữ liệu trên.
Dữ liệu lượng ferritin máu (ng/ml) trước và sau điều trị của 10 bệnh nhân
Tổng 10 trường hợp gồm có:
-
7 trường hợp ferritin giảm sau điều trị (+).
-
2 trường hợp tăng ferritin sau điều trị (-).
-
1 trường hợp ferritin không thay đổi.
Xử lý kết quả định lượng trong SPSS đòi hỏi phải đầu từ thời gian và công sức. Bạn gần đến “deadline” nhưng chưa có được kết quả SPSS như mong muốn? Vì bận rộn nên bạn không thể làm đẹp số liệu? Đừng lo lắng, hãy để dịch vụ xử lý số liệu SPSS của đơn vị Luận văn 1080 được đồng hành cùng bạn. Đơn vị cam kết mang đến cho bạn những số liệu kết quả SPSS tuyệt vời.
4. Thiết lập kiểm định Wilcoxon trong SPSS
Từ ví dụ minh họa trên, chúng ta sẽ tiến hành thiết lập kiểm định Wilcoxon trong SPSS. Kiểm định này luôn sử dụng các thông tin về độ lớn của chênh lệch vì vậy nó mạnh hơn kiểm định dấu, cụ thể như sau:
– Xếp thứ hạng theo giá trị tuyệt đối: Từ nhỏ đến lớn (không quan tâm về dấu).
Ví dụ: Bệnh nhân thứ 4 trong bảng có giá trị tuyệt đối ferritin = 100 là nhỏ nhất nen được xếp hạng 1, bệnh nhân thứ 5 có ferritin = 150, xếp hạng 2,…
– Trong trường hợp lượng ferritin bằng nhau: Thì thứ hạng sẽ được tính trung bình cộng.
Ví dụ: Bệnh nhân số 8 và 10 có ferritin bằng nhau, do đó thứ hạng = (5 + 6) / 2 = 5,5.
Sau đó tính tổng các hạng đối với chênh lệch dương (+) và chênh lệch âm (-).
-
Tổng chênh lệch dương (+) = 1 + 2 = 3; trung bình = 3 / 2=1,5.
-
Tổng chênh lệch âm (-) = 9 + 8 + 7+ 4 + 3 + 5,5 + 5,5 = 42; trung bình =42 / 7 = 6.
5. Hướng dẫn 5 bước kiểm định Wilcoxon trong SPSS
Để thực hiện chạy lệnh kiểm định Wilcoxon trong SPSS, chúng ta thực hiện lần lượt 5 bước như sau:
5 bước kiểm định Wilcoxon trong SPSS
Bước 1: Nhập tất cả dữ liệu vào SPSS, có 3 cột và chúng ta nhập lần lượt:
-
Cột 1: ID bệnh nhân.
-
Cột 2: Ferritin trước điều trị.
-
Cột 3: Ferritin sau điều trị.
Bước 1 kiểm định Wilcoxon trong SPSS
Bước 2: Tại Menu, chọn Analyze – Nonparametric Tests – 2 Related Samples
Bước 2 kiểm định Wilcoxon trong SPSS
Bước 3: Trong màn hình 2 Related Samples Tests. Dùng con trỏ chuột kéo chọn cả 2 biến Ferritin_T và Ferritin_S cùng lúc. Sau đó, nhấp chuột di chuyển cả hai vào ô Test Pairs.
Bước 3 kiểm định Wilcoxon trong SPSS
Bước 4: Tiếp theo, nhấn chọn vào 2 ô kiểm định Wilcoxon và ô kiểm định Sign để so sánh kết quả (có thể không chọn Sign nếu không cần so sánh).
Bước 4 kiểm định Wilcoxon trong SPSS
Bước 5: Nhấn OK và chờ kết quả.
SPSS là phần mềm phổ biến và hữu dụng đối với những ai đang nghiên cứu khoa học. Phần mềm SPSS của bạn có phải là phiên bản mới nhất? SPSS của bạn có còn sử dụng được linh hoạt? Bạn khó khăn trong việc tìm link tải SPSS phiên bản mới? Hãy truy cập ngay bài viết download SPSS 20 của đơn vị Luận văn 1080 đã tổng hợp giúp bạn. Hãy tham khảo ngay!
6. Kết quả đầu ra của kiểm định Wilcoxon
Sau khi chạy lệnh kiểm định Wilcoxon, chúng ta sẽ thu được 2 kết quả kiểm định dấu (Sign) và kết quả kiểm định dấu và hạng (Wilcoxon), cụ thể như sau:
– Kết quả kiểm định dấu
Bảng kết quả kiểm định dấu
Nhận xét:
-
Chênh lệch âm mang dấu (-) bằng 7 (giảm ferritin máu sau điều trị)
-
Chênh lệch dương mang dấu (+) bằng 2 (tăng ferritin máu sau điều trị)
-
Mức bằng nhau (Ties) là 1 (ferritin không thay đổi sau điều trị)
-
Mức ý nghĩa chính xác là 0,180.
Kết luận: Không bác bỏ giả thuyết không và không có sự khác biệt của nồng độ ferritin trước và sau điều trị.
– Kết quả kiểm định dấu và hạng
Bảng kết quả kiểm định dấu và hạng
Nhận xét:
-
Thứ hạng trung bình chênh lệch âm (-) là 6,00
-
Thứ hạng trung bình chênh lệch dương (+) là 1,50
-
Đơn vị lệch chuẩn Z = -2,312
-
Ý nghĩa thống kê (2 đuôi) bằng 0,021
Kết luận: Có sự khác biệt nồng độ ferritin trước và sau khi điều trị với p = 0,021.
Như vậy, kết quả kiểm định dấu và hạng khác với kiểm định dấu ở trên. Do đó, kiểm định Wilcoxon vừa dấu vừa thứ hạng mạnh hơn kiểm định dấu đơn thuần.
Bài viết nhằm cung cấp cho bạn đọc thông tin về kiểm định Wilcoxon là gì? Cách kiểm định wilcoxon trong SPSS chi tiết nhất. Mong rằng bạn đọc đã có thêm nhiều kiến thức mới và sử dụng tốt kiểm định Wilcoxon cho công việc và học tập của mình. Chúc các bạn thành công.
Tài liệu tham khảo
1. Kiểm định dấu-hạng Wilcoxon (Signed-Rank Test). (n.d.). Giáo trình phân tích SPSS.
2. Kiểm tra dấu hạng Wilcoxon (Wilcoxon Signed Ranks). (n.d.). Nghiên cứu giáo dục.
3. TS N.N.Rạng. Kiểm định phi tham số. (n.d). Bvag.com.
349Từ khóa » Cách Tra Bảng Wilcoxon
-
Bài 4. Kiểm Tra Dấu Hạng Wilcoxon (Wilcoxon Signed Ranks)
-
Kiểm định Wilcoxon - YouTube
-
Bài Giảng 13: Kiểm định Wilcoxon - YouTube
-
Kiểm định Dấu-hạng Wilcoxon (signed-rank Test)
-
[PDF] KIỂM ĐỊNH PHI THAM SỐ
-
Chuong5 KIỂM ĐỊNH PHI THAM SỐ - SlideShare
-
Kiểm định Phi Tham Số: Sign, Wilcoxon - Rank, Mann - Whitney, Kruskal
-
Kiểm định Dấu Hạng Wilcoxon - Stata - VietLOD
-
[PDF] Chương 10 KIỂM ĐỊNH PHI THAM SỐ - Nguyen Tien Dung
-
18 Các Kiểm định Thống Kê Cơ Bản | Cẩm Nang Dịch Tễ Học Với R
-
[PDF] Chương 3 KIỂM ĐỊNH KHÔNG THAM SỐ THỐNG KÊ SUY DIỄN
-
Một Số Phương Pháp Kiểm định Phi Tham Số | Xemtailieu
-
Bài Giảng Thống Kê ứng Dụng - Chương 10 Kiểm định Phi Tham Số