#1 Lễ Cưới Là Gì? Quy Trình Tổ Chức Lễ Cưới Truyền Thống - Top 1 đề Xuất
Có thể bạn quan tâm
Lễ cưới luôn là một sự kiện trang trọng, đánh dấu cho cột mốc mới trong cuộc đời của mỗi người. Chúng ta phải mất biết bao nhiêu thời gian để tìm hiểu, để yêu thương nhau và đưa nhau đến với quyết định này. Vì thế, việc chuẩn bị cho một Lễ Cưới hoàn hảo là điều quan trọng và cần thiết.
Tuy nhiên, đối với mỗi một vùng miền, quốc gia thì phong tục cưới hỏi sẽ có những điểm khác biệt. Việc tìm hiểu rõ các hình thức lễ nghi đám cưới chính là cách bày tỏ thái độ trân trọng những giá trị truyền thống, nét văn hóa dân tộc. Vậy bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về lễ cưới. Lễ Cưới là gì? Quy trình tổ chức Lễ Cưới truyền thống người Việt ra sao? Đừng bỏ lỡ bởi Top1dexuat.com tin rằng nó sẽ rất hữu ích và thú vị đó nhé.
Rượu Mừng HỶ – TRỌN NIỀM VUI (Bán lẻ và phân phối)
Đã bán 156 Được xếp hạng 0 5 sao(0) - Việt Nam 250.000 VND
RƯỢU MỪNG được biết đến như là đơn vị chuyên sản xuất và cung cấp các dòng rượu thủ công truyền thống của Việt Nam chất lượng cao, mẫu mã trang trọng thích hợp dùng trong các dịp Lễ, Tết, Nghi thức cưới hỏi, Quà tặng, và thưởng thức...
LIÊN HỆ VÀ ĐĂNG KÝ LÀM ĐẠI LÝ RƯỢU MỪNG
- Điện thoại: 08.2525.1515
Lễ cưới là gì?
Lễ cưới là gì? Nhiều người vẫn thường hay nhầm lẫn giữa Tiệc Cưới, Lễ Cưới và Đám Cưới. Tất nhiên, các khái niệm này đều có những điểm tương đồng nhất định.
Ở mỗi một địa danh khác nhau sẽ có những cách gọi riêng về tên gọi Lễ Cưới. Có nơi gọi là Lễ Rước Dâu, Lễ Tân Hôn, Lễ Thành Hôn hay là Lễ Vu Quy. Đây được xem là một trong số ba nghi lễ cưới hỏi của dân tộc Việt Nam ta. Thông qua việc tổ chức Lễ Cưới, cả hai bên gia đình nam nữ sẽ chính thức thông báo cho người thân, bạn bè gần xa về sự chấp thuận hôn nhân của đôi bạn trẻ.
Đứng trước sự chứng kiến của quan khách hai bên gia đình, người đại diện tôn giáo (phật giáo, thiên chúa giáo, …), cặp đôi sẽ được công nhận trên mối quan hệ Vợ – Chồng hợp pháp. Vậy giờ đây, họ sẽ cùng nhau chung sống, vun đắp yêu thương dưới một mái nhà hạnh phúc. Đồng hành cùng nhau trên mọi chặng đường, buồn vui, gian khó và cố gắng làm tròn trách nhiệm, bổn phận con – cháu trong gia đình.
Sau khi Lễ Cưới diễn ra cùng với nhiều nghi thức truyền thống Việt thiêng liêng, gia đình sẽ tổ chức buổi tiệc chiêu đãi. Mục đích chính là để cảm ơn sự tranh thủ thời gian, góp mặt chung vui cho hạnh phúc của lứa đôi trong ngày trọng đại.
Nguồn gốc hình thành Lễ cưới
Tiếp nối sau câu hỏi Lễ Cưới là gì, chúng ta cùng tìm hiểu ngay về nguồn gốc hình thành Lễ Cưới xưa và nay. Cho những ai chưa biết thì Lễ Cưới có nguồn gốc chính xác từ thời Lễ Thân Nghinh. Đây là buổi lễ thứ 6, nghĩa là lễ cuối theo “Chu Công lục lễ”. Lễ này do chính tể tướng nhà Chu, tên Chu Công Đán dày công biên soạn.
Vốn dĩ những phong tục tập quán của người Việt Nam đều được ảnh hưởng từ Trung Quốc. Trong đó có cả việc tổ chức Lễ Cưới. Phong tục này du nhập vào Việt Nam ngay từ khi bị Trung Quốc đô hộ. Thời điểm đó chúng thi hành các chính sách đồng hóa nhân dân. Song được Hồ Sĩ Dương, ông là vị quan nhà Lê Trung Hưng, gốc Nghệ An ghi chép lại trong sử sách. Cuối sách đó có tựa là Hồ Thượng Thư Gia Lễ.
Sau này, cư sĩ Hồ Sĩ Tân quê Quỳnh Lưu, Nghệ An đã thực hiện cải biên. Đảm bảo thuần túy, phù hợp với văn hóa người Việt. Hiện nay, sách được đổi tên thành Thọ Mai Gia Lễ. Mọi người sưu tầm và tìm kiếm đọc rất nhiều.
Việc tổ chức lễ cưới có ý nghĩa đặc biệt như thế nào?
Từ thời xa xưa, việc tổ chức Lễ Cưới đã trở thành một phong tục truyền thống hết sức đặc biệt. Nó chính thức mở ra một cuộc sống hôn nhân với những câu chuyện gia đình ấm áp. Đây cũng chính là dịp đề họ nhà trai, nhà gái cùng nhận những lời chúc phúc từ bạn bè và người thân yêu. Đối với một số cùng miền, việc tổ chức lễ cưới như là một nghi thức quan trọng. Xã hội công nhận mối quan hệ dựa trên hình thức lễ nghi này.
Hiểu được Lễ Cưới là gì chưa đủ. Bạn cần hiểu sâu hơn về quan niệm Lễ Cưới trong lịch sử. Đối với văn hóa người Á Đông, Lễ Cưới sẽ mang đến thật nhiều điều bình an và tốt lành. Nếu như giấy kết hôn chính là cơ sở hợp phát để mở đầu cho sự gắn bó thì Lễ Cưới chính là thời điểm minh chứng cho sự trưởng thành, sự thống nhất về ý thức và trách nhiệm lứa đôi. Đó là kết quả của quá trình tìm hiểu, yêu thương và sẽ tiếp tục phát triển nó nhiều hơn thế nữa.
Tổ chức Lễ Cưới một cách chỉnh chu thể hiện thái độ tôn trọng, dành lời cảm ơn đặc biệt đến những khách mời tham dự. Lễ Cưới sẽ là nơi thắt chặt những mối quan hệ. Đồng thời in dấu nhiều kỉ niệm đẹp đẽ, đáng nhớ và nó là duy nhất mà cặp đôi không bao giờ quên được.
Ngày hôm ấy có người phụ nữ đặc biệt đi bên cạnh mình mang chiếc váy trắng tinh khôi, trong trẻo và xinh xắn. Có chàng trai – Người đàn ông đứng bên đã thật chững chạc, đĩnh đạc trong bộ vest chỉnh tề. Hôm đó, họ đã chính thức trở thành của nhau, bước vào cuộc đời một nửa kia của mình.
Có thể bạn quan tâm: Đính hôn là gì? Nghi thức lễ đính hôn mà cô dâu chú rể cần biết
Quy trình tổ chức lễ cưới truyền thống người Việt
Ông cha ta có câu: Nhập gia tùy tục. Khi được sinh ra, lớn lên tại một vùng miền bạn cần tuân theo những quy tắc, chuẩn mực trong nét văn hóa truyền thống. Đối với quy trình tổ chức Lễ Cưới cũng vậy.
Lễ Cưới truyền thống người Việt cần được chuẩn bị kỹ lưỡng, chỉnh chu. Nhìn chung nó sẽ không thoáng và cởi mở như ở những quốc gia phát triển. Thế nhưng, Lễ Cưới truyền thống Việt là trọn vẹn tinh hoa, nét đẹp của dân tộc mình.
Dưới đây sẽ là quy trình tổ chức Lễ Cưới truyền thống mà bạn có thể tham khảo. Đảm bảo khi tổ chức Lễ Cưới cần tuân thủ thực hiện đúng và đủ những bước như vậy.
Chuẩn bị đón cô dâu
Cô dâu chính là nhân vật chính xuất hiện xinh đẹp và lộng lẫy trong một Lễ Cưới. Nhà trai bao gồm những bậc trưởng lão, cha chú sẽ chuẩn bị, tiến hành công tác kiểm tra và sắp xếp mâm sính lễ và ngũ quả. Điểm đặc biệt trong phong tục người Việt đấy là mâm sính lễ đón dâu phải được phủ lại bằng chiếc khăn màu đỏ.
Trước lúc xuất phát, chú rể sẽ thắp hương lên bàn thờ cúng gia tiên. Thành tâm thành ý xin phép ông bà được xuất gia, đón cô dâu về nhà mình.
Đến nhà đón cô dâu
Đến cồng nhà cô dâu, nhà trai sẽ dàn chỉnh đội hình theo thứ tự một cách ngăn ngắn, đẹp, chỉnh tề. Một người đại diện nhà trai sẽ đứng lên, xin phép bên đại diện nhà gái nhập gia. Cả hai bên gia đình nam nữ bắt tay nhau, uống rượu vui vẻ.
Đội hình nhà gái sẵn sàng ổn định vị trí. Hai bên lúc này sẽ trao mâm sính lễ cho nhau và cùng bước vào bên trong cổng nhà gái. Sau đó sẽ là quan khách mời của nhà trai vào tham dự, góp phần chung vui.
Bắt đầu hôn lễ
Như chúng ta đã tìm hiểu ở trên, biết được Lễ Cưới là gì. Vậy nên, bạn tuyệt đối tránh nhầm lẫn giữa khái niệm Hôn Lễ và Lễ Cưới. Nói một cách đơn giản, Hôn Lễ chính là một phần quan trọng trong việc thực hiện tổ chức Lễ Cưới.
Lễ cưới truyền thống tại nhà gái
Đầu tiên, Lễ Cưới truyền thống sẽ được bắt đầu tại nhà gái. Khi toàn bộ quan quý khách ổn định chỗ ngồi, đại diện nhà gái sẽ lịch thiệp mời bên nhà trai dùng trà và kẹo. Lần lượt cả hai bên sẽ đưa ra phát biểu. Sau đó, đại diện nhà trai sẽ đứng ra và xin phép cho cô dâu ra mắt hai viên quan họ gần xa. Họ trao cho nhau đóa hoa cầm tay xinh xắn, lung linh.
Cặp đôi cô dâu chú rể đi ra, cúi chào gia đình. Họ bước lên sân khấu và phát biểu, chia sẻ cảm nhận và suy nghĩ khi được đứng ngay tại đây, ngay tại lúc này cùng với nhau. Họ trao nhẫn cưới cho nhau, trao cuộc đời còn lại của mình cho nửa kia trước sự chứng kiến, tin yêu của rất nhiều người.
Tiến vào bàn thờ gia tiên, cặp đôi cúi lạy và thắp nhang. Mong ơn ban trên luôn chúc phúc và bao bọc, che chở cho gia đình. Xong xuôi mọi thủ tục, nhà gái sẽ trao quà kỉ niệm và chụp ảnh cùng vợ chồng son.
Giờ đẹp đã điểm, nhà trai đại diện người lên xin phép để đón cô dâu mời. Rót ly rượu chung vui, mời và bắt tay phía bên nhà gái.
Lễ cưới truyền thống tại nhà trai
Về phần tổ chức lễ cưới tại nhà trai thì các công đoạn sẽ diễn ra khá đơn giản và dễ dàng. Hai bên sẽ ổn định để làm lễ Gia Tiên. Cô dâu và chú rể thắp nhang, cúi lạy ông bà. Chú rễ lần lượt đi mời rượu nâng ly từng bàn, từ cha mẹ cho đến những bậc trưởng thượng. Sau cùng, nhà trai mới trao quà cưới đến cô dâu xinh đẹp.
Những bước tiến hành trong tổ chức lễ cưới truyền thống
Trước giờ cử hành Hôn lễ
Lễ Cưới cần được tổ chức và chuẩn bị kỹ lưỡng ngay trước giờ cử hành. Toàn bộ nhân lực hỗ trợ hai bên nhà trai và nhà gái linh hoạt sắp xếp chỗ ngồi cho quan khách. Mời quan khách trà và bánh kẹo thơm ngon.
Đặc biệt không quên trình chiếu bộ ảnh cưới hay là một bộ phim ngắn nào đó về câu chuyện tình yêu giữa cô dâu và chú rể. Quan khách sẽ được coi lại, chiêm ngưỡng trong khi chờ đợi đến giờ cử hành.
Thực hiện cử hành Hôn Lễ
Tùy vào người dẫn mà khâu cử hành Lễ Cưới này chỉ diễn ra khoảng chừng 30 cho đến 1 phút là hoàn thành. Song, bạn lưu ý cân nhắc dựa trên nét văn hóa, phong tục và tập quán của địa phương nơi mình đang sống. Nhưng nghi lễ quan trọng trong tổ chức lễ cưới sẽ bao gồm:
- Giới thiệu cô dâu và chú rể.
- Giới thiệu sự tham gia, hiện diện của hai bên gia đình.
- Chia sẻ hình ảnh hay đoạn video ngắn về câu chuyện tình yêu lãng mạn của hai bạn trẻ.
- Thực hiện trao nhẫn, cắt bánh, rót rượu để uống giao bôi. Song còn có cả thức rượu quý để dành cho bố mẹ, trao quà và chụp ảnh.
- Gửi lời cảm ơn chân thành vì sự sắp xếp thời gian, đến chung vui cùng hạnh phúc đôi lứa.
Diễn ra Lễ Cưới
Mời mọi người cùng về lại bàn tiệc cưới thịnh soạn. Trên sân khấu lúc này sẽ thật sôi động với các ca khúc nhạc mừng đám cưới do quý khách mời biểu diễn.
Chúng tôi tin rằng bất kỳ một bước nhỏ nào trong quy trình tổ chức Lễ Cưới truyền thống người Việt đều không nên bỏ sót. Bởi đối với cô dâu, chú rể thì đây là một dịp hết sức ý nghĩa, xúc động. Đánh dấu một bước tiến mới trong cuộc sống của mỗi người.
Song, việc thực hiện theo tuần tự quy trình Lễ Cưới sẽ là cách để bạn trân quý lịch sử, các giá trị đẹp đẽ của dân tộc mình.
Lời kết
Lễ Cưới đối với mỗi ai trong chúng ta đều là một dịp hết sức quan trọng và thật sự ý nghĩa. Chúng ta đã mất rất nhiều thời gian, quãng thanh xuân ngắn ngủi của mình cho nhiều cuộc tình. Và đây chính là người cuối cùng mà ta lựa chọn tin tưởng, giao trọn tình yêu thương và đồng hành suốt phần đời còn lại.
Việc hiểu đúng về khái niệm Lễ Cưới là gì hay một quy trình tổ chức Lễ Cưới truyền thống người Việt là thực sự cần thiết. Chúng ta cần tư trang cho mình kiến thức và am hiểu về phong tục, tập quán lễ cưới của vùng miền mình sinh sống.
Tin rằng chia sẻ của chúng tôi trong bài viết này là bổ ích cho tất cả mọi người, đặc biệt với những ai đang có kế hoạch tổ chức lễ cưới. Cuối cùng, xin cám ơn và chúc hạnh phúc!
Liên hệ với TOP 1 đề xuất bổ sung thông tin dịch vụ, website kinh doanh của bạn vào bài Lễ cưới là gì? Quy trình tổ chức lễ cưới truyền thống nhé!
5/5 - (2 bình chọn)Từ khóa » Khái Niệm Cưới Hỏi Là Gì
-
Cưới Hỏi – Nghi Lễ Giàu Bản Sắc Văn Hóa Việt - Nấu Cỗ 29
-
Lễ Cưới – Wikipedia Tiếng Việt
-
Lễ Cưới Người Việt – Wikipedia Tiếng Việt
-
KIẾN THỨC TỔNG QUAN VỀ CƯỚI HỎI MÀ BẠN CHƯA BIẾT
-
Khái Niệm Lễ Dẫn Cưới điều Bạn Cần Nên Biết
-
Thuật Ngữ Cưới Hỏi Người Việt Hiểu Thế Nào? – Wikipedia Tiếng Việt
-
Khái Niệm Lễ Dẫn Cưới điều Bạn Cần Nên Biết
-
Phong Tục Cưới Hỏi Của Người Việt - Cộng Đồng Đánh Giá
-
[PDF] TÓM TẮT - Tra Vinh University
-
PHONG TỤC CƯỚI HỎI CỦA NGƯỜI TRUNG HOA XƯA
-
#1 Đính Hôn Là Gì? Nghi Thức Lễ đính Hôn Mà Cô Dâu Chú Rể Cần Biết
-
Phân Biệt Các Lễ Vu Quy, Tân Hôn, Thành Hôn Và đính Hôn - TDG Center
-
Lễ Cưới Là Gì? Quy Trình Tổ Chức Lễ Cưới Truyền Thống Chuẩn?
-
"Đám Hỏi" Trong Tiếng Anh Là Gì: Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt