Phân Biệt Các Lễ Vu Quy, Tân Hôn, Thành Hôn Và đính Hôn - TDG Center
Có thể bạn quan tâm
Rất nhiều đôi uyên ương vẫn thường lúng túng giữa các khái niệm lễ vu quy, tân hôn, thành hôn và đính hôn khi ngày trọng đại – ngày cưới của mình đến gần. Bài viết dưới đây của TDG Center sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn các thuật ngữ này và dùng trong các lễ cưới hỏi của mình thật chính xác nhé.
1. Vu quy:
Vu quy được hiểu là lễ đưa con gái về nhà chồng. Đây là danh từ được dành riêng cho cô dâu và thường được sử dụng trên phông cưới, bảng hiệu treo tại nhà gái. Trong lễ Vu quy, cô dâu chú rể sẽ thắp hương trên bàn thờ tổ tiên và bái lạy cha mẹ để tỏ lòng hiếu thảo.
2. Tân hôn:
Là nghi lễ đón cô dâu mới, để chỉ lễ kết hôn và đón dâu tại nhà trai. Danh từ này đặc biệt quen thuộc tại các tỉnh phía Nam và thường được sử dụng ở phông, biển treo ở nhà trai.
3. Thành hôn:
Trước kia, danh từ này dành để chỉ buổi tiệc đãi khách chung ở nhà hàng, khách sạn của cả hai gia đình, chỉ việc tác thành cho đôi uyên ương. Thông thường, từ “Thành hôn” được in trên thiệp cưới của cả gia đình cô dâu và chú rể. Nhưng hiện nay, danh từ này được sử dụng phổ biến ở miền Bắc, tại gia đình nhà trai để chỉ việc đón dâu.
4. Đính hôn:
Lễ đính hôn hay còn được gọi là lễ ăn hỏi là một nghi thức trong phong tục hôn nhân truyền thống của người Việt. Đây là sự thông báo chính thức về việc hứa gả giữa hai họ. Đây là giai đoạn quan trọng trong quan hệ hôn nhân: cô gái trở thành “vợ sắp cưới” của chàng trai, và chàng trai sau khi mang lễ vật đến nhà gái là đã chính thức xin được nhận làm rể của nhà gái và tập gọi bố mẹ xưng con. Trong lễ đính hôn, nhà trai mang lễ vật tới nhà gái. Nhà gái nhận lễ ăn hỏi tức là chính danh công nhận sự gả con gái cho nhà trai, và kể từ ngày ăn hỏi, đôi trai gái có thể coi là đôi vợ chồng chưa cưới, chỉ còn chờ ngày cưới để công bố với hai họ. Cách sử dụng
Với những phân biệt rõ nét trên đây, khi sử dụng các khái niệm này, bạn cần lưu ý: với danh từ “Vu quy”, bạn nên sử dụng riêng tại nhà gái, khi cô dâu chuẩn bị về nhà chồng mới gọi là vu quy. Còn gia đình chú rể tổ chức lễ cưới cho con trai, đón con dâu về nhà thì sử dụng từ “Thành hôn” ở các loại phông chữ, bảng hiệu.
Với thiệp mời khách, bạn có thể sử dụng như sau: Bạn có thể chọn in trên thiệp cưới cho nhà gái là “Lễ Vu quy”, còn nhà trai là “Lễ Thành hôn”. Hoặc hai bên gia đình có thể thống nhất in thiệp với từ “thành hôn”
Với những chia sẻ trên đây, TDG Center mong rằng sẽ giúp bạn có thêm những hiểu biết, kinh nghiệm quý báu về cách tổ chức đám cưới hay những vấn đề phát sinh khi chuẩn bị cho ngày trọng đại.
Từ khóa » Khái Niệm Cưới Hỏi Là Gì
-
Cưới Hỏi – Nghi Lễ Giàu Bản Sắc Văn Hóa Việt - Nấu Cỗ 29
-
Lễ Cưới – Wikipedia Tiếng Việt
-
Lễ Cưới Người Việt – Wikipedia Tiếng Việt
-
KIẾN THỨC TỔNG QUAN VỀ CƯỚI HỎI MÀ BẠN CHƯA BIẾT
-
Khái Niệm Lễ Dẫn Cưới điều Bạn Cần Nên Biết
-
Thuật Ngữ Cưới Hỏi Người Việt Hiểu Thế Nào? – Wikipedia Tiếng Việt
-
Khái Niệm Lễ Dẫn Cưới điều Bạn Cần Nên Biết
-
Phong Tục Cưới Hỏi Của Người Việt - Cộng Đồng Đánh Giá
-
[PDF] TÓM TẮT - Tra Vinh University
-
PHONG TỤC CƯỚI HỎI CỦA NGƯỜI TRUNG HOA XƯA
-
#1 Lễ Cưới Là Gì? Quy Trình Tổ Chức Lễ Cưới Truyền Thống - Top 1 đề Xuất
-
#1 Đính Hôn Là Gì? Nghi Thức Lễ đính Hôn Mà Cô Dâu Chú Rể Cần Biết
-
Lễ Cưới Là Gì? Quy Trình Tổ Chức Lễ Cưới Truyền Thống Chuẩn?
-
"Đám Hỏi" Trong Tiếng Anh Là Gì: Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt