“1 Phút Nhắm Mắt Và đứng Bằng 1 Chân”, Phương Pháp Giúp đo ...
Có thể bạn quan tâm
Mỗi năm, Việt Nam ghi nhận hơn 200.000 ca đột quỵ não do các bệnh lý mãn tính như tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp hoặc tình trạng căng thẳng gây ra, kéo theo hơn 11.000 ca tử vong vì không được chữa trị kịp lúc. Điều đáng lo ngại hơn, có đến 40% bệnh nhân không hề biết mình có bệnh cho đến khi gặp biến chứng đột quỵ, và tới 69% người đang không kiểm soát bệnh của mình đúng cách.
Tình trạng đột quỵ diễn ra, phần lớn là vì người dân không chủ động kiểm tra sức khoẻ thường xuyên, cũng như không biết cách đo lường nguy cơ nhằm phòng bệnh kịp thời (Ảnh: Internet) |
Vì vậy, để giúp mọi người chủ động kiểm tra sức khoẻ và chẩn đoán được nguy cơ đột quỵ ngay tại nhà, giới y khoa đã giới thiệu đến mọi người phương pháp “nhắm mắt và đứng bằng một chân trong vòng 1 phút”.
Trên thực tế, phương pháp này vốn đã rất quen thuộc vì được các nước như Mỹ, Anh, Nhật,... áp dụng từ rất lâu, kèm theo nhiều cơ sở khoa học nhằm thuyết phục mọi người nên thực hiện thường xuyên. Ngoài ra, nó cũng từng trở thành một trào lưu trên các nền tảng mạng xã hội mang tên “One Leg Challenge” (Tạm dịch: Thử thách đứng bằng một chân), thu hút rất nhiều người tham gia nhằm hưởng ứng Ngày Thế giới phòng đột quỵ. Ngay cả Hiệp hội Tim mạch Mỹ cũng đồng tình rằng đây là một “phép thử” giúp đo lường nguy cơ đột quỵ hiệu quả mà không tốn kém.
Vì sao phương pháp này có thể giúp dự đoán tình trạng sức khoẻ và nguy cơ đột quỵ?
Phương pháp “đứng bằng một chân” này từng được sử dụng trong một cuộc nghiên cứu trên 1.387 người với độ tuổi trung bình từ 50 trở lên (nhóm độ tuổi có tỷ lệ đột quỵ cao nhất) của Đại học Y khoa Kyoto, Nhật Bản. Kết quả cho thấy, có đến 95,8% người không đứng được 20 giây. Chụp cộng hưởng từ não bộ của nhóm người thử thách thất bại cho thấy, có đến 50,5% người tắc động mạch nhỏ nằm sâu trong não và 45,3% chảy máu ít trong não.
Từ đây, người ta phát hiện ra rằng, thử thách này sẽ giúp kiểm tra tình trạng tự cân bằng của cơ thể có đang hoạt động tốt hay không, và đánh giá được nguy cơ đột quỵ nếu có bất kỳ sự bất thường nào xảy ra tại vùng não.
Cụ thể, sự phối hợp giữa tay, chân được kiểm soát bởi mạng lưới thần kinh phức tạp nằm sâu trong não. Các mạch cảm giác kiểm soát tầm nhìn của mắt, vị trí cơ thể trong không gian, phản hồi từ khớp, cơ bắp... để gửi tín hiệu đến hệ tiền đình nhằm giữ cân bằng tay chân. Việc không thể duy trì trạng thái đứng bằng một chân có thể phản ánh các mạch thần kinh đang gặp trục trặc như tắc nghẽn mạch máu não, chảy máu trong não - một trong những yếu tố lớn nhất có thể thúc đẩy nguy cơ đột quỵ xảy ra.
Để có thể đo lường một cách chính xác, mỗi người nên tự thực hiện phương pháp này một cách nghiêm túc và trung thực nhất. Hướng dẫn thử thách như sau:
- Bước 1: Tìm một vị trí có mặt phẳng cố định, chắc chắn
- Bước 2: Hai tay giang ngang và từ từ co 1 chân lên, sau đó nhắm mắt lại
- Bước 3: Giữ vững tư thế cho đến khi bạn không thể đứng yên được nữa hoặc phải dừng lại vì chạm chân co xuống đất để tránh bị ngã.
Hãy thực hiện phương pháp này 3 lần liên tục, sau đó cộng thời gian chia 3 để có được mốc thời gian trung bình. Nếu thời gian đứng ít hơn 20 giây, tức là sức khoẻ của bạn đang có vấn đề và cần được đi khám ngay lập tức (Ảnh: Internet) |
Kết quả của “phép thử” không như mong đợi, nên làm gì?
Nếu việc giữ thăng bằng không tốt như kỳ vọng, thì cũng đừng nên quá hoang mang. Các chuyên gia sức khỏe cho hay, bên cạnh việc có thể cảnh báo nguy cơ về tình trạng sức khoẻ của mỗi người, phương pháp “đứng bằng một chân” này cũng có thể giúp cho mọi người rèn luyện và nâng cao sức khoẻ.
Trong y học cổ truyền cũng từng chia sẻ, mỗi ngày dành 5 phút tập đứng bằng một chân có tác dụng tốt đối với người bị huyết áp cao, đường trong máu cao, đau thắt lưng, thoái hóa đốt sống cổ, đồng thời có thể ngăn ngừa bệnh mất trí nhớ do tuổi già.
Không chỉ thế, việc không thể đứng lâu bằng một chân khi nhắm mắt chứng minh cơ thể đang bị thoái hoá như ở lứa tuổi 60 - 70 tuổi vì cơ thể bị mất cân bằng. Tuy nhiên, “dĩ độc trị độc” - nếu hôm nay không đứng được thì phải kiên trì rèn luyện cho đến khi đứng được mới ngừng, đó là cách để ta có thể lấy lại sự cân bằng cho cơ thể.
Đồng thời, phương pháp này còn giúp các kinh mạch trên cơ thể vận động nhịp nhàng, cải thiện các hoạt động của mạch mãu, phòng ngừa đột quỵ, nâng cao khả năng miễn dịch.
Nguy cơ đột quỵ xảy ra nhiều nhất ở những người cao tuổi, mắc tiểu đường hoặc tăng huyết áp, lạm dụng rượu bia và thuốc lá. Hiện nay lại có cả giới trẻ và dân văn phòng do thường xuyên ngồi quá nhiều nhưng lại thiếu ý thức vận động. Các bác sĩ khuyến khích những đối tượng trên, bên cạnh việc thực hiện phương pháp này thường xuyên thì nên có một chế độ ăn uống - sinh hoạt lành mạnh, kèm theo đó là tầm soát sức khỏe định kỳ nhằm kịp thời phát hiện các biến chứng về sức khoẻ có thể xảy ra.
Xem thêm: Cảnh báo đến dân văn phòng, ngồi quá 8 tiếng có thể đối mặt nguy cơ đột tử đến 50%
Quỳnh Giang
Theo Người đưa tin
Từ khóa » Cách Dự đoán đột Quỵ
-
5 Cách Tự đánh Giá để Dự Báo Nguy Cơ đột Quỵ
-
Làm Thế Nào Dự đoán Sớm Cơn đột Quỵ? - VnExpress Sức Khỏe
-
10 Cách Dự Báo Nguy Cơ đột Quỵ
-
DỰ ĐOÁN TRƯỚC ĐỘT QUỴ NÃO
-
Hướng Dẫn Một Số Cách Kiểm Tra đột Quỵ Hiệu Quả
-
Đột Quỵ (Stroke) - Family Caregiver Alliance
-
Hướng Dẫn Chẩn đoán Và Xử Trí đột Quỵ Não (P5) | BvNTP
-
Cách Dự đoán Trước đột Quỵ Não Khoa Học
-
Đột Quỵ: Nguyên Nhân, Chẩn đoán Và Cách Phòng Ngừa
-
Siêu âm Vùng Cổ Dự Báo Nguy Cơ đột Quỵ | Vinmec
-
6 Cách Dự đoán Cơn đột Quỵ 1 Tháng Trước Khi Nó Xảy Ra - VTC News
-
Dự đoán Cơn đột Quỵ - VTC News
-
Đột Quỵ Thiếu Máu Cục Bộ - Rối Loạn Thần Kinh - Cẩm Nang MSD
-
Đột Quỵ Não điều Trị Và Dự Phòng