(1)“Thế Giới Cần Nâng Niu Quá đỗi. Ta Sống đời Lại Thô Tháp Làm Sao ...

Tất cả Toán học Vật Lý Hóa học Văn học Lịch sử Địa lý Sinh học Giáo dục công dân Tin học Tiếng anh Công nghệ Khoa học Tự nhiên Lịch sử và Địa lý N Nguyễn Thị Hương Giang Hỏi từ APP VIETJACK đã hỏi trong Lớp 8 Văn học · 16:15 19/02/2021 Báo cáo . ĐỀ BÀI I. ĐỌC HIỂU (6 điểm). Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: (1)“Thế giới cần nâng niu quá đỗi. Ta sống đời lại thô tháp làm sao. Ta làm tổn thương những dòng sông. Ta làm tổn thương những mặt đầm. Ta làm tổn thương những mảnh vườn. Ta làm tổn thương những mùa hoa trái. Ta làm tổn thương những bình minh yên ả. Ta làm tổn thương những canh khuya trong vắng. Ta làm đau những niềm người quá đỗi mong manh... (2) Mặt đất ngàn đời quen tha thứ. Đại dương bao la quen độ lượng. Cánh rừng mênh mông quen trầm mặc. Những dòng sông quen chảy xuôi. Những hồ đầm quen nín lặng. Những nẻo đường quen nhẫn nhịn. Những góc vườn quen che giấu. Những thảm rêu vốn không biết dỗi hờn. Những đoá hoa không bao giờ chì chiết. Những giấc mơ chỉ một mực bao dung. Những yêu thương không bao giờ trả đũa… Và ta cứ yên chí đi qua thế giới này với bước chân quen xéo lên cỏ hoa. Thỉnh thoảng bàn chân nên bị gai đâm, để ta được giật mình: tổn thương là rỉ máu”. (Chu Văn Sơn, Nên bị gai đâm) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. Em hãy cho biết chủ đề của đoạn văn (1). Câu 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong đoạn văn (2). Câu 4. Theo em, tại sao tác giả lại cho rằng: “Thỉnh thoảng bàn chân nên bị gai đâm, để ta được giật mình: tổn thương là rỉ máu.”? II. TẠO LẬP VĂN BẢN (14 điểm). Câu 1. Từ nội dung ở phần đọc – hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ, tương đương 20 – 25 dòng) nêu suy nghĩ của em về lòng vị tha. Câu 2. Giáo sư, nhà giáo, nhà lý luận - phê bình văn học Lê Ngọc Trà có nhận định cho rằng: “Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói tình cảm của con người, là sự tự giãi bày và gửi gắm tâm tư.”. Em hiểu nhận định trên như thế nào? Phân tích bài thơ “Khi con tu hú” (Tố Hữu) để làm sáng tỏ nhận định trên. Liên hệ với bài thơ “Tiếng gà trưa” (Xuân Quỳnh, Ngữ văn 7, tập 2) để làm rõ sự “tự giãi bày và gửi gắm tâm tư” của nhà thơ. Trả Lời Hỏi chi tiết Trả lời trong APP VIETJACK ...Xem câu hỏi chi tiết

Quảng cáo

1 câu trả lời 13333

lyy khánhh 2 năm trước

Câu 1: phương thức biểu đạt: nghị luận

Câu 2 : con người chúng ta quá vô tình trước những tội lỗi, tổn thương do chính mình gây nên đối với thiên nhiên và người khác

Câu 3 : +)Điệp từ "Quen"

   +) Điệp cấu trúc "Những...quen..."

=>Làm nổi bật sự bao dung,vô tư,rộng lượng tha lỗi của thiên nhiên với con người trước những gì còn người gây ra

Câu 4 :

Vì con người quá vô tư trước những tổn thương mà mình gây ra cho người khác vì vậy bản thân chúng ta cũng nên bị thương để hiểu được làm đau người khác là làm đau chính mình. Lúc ấy, ta sẽ biết yêu thương, sẻ chia, hoà vào thế giới này bằng trái tim độ lượng. Ta sẽ biết thấu hiểu, trân trọng thiên nhiên, đồng loại ,dẹp bỏ đi thói ích kỉ, vô tâm, thờ ơ để có thể thấu hiểu quan tâm đến mọi người.

0 bình luận 1 ( 4.0 ) Đăng nhập để hỏi chi tiết

Quảng cáo

Câu hỏi hot cùng chủ đề
  •    Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc di lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sĩ mắng triểu đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác  mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi  ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà đòi bạc vàng, để vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau!...                                                                                           (Ngữ văn 8- tập hai)a) Hãy nêu phương thức biểu đạt của đoạn trích trên?  b) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào, của ai?c) Nêu nội dung chính đoạn văn trên?

Từ khóa » Thế Giới Cần Nâng Niu Quá đỗi Là Gì