10 Bệnh Thường Gặp Khiến Cá Bảy Màu Bỏ ăn Và Chết | Pet Mart

Cá bảy màu hay còn gọi là cá Guppy. Là giống cá cảnh nhỏ được nuôi phổ biến. Hiện nay, tình trạng cá bảy màu bỏ ăn, cá bảy màu bị lắc, cá bảy màu bị thối đuôi, cá bảy màu bị thối thân, cá bảy màu bị tóp bụng… thường xảy ra rất phổ biến. Là nỗi lo của nhiều người chơi cá 7 màu. Đây là loài cá cảnh được yêu thích nhưng lại rất hay mắc bệnh. Thông thường, khả năng cá bảy màu bị bệnh có thể được chữa khỏi rất thấp. Ngay cả khi được chữa khỏi thì cũng làm giảm giá trị của chúng.

MỤC LỤC ẩn 1. Cá bảy màu bỏ ăn 1.1. Nguyên nhân cá bảy màu bỏ ăn 1.1.1. Cá bảy nàu bỏ ăn do ăn quá nhiều 1.1.2. Không thay nước cho cá thường xuyên 1.1.3. Thức ăn cho cá có vấn đề 1.1.4. Nhiệt độ nước không ổn định 1.2. Dấu hiệu cá bảy màu bỏ ăn 2. Cá bảy màu bị lắc 2.1. Nguyên nhân cá bảy màu bị lắc 2.1.1. Cá bảy màu bị lắc khi mới mua về 2.1.2. Cá bảy màu bị lắc do thả không đúng khách 2.1.3. Cả bảy màu bị lắc do nhiệt độ 2.1.4. Cá bảy màu bị lắc do bị ngộ độc nước 2.2. Khắc phục tình trạng cá bảy màu bị lắc 3. Cá bảy màu bị tóp bụng 3.1. Nguyên nhân cá bảy màu bị tóp bụng 3.2. Điều trị cho cá bảy màu bị tóp bụng 4. Cá bảy màu bị thối đuôi (túm đuôi) 4.1. Nguyên nhân cá bảy màu bị thối đuôi 4.2. Cách chữa trị và phòng tránh cá bảy màu bị thối đuôi 5. Cá bảy màu bị thối thân 6. Cá bảy màu bị stress 6.1. Dấu hiệu cá bảy màu bị stress 6.2. Nguyên nhân và cách khắc phục cá bảy màu bị stress 6.2.1. Cá bảy màu bị stress do thay đổi môi trường sống 6.2.2. Cá bảy màu bị stress do bể thiếu hoặc thừa ánh sáng 6.2.3. Cá bảy màu bị stress do nước bể có vấn đề 6.2.4. Cá bảy màu bị stress do đánh, tranh chấp với cá khác 6.2.5. Cá bảy màu bị stress do mới đẻ 6.2.6. Cá bảy màu bị stress do tỷ lệ đực, mái không đồng đều 7. Cá bảy màu bị sình bụng 7.1. Nguyên nhân 7.2. Cách phòng và chữa trị 8. Bệnh mốc nước ở cá bảy màu 9. Cá bảy màu bị nấm mang 10. Cá bảy màu bị đốm trắng 10.1. Nguyên nhân 10.2. Chữa trị

Vì vậy người nuôi phải làm các công việc phòng bệnh. Bệnh của cá bảy màu sẽ xuất hiện trong tất cả các mùa. Ngay cả mùa đông cũng không ngoại lệ.

Nếu việc phòng bệnh của cá bảy màu được thực hiện thì nhiều vấn đề đáng tiếc hoàn toàn có thể tránh được, đặc biệt là vào mùa đông khi mà các bệnh về cơ bản được gây ra bởi nhiệt độ nước. Chúng ta hãy cùng Pet Mart tìm hiểu một số bệnh thường gặp của giống cá cảnh này nhé.

Cá bảy màu bỏ ăn

Nguyên nhân cá bảy màu bỏ ăn

Đối với nhiều người nuôi cá bảy màu thỉnh thoảng bạn sẽ gặp trường hợp cá bỏ ăn. Cá bảy màu bỏ ăn có thể là triệu trứng đầu tiên của nhiều vấn đề về bệnh hay nước của bạn có vấn đề. Tùy theo nguyên nhân cụ thể để đưa ra phương pháp điều trị và khắc phụ. Cá bảy màu bỏ ăn do:

Cá bảy nàu bỏ ăn do ăn quá nhiều

Đây là một trong những nguyên nhân thường gặp khiến cá bảy màu bỏ ăn. Cá cho ăn no và không thể thêm ăn được nữa. Tốt nhất hãy cho cá ăn với 1 lượng vừa phải, không quá ít không quá nhiều

Lượng thức ăn hợp lý là lượng thức ăn mà cá có thể ăn hết trong 5 – 10 phút. Nếu bạn mới bắt cá về, hoặc mới bắt đầu nuôi cá chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc xác định lượng thức ăn hợp lý cho cá thì những lần đầu bạn nên cho cá ăn từng ít một.

Không thay nước cho cá thường xuyên

Việc này dẫn đến nồng độ Ammoni trong nước cao, cá bảy màu bỏ ăn, thậm chí là ngộ độc. Dấu hiệu này diễn ra từ từ mà chỉ những người nuôi có nhiều kinh nghiệm và chú ý quan sát mới nhận ra. Khi cá bảy màu bỏ ăn 1 thời gian và có dấu hiệu bị bệnh tật rồi và khó có thể hồi phục. Việc thay nước định kỳ rất quan trọng.

Thức ăn cho cá có vấn đề

Việc cho thức ăn quá hạn, thức ăn tươi sống bị chết cũng là nguyên nhân khiến cá bảy màu bỏ ăn, cá bảy màu bị tóp bụng. Các loại thức ăn đã quá hạn sử dụng, thức ăn bảo quản không tốt, thức ăn tươi sống nhưng để bị chế… có thể khiến cá sẽ bị ngộ độc thực phẩm. Hoăc cá bảy màu bỏ ăn trong ngày. Nếu không chú ý cá sẽ bị chết

Tốt hơn hết hãy kiểm tra thức ăn trước khi cho cá ăn. Tránh các trường hợp ngộ độc thức ăn, cá bảy màu tóp bụng có thể xảy ra. Nếu thấy thức ăn đã bị hỏng, lên nấm mốc, có mùi không như bình thường bạn nên bỏ đi và mua đồ ăn mới nhé.

Nhiệt độ nước không ổn định

Cá bảy màu chỉ chịu được nhiệt độ trong ngưỡng nhất định. Nếu nhiệt độ quá cao hay quá thấp cá sẽ hoạt động chậm lại, không còn năng động như bình thường nữa. Nếu nhiệt độ vượt quá ngưỡng chịu đựng cá bảy màu bỏ ăn và bị chết.

Các bạn nên chú ý vấn đề này nhé. Nhiệt độ nuôi cá bảy màu thích hợp nhất là từ 22 – 28°C. Nhiệt độ nước có thể xuống thấp 1 chút nhưng không được xuống quá 13°C, không cao quá 32°C.

Dấu hiệu cá bảy màu bỏ ăn

Một số dấu hiệu cho thấy cá bảy màu bỏ ăn như:

  • Thức ăn thừa trong bể mặc dù lượng thức ăn cho cá bảy màu vẫn như bình thường
  • Cá bị bệnh như cá bảy màu bị thối đuôi, thân nhịn ăngày đi thấy rõ, bụng bị hóp lại không còn phình to ra như khi ăn đầy đủ
  • Nước có dấu hiệu hơi đục, có thể có bọt, váng trên mặt nước gần chỗ sủi
  • Cá bảy màu bỏ ăn sẽ có dấu hiệu bơi lờ đờ trên mặt nước, có vẻ không còn linh hoạt như bình thường
  • Khi cá bảy màu bỏ ăn, nước hơi có mùi tanh, hơi đục,
  • Cá bảy màu bỏ ăn thì một số cành rong, cây thuỷ sinh bám bụi, thức ăn cho cá nhiều.

Cá bảy màu bị lắc

Cá bảy màu bị lắc là một trong những vấn đề cũng rất phổ biến mà người chơi cá bảy màu gặp phải. Cá bảy màu bị lắc sẽ rất mất sức và có thể bị chết trong vài ngày. Những người mới nuôi cá cần hết sức chú ý vấn đề này, vì cá bảy màu bị lắc rấ mới mua.

Nguyên nhân cá bảy màu bị lắc

Cá bảy màu bị lắc khi mới mua về

Nếu như bạn không biết cách nuôi dưỡng cá khi mới mua về trước khi thả vào bể thì việc cá bảy màu bị lắc sẽ xảy ra rất thường xuyên. Nguyên nhân là các bể nuôi ở ngoài cửa hàng cá cũng không được nuôi tốt. Vì số lượng cá nhập về rất lớn, không thể chăm sóc cẩn thận hết từng con.

Cá bảy màu bị lắc do thả không đúng khách

Việc chuyển cá từ chỗ nuôi này sang chỗ nuôi khác, từ bể này sang bể khác kể cả trong cùng một điều kiện nuôi giống nhau, hay chuyển cá từ bể trong nhà ra ngoài trời, từ bể nuôi ngoài trời vào bể kính trong nhà cũng có thể khiến cho cá bảy màu bị lắc.

Do các điều kiện sống giữa các bể khác nhau nên chúng cần thời gian thích nghi dần dần để tránh bị sốc nước. Cá bảy màu bị lắc do sốc nước có thể là do sự chênh lệch về nhiệt độ, độ PH, ánh sáng, mật độ cá … giữa các bể nuôi.

Cả bảy màu bị lắc do nhiệt độ

Vào các ngày giao mùa có biên độ nhiệt chênh lệch lớn cũng có thể khiến cá bảy màu bị lắc. Đối với những người chơi cá ở miền bắc hiện tương này xảy ra khá thường xuyên ở mùa hè những ngày nóng hoặc lúc sang mùa đông.

Cá bảy màu bị lắc do bị ngộ độc nước

Các chất thải từ cá trong bể nuôi sau một thời gian sẽ tích tụ dưới đáy bể, các chất độc có thể làm cá ngộ độc như NO3, NO2, Amoniac….

Nếu không được vệ sinh bể thường xuyên thì chỉ sau một thời gian nuôi, cá trong bể của bạn sẽ gặp tình trạng này. Cả đàn cá bảy màu bị lắc và thường tập trung ở gần nơi sủi oxi.

Khắc phục tình trạng cá bảy màu bị lắc

Đối với cá mới được mua từ cửa hàng cá về bạn nên chú ý chọn những chú cá khỏe mạnh, lanh lợi, bơi khỏe và không bị bệnh tật. Nếu bạn mua nhiều cá thì nên nói người bán cá đóng cho bạn 1 – 2 con một túi. Tránh thiếu oxy khiến cá bảy màu bị lắc.

Khi thả cá nên thả cả bịch cá mới mua vào bể trong một vài tiếng đầu, để cho nhiệt độ không bị thay đổi quá đột ngột dẫn đến cá bị sốc nước. Trước khi mua cá bạn nên chuẩn bị nước trước 1 vài ngày và chạy sủi oxi trước để nước máy bay clo trong nước đi.

Cá mới được mua về bạn cũng không nên để nước quá cao. Mức nước tốt nhất để nuôi cá bảy màu là từ 20 – 25cm, đối với cá mới mua thì nên khoảng từ 10 – 15cm là tốt nhất nhé.

Đối với trường hợp cá bảy màu bị lắc do nhiệt độ chênh lệch, trường hợp này bạn nên có sự chuẩn bị trước để tránh. Mùa đông nên có sưởi cho bể cá của mình. Mùa hè những ngày nóng có thể để trong bể 2- 3 viên đá nhỏ để nước không lên nhiệt độ cao quá.

Đối với cá bị ngộ độc nước. Buổi sáng dậy bạn đột nhiên thấy cả đàn cá bảy màu bị lắc, cá tập trung quanh quả sục oxi thì đó là dấu hiệu cá của bạn bị ngộ độc.

Bạn nên chuẩn bị một ít nước cũ và một ít nước mới vào 1 bể mới với mức nước thấp rồi bắt cá chuyển sang bể mới nhé. Việc này nên làm càng sớm càng tốt vì nếu để lâu thì cả đàn cá bảy màu bị lắc và chết.

Cá bảy màu bị tóp bụng

Nguyên nhân cá bảy màu bị tóp bụng

Cá bảy màu bị bị tóp bụng là căn bệnh về đường ruột. Cá bảy màu bị tóp bụng rất khó chữa. Cũng có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này.

  • Cá bảy màu bị tóp bụng do thức ăn của cá không đủ chất dinh dưỡng. Điều này khiến cá bị suy dinh dưỡng.
  • Cá bảy màu bị tóp bụng do chế độ nuôi dưỡng không đúng, cá bảy màu bỏ ăn. Nước bể bẩn, không thay thường xuyên, không hút đấy khiến phân cá và chất bẩn tích tụ quá lâu gây ô nhiễm nguồn nước.

Dấu hiệu nhận biết khi cá bảy màu bị tóp bụng là đầu to, bụng nhỏ. Có thể quan sát thấy phần phân trắng và dài của cá. Thông thường cá bảy màu bị tóp bụng thường mắc ở cá mái.

Điều trị cho cá bảy màu bị tóp bụng

Khi phát hiện ra cá bảy màu bị tóp bụng thường đã rất nặng. Rất khó điều trị. Tuy nhiên bạn có thể cải thiện tình trạng này bằng cách thay nước, lọc nước bể cá thường xuyên. Sử dụng thức ăn cho cá bảy màu bị tóp bụng đầy đủ chất dinh dưỡng. Có thể trộn kèm ít men tiêu hóa vào thức ăn của cá. Hỗ trợ cá hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

Cá bảy màu bị thối đuôi (túm đuôi)

Nguyên nhân cá bảy màu bị thối đuôi

Khi cá bảy màu bị thối đuôi hay túm đuôi, đuôi cá cụp vào như một cái kim. Cá bảy màu bị thối đuôi chủ yếu khi còn nhỏ. Trong môi trường sinh sản khoa học, cá không dễ mắc bệnh trong độ tuổi từ 1 – 6 tháng.

Nhưng nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi của cá và điều này cực kỳ có hại. Đối tượng chính là cá già, cá baby, cá đầy tháng. Cũng cần chú ý phòng tránh cá bảy màu bị tóp bụng.

Nhiệt độ là nguyên nhân phổ biến nhất khiến cá bảy màu bị thối đuôi. Và đó cũng là yếu tố quan trọng nhất. Miễn là bạn chú ý đến điểm này thì vẫn có thể ngăn cá bảy màu bị thối đuôi. Người chơi cá bảy màu cần chú ý.

Cách chữa trị và phòng tránh cá bảy màu bị thối đuôi

Đối với tình trạng cá bảy màu bị thối đuôi, người chơi cá cảnh có 3 bước để chữa bệnh:

  1. Sử dụng Tetra Nhật (loại 5g) sử dụng bỏ 1/20 gói vào bể có cá bảy màu bị thối đuôi  25 lít .
  2. Người nuôi cá bảy màu bị thối đuôi cần sử dụng máy sưởi để ổn định nhiệt độ khoảng 31 – 32°C.
  3. Bắt đầu thả cá bảy màu bị thối đuôi vào, sau 1 ngày thay 50% nước. Chú ý đến ngày thứ 3 thay 50 % nước tiếp theo và sử dụng kết hợp thêm 1 lít muối.

Theo dõi tiếp, sẽ thấy tình trạng cá bảy màu bị thối đuôi được cải thiện. Sau 3 ngày đuôi cá trở lại bình thường. Đối với tình trạng bệnh cá bảy màu bị thối đuôi người chơi cá cảnh cần được chú ý nhiều hơn. Đặc biệt về sức đề kháng và ổn định nhiệt độ nước cũng như nên thường xuyên sát trùng nước cho cá bảy màu.

Cá bảy màu bị thối thân

Tương tự như cá bảy màu bị thối đuôi, cá bảy màu bị thối thân cũng khiến nhiều người chơi lo lắng. Vì nếu không can thiệp kịp thời, cá bảy màu bị thối thân sẽ chết rất nhanh. Về cơ bản những chú cá bảy màu bị thối thân cũng do tổn thương vùng da gây nên.

Ban đầu chúng chỉ là một vết thương nhỏ và sau này chúng sẽ lan rộng ra rất nhiều và cá càng ngày càng nặng rồi cũng sẽ phải ra đi. Vậy thì do đâu mà cá lại bị tổn thương vùng da. Có rất nhiều nguyên nhân khiến cá bị tổn thương vùng da, từ đó khiến bảy màu bị thối thân, cụ thể như sau:

  • Cá đánh nhau, rỉa đuôi và vây của nhau khiến cá bảy màu bị thối thân, vây, đuôi.
  • Cá bảy màu bị thối thân do độ pH ở mức quá thấp hàm lượng axit cao gây nên tình trạng tụt nhớt tổn thương da.
  • Cá bảy màu bị thối thân do Amoniac có trong nước cao.

Khi phát hiện cá bảy màu bị thối thân hay cá bảy màu bị thối đuôi đều cần kiểm tra môi trường nước của chúng. Độ pH cần phải ở trong khoảng 7 – 8, nồng độ Amoniac, Nitrit và Nitrat không được vượt quá 40 ppm.

Nếu cá của bạn có hiện tượng rỉa vây của nhau thì hãy bắt chúng riêng ra một khu vực khác. Nếu là cá giống bạn nên duy trì 1 trống và 2 mái ở trong hồ, tránh va chạm khiến cá bảy màu bị thối thân hoặc cá bảy màu bị thối đuôi.

Cá bảy màu bị stress

Dấu hiệu cá bảy màu bị stress

Bên cạnh các bệnh thường gặp như cá bảy màu bỏ ăn, cá bảy màu bị lắc, cá bảy màu bị thối đuôi, cá bảy màu bị thối thân… thì việc cá bảy màu bị stress cũng dẫn tới việc cá chết hàng loạt. Những dấu hiệu thường thấy khi cá bảy màu stress như:

  • Cá bảy màu thường xuyên núp ở góc bể, trông không hoạt bát.
  • Cá bảy màu bỏ ăn.
  • Cá bảy màu thường tách khỏi đàn mà không phải đang chuẩn bị đẻ.
  • Cá bơi lờ đờ.
  • Cá bảy màu bị thối đuôi.

Nguyên nhân và cách khắc phục cá bảy màu bị stress

Cá bảy màu bị stress do thay đổi môi trường sống

Đối với cá mới mua về hoặc cá chuyển sang bể nuôi mới, bạn nên thả cá từ từ để cá làm quen với môi trường nước ở bể nuôi mới và kịp thích nghi với nhiệt độ thay đổi. Không nên thả cá đột ngột.

Cá bảy màu bị stress do bể thiếu hoặc thừa ánh sáng

Đối với bể ngoài trời thì bạn nên để bể nuôi ở chỗ có bóng râm, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu thẳng vào bể. Bởi nếu có quá nhiều ánh sáng có thể khiến cá không có nơi ẩn nấp, dễ khiến cá bảy màu bị stress.

Nên có 1 miếng che nhỏ trên thành bể nuôi hoặc bể nuôi ngoài trời nên có rong, bèo để tạo chỗ trú ẩn cho cá, hạn chế bớt ánh sáng.

Đối với bể nuôi trong nhà nếu bạn sử dụng đèn thì thời gian bật đèn 1 ngày nên từ 12 – 16 tiếng. Nếu bể đặt cạnh cửa sổ thì có thể ít hơn. Nếu không có ánh sáng vài ngày sẽ khiến cá bảy màu bị stress, cá bảy màu bỏ ăn, cá bảy màu bị thối đôi… cây trong bể có thể bị rụng lá hoặc chết.

Cá bảy màu bị stress do nước bể có vấn đề

Đối với bể nuôi mới chuẩn bị, bạn nên để nước 1 – 2 ngày chạy sủi oxi hoặc lọc vi sinh trước khi thả cá. Đối với nước trong quá trình nuôi, bạn nên thay nước thường xuyên để bể luôn có nước mới vào trong bể để duy trì hệ vi sinh.

Cá bảy màu bị stress do đánh, tranh chấp với cá khác

Để tránh cho cá bảy màu bị stress bạn nên thả cá trong bể với mật độ hợp lý. Mật độ hợp lý để bạn tính toán số lượng cá nên thả trong bể nuôi của mình là khoảng 1 lít nước/1 con cá. Nếu bể của bạn có thể tích là 15 lít nước thì bạn có thể thả 10 – 15 con cá bảy màu trong bể đó.

Cá bảy màu bị stress do mới đẻ

Cá mái trong quá trình mang thai nên được cho ăn đầy đủ và nhiều hơn bình thường 1 chút. Thức ăn tốt nhất cho cá bảy màu mái đẩy đủ chất dinh dưỡng để nuôi cá con trong quá trình mang thai là trùn chỉ hoặc các loại cám ăn liền giàu chất dinh dưỡng. Cá khi sắp sinh nên tách riêng ra 1 bể để cho cá đẻ, bể đó phải đủ rộng để không khiến cá bảy màu bị stress.

Cá bảy màu bị stress do tỷ lệ đực, mái không đồng đều

Khi mua cá bảy màu bạn nên mua cả cá đực và cá mái. Việc có cả cá đực và mái sẽ giúp cho cá hoạt bát hơn và hạn chế cá bảy màu bị stress.

Tỉ lệ đực mái có thể là 50/50 hoặc 60/40, tùy vào bạn thích nhiều cá đực để ngắm hơn hay muốn cá sinh sản nhiều thì có thể lấy cá mái nhiều hơn. Nếu bạn muốn thả khoảng 10 con cá bảy màu trong bể thì tỉ lệ hợp lý sẽ là khoảng 6 cá đực và 4 cá mái.

Cá bảy màu bị sình bụng

Cá bảy màu bị sình bụng khác với cá bảy màu bị tóp bụng. Chúng có phần bụng căng phồng. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Đôi khi, bệnh này không lây nhiễm nhưng cá bị bệnh nên được cách ly và điều trị thích hợp.

Nguyên nhân

Những nguyên nhân khác gồm nhiễm virus, tổn thương nội tạng, suy thận vì sử dụng quá nhiều thuốc hay thuốc quá mạnh.

  • Sình bụng cấp tính: tức bụng căng lên bất thình lình. Cá bị nhiễm khuẩn gây xuất huyết nội.
  • Sình bụng mãn tính: tức bụng căng lên từ từ. Ký sinh trùng hay bướu phát triển ở bụng cá có thể gây nên tình trạng này.
  • Sình bụng mãn tính: tức bụng căng lên từ từ. Cá bị bệnh lao cá Mycobacterium tuberculosis. Bệnh này lây rất mạnh.

Cách phòng và chữa trị

Bệnh này rất khó chữa trị nhưng nếu nguyên nhân là vi khuẩn và được phát hiện sớm thì có thể chữa khỏi. Vì vậy cần phải tìm hiểu xem có phải bệnh do vi khuẩn gây ra hay không, việc phát hiện nguyên nhân gây bệnh là một phần của điều trị và phòng bệnh.

Khi các vẩy xù lên chứng tỏ cá bị bệnh trầm trọng. Ngâm cá trong nước muối có thể giúp tiêu bớt chất lỏng trong mình cá. Có một loạt các loại thuốc dùng để chữa bệnh sình bụng do nhiễm khuẩn nội tạng. Các loại thuốc chữa bệnh ngoài da không có tác dụng trong trường hợp này.

Bệnh mốc nước ở cá bảy màu

Miệng, mắt, cơ thể và các bộ phận khác có màng trắng. Vết thương có sợi nấm và bị mốc, cá bảy màu bỏ ăn. Ở nước ít dinh dưỡng, tỷ lệ mắc bệnh này rất nhỏ. Nếu kết hợp với nhiệt độ cao trên 25°C thì hiệu quả phòng ngừa sẽ cao hơn.

Điều chỉnh nhiệt độ hợp lý theo khả năng kiểm soát chất lượng nước là cách đơn giản và hiệu quả nhất để ngăn ngừa căn bệnh. Khi khả năng kiểm soát chất lượng nước thấp thì nhiệt độ tương đối cao. Nhưng tỷ lệ mắc bệnh cụp đuôi sẽ tăng lên. Vì vậy bạn nên điều chỉnh nhiệt độ một cách phù hợp.

Nhiệt độ thấp là môi trường được nấm mốc yêu thích nhất. Đặc biệt là trong khoảng 18 – 22 °C. Nếu bạn có thể điều chỉnh nhiệt độ trong phạm vi này mà đàn cá không bị bệnh nấm thì xin chúc mừng. Khả năng quản lý chất lượng nước của bạn đã đạt đến mức rất tốt.

Cá bảy màu bị nấm mang

Đây cũng là một loại nấm khác với bệnh thối mang. Bệnh cá thối mang chủ yếu xuất hiện vào mùa xuân và mùa hè. Cơ chế hoạt động là do số lượng lớn vi khuẩn trong mang cá sẽ dẫn đến tắc nghẽn, bị thủng và bị viêm nghiêm trọng. Còn bệnh nấm mốc là số lượng các loại nấm được nhân lên trong mang cá.

Các triệu chứng là mang cá sẽ không mở mà sẽ phồng lên. Triệu chứng của cá khi ở giai đoạn cuối của bệnh là nghẹt thở. Chúng đứng yên trong nước, mọi thứ k

Triệu chứng trên da cá xuất hiện đốm màu trắng, trông giống được rải những hạt muối cỡ to. Cá sẽ luôn “lao vụt đi”, bơi rất nhanh và đâm vào những hạt sỏi hay những vật dụng khác dùng để trang hoàng trong bể cá.

Cá bảy màu bị đốm trắng

Cá bảy màu bị đốm trắng tương đối khó chữa, nhưng nếu phát hiện bệnh, cách ly, chữa trị sớm và hợp lý thì bệnh này hoàn toàn có khả năng được chữa khỏi.

Nguyên nhân

Do kí sinh trùng đơn bào gây ra. Bệnh phát triển thành 3 giai đoạn:

  1. Giai đoạn dưỡng thể của kí sinh trùng quả dưa, chúng bám vào lớp da của cá, tạo ra những u nang màu trắng. Chúng lấy thức ăn từ phần thịt xung quanh, chuẩn bị cho giai đoạn sinh sản.
  2. Kí sinh trùng giờ đã phát triển sang thể trưởng thành. Nó rời khỏi da cá và rơi xuống đáy bể, ở yên đó để sinh ra hàng trăm kí sinh trùng mới.
  3. Nang có Trophont phân chia sẽ bơi tự do, tìm một vật chủ. Ký sinh trùng ở thể trưởng thành bung ra hàng trăm nang như thế này, từ đó chúng bắt đầu một vòng đời mới.

Chữa trị

Khác với việc cá bảy màu bị tóp bụng, sình bụng, loại bệnh này rất khó chữa bởi vì bản chất của kí sinh trùng có 3 giai đoạn trong vòng đời của chúng. Trong suốt giai đoạn dưỡng thể và thể trưởng thành của kí sinh trùng, lớp nhớt cá và lớp nhầy của chúng lần lượt làm lớp bảo vệ cho chúng.

Giai đoạn có thể chữa trị duy nhất chỉ là giai đoạn nang (chúng bơi tự do trong nước). Vì vòng đời của chúng kéo dài khoảng 2 tuần.

Cho nên nếu bạn bắt đầu chữa trị khi lượt nang mới đang hình thành và ngưng trước khi thể trưởng thành của chúng bung ra để sinh sản, thì bạn sẽ có cả một loạt kí sinh trùng mới.

Do đó, bạn nên tiến hành chữa bệnh cho cá trong suốt 4 tuần hoặc trong suốt 2 vòng đời đầy đủ của chúng. Tăng nhiệt độ để thúc đẩy vòng đời của chúng và có thể làm giảm thời gian chữa trị.

Có thể dùng Sulphat đồng (0.15 – 0.20 ppm) để chữa và ngăn ngừa bùng phát bệnh. Các thuốc khác cũng dùng được là thuốc Malachite Green, Formalin và Methylene blue.

Ngoài ra các bệnh cá bảy màu bỏ ăn, cá bảy màu bị thối đuôi, cá bảy màu bị thối thân, sình bụng… kể trên, còn rất nhiều tình trạng khác nhau khi nuôi cá bảy màu khiến chủ nuôi quan tâm như: cá bị xù vảy, cháy đuôi, rách đuôi, cụp đuôi, xuất huyết… Người nuôi cá 7 màu cần hết sức chú ý trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng giống cá.

4.5/5 - (8 bình chọn)

Từ khóa » Cá Bảy Màu Bị đỏ Mang