Các Bệnh Thường Gặp Ở Cá Bảy Màu - Guppy Nhật Minh
Có thể bạn quan tâm
Tổng hợp các bệnh thường gặp ở cá 7 màu
Đốm trắng ở cá bảy màu
Cá bảy màu thường gặp phải những tình trạng chết hàng loại do bệnh hoặc do thay đổi thời tiết đột ngột. Để có thêm kiến thức và cách bảo vệ đối với cá bảy màu của bạn, dưới đây sẽ là tổng hợp các loại bệnh thường gặp mà người chơi cá cần biết.
Việc chăm sóc và nuôi cá cảnh không hề đơn giản nhất là đối với cá bảy màu thường mẫn cảm với những môi trường khác nhau. Đồng thời nếu như bạn không có kiến thức trong việc bảo vệ cá bởi những tác nhân gây bệnh trên cá, thì việc chơi cá cảnh càng khó khăn.
Đốm trắng ở cá bảy màu
Đốm trắng ở cá bảy màu thường xuất hiện ở đuôi cá, có hình dạng đốm màu trắng gióng những hạt muối cỡ to. Một thời gian, đốm trắng có biểu hiện sưng, nếu người chơi cá không có cách khắc phục kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng cá chết.
Điều lưu ý khi cá bảy màu bị đốm trắng là bệnh có tình trạng lây lan, do đó nếu không ngăn chặn kịp thời thì đàn cá bảy màu sẽ chết hàng loạt. Nguyên nhân là do kí sinh trùng đơn bào gây ra.
Để chữa và ngăn ngừa bệnh bùng phát, người chơi cá có thể sử dụng Sulphat đồng (0.15- 0.20ppm). Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc khác như malachite green, formalin và methylene blue để điều trị nhanh chóng.
Một lưu ý nho nhỏ là khi bạn cho cá bảy màu sử dụng Malachite green nên tránh việc sử dụng dưới ánh sáng mặt trời trong suốt quá trình điều trị và nhớ luôn sử dụng găng tay khi sử dụng.
Bị cụp đuôi/thối đuôi/túm đuôi ở cá bảy màu
Tình trạng cá bảy màu bị cụp đuôi / thối đuôi/ túm đuôi là bệnh thường gặp ở cá 7 màu. Thường do nguyên nhân bắt nguồn từ nguồn nước bị ô nhiễm hoặc do người chơi cá thường xuyên thay nước hoặc nguồn nước có nhiều muối hột . Người chơi cá bảy màu cần chú ý.
Đối với tình trạng bệnh như này, người chơi cá cảnh có 3 bước để chữa bệnh cho cá đó:
Bước 1: Sử dụng Tetra Nhật ( loại 5g) sử dụng bỏ 1/20 gói vào bể cá 25 lít .
Bước 2: Người chơi cá bảy màu sử dụng máy sưởi để ổn định nhiệt độ khoảng 31-32 độ C.
Bước 3: Bắt đầu thả cá vào, sau 1 ngày thay 50% nước. Chú ý đến ngày thứ 3 thay 50 % nước tiếp theo và sử dụng kết hợp thêm 1 lít muối.
Theo dõi tiếp, sẽ thấy tình trạng đuôi của cá được cải thiện, sau 3 ngày đuôi cá trở lại bình thường. Đối với tình trạng bệnh này người chơi cá cảnh cần được chú ý nhiều hơn về sức đề kháng và ổn định nhiệt độ nước cũng như nên thường xuyên sát trùng nước cho cá bảy màu.
Bị xù vảy ở cá bảy màu
Bệnh xù vảy là bệnh thường gặp ở cá 7 màu thường xuất hiện bởi nguyên nhân từ muối nhiều trong nước, người chơi cá cần chú ý về lượng muối trong bể, cần được pha loãng và đúng tỉ lệ cho phép.
Đối với những con cá bảy màu có hiện tượng xù vảy, người chơi cá cần được bắt riêng bể để điều trị bởi nguyên nhân của bệnh có thể bị lây lan. Nếu không được chữa trị kịp thời. vảy cá bảy màu sẽ bị ăn mòn và rụng, nghiêm trọng có thể làm chết cá.
Cách chữa trị , người chơi cá cảnh bảy sử dụng phương pháp sủi oxy nhẹ và tạm thời không cho ăn trong khoản thời gian mấy ngày. Ngoài ra có thể sử dụng thuốc Tetra để chữa trị.
Bị lắc ở cá bảy màu
Đi kèm với các tình trạng bị túm đuối/ cụp đuôi, cá cảnh bảy màu thường xuất hiện tình trạng bị lắc. Tình trạng thấy rõ rệt khi cá thường bơi ở trên bề mặt nước, không linh hoạt và vãy túm. Sau đó, cá có tình trạng bỏ ăn, ốm và chết dần.
Cách chữa trị, người chơi cá sử dụng khoảng 2 nắm muối hột vào bể 60 mức nước . Sau đó, sử dụng chế độ sưởi ở nhiệt độ từ 31-32 độ c. Thay nước từ 10-20 %, bổ sung thêm muối và bắt đầu sưởi tiếp. Theo dõi khoảng 3 ngày , cá sẽ cải thiện.
Người chơi cá có thể sử dụng thêm lượng nhỏ thuốc Tetra Nhật nhằm mục đích dưỡng cho cá mau khỏi.
Stress ở cá bảy màu
Stress cũng là bệnh thường gặp ở cá 7 màu. Triệu chứng cá thường tụ ở góc bể, khi vỗ vào thành bể thường xuất hiện rung động dữ dội và bắn mình lên khỏi mặt nước rồi rơi xuống, đồng thời cột sống lưng của cá có hiện tượng bị cong. Cách chữa trị, sử dụng thuốc Tetra Nhật, sử dụng 1gr thuốc cho0 khoản 200 lít nước, mỗi ngày thay bỏ nước 30 % và thêm nước mới cùng 1gr thuốc.
Cá có dấu hiệu bị nấm
Nấm là một trong những bệnh phổ biến nhất mà người nuôi cá guppy hay gặp phải. Nếu bạn phát hiện cá bị nấm sớm thì việc chữa trị rất đơn giản nếu không sẽ rất khó chữa, và cá có thể bị chết nếu nấm phát triển nhiều trên mình cá. Nếu bạn phát hiện ra cá của mình có đốm nhỏ màu trắng trên mình hoặc vây thì khả năng là cá của bạn bị nấm rồi. Việc đầu tiên bạn cần làm là tách riêng chú cá đó ra 1 bể hoặc cốc nhỏ từ 300 – 500ml. Không nên để cá chung với những chú cá khỏe mạnh khác bởi vì nấm có thể lây rất nhanh, nếu không tách những chú cá bị nấm ra khỏi đàn thì chỉ sau vài ngày cả bể cá của bạn có thể bị nấm.
Cách chữa: Sau khi tách chú cá bị nấm ra cốc nhỏ bạn một ít muối vào với dung dịch xanh metylen mua ở hiệu thuốc về (3 giọt/300/ml) để dưỡng lại cá trong 2 3 ngày. Trong dung dịch xanh metylen có chất kháng sinh và diệt khuẩn ở mức độ nhẹ để sát trùng chỗ bị nấm cho cá.
Cá bảy màu không lớn, còi cọc suy dinh dưỡng
Nếu hàng ngày bạn vẫn cho cá ăn đều đặn mà cá không lớn, thậm chí còi cọc suy dinh dưỡng thì có thể cá của bạn đang bị bệnh mà bạn không biết. Bạn nên chú ý quan sát nước của bể nuôi cá. Nếu nước có không trong, có nhiều bụi bẩn trong bể có mùi khó chịu thì bạn nên thay nước định kỳ, mỗi lần thay từ 20 – 30% trong vòng vài ngày liên tục. Việc thay nước mới giúp tái tạo lại hệ vi sinh trong bể, giúp nước trong hơn và tạo môi trường sống sạch sẽ, khỏe mạnh cho cá. Bạn cũng nên thay đổi các loại thức ăn khác nhau để giúp cá thay đổi khẩu vị và ăn nhiều hơn.
Cá bảy màu nằm bẹp ở một chỗ, tách đàn
Đây là một trong những dấu hiệu mà ít người nhận biết được, tuy nhiên đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho bạn thấy cá của bạn bị stress hoặc bị bênh. Nếu cá bị stress bạn nên hạ thấp mức nước của bể lại. Một số bể cá có mức nước cao quá từ 40 50cm, đây không phải là mức nước thích hợp để nuôi cá bảy màu. Mức nước thích hợp để nuôi cá bảy màu là từ 15 – 25cm. Nếu cá bạn bị stress, bạn nên hạ mức nước xuống thấp hơn, che miệng bể lại để giảm bớt ánh sáng, cho thêm 1 chút muối vào bể để sát trùng. Cá đang bị stress, sức khỏe sẽ yếu đây là thời điểm cá dễ bị bệnh nhất, muối sẽ giúp bạn phòng ngừa các bệnh từ sớm.
Extrabio chia sẻ: Có một cách trị bệnh cho cá bằng muối với quy tắc 1 – 4 – 5 hiệu quả được nhiều người chơi sử dụng đó là sử dụng muối:
Cho 1 kg muối + 4 lít nước (nửa cân muối thì 2 lít nước) => Khuấy đều cho muối tan => dung vợt vớt cá cho vào muối đếm đúng 5 giây => thả cá vào nước mới => ok rồi đó b (sau khi chữa cho cá nước muối có thể sử dụng lại nhiều lần ngoài ra còn để vệ sinh các vật dụng chăm cá)
Trên đây là những loại bệnh thường gặp ở cá 7 màu, cách nhận biến và chữa trị. Hy vọng bài viết giải quyết được vấn đề bệnh ở cá cảnh bảy màu của bạn. Chúc bạn thành công.
Từ khóa » Cá Bảy Màu Bị đỏ Mang
-
10 Bệnh Thường Gặp Khiến Cá Bảy Màu Bỏ ăn Và Chết | Pet Mart
-
Bệnh Ở Cá Bảy Màu - Ký Sinh Trùng Và Cách Khắc Phục
-
Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị CÁ BẢY MÀU BỊ NẤM
-
Những Bệnh Thường Gặp ở Cá Bảy Màu Và Cách Chữa Trị
-
Cá Bảy Màu Bị đốm đỏ: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị
-
Nguyên Nhân Và Cách Chữa Các Bệnh Thường Gặp ở Cá Bảy Màu
-
Tổng Hợp Các Bệnh Thường Gặp ở Cá 7 Màu
-
Điểm Danh 4 Bệnh Thường Gặp Khiến Cá Bảy Màu Bị Chết - Saigon Fish
-
Cá Bảy Màu Bị Nấm - Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả
-
Các Bệnh Thường Gặp Và Thuốc Phòng Bệnh Cho Cá Bảy Màu Tốt Nhất
-
[HOT] TOP 3 Loại Thuốc Trị Nấm Cho Cá Bảy Màu Dưới 100K - Cá Cảnh
-
Nguyên Nhân Cá Bảy Màu Bỏ ăn Và Giải Pháp - GUPPY CITY
-
Category Archives: Chữa Bệnh Cho Cá Bảy Màu - GUPPY CITY
-
Những Bệnh Thường Gặp ở Cá Bảy Màu Bạn Nên Biết - King Aqua