10 Bệnh Về Mắt Ở Trẻ Em Gây Nguy Hiểm, Bố Mẹ Cần Biết
Có thể bạn quan tâm
10 bệnh về mắt ở trẻ em nguy hiểm, thường gặp hiện nay
Dưới đây là thông tin về 10 bệnh về mắt của trẻ em thường gặp mà bố mẹ nên biết:
1. Tật cận thị
Tật cận thị là tật về mắt phổ biến nhất ở trẻ em hiện nay. Cận thị là một dạng của tật khúc xạ, khi mắc phải tật cận thị các bé sẽ không thể nhìn rõ các vật ở xa, chỉ có thể nhìn rõ các vật ở gần, hay thậm chí những vật ở gần cũng không thể nhìn rõ.
Nguyên nhân dẫn tới cận thị có thể do rất nhiều nguyên nhân từ yếu tố gen di truyền, trẻ ngủ ít, sinh non, đọc sách trong môi trường không đủ ánh sáng, hay khi xem tivi, điện thoại khoảng cách giữa mắt và các thiết bị điện tử quá gần.
Khi thấy con hay mỏi mắt, nheo mắt khi phải nhìn những vật ở xa, con chỉ nhìn được những vật từ 1m trở lại, khi đọc sách, học bài phải dí sát mắt mới có thể nhìn thấy được chữ thì có thể con bạn đã mắc tật cận thị.
Nếu cận thị ở trẻ em diễn ra trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt của con, mắt sẽ ngày càng cận nặng và kém hơn nên khi con có những dấu hiệu trên, mẹ nên cho con đi khám và gặp bác sĩ để nhận được câu trả lời tốt nhất về mắt cho con.
2. Tật viễn thị
Tật viễn thị cũng là một trong những tật mà trẻ em thường xuyên mắc phải hiện nay, ngược lại với tật cận thị, viễn thị là tật mà trẻ có thể nhìn rõ các vật ở xa nhưng không thể nhìn rõ các vật ở gần. Nguyên nhân xảy ra tình trạng đó là do nhãn cầu ngắn hơn giới hạn bình thường.
Lý do bé mắc tật viễn thị chủ yếu do các yếu tố bên trong tác động như gen di truyền, độ cong của giác mạc giảm, chỉ số khúc xạ thủy tinh giảm,...
Ban đầu khi mắc tật viễn thị các bé sẽ có một số triệu chứng như nheo mắt khi nhìn những vật ở gần, bị đau, rát xung quanh mắt, đau đầu khi đọc sách, học bài, khó tập trung vào một công việc.
Bé nhà mình mắc tật cận thị quá lâu sẽ dẫn tới mắt lé, nhược thị nên cần đeo kính để giảm tình trạng tật viễn thị tăng nhanh, nếu đủ điều kiện, nên cho các bé đi phẫu thuật để có một đôi mắt khỏe mạnh.
3. Đục thủy tinh thể bẩm sinh
Đục thủy tinh thể bẩm sinh là một căn bệnh được đánh giá là nguy hiểm ở trẻ nhỏ. Đục thủy tinh thể sẽ khiến các tia sáng không chiếu qua được, tùy vào mức độ đục của từng trẻ. Nếu mắc phải căn bệnh này, sẽ ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống sinh hoạt, quá trình học tập và đặc biệt có thể khiến trẻ bị mù.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân dẫn đến đục thủy tinh thể ở trẻ sơ sinh được nghiên cứu là do di truyền từ bố, mẹ, bị nhiễm khuẩn từ khi mới sinh ra, rối loạn chuyển hóa, mắc hội chứng Down, bệnh Galactose huyết, sau khi sinh ra trẻ gặp chấn thương hay nhiễm phải ký sinh trùng ở mắt.
Khi vừa đẻ ra, mắt của bé sẽ được các bác sĩ kiểm tra trong vòng 3 ngày sẽ có thể phát hiện mắc bệnh hay không, tuy nhiên một số bé 1,2 tuổi mới mắc bệnh, nên nếu mắc đục thủy tinh thể bẩm sinh, mắt trẻ sẽ xuất hiện một số dấu hiệu sau:
- Nhìn ra những nơi có ánh sáng như bóng đèn, mặt trời mắt bé sẽ bị chói.
- Mắt của trẻ chuyển động nhanh, không kiểm soát được tốc độ.
- Trong tròng đen, xuất hiện màu trắng hoặc xám.
- Tầm nhìn kém
Nhận thấy các dấu hiệu trên, mẹ nên đưa bé đi khám mắt ở đâu tốt và uy tín để đảm bảo kết quả chuẩn xác nhất. Trong quá trình mắc bệnh, mẹ cần bổ sung các chất dinh dưỡng cho con, điều chỉnh cho con giờ giấc sinh hoạt hợp lý, giúp con có một tinh thần vui vẻ, thoải mái.
4. Sụp mí bẩm sinh
Sụp mí mắt ở trẻ em là tình trạng mí mắt của bé bị sụp xuống khiến mắt bị che đi gây khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, bé chỉ nhìn được mọi vật một nửa. Nếu để tình trạng này diễn ra trong thời gian dài có thể dẫn tới nhược thị.
Nhận thấy tình trạng sụp mí mắt tỷ lệ trẻ mắc phải khá lớn nên các nhà khoa học đã tìm ra một số nguyên nhân dẫn tới bệnh này. Có thể do trẻ mắc bẩm sinh từ khi mới sinh ra, bị những chấn thương liên quan tới mắt, phẫu thuật các bệnh khác liên quan tới mắt, hay do những bệnh về hệ thần kinh, bệnh liên quan tới cơ tay, cơ chân, đái tháo đường,...
Để nhận biết được bệnh sớm để kịp thời chữa trị cho con, bố mẹ có thể dựa vào những biểu hiện như khi trẻ vừa được sinh ra, mí mắt sẽ bị sụp xuống, da mắt bị sa xuống, mắt bị che đi gần một nửa hoặc một nửa.
Hiện nay với công nghệ tiên tiến hiện đại, y học cũng đã phát triển nên nếu đủ điều kiện bố mẹ nên cho con đi phẫu thuật để giúp bé dễ dàng hơn trong quá trình sinh hoạt và đôi mắt của bé thẩm mỹ hơn.
5. Tăng nhãn áp
Tăng nhãn áp là một thể trong bệnh Glocom bẩm sinh xảy ra ở trẻ em. Theo nghiên cứu, bệnh này không xuất hiện thường xuyên ở trẻ nhỏ, nếu xuất hiện thì bé trai có nguy cơ mắc bệnh lớn hơn bé gái với tỷ lệ 4/1. Tuy chỉ chiếm 1//10.000 trẻ bị tăng nhãn áp nhưng khi mắc phải bệnh này, các mẹ nên cẩn trọng vì glôcôm được đánh giá là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến mù mắt.
Tỉ lệ mắc bệnh thấp nhưng khi con mình mắc phải, có thể là do các nguyên nhân sau đây: mắc bệnh tiểu đường, thường sử dụng thuốc Corticosteroids, gặp chấn thương về mắt, gen di truyền, hay bị tắc nghẽn ống dẫn lưu trong màng mạch.
Một số dấu hiệu về tăng nhãn áp mà bố mẹ cần biết để điều trị cho con:
- Chảy nước mắt.
- Mắt nhạy cảm với ánh sáng.
- Mí mắt co giật liên tục.
- Tăng kích thước giác mạc.
- Củng mạc chuyển sang màu xanh.
Nhiều phụ huynh nhầm lẫn và thắc mắc tăng nhãn áp có phải cận thị không, thực tế đây là 2 bệnh lý khác hẳn nhau. Bệnh tăng nhãn áp là một trong những nguyên nhân chính khiến cho trẻ em bị mù nên bố mẹ nên lưu ý, đưa con đi khám thường xuyên để bảo vệ đôi mắt cho con nhé.
6. Bệnh võng mạc trẻ ở trẻ sinh non
Bệnh võng mạc ở trẻ sinh non (ROP) là một bệnh lý thường diễn ra đối với trẻ sinh non. Với những trẻ sinh non, vẫn còn một số bộ phận, mạch máu chưa được phát triển toàn diện, và mắt cũng vậy. Một trong những bộ phận trong mắt như võng mạc có thể không được phát triển toàn diện như những đứa trẻ bình thường. Nếu bệnh rop ở trẻ sinh non không được phát hiện sớm để kịp thời chữa trị có thể dẫn tới mù vĩnh viễn.
Hiện nay bệnh võng mạc ở trẻ sinh non vẫn chưa được tìm ra nguyên nhân cụ thể, chỉ có thể chẩn đoán là do sinh non, thiếu cân nặng, cơ thể chưa được phát triển hoàn chỉnh.
Bệnh võng mạc là một căn bệnh không thể nhìn thấy bằng mắt thường bên ngoài khi mới mắc bệnh, cần phải có các dụng cụ y tế hỗ trợ để nhận biết bệnh. Đây cũng là một trong những lý do trẻ bị mù mà không có dấu hiệu.
Trẻ sinh non khi đẻ ra không được phát triển đầy đủ và toàn diện như những đứa trẻ khác vì vậy, bố mẹ nên cho con đi khám định kỳ thường xuyên, đặc biệt về mắt để đảm bảo sức khỏe.
7. Bệnh lác mắt
Lác mắt là một trong những bệnh thường gặp nhất ở trẻ em với tỷ lệ 4/100. Tưởng chừng đơn giản nhưng đây là một trong những căn bệnh nếu không chữa kịp thời sẽ gây ra những mối lo ngại nguy hiểm. Nếu như để bé bị lác mắt lâu sẽ dẫn tới nhược thị, khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt, học tập và ảnh hưởng lớn đến ngoại hình của bé.
Theo số liệu được thống kê, có đến 40% trẻ bị lác mắt là do bẩm sinh yếu tố gen di truyền, 40% do mắc tật khúc xạ và 20% còn lại là mắc phải các bệnh khác.
Để nhận biết được sớm là con bị lác mắt, bố mẹ nên để ý một số triệu chứng khi con hay bị mỏi mắt, không tập trung được vào 1 vấn đề, hậu đậu, hay ngã, mắt bị lé sẽ không nhìn rõ bằng mắt còn lại.
8. Nhược thị
Nhược thị là có thể hiểu đơn giản là sự suy giảm thị đối với một hoặc cả hai mắt, đi kèm với nó là những tổn thương có thể nhìn thấy trực tiếp.
Những nguyên nhân chính dẫn đến nhược thị ở trẻ nhỏ là: mắc cận thị, loạn thị, viễn thị, lác mắt, bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh, sa mí mắt,...
Nhược thị là một căn bệnh xảy ra bên trong mắt, không có những dấu hiệu biểu hiện như đỏ mắt, sưng mắt nên không thể nhận biết được bằng mắt thường cho tới khi bệnh đã quá nặng. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho đôi mắt của con, mẹ nên cho con đi khám mắt định kỳ để biết rõ nhất về tình trạng mắt bé nhà mình.
9. Tắc tuyến lệ ở trẻ
Tắc tuyến lệ cũng là một trong những căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bệnh thường xảy ra khi hệ thống dẫn nước mắt của bé bị tắc nghẽn, có thể dẫn đến chảy nước mắt sống, khiến mắt bị nhiễm tùng. Tuy không phải căn bệnh quá nguy hiểm nhưng bố mẹ vẫn nên lưu ý vì nếu để lâu có thể dẫn tới viêm, nhiễm trùng
Các bác sĩ đã nghiên cứu, tắc tuyến lệ ở trẻ em là do cả nguyên nhân bẩm sinh và các nguyên nhân khác như: mắt bị nhiễm trùng, hộp sọ phát triển có dấu hiệu bất thường, trẻ gặp các vấn đề chấn thương gần vùng mũi, trẻ mắc các khối u gây tắc nghẽn tuyến lệ, hay do tác dụng phụ của một số thuốc để lại.
Một vài dấu hiệu để mẹ biết bé nhà mình mắc phải bệnh tắc tuyến lệ:
- Nước mắt chảy liên tục dù không có vấn đề gì.
- Đóng váng trên lông mi
- Mắt trẻ mờ đi và có dấu hiệu chảy mủ
- Trong lòng trắng mắt bị đỏ
- Sưng ở phần góc mắt
- Khi khóc, nước mắt dính theo máu
- Trẻ sốt
Đối với những trẻ tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh hiện nay chưa có cách nào để phòng tránh, còn đối với những trẻ trên một tuổi đã có những biện pháp phòng tránh mà các mẹ cần nắm vững để bảo vệ mắt cho con.
10. Viêm kết mạc
Viêm kết mạc là cách gọi khác của bệnh đau mắt đỏ, khiến cho trẻ bị khó chịu, để tình trạng diễn ra lâu có thể dẫn đến nhiễm trùng, sưng, tấy.
Không biết vì sao bé nhà mình mắc bệnh viêm kết mạc, có thể do một số nguyên nhân do virus, vi khuẩn, các tác nhân như bụi, lông động vật, phấn hoa,...) dẫn đến khiến bé mắc bệnh.
Khi mắc bệnh, bé sẽ xuất hiện một số triệu chứng để mẹ có thể nhận biết như: kết mạc đỏ, mắt bé bị ngứa, chảy nước mắt nhiều, mi bị phù nề, mắt bị chói, giác mạc bị thâm nhiễm, có gỉ mắt kèm theo các biến chứng ho, sốt, hắt hơi, viêm họng, nổi hạch, viêm mũi.
Nếu thấy bé nhà mình xuất hiện những dấu hiệu trên, mẹ nên đưa con đến bác sĩ khám mắt cho bé để sớm phát hiện bệnh và chữa trị kịp thời.
11. Tật khúc xạ
Tật khúc xạ là một loại bệnh rối loạn mắt thường gặp ở trẻ em. Tật khúc xạ có thể khiến trẻ không thể tập trung các hình ảnh từ bên ngoài, dần làm cho mắt mờ đi, thị lực yếu dần.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây nên tật khúc xạ có ba nguyên nhân chính, do di truyền từ bố mẹ, tư thế ngồi sai và hoạt động trong môi trường thiếu ánh sáng.
Khi mắc tật khúc xạ, bé có thể xuất hiện các triệu chứng như Hình ảnh trong mắt mờ, bị chói mắt khi thấy ánh sáng từ đèn hay mặt trời, đau đầu, không tập trung được vào vấn đề.
12. Ung thư võng mạc
Ung thư võng mạc là một trong những bệnh nguy hiểm nhất đối với mắt trẻ nhỏ. Đây là căn bệnh ác tính phá vỡ chức năng thị giác của trẻ, là nguyên nhân chính dẫn đến mù lòa. Không những vậy, ung thư võng mạc mắt còn ảnh hưởng tới tính mạng của trẻ, vì vậy bố mẹ cần đặc biệt lưu ý căn bệnh này.
Nguyên nhân chính dẫn đến ung thư võng mạc có thể là do yếu tố di truyền từ bố mẹ sang con.
Để nhận biết những dấu hiệu có thể mắc ung thư võng mạc, mẹ cần nắm rõ các dấu hiệu mắt bé nhìn theo hai hướng khác nhau, mắt bị đỏ, sưng, nhãn cầu mắt to hơn so với nhãn cầu bình thường.
Để phòng ngừa căn bệnh này, bố mẹ cần đưa con đi khám mắt định kỳ thường xuyên, bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho bé, tạo cho bé một môi trường sống lành mạnh, vui vẻ.
Cách phòng tránh các bệnh cho bé
Đôi mắt các bé luôn là bộ phận được bố mẹ đặc biệt chú ý trong quá trình chăm sóc các con, mẹ nào cũng luôn muốn con có một đôi mắt sáng, khỏe mạnh. Nhưng chưa biết cách phòng tránh các bệnh về mắt cho con như thế nào, đây sẽ là một số điều cần lưu ý cũng như các cách để con có một đôi mắt thật sáng.
- Bất cứ áp dụng cách nào thì điều đầu tiên muốn mắt con luôn được khỏe mạnh thì các mẹ cần bồi bổ các thực phẩm chứa các chất dinh dưỡng cho bé để đảm bảo không chỉ có đôi mắt sáng mà sức khỏe của con cũng được cải thiện.
- Cho bé dùng thêm các thực phẩm chức năng bổ sung các vitamin trong điều kiện có sự cho phép của bác sĩ.
- Đưa bé đi khám mắt định kỳ 6-12 tháng/ lần để phát hiện các bệnh về mắt nhanh nhất.
- Tránh cho mắt bé tiếp xúc trực tiếp với tia UV nhiều lần
- Cho bé học bài, đọc sách trong môi trường có đủ ánh sáng
- Hạn chế cho các bé sử dụng máy tính, điện thoại, tivi,...
- Khi con có dấu hiệu bất thường về mắt hãy đưa con đến bác sĩ để khám kịp thời.
Trên đây là các bệnh về mắt ở trẻ em nguy hiểm mà các bậc phụ huynh cần nắm rõ để phát hiện và kịp thời điều trị cho con mình. Hy vọng với những thông tin trong bài viết, bố mẹ có thể bảo vệ đôi mắt cho bé nhà mình.
Từ khóa » Các Bệnh Bẩm Sinh Về Mắt
-
9 Bệnh Về Mắt ở Trẻ Em Thường Gặp? Chăm Sóc Mắt Cho Trẻ Nhỏ
-
Bất Thường Mắt Bẩm Sinh - Khoa Nhi - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Dị Tật Bẩm Sinh ở Mắt | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Các Bệnh Về Mắt Thường Gặp Và 3 Bệnh Mắt Nguy Hiểm ở Trẻ Em
-
Các Dị Tật Bẩm Sinh Tại Mắt - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Bệnh Về Mắt Khác
-
Bệnh Về Mắt ở Trẻ Em: Các Bệnh Thường Gặp Nguy Hiểm đến Thị Lực
-
Xử Trí Ngoại Khoa Dị Tật Bẩm Sinh ở Mắt - Health Việt Nam
-
Các Bệnh Lý Về Mắt Thường Gặp ở Trẻ Em Và Trẻ Sơ Sinh
-
4 Bệnh Thường Gặp Về Mắt ở Trẻ Nhỏ Các Bậc Cha Mẹ Không Thể ...
-
Các Vấn đề Về Mắt ở Trẻ Mắc Hội Chứng Rubella Bẩm Sinh | Vinmec
-
Tật Khúc Xạ Bẩm Sinh: Triệu Chứng Và Cách điều Trị | TCI Hospital
-
4 Dị Tật Mắt ở Thai Nhi Thường Gặp Và Cách Phát Hiện Chính Xác
-
Bệnh Lý Mắt Bẩm Sinh ở Trẻ Nhỏ: Có Thể Mù Nếu Không Phát Hiện Sớm