10 Bộ Phận Cấu Tạo Bình Nóng Lạnh - Toàn Thắng

Bình nóng lạnh, hay máy nước nóng là một thiết bị điện được sử dụng rất nhiều trong sinh hoạt, với mục đích tạo ra nguồn nước nóng phục vụ tắm, giặt … Sản phẩm này ngày càng phổ biến trong các gia đình, căn hộ và gần như không thể thiếu mỗi khi đông về.  >> Xem thêm: Công nghệ chống giật kép trên bình nước nóng SHC Hãy cùng Toàn Thắng tìm hiểu chi tiết về các bộ phận cấu tạo bình nóng lạnh trong bài viết dưới đây nhé:

cau tao cua binh nong lanh

Cấu tạo chung của bình nóng lạnh

1. Vỏ

Vỏ máy nước nóng lạnh thường được sản xuất từ nhựa cao cấp, có tác dụng bảo vệ vòng ngoài, chống thấm và nâng cao tính thẩm mỹ của sản phẩm.

2. Lớp cách nhiệt

Lớp xốp nhựa cách nhiệt được bơm vào giữa vỏ và lõi để tránh hao nhiệt trong khi đun, giữ nhiệt lâu hơn và tiết kiệm điện năng

3. Lõi

Được chia làm 2 loại

- Lõi thường: Sản xuất từ chất liệu thép, chỉ có ở các mẫu sản phẩm đời cũ.

- Lõi tráng men: Hiện nay gần như các sản phẩm máy nước nóng đều sử dụng lõi tráng men. Lọai lõi này có độ bền cao, chống ăn mòn trong quá trình sử dụng hàng ngày.

4. Thanh gia nhiệt

Thanh gia nhiệt hay còn gọi là thanh đốt, sợi đốt, là bộ phận trực tiếp làm nóng nước. Chi tiết này thường được sản xuất từ đồng hoặc inox cao cấp, đảm bảo khả năng truyền nhiệt nhanh, cách điện và sử dụng được lâu dài.

thanh dot va thanh magie

Bộ phận không thể thiếu để chuyển hóa nhiệt năng

5. Thanh Magie

Thanh magie có tác dụng tham gia các phản ứng với tạp chất trong nước, chống lại bám cặn trên thanh đốt và sự ăn mòn điện hóa tại mối hàn ở các vị trí như đường nước ra vào, 2 nữa bình; những nơi men không thể phủ kín và dễ bị ăn mòn rây ra thủng, gây nguy hiểm cho người sử dụng.

6. Rơ le nhiệt

Rơ le nhiệt hay bộ ổn nhiệt có tác dụng tự động ngắt điện cấp cho sợi đốt khi đạt đến một nhiệt độ nhất định (hoặc cài đặt) và tự động cấp lại khi nhiệt độ giảm. Ngoài ra, khi xảy ra sự cố, nó sẽ tự động ngắt diện của máy để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

ro le nhiet bao ve

Rơ le nhiệt bảo vệ

7. Đèn led hiển thị

Cho người sử dụng biết bình nóng lạnh có đang hoạt động hay không?

8. Đường nước vào, ra

Thiết kế ren để cố định chặt các đầu nối. Màu đỏ là đường nước nóng, màu xanh là đường nước lạnh.

duong nuoc ra vao nong lanh

Đường nước nóng và lạnh cùng công nghệ chống giật kép

9. Dây điện nguồn

Dây điện nguồn thường được thiết kế với bộ chống giật để tránh các sự cố về điện xảy ra.

>> Xem thêm: 6 sai lầm khi sử dụng bình nóng lạnh

10. Van 1 chiều

Van 1 chiều có tác dụng tự động xả nước khi gặp sự cố hoặc tháo nước khi cần di chuyển bình.

Trên đây là những bộ phận, chi tiết quan trọng cấu tạo bình nóng lạnh. Việc hiểu rõ tác dụng của chúng sẽ giúp chúng ta có cách sử dụng đúng đắn, và xử lý vấn đề tốt hơn nếu không may có sự cố.

Từ khóa » Cấu Tạo Bộ Chống Giật Bình Nóng Lạnh