Tìm Hiểu Cấu Tạo Và Nguyên Lý Làm Việc Của Bình Nóng Lạnh

Bình nóng lạnh là một thiết bị cần thiết với mỗi gia đình đặc biệt là trong mùa đông lạnh. Để hiểu hơn về sản phẩm hãy cùng HC tìm hiểu về cấu tạo bình nóng lạnh và nguyên lý hoạt động cũng như cách sử dụng bình nước nóng hiệu quả nhé!

Cấu tạo bình nóng lạnh

Bình nóng lạnh có nhiều kiểu dáng khác nhau: Hình vuông, hình trụ hay hình chữ nhật. Mặc dù khác nhau về kiểu dáng nhưng chúng có cấu tạo giống nhau.

1. Vỏ bình nóng lạnh

Vỏ của bình nóng lạnh thường được làm bằng chất liệu nhựa cao cấp đối với bình có dung tích nhỏ. Với bình có dung tích lớn thường được làm bằng thép sơn tĩnh điện.

2. Lớp xốp cách nhiệt PU tiết kiệm điện tối đa

Được trang bị lớp xốp giữ nhiệt chế tạo bằng Polyurethan (PU) được bơm vào khoảng trống giữa vỏ nhựa và lõi bình với mật độ dày giữ nhiệt và giảm tối đa tổn thất nhiệt trong quá trình hoạt động, tiết kiệm điện năng hiệu quả hơn.

Chia sẻ các thông tin về cấu tạo bình nóng lạnh

3. Lõi bình nước nóng

Lõi bình thường được chia làm 2 loại:

- Lõi bình không tráng men: Được làm từ thép tấm chuyên dụng, thép tấm được dập thành hai nửa rồi được xử lý bề mặt sau đó được hàn lại với nhau chắc chắn.

- Lõi bình có tráng men bình nóng lạnh: Được làm bằng tấm thép chuyên dụng, thép tấm này được dập thành hai nửa sau đó tiến hành xử lý tẩy rửa sạch và được hàn lại với nhau, tạo độ nhám bề mặt bên trong lõi bình. Tiếp đến sản phẩm được tráng một lớp men thủy tinh rồi cho vào lò nung ở nhiệt độ 800 đến 900 độ C. Với mức nhiệt độ này men thủy tinh sẽ nóng chảy thẩm thấu tự nhiên vào bề mặt tạo thành lớp kết dính bền vững bảo vệ lõi bình không bị ăn mòn trước mọi điều kiện thời tiết và môi trường sử dụng.

4. Thanh gia nhiệt bình nước nóng

Thanh gia nhiệt trong bình nóng lạnh được làm từ hợp kim thép hoặc bằng đồng. Thanh gia nhiệt này phải đảm bảo một số điều kiện: cách điện tốt, truyền nhiệt tốt, độ bền cao.

Thanh gia nhiệt được cấu tạo của bình nóng lạnh

5. Thanh khử cặn Magie

Thanh khử cặn có nhiệm vụ trung hòa các tạp chất có trong nước để chống lại sự ăn mòn của điện hóa giúp tăng tuổi thọ lõi bình bảo vệ thanh gia nhiệt không bị ăn mòn, rỉ sét. Nên thay thế thanh khử cặn định kỳ 6 tháng 1 lần để đảm bảo an toàn về điện, tăng tuổi thọ cho bình.

6. Rơ le nhiệt độ

Cấu tạo bình nóng lạnh bắt buộc phải có Rơ le nhiệt độ có nhiệm vụ:

+ Điều chỉnh nhiệt độ: Khi nhiệt độ đã đạt đến mức độ cài đặt, rơ le sẽ tự động ngắt nguồn điện cấp cho thanh gia nhiệt, khi nhiệt độ giảm xuống Role nhiệt độ sẽ cấp điện lại cho thanh gia nhiệt hoạt động.

+ Tính năng bảo vệ: Đối với trường hợp rơ le bị hỏng chế độ điều chỉnh nhiệt độ thiết bị sẽ cắt điện toàn bộ hệ thống để đảm bảo an toàn cho người dùng.

Rơ le nhiệt độ một thanh phải có trong cấu tạo bình nóng lạnh

7. Dây điện nguồn

Hiện nay, các loại bình nóng lạnh đều được trang bị dây nguồn dẫn điện tiết diện từ 1,5 mm2 đến 4 mm2 tùy theo dung tích bình và được gắn thêm bộ chống giật ELBC. Trong trường hợp thanh gia nhiệt bị rò điện ra vỏ bình, ngay lập tức bộ chống giật sẽ hoạt động cắt nguồn điện cấp vào đến role nhiệt độ đảm bảo an toàn tuyệt đối khi sử dụng.

8. Đèn báo hiển thị

Đèn báo hiển thị có chức năng giúp người dùng biết được bình có điện hay không, khi nào bình hoạt động, khi bình đã đạt đến độ nóng ở mức đã cài đặt. Đèn báo thường được lắp đặt kèm theo sau với role.

Đèn báo hiển thị giúp chúng ta nhận biết nước trong bình nóng lạnh đã nóng chưa

Bài viết xem thêm: Top sản phẩm bán chạy bình nóng lạnh Ferroli 30l tại Siêu thị điện máy HC bạn nên tham khảo

9. Đường ống nước ra - vào

Đường ống nước ra - vào được thiết kế với đường ống có ren lớn, dễ dàng đấu nối dây.

10. Van an toàn

Van an toàn khi gặp sự cố hay di chuyển vị trí bình sẽ xả nước để đảm bảo an toàn cho người dùng và dễ dàng lắp đặt hơn. Đặc biệt, bình chỉ cho nước đi vào mà không cho nước đi theo chiều ngược lại kể cả khi nguồn cấp vào hệ thống bị hết nước nhưng bình vẫn giữ ổn định lượng nước để đảm bảo ngập thanh gia nhiệt tránh tình trạng cháy bình.

Cấu tạo của bình nóng lạnh được thiết kế với van an toàn

Nguyên lý làm việc của bình nóng lạnh

Trước khi lắp bình nóng lạnh bạn phải mua thêm vòi chia nóng lạnh:

Nguyên lý bình nóng lạnh nên mua thêm vòi chia nóng lạnh

Cơ chế hoạt động của bình nước nóng và cấu tạo bình nóng lạnh gián tiếp dễ dàng hơn bình nước nóng trực tiếp. Bình nước nóng gián tiếp có thể sử dụng nhiều đường nước đầu ra vô cùng tiện lợi và đa dạng. Bạn có thể đi thêm đường nước dẫn ra bồn rửa mặt, vòi rửa tay, đánh răng, rửa chén, rửa rau,... để được sử dụng nước nóng với nhiều mục đích khác nhau mà không cần lắp đặt nhiều thiết bị.

Những có chế hoạt động của bình nóng lạnh bạn nên biết khi nhìn vào hình ảnh

Nước trong bình của máy nước nóng gián tiếp luôn đảm bảo đầy ngay cả khi máy không hoạt động nhằm ngăn chặn nguy cơ cháy nổ. Trong quá trình hoạt động, khi nhiệt độ nước trong bình đạt mức cài đặt, cảm biến TBSE sẽ tự động ngắt tính năng làm nóng giúp tiết kiệm điện năng hiệu quả.

Đản bảo an toàn khi sử dụng nhất là trẻ nhỏ nguyên lý làm việc của bình nóng lạnh

Khi nước đạt đến độ nóng nhất định sẽ được đưa đến vòi chia sẽ pha với nước lạnh cho ra được nước ấm. Lúc này, để thay đổi nhiệt độ nước thì bạn có thể gạt cần của vòi chia sang trái hoặc phải tương ứng.

Nguyên lý làm việc của bình nóng lạnh thay đổi nhiệt độ nước khi sử dụng qua vòi nước

Hi vọng với những thông tin trên về cấu tạo bình nóng lạnh và nguyên lý hoạt động của thiết bị đã giúp bạn hiểu hơn về sản phẩm để sử dụng bình hiệu quả, an toàn.

Siêu thị điện máy HC

Từ khóa » Cấu Tạo Bộ Chống Giật Bình Nóng Lạnh