10 Chứng Chỉ Cần Có để Trở Thành Business Analyst Chuyên Nghiệp

5/5 - (6 votes)

Hiện nay, chuyên viên phân tích nghiệp vụ (Business Analyst – BA) đang là một trong những công việc “hot” và luôn khát nhân sự. Tuy nhiên, để trở thành một BA chuyên nghiệp, kỹ năng là chưa đủ mà bạn còn cần có BA Certificate đạt chuẩn. Nếu bạn muốn thăng tiến và phát triển sự nghiệp Business Analyst, 10 chứng chỉ dưới đây sẽ là giải pháp hoàn hảo cho bạn. Cùng JobsGO tìm hiểu về chứng chỉ hành nghề Business Analyst ngay nhé.

JobsGO Banner

Mục lục

  • 1. BA Certificate Là Gì?
  • 2. Các Tổ Chức Cấp BA Certificate
    • 2.1 International Institute Of Business Analyst (IIBA)
    • 2.2 Project Management Institute (PMI)
    • 2.3 BCS, The Chartered Institute For IT
    • 2.4 International Requirements Engineering Board (IREB)
    • 2.5 Scaled Agile, Inc.
    • 2.6 International Qualification Board For Business Analyst (IQBBA)
    • 2.7 Các Công Ty Công Nghệ Lớn
  • 3. Top Các Chứng chỉ BA Cần Có Để Trở Thành Business Analyst Chuyên nghiệp
    • 3.1 Certified Analysts Professional (CAP) 
    • 3.2 IIBA Entry Certificate in Business Analyst (ECBA)
    • 3.3 IIBA Certification of Competency in Business Analyst (CCBA) 
    • 3.4 IIBA Certified Business Analyst Professional (CBAP) 
    • 3.5 IIBA Agile Analyst Certification (AAC) 
    • 3.6 IIBA Certification in Business Data Analyst (CBDA) 
    • 3.7 IREB Certified Professional For Requirements Engineering (CPRE) 
    • 3.8 PMI Professional in Business Analyst (PBA) Certification 
    • 3.9 IQBBA Certified Foundation Level Business Analyst (CFLBA) 
    • 3.10 SimpliLearn Business Analyst Masters Program 
  • Câu hỏi thường gặp
    • 1. BA Certificate Có Thời Hạn Không?
    • 2. Có Thể Tự Học Để Lấy Chứng Chỉ BA Không?

1. BA Certificate Là Gì?

BA Certificate hay chứng chỉ Business Analyst là một chứng chỉ về kiến thức, kỹ năng và năng lực của một cá nhân trong lĩnh vực Business Analyst. Các chứng chỉ này thường được cấp bởi các tổ chức chuyên nghiệp hoặc các công ty công nghệ hàng đầu, nó đóng vai trò quan trọng trong việc chứng minh sự thành thạo của một Business Analyst.

BA Certificate là chứng chỉ rất cần thiết cho người làm Business Analyst
BA Certificate là chứng chỉ rất cần thiết cho người làm Business Analyst

BA Certificate là một hình thức xác nhận rằng người sở hữu nó đã đạt được một mức độ kiến thức, kỹ năng cụ thể trong lĩnh vực Business Analyst. BA Certificate thể hiện rằng người đó đã được đào tạo và kiểm tra theo các tiêu chuẩn được công nhận trong ngành.

Có các loại BA Certificate:

  • Chứng Chỉ Cơ Bản: ECBA của IIBA, phù hợp cho người mới bắt đầu sự nghiệp BA.
  • Chứng Chỉ Trung Cấp: CCBA của IIBA, dành cho các BA có một số năm kinh nghiệm.
  • Chứng Chỉ Cao Cấp: CBAP của IIBA, dành cho các BA có nhiều năm kinh nghiệm và kỹ năng chuyên sâu.
  • Chứng Chỉ Chuyên Biệt: Tập trung vào các lĩnh vực cụ thể như Agile (IIBA-AAC), kỹ thuật yêu cầu (CPRE), hoặc phân tích dữ liệu.

>>> Xem thêm: Business Analyst (BA) là gì? Những điều cần biết để trở thành một BA chuyên nghiệp

2. Các Tổ Chức Cấp BA Certificate

Các tổ chức cấp BA Certificate
Các tổ chức cấp BA Certificate

Có nhiều tổ chức uy tín cấp các chứng chỉ BA được công nhận rộng rãi trong ngành. Dưới đây là một số tổ chức hàng đầu:

2.1 International Institute Of Business Analyst (IIBA)

IIBA là một trong những tổ chức hàng đầu trong lĩnh vực Business Analyst, được biết đến với các chứng chỉ toàn diện và được công nhận rộng rãi trong ngành. Theo thống kê của IIBA, có hơn 30,000 chuyên gia trên toàn thế giới đã được cấp chứng chỉ CBAP tính đến năm 2023.

Các chứng chỉ chính của IIBA bao gồm:

  • ECBA (Entry Certificate in Business Analyst)
  • CCBA (Certification of Capability in Business Analyst)
  • CBAP (Certified Business Analyst Professional)
  • IIBA-AAC (IIBA Agile Analyst Certification)

2.2 Project Management Institute (PMI)

PMI, mặc dù nổi tiếng hơn với các chứng chỉ quản lý dự án, cũng cung cấp chứng chỉ BA được đánh giá cao: PMI-PBA (Professional in Business Analyst)

PMI-PBA tập trung vào các kỹ năng Business Analyst trong bối cảnh quản lý dự án. Theo báo cáo của PMI, những người có chứng chỉ PMI-PBA có thể kiếm được mức lương trung bình cao hơn 18% so với những người không có chứng chỉ này.

2.3 BCS, The Chartered Institute For IT

BCS, trước đây được biết đến với tên gọi British Computer Society, cung cấp một loạt các chứng chỉ liên quan đến Business Analyst:

  • BCS Foundation Certificate in Business Analyst
  • BCS Practitioner Certificate in Business Analyst

Các chứng chỉ của BCS được đánh giá cao, đặc biệt là ở Vương quốc Anh và châu Âu. Theo một khảo sát của BCS, 87% các chuyên gia có chứng chỉ BCS cho biết chứng chỉ đã giúp họ cải thiện hiệu suất công việc.

Xem thêm: Chứng Chỉ Hành Nghề Điều Dưỡng: Điều Kiện, Lệ Phí, Hồ Sơ Xin Cấp Chứng Chỉ 2024

2.4 International Requirements Engineering Board (IREB)

IREB chuyên về các chứng chỉ liên quan đến kỹ thuật yêu cầu, một phần quan trọng của Business Analyst: CPRE (Certified Professional for Requirements Engineering)

IREB đã cấp hơn 55,000 chứng chỉ CPRE trên toàn cầu tính đến năm 2023, cho thấy sự phổ biến và giá trị của chứng chỉ này trong cộng đồng Business Analyst.

2.5 Scaled Agile, Inc.

Scaled Agile cung cấp chứng chỉ liên quan đến Business Analyst trong môi trường Agile: SAFe Business Analyst

Với sự phổ biến ngày càng tăng của phương pháp Agile, chứng chỉ này ngày càng được các nhà tuyển dụng đánh giá cao. Theo Scaled Agile, Inc., có hơn 1 triệu chuyên gia đã được chứng nhận trong khuôn khổ SAFe tính đến năm 2023.

2.6 International Qualification Board For Business Analyst (IQBBA)

IQBBA cung cấp chứng chỉ tập trung vào các khía cạnh khác nhau của Business Analyst: CFLBA (Certified Foundation Level Business Analyst)

IQBBA là một tổ chức quốc tế, và chứng chỉ của họ được công nhận ở nhiều quốc gia trên thế giới.

2.7 Các Công Ty Công Nghệ Lớn

Ngoài các tổ chức chuyên nghiệp, một số công ty công nghệ lớn cũng cung cấp các chứng chỉ BA riêng:

  • Microsoft: Microsoft Certified: Power Platform Functional Consultant Associate
  • Salesforce: Salesforce Certified Business Analyst
  • SAP: SAP Certified Application Associate – Business Process Integration with SAP S/4HANA

Các chứng chỉ này thường tập trung vào việc sử dụng các công cụ, nền tảng cụ thể trong Business Analyst.

Việc lựa chọn tổ chức cấp chứng chỉ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mục tiêu nghề nghiệp, ngành công nghiệp, và khu vực địa lý. Người làm trong lĩnh vực BA nên nghiên cứu kỹ về từng tổ chức và chứng chỉ để chọn lựa phù hợp nhất với nhu cầu và mục tiêu của mình.

Xem thêm: Chứng Chỉ MOS Là Gì? Kinh Nghiệm Thi Chứng Chỉ MOS 2024

3. Top Các Chứng chỉ BA Cần Có Để Trở Thành Business Analyst Chuyên nghiệp

Top các chứng chỉ BA cần có để trở thành Business Analyst chuyên nghiệp
Top các chứng chỉ BA cần có để trở thành Business Analyst chuyên nghiệp

3.1 Certified Analysts Professional (CAP) 

Chứng chỉ Certified Analyst Professional là một chứng nhận có giá trị chứng minh cho kỹ năng và hiểu biết của bạn khi xử lý các dữ liệu phức tạp nhằm giúp doanh nghiệp đưa ra các giải pháp chiến lược đúng đắn nhất.

Điều kiện dự thi CAP:

  • Để đạt được chứng chỉ này, bạn cần có bằng thạc sĩ trong lĩnh vực Business Analyst. Cùng với đó, bạn phải có ít nhất 5 năm kinh nghiệm hoặc bằng cử nhân trong các lĩnh vực liên quan cũng 7 năm kinh nghiệm về xử lý và phân tích dữ liệu (data analysis).
  • Bạn cũng có thế tham gia kỳ thi CAP cấp độ liên kết nếu bạn sở hữu bằng thạc sĩ với 3 năm kinh nghiệm về dữ liệu và phân tích.

Lệ phí thi chứng chỉ CAP:

  • 495$ cho INFORMS member, 695$ cho non-members.
  • Kỳ thi aCAP: 200$ cho INFORMS member, 300$ cho non-members.

3.2 IIBA Entry Certificate in Business Analyst (ECBA)

Chứng chỉ ECBA là chứng nhận cấp độ đầu tiên của Viện Quốc tế về Phân tích Kinh doanh (IIBA). Đây là chứng chỉ dành cho những người mới làm BA với mức entry-level.

Các vị trí công việc trong lĩnh vực Business Analyst Điều kiện dự thi ECBA Để được tham gia kỳ thi lấy chứng chỉ ECBA, bạn cần trải qua ít nhất 21 giờ đào tạo chuyên môn phân tích nghiệp vụ trong 4 năm gần nhất. Bạn không cần phải gia hạn chứng chỉ ECBA, tuy nhiên bạn có thể chuyển sang cấp chứng chỉ bậc 2, bậc 3.

Lệ phí thi chứng chỉ ECBA:

  • Phí đăng ký: 60$ Lệ phí: 110$ for members, 235$ for non-members.
  • Phí thi lại: 89$ for members, 195$ for non-members.
  • Phí gia hạn: không áp dụng.

3.3 IIBA Certification of Competency in Business Analyst (CCBA) 

IIBA Certification of Competency in Business Analyst là chứng chỉ cấp độ 2 cấp bởi IIBA. Bài thi CCBA bao gồm 130 câu hỏi trắc nghiệm dựa trên tình huống và yêu cầu thêm một vài câu hỏi phân tích. Kỳ thi bao gồm các nguyên tắc cơ bản, năng lực cơ bản, các khái niệm chính về phân tích nghiệp vụ, kỹ thuật và tất cả 6 lĩnh vực kiến thức được đề cập trong Sách Kiến thức về Phân tích kinh doanh (BABOK). BABOK là tài liệu không thể thiếu với Business Analyst khi thi chứng chỉ BA Điều kiện dự thi CCBA.

Để tham gia thi chứng chỉ CCBA, bạn cần có tối thiểu 3.750 giờ làm công việc Business Analyst phù hợp với hướng dẫn BABOK của IIBA trong 7 năm gần nhất, 900 giờ trong 2/6 lĩnh vực kiến thức theo BABOK hoặc 500 giờ trong 4/6 lĩnh vực kiến thức theo BABOK. Ngoài ra, bạn cũng cần có ít nhất 21 giờ đào tạo phát triển chuyên môn phân tích nghiệp vụ trong bốn năm gần nhất và 2 tài liệu tham khảo chuyên môn.

Lệ phí thi chứng chỉ CCBA:

  • Phí đăng ký: 125$.
  • Lệ phí thi: 325$ for members, 450$ for non-members.
  • Phí thi lại: 250$ for members, 375$ for non-members.
  • Phí gia hạn: 85$ for members, 120$ for non-members.

>>> Xem thêm: Tuyển dụng Data Analyst

3.4 IIBA Certified Business Analyst Professional (CBAP) 

Chứng chỉ CBAP là chứng chỉ cấp độ 3 của IIBA và là mức độ dành cho các chuyên gia lâu năm trong ngành Business Analyst. Kỳ thi kéo dài trong 3,5 giờ và bao gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm dựa trên các bài tập tình huống. Sau khi vượt qua kỳ thi, bạn cần báo cáo ít nhất 60 giờ về các đơn vị phát triển liên tục 3 năm 1 lần.

Các chứng chỉ BA được chứng nhận bởi tổ chức IIBA Điều kiện dự thi CBAP Để đủ điều kiện thi chứng chỉ CBAP, bạn sẽ cần tối thiểu 7.500 giờ kinh nghiệm làm việc trong vai trò Business Analyst trong 10 năm gần nhất, 900 giờ kinh nghiệm làm việc trong 4/6 lĩnh vực kiến ​​thức theo BABOK, ít nhất 35 giờ phát triển chuyên môn trong bốn năm và tài liệu tham khảo chuyên môn.

Lệ phí thi chứng chỉ CBAP:

  • Phí đăng ký: 125$ Lệ phí thi: 325$ for members, 450$ for non-members.
  • Phí thi lại: 250$ for members, 375$ for non-members.
  • Phí gia hạn: 85$ for members, 120$ for non-members.

>>> Xem thêm: Phân tích tài chính là gì? Tố chất để trở thành nhân sự cấp cao của doanh nghiệp

3.5 IIBA Agile Analyst Certification (AAC) 

Theo IIBA, như một phương pháp luận, Agile (phương pháp phát triển linh hoạt) đã trở nên vô cùng cần thiết với các nhà phân tích nghiệp vụ trong vài năm gần đây. Kỳ thi chứng chỉ AAC được tổ chức nhằm đánh giá kỹ năng Agile của bạn và để chứng nhận rằng bạn có thể làm việc trong môi trường doanh nghiệp một cách linh hoạt và thích nghi nhanh chóng với mọi sự thay đổi.

Kỳ thi được phát triển bằng cách sử dụng hướng dẫn Agile Extension theo BABOK xuất hiện từ tháng 5 năm 2018. AAC là một chứng chỉ Business Analyst độc lập và tách biệt với các chứng chỉ phân tích nghiệp vụ kinh doanh khác của IIBA.

Kỳ thi được diễn ra theo hình thức thi từ xa và bao gồm 85 câu hỏi trắc nghiệm dựa trên các kịch bản diễn ra trong 2 giờ. Bốn chủ đề chính của kỳ thi bao gồm tư duy linh hoạt (30%), chân trời chiến lược (10%), chân trời sáng kiến (25%) và chân trời phân phối (35%). Chứng nhận AAC sẽ có thời hạn trong 3 năm, sau đó bạn sẽ cần tham gia thi để gia hạn.

Điều kiện dự thi AAC: không có bất kỳ yêu cầu nào cụ thể về điều kiện để tham gia kỳ thi, nhưng IIBA khuyến nghị ít nhất bạn nên có 2 đến 3 năm kinh nghiệm liên quan đến Agile.

Lệ phí thi chứng chỉ AAC

  • 250$ for members, 375$ for non-members.
  • Phí thi lại: 200$ for members, 325$ for non-members.
  • Phí gia hạn: 30$ for members, 50$ for non-members.

>>> Xem thêm: Việc làm Business Analyst chất lượng

3.6 IIBA Certification in Business Data Analyst (CBDA) 

Chứng nhận phân tích dữ liệu kinh doanh (CBDA) từ IIBA là một chứng chỉ business analyst mới nhằm công nhận khả năng bạn có thể thực hiện hiệu quả công việc phân tích liên quan đến hỗ trợ các sáng kiến phân tích kinh doanh. Để vượt qua kỳ thi, bạn cần có kỹ năng xem xét một vấn đề kinh doanh trong thế giới thực, xác định các nguồn dữ liệu và cách thu thập, phân tích dữ liệu, diễn giải và báo cáo kết quả từ các dữ liệu. Mẫu chứng chỉ CBDA do tổ chức IIBA cấp chứng nhận

Sau đó, bạn sẽ cần chứng minh những kết quả mà bạn có được ảnh hưởng như thế nào đến việc ra quyết định kinh doanh và hướng dẫn các chiến lược cấp công ty về phân tích kinh doanh.

Lệ phí thi chứng chỉ CBDA:

  • 450$ for members, 575$ for non-members.
  • Phí thi lại: 400$ for members, 525$ for non-members.
  • Phí gia hạn: 30$ for members, 50$ for non-members.

>>> Xem thêm: Top 8 ngành nghề có mức thu nhập cao tại Việt Nam

3.7 IREB Certified Professional For Requirements Engineering (CPRE) 

Chứng chỉ CPRE được cấp bởi Hội đồng Kỹ thuật Yêu cầu Quốc tế (IREB) dành cho những Business Analyst làm việc trong lĩnh vực Requirements Engineering (RE). Chứng chỉ này được chia làm 3 cấp độ chính.

Cấp độ 1 là cấp độ nền tảng, nơi bạn sẽ được chứng nhận hiểu biết cơ bản về RE. Cấp độ 2 là cấp độ nâng cao, nơi bạn có thể chọn giữa 3 lựa chọn: Requirements Elicitation and Consolidation, Requirements Modeling and Requirements Management. Tuy nhiên bạn cần đợi 12 tháng sau khi thi cấp độ cơ bản để tiếp tục với cấp độ nâng cao. Cấp độ 3 là cấp độ Chuyên gia chứng nhận bạn ở “Cấp cao nhất” với kiến thức chuyên gia, bao gồm cả kinh nghiệm thực hành cũng như kiến thức và kỹ năng của bạn đạt được thông qua các chứng chỉ đó. Chứng nhận của bạn sẽ không hết hạn và bạn sẽ không cần phải gia hạn nó.

Lệ phí thi chứng chỉ CPRE: tùy theo Trung tâm khảo thí.

Phí gia hạn: Không áp dụng

3.8 PMI Professional in Business Analyst (PBA) Certification 

Chứng chỉ PBA dành cho người làm Business Analyst làm việc với các dự án hoặc chương trình, các nhà quản lý dự án và chương trình làm việc qua phân tích. Chứng chỉ này tập trung vào đào tạo phân tích kinh doanh thông qua các dự án thực hành và thử nghiệm các nguyên tắc, công cụ và nguyên tắc cơ bản trong công việc phân tích kinh doanh. Mẫu chứng chỉ PMI Professional in Business Analyst dành cho người làm BA.

Điều kiện dự thi PBA:

  • Nếu bạn đã có bằng cử nhân, bạn sẽ cần ít nhất ba năm kinh nghiệm hoặc 4.500 giờ về phân tích kinh doanh liên tục trong vòng 8 năm gần nhất để đạt được chứng chỉ PBA.
  • Nếu không có bằng cử nhân, bạn sẽ cần 5 năm hoặc 7.500 giờ kinh nghiệm.
  • Bạn sẽ phải kiếm được 60 đơn vị phát triển chuyên nghiệp trong vòng 3 năm sau khi hoàn thành chứng nhận để duy trì trạng thái gia hạn của mình.
  • Nếu bạn để gia hạn hết hiệu lực, thông tin đăng nhập của bạn sẽ bị tạm ngưng trong một năm cho đến khi bạn đáp ứng các yêu cầu, sau đó thông tin đó sẽ bị chấm dứt và bạn cần phải đăng ký lại.

Lệ phí thi chứng chỉ PBA:

  • Phí đăng ký: 405$ for PMI members, $555 for non-members.
  • Lệ phí thi: không áp dụng Phí thi lại: 275$ for PMI members, 375$ for non-members.
  • Phí gia hạn: 60$ for PMI members, 150$ for non-members.

>>> Xem thêm: Mô tả công việc chuyên viên phân tích tài chính

3.9 IQBBA Certified Foundation Level Business Analyst (CFLBA) 

Chứng chỉ CPRE là chứng chỉ BA được cấp bởi Hội đồng Chứng nhận Quốc tế về Phân tích kinh doanh (IQBBA) như một chứng chỉ cấp đầu vào, qua đó giúp bạn đủ điều kiện để bạn đạt được các cấp chứng chỉ cao hơn. Đây là chứng chỉ dành cho Business Analyst được công nhận trên toàn cầu với các trung tâm đào tạo và tổ chức thi được công nhận trên toàn thế giới.

Những người thi chứng chỉ này nhằm chứng minh khả năng tham gia vào việc phân tích các quy trình kinh doanh trong một tổ chức, lập mô hình kinh doanh và cải tiến quy trình. Cấp độ kỳ thi này bao gồm phân tích doanh nghiệp, lập kế hoạch quy trình phân tích kinh doanh, phân tích các yêu cầu và xác nhận giải pháp, công cụ và kỹ thuật kinh doanh. Sau khi hoàn thành bài kiểm tra cấp độ đầu vào, bạn có thể tiếp tục học lên các chứng chỉ cao hơn như Certified Advanced Level Business Analyst (CALBA) và Certified Expert Level Business Analyst (CELBA).

Lệ phí thi chứng chỉ CFLBA: 250$

3.10 SimpliLearn Business Analyst Masters Program 

Nếu bạn là người mới tại vị trí Business Analyst hoặc muốn thay đổi nghề nghiệp và bắt đầu trên con đường của một nhà phân tích nghiệp vụ, SimpliLearn cung cấp Chương trình Thạc sĩ Phân tích Nghiệp vụ được IIBA công nhận. Thông qua chương trình, bạn có thể chọn lấy chứng chỉ CCBA cũng như các chứng chỉ về Agile Scrum Foundation, Digital Transformation for Leaders, Python for Data Science và R Lập trình cho Data Science. Hoàn thành chương trình cũng sẽ giúp bạn kiếm được 35 IIBA và 25 PMI đơn vị phát triển chuyên nghiệp. SimpliLearn Business Analyst Masters Program là khóa học mà người làm Business Analyst nên theo học.

Khóa học hứa hẹn sẽ giúp bạn trở thành một chuyên gia về Excel, CBAP, Tableau, Agile Scrum Master, SQL, CCBA và Agile Scrum Foundation. Bạn cũng sẽ học cách xây dựng bảng điều khiển tương tác, áp dụng các công cụ và khái niệm thống kê. Thêm nữa, bạn sẽ nắm vững phương pháp luận scrum linh hoạt, lập kế hoạch và theo dõi các dự án Scrum, hiểu các khái niệm chính về phân tích kinh doanh, phân tích dữ liệu bằng Tableau và hơn thế nữa.

Học phí: 1.299$.

Qua bài viết trên đây, JobsGO đã đưa đến bạn thông tin chi tiết về BA Certificate. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích trên con đường phát triển nghề nghiệp Business Analyst của bạn.

Câu hỏi thường gặp

1. BA Certificate Có Thời Hạn Không?

Có, hầu hết các chứng chỉ BA đều giới hạn thời gian. Ví dụ: CBAP giới hạn mỗi 3 năm, trong khi PMI-PBA giới hạn mỗi 3 năm với 60 PDU (Đơn vị phát triển chuyên nghiệp).

2. Có Thể Tự Học Để Lấy Chứng Chỉ BA Không?

Có, hoàn toàn có thể tự học để lấy nhiều chứng chỉ BA, nhưng điều này đòi hỏi bản thân bạn phải có tính kỷ luật cao. Nhiều người chọn tham gia các khóa học để có tài liệu học tập tốt hơn.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên:

  • Facebook
  • X (Twitter)
  • LinkedIn

Bài viết liên quan:

  • Chứng Chỉ Tiếng Pháp Là Gì? 6 Lý Do Cần Có Chứng Chỉ Này
    Chứng Chỉ Tiếng Pháp Là Gì? 6 Lý Do Cần Có Chứng Chỉ Này
  • Chứng Chỉ Data Analyst Là Gì? Top 16 Chứng Chỉ Miễn Phí
    Chứng Chỉ Data Analyst Là Gì? Top 16 Chứng Chỉ Miễn Phí
  • Chứng Chỉ Pet Là Gì? 5 Lý Do Nên Thi Chứng Chỉ Này
    Chứng Chỉ Pet Là Gì? 5 Lý Do Nên Thi Chứng Chỉ Này
  • TESOL Là Gì? 6 Lý Do Bạn Nên Có Trong Tay Chứng Chỉ TESOL
    TESOL Là Gì? 6 Lý Do Bạn Nên Có Trong Tay Chứng Chỉ TESOL
  • Chứng Chỉ PMP Là Gì? 4 Cách Luyện Thi Chứng Chỉ PMP Hiệu Quả Nhất
    Chứng Chỉ PMP Là Gì? 4 Cách Luyện Thi Chứng Chỉ PMP…
  • Chứng Chỉ CCNA Là Gì? Thông Tin Về Chứng Chỉ Quản Trị Mạng
    Chứng Chỉ CCNA Là Gì? Thông Tin Về Chứng Chỉ Quản Trị Mạng

Từ khóa » Chứng Chỉ Ba