CÁC CẤP ĐỘ CỦA CHỨNG CHỈ IIBA – ĐÂU LÀ LỰA CHỌN CỦA ...
Có thể bạn quan tâm
Agree & Join LinkedIn
By clicking Continue to join or sign in, you agree to LinkedIn’s User Agreement, Privacy Policy, and Cookie Policy.
Sign in to view more content
Create your free account or sign in to continue your search
Sign inWelcome back
Email or phone Password Show Forgot password? Sign inor
By clicking Continue to join or sign in, you agree to LinkedIn’s User Agreement, Privacy Policy, and Cookie Policy.
New to LinkedIn? Join now
or
New to LinkedIn? Join now
By clicking Continue to join or sign in, you agree to LinkedIn’s User Agreement, Privacy Policy, and Cookie Policy.
LinkedIn is better on the app
Don’t have the app? Get it in the Microsoft Store.
Open the app Skip to main contentĐể thi chứng chỉ của IIBA anh/chị cần xác định mục tiêu cần chứng chỉ để làm gì? Tìm hiểu thêm về các kiến thức vùng mà mình có để xem ứng với loại chứng chỉ nào cho phù hợp với mình, Trang sẽ chia sẻ chi tiết nhé:
IIBA có 4 level như sau:
ECBA (Entry Certificate in Business Analysis): Với chứng chỉ này dành cho các Anh/chị BA mới vào nghề, không đòi hỏi kinh nghiệm nhiều, chỉ cần có một số kiến thức như sau:
- Đủ 21 PD (Professional Development – tức là 21 giờ học theo giáo trình BABOK v3 trong vòng 4 năm gần nhất cho đến thời điểm đăng ký thi, có thể học với đơn vị không uỷ quyền).
- Tham các khóa học BA online hoặc offline và có sự xác nhân của đơn vị tổ chức.
- Tham gia các buổi hội thảo liên quan đến các vùng kiến thức trong BA (có sự xác nhân thời gian, địa điểm tổ chức)
>>> Lưu ý khi tham gia các hội thảo và kiến thức trên phải phù hợp với kiến thức trong BABOK v3.
Giá trị khi nhận được chứng chỉ này:
- Chứng minh rằng anh/chị đã có kiến thức về cách tiếp cận, các kỹ thuật để tự tin bước vào nghề Business Analyst.
- Hiểu đúng về các vùng kiến thức BABOK v3 và tự tin giao tiếp, và làm việc tốt với các đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm.
- Mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp với những các nhà tuyển dụng lớn.
>>> Theo quan sát của cá nhân Trang thì dường như ở Việt Nam không có nhiều người làm BA xem xét thi cấp độ chứng chỉ này.
CCBA (Certification of Capability in Business Analysis): chứng chỉ này dành cho các anh/chị có kinh nghiệm thực hành từ 2 năm trở lên, với yêu cầu một số kiến thức như sau:
- Đủ 21 PD theo giáo trình BABOK v3 với bất kỳ đơn vị đào tạo nào (kể cả không uỷ quyền).
- Tích luỹ đủ tối thiểu 3,750 giờ kinh nghiệm thực hành của BA phù hợp với các vùng kiến thức tương ứng với BABOK v3 trong 7 năm gần nhất. Có nhiều anh chị làm chuyên BA thì có thể tích luỹ đủ số giời nhanh nhất trong vòng khoảng 2 năm (Trang tính nhanh nhé, một ngày anh chị làm đủ 8 giờ/ngày, tháng làm việc 20 ngày/tháng, và làm đủ 12 tháng là tổng số giờ là 1,920 giờ trong 1 năm, vậy ạnh/chị cần làm tối thiểu 2 năm). Nếu anh chị không chuyên BA thì chắc phải tốn nhiều thời gian hơn để tích luỹ kinh nghiệm thực hành.
- Tối thiểu 900 giờ trong mỗi 2 trong 6 vùng kiến thức hoặc tối thiểu 500 giờ trong mỗi 4 trong 6 vùng kiến thức.
- Tham gia các khóa học online hoặc offline có sự xác nhận của đơn vị đào tạo. Đơn vị uỷ quyền thì PD được xác nhận trước, đơn vị không uỷ quyền thì IIBA audit sau khi khai trong Application.
- Kiến thức chuyên môn về BA, hiểu rõ các định nghĩa trong BABOK v3
- Có kinh nghiệm thực tế và kỹ năng vận dụng BA trong công việc.
Giá trị khi nhận được chứng chỉ này:
- Được xác thực anh/chị đủ kiến thức để làm việc BA. Bởi vậy đề thi của IIBA khá khắc nghiệt.
- Tham gia vào các nhóm BA chuyên nghiệp của IIBA
- Được công nhận của đồng nghiệp, cấp trên.
- Chứng minh được kiến thức thực tế của bản thân dựa trên sự xác nhận của IIBA danh giá.
Ai có thể lấy chứng chỉ chỉ này?
- Ưu tiên đầu tiên BA
- Ngoài ra còn có các vị trí khác thực hành Business Analysis như: Product owner, Product Manager, Consultant, Project Manager, Quality Control,…
CBAP (Certified Business Analysis Professional): Đây là chứng chỉ danh giá mà bất kỳ người BA nào cũng muốn sở hữu. Chứng chỉ này dành cho các anh/chị BA chuyên nghiệp (từ 5 năm kinh nghiệm trở lên), với mức độ này đòi hỏi người thi có kinh nghiệm thực tế và kiến thức cao:
- Tối thiểu 7,500 giờ kinh nghiệm thực hành Business Analysis phù hợp với vùng kiến thức của BABOK trong 10 năm gần nhất, bao gồm: tối thiểu 900 giờ trong mỗi 4 trong 6 vùng kiến thức.
- Tối thiểu 35 PD, tương ứng 35 giờ học online/offline với giáo trình tương ứng với các vùng kiến thức của BABOK. Đơn vị uỷ quyền thì PD được duyệt trước, còn đơn vị không uỷ quyền thì vẫn cấp được PD nếu giáo trình tương thích với BABOK v3 và có sẽ được audit trong qúa trình duyệt hồ sơ – application.
- Cần có sự xác nhận từ 2 quản lý trước đây (sẽ “được” audit nhưng ngẫu nhiên). Anh chị cần cung cấp thông tin liên hệ của quản lý trước, chính là người quản lý của dự án anh chị khai kinh nghiệm làm việc. Bởi vậy anh chị cần duy trì mối quan hệ tốt với quản lý cũ nếu muốn thi nhé.
- Tuân thủ với những Quy tắc ứng xử của CBAP.
>> Đây là level tương đối khó, cần đòi hỏi người học có sự trải nghiệm thực tế cao, kiến thức về BA vững chắc. Có rất nhiều câu hỏi tình huống, nếu anh chị chưa thực hành đủ nhiều để giải quyết vấn đề kinh doanh (problem solving) thì anh chị sẽ khó mà vượt qua các câu hỏi tình huống ấy. Kinh nghiệm giải quyết vấn đề là thứ không dạy được và chỉ có chính anh chị mới tự giúp được mình. Hành trình đến với chuyên nghiệp và đạt được chữ “Professional” cũng gian nan phết. Số lượng người có chứng chỉ CBAP ở Việt Nam thì trên dưới 10 người. Nhưng hôm trước Trang được nói chuyện với một Head of IT của một tập đoàn thì ảnh nói “thực hành Business Analysis mấu chốt là có bao nhiêu đề xuất (business case) được duyệt, chứng chỉ chỉ tham khảo”
CBATL (Certified Business Analysis Thought Leader): chứng chỉ này dành cho các anh/chị BA có kinh nghiệm dày dặn trên 10 năm. Đây là level cao nhất hiện dành cho các anh/chị đi theo con đường expert hiện tại ở Việt năm cũng như các nước khác chưa có thông tin cụ thể.
Trên đây là những level về câp chứng chỉ của IIBA để anh/chị hình dung rõ và lựa chọn chứng chỉ phù hợp cho bản thân mình.
Mỗi chứng chỉ sẽ có một giá trị riêng khác nhau, một hành trình “đi tìm tri thức” mà những ai muốn đi theo con đường chuyên nghiệp BA.
Chúc các anh/chị lựa chọn đúng cho mình.
Hãy chia sẻ ý kiến của anh/chị bằng cmt nhé, để Trang có thể chia sẻ tốt hơn ở những lần sau.
Nguyen Ngoc Trang – 5.3.18
#NguyenNgocTrang #CBAP #CCBA #IIBA #BusinessAnalysis; #BABOKv3
Like Like Celebrate Support Love Insightful Funny Comment- Copy
Internal Auditor Executive at TTC Group
2y- Report this comment
Cho em hỏi là học tài chính - kế toán - kiểm toán, đang làm kiểm toán thì sau này nếu chuyển nghề sang BA thì cv kiểm toán - tài chính có đáp ứng được không ạ?
Like Reply 1 Reaction 2 Reactions Sương (Jasmine)CBAP | Senior Business Analyst
5y- Report this comment
Chị ơi, cho em hỏi là việc renew chứng chỉ CBAP thế nào chị nhỉ?
Like Reply 1 Reaction 2 Reactions Sương (Jasmine)CBAP | Senior Business Analyst
5y- Report this comment
Em cũng đang tìm hiểu về các chứng chỉ này, cảm ơn chị đã chia sẻ nhé. hihi
Like Reply 1 Reaction An Ly Nguyen PhuocBusiness Analyst | Product Management
6y- Report this comment
Thông tin rất hữu ích, em cám ơn chị đã chia sẻ ạ :D
Like Reply 1 Reaction 2 Reactions See more commentsTo view or add a comment, sign in
No more previous content-
[THÔNG TIN ĐÀO TẠO]
Aug 9, 2016
-
APEX Global Corporation is looking for a candidate for this position: Sales Executive
Aug 8, 2016
-
[Thông tin đào tạo] Khóa học IT Helpdesk Professional
Jun 16, 2016
-
[Thông tin đào tạo] Khóa học Agile Project Management Professional
Jun 15, 2016
-
[THÔNG TIN ĐÀO TẠO]
Apr 26, 2016
Explore topics
- Sales
- Marketing
- IT Services
- Business Administration
- HR Management
- Engineering
- Soft Skills
- See All
Từ khóa » Chứng Chỉ Ba
-
Top 5 Chứng Chỉ Business Analysis Cần Thiết Trong Năm 2020
-
Chứng Chỉ BA Quốc Tế CCBA Và CBAP Của IIBA
-
Những Chứng Chỉ BA Quốc Tế Uy Tín Bạn Nên Biết
-
10 Chứng Chỉ Cần Có để Trở Thành Business Analyst Chuyên Nghiệp
-
Business Analyst Là Gì Và Vai Trò Của BA Trong Công Ty Và Dự án
-
ONLINE_Luyện Thi Chứng Chỉ BA Quốc Tế IIBA
-
3 CHỨNG CHỈ BA QUỐC TẾ GIÚP BẠN NÂNG TẦM NGHIỆP VỤ
-
Phân Tích Nghiệp Vụ Cơ Bản - Ready For BA | IPMAC
-
Thi Chứng Chỉ ECBA Của Tổ Chức IIBA Như Thế Nào? - Viblo
-
CHỨNG CHỈ PMI - PBA LÀ GÌ? SO SÁNH VỚI CÁC CHỨNG ... - Viblo
-
Hướng Dẫn đăng Ký Dự Thi Các Chứng Chỉ Của IIBA | IPMAC
-
Top Những Khoá Học Về Business Analysis - NordicCoder
-
[P1]Chứng Chỉ Hành Nghề BA (IIBA) - Bạn Có Biết? - Trùm Tin Tức