10 Chứng Chỉ Công Nghệ Thông Tin Quốc Tế Làm Nổi Bật CV Cho ITer

Ngành Công nghệ thông tin cũng đòi hỏi rất nhiều yếu tố tốt như chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm,... Bởi vậy, hệ thống chứng chỉ quốc tế ra đời cũng nhằm đánh giá và chứng minh người sở hữu chúng có kĩ năng đặc biệt hữu ích cho nhà tuyển dụng xét chọn.

Và Bachkhoa-Aptech xin tổng hợp 10 chứng chỉ quốc tế mà một ITer cần có để nổi bật trong hàng ngàn ứng cử viên khác.

1. MCITP

MCITP là chuyên gia CNTT được Microsoft chứng nhận (Microsoft Certified IT Professional). Đây là chứng chỉ rất quan trọng của Microsoft cấp cho những người đã chứng tỏ được khả năng trong các công việc: Lập trình viên cơ sở dữ liệu, Quản trị cơ sở dữ liệu, Quản trị máy chủ và quản trị hệ thống máy chủ mail. Để có chứng chỉ này, các ứng viên phải trải qua nhiều kì thi của Microsoft.

2. MCTS

Đây là giấy chứng nhận bạn là chuyên gia công nghệ của Microsoft (MCTS – Microsoft Certified Technology Specialist). MCTS giúp nhân viên CNTT hoàn thiện các kĩ năng cài đặt, bảo trì và xử lí một công nghệ nào đó của Microsoft.

Chứng chỉ MCTS được thiết kế để truyền đạt các kĩ năng và kiến thức về một nền tảng công nghệ của Microsoft. MCTS gồm rất nhiều chứng chỉ cho từng kĩ năng công nghệ riêng biệt. Ví dụ, có thể bạn không dành được chứng chỉ MCTS về SQL Server 2008 nhưng bạn vẫn có thể có được chứng chỉ MCTS về tạo cơ sở dữ liệu (MCTS: SQL Server 2008, Database Development), về quản trị máy chủ (MCTS: SQL Server 2008, Implementation and Maintenance).

3. Security+

Bảo mật luôn là lĩnh vực quan trọng. Điều này sẽ không thay đổi. Trong thực tế, tầm quan trong của bảo mật trong CNTT ngày càng tăng. Một trong những cách nhanh nhất để làm mất giá trị doanh nghiệp, lòng tin của khách hàng và doanh thu là bị rò rỉ dữ liệu. Và có lẽ không ai trong lĩnh vực công nghệ muốn chịu trách nhiệm cho những vụ rò rỉ dữ liệu đó.

Chứng chỉ Security+ của CompTIA là sự đánh giá trung lập cho những người làm trong lĩnh vực CNTT (ít nhất 2 năm kinh nghiệm) muốn khẳng định sự thành thạo các kiến thức căn bản về bảo mật (như bảo mật mạng, hạ tầng mạng lưới, kiểm soát truy cập, các nguyên tắc bảo mật trong tổ chức…). Đây là chứng chỉ mà bất kì ai tham gia quản lí dữ liệu khách hàng hay các thông tin nhạy cảm khác cần có. Để có chứng chỉ này chỉ cần trải qua một kì thi.

4. MCPD

Chứng chỉ MCPD (Microsoft Certified Professional Developer) đánh giá khả năng của một lập trình viên trong việc xây dựng và duy trì các giải pháp phần mềm sử dụng công cụ Visual Studio 2008 và Microsoft .NET Framework 3.5.

Chứng chỉ này gồm ba cấp độ: Windows Developer 3.5, ASP.NET Developer 3.5, and Enterprise Applications Developer 3.5. Mỗi cấp độ là một kì thi, riêng cấp độ Enterprise Applications Developer 3.5 cần tới hai kì thi.

5. CCNA

Chứng chỉ chuyên gia mạng Cisco (Cisco Certified Internetwork Expert – CCIE) là chứng chỉ có giá trị nhất trong các chứng chỉ mạng của Cisco. Nhưng chứng chỉ cơ bản công nghệ mạng của Cisco (CCNA – Cisco Certified Network Associate) có thể thiết thực hơn với nhiều tổ chức. Bởi không phải công ty nào cũng có đủ điều kiện để đào tạo hay thuê một CCIE hoặc cần đến một người có chứng chỉ này.

Đa phần các tổ chức nhỏ và vừa cần đến đến người có CCNA – chứng chỉ cấp cho những người có kiến thức cơ bản trong việc quản trị thiết mạng của Cisco. Đặc biệt khi các công ty vừa và nhỏ ngày càng lệ thuộc vào các công nghệ truy cập từ xa, các kĩ năng hệ thống Cisco cơ bản ngày càng trở nên quan trọng hơn.

6. A+

Các chuyên gia công nghệ có kĩ năng hỗ trợ và kiến thức phần cứng chắc chắn ngày càng khó tìm. Không quá nhiều hãnh diện khi là người xử lí những lỗi khởi động Windows hay trục trặc máy tính. Nhưng những kĩ năng này là thiết yếu để duy trì hoạt động ổn định của các doanh nghiệp.

Có thêm chứng chỉ A+ của CompTIA trong sơ yếu lí lịch là cách nói cho những người tuyển dụng biết rằng bạn là người có kinh nghiệm hỗ trợ các hệ thống máy tính. Khi cần cài đặt máy tính, chẩn đoán các vấn đề, bảo trì, xử lí trục trặc mạng hay máy tính, các tổ chức muốn tìm những kĩ thuật viên có chứng chỉ A+ hơn là những người không có chứng chỉ này.

Để có chứng chỉ này, ứng viên phải trải qua nhiều kì thi, qua các bài kiểm tra kiến thức chuyên môn như hỗ trợ từ xa hay kĩ thuật viên CNTT.

7. PMP

Một số chứng chỉ có giá trị bằng cách nhắm đến kĩ năng và chuyên môn đặc biệt. Chứng chỉ chuyên gia quản lí dự án (Project Management Professional – PMP) là một minh chứng. Viện quản lí dự án (Project Management Institute), tổ chức phi lợi nhuận hoạt động như hiệp hội những người làm quản lí dự án, đóng vai trò quản lí hoạt động thi PMP.

Chứng chỉ này đánh giá kiến thức quản lí dự án của ứng viên, gồm kĩ năng và kiến thức lập kế hoạch, thực thi, kế hoạch ngân sách và tổ chức dự án công nghệ. Các ứng viên đủ tư cách thường phải có 3-5 năm kinh nghiệm quản lí dự án.

Trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay, những người có kĩ năng quản lí được thừa nhận rất được trọng vọng.

8. MCSE và MCSA

Sau nhiều năm ra đời, chứng chỉ kĩ sư hệ thống Microsoft (Microsoft Certified Systems Engineer – MCSE) và quản trị hệ thống Microsoft (Microsoft Certified Systems Administrator – MCSA) vẫn rất giá trị.

Chứng chỉ MCSE cấp cho những người có thể thiết kế, thực hiện và quản trị các ứng dụng dựa trên Microsoft 2000 Windows Server và các nền tảng máy chủ Windows khác. Để có chứng chỉ này khá vất cả, ứng viên phải trải qua 7 kì thi về hệ thống mạng, hệ điều hành máy khách và thiết kế.

Còn MCSA cấp cho những người có khả năng quản lí và xử lí các môi trường mạng trên nền tảng hệ điều hành Windows. Ứng viên phải trải qua hai kì thi về hệ thống mạng, một kì thi về hệ điều hành máy khách và một kì thi lựa chọn để có MCSA.

Các chứng chỉ này có thể sẽ bị Microsoft thay thế bởi các chứng chỉ mới, nhưng chúng vẫn là thước đo kiến thức cơ bản về các nền tảng Windows.

9. CISSP

Như đã đề cập với chứng chỉ Security+ ở trên, bảo mật ngày trở nên quan trọng. (ISC)², tổ chức quản lí chứng chỉ Chuyên gia bảo mật hệ thống thông tin (Certified Information Systems Security Professional – CISSP), đã tạo dựng được một chứng chỉ bảo mật độc lập với các hãng công nghệ rất tiếng tăm. CISSP được cấp cho những người có kiến thức bảo mật vật lí và mạng cũng như khả năng quản lí nguy cơ và có kiến thức những vấn đề liên quan đến bảo mật.

CISSP được thiết kế dành cho những người có ít nhất 5 năm kinh nghiệm về bảo mật. Viện tiêu chuẩn quốc gia Mỹ (American National Standards Institute – ANSI) là cơ quan cấp chứng chỉ này.

10. Linux+

Mặc dù Microsoft đang lấn lướt nhưng Linux vẫn tiếp tục tiến bước và là nền tảng quan trọng. Những người có kiến thức Linux muốn được công nhận nên có chứng chỉ Linux+ của CompTIA.

Chứng chỉ này được thiết kế dành cho những người có ít nhất 6-12 tháng hoạt động trên môi trường Linux, có kiến thức cơ bản về vận hành máy chủ và máy khách trên nền tảng hệ điều hành nguồn mở này.

Ngoài 10 chứng chỉ quốc tế kể trên, trong ngành CNTT còn nhiều chứng chỉ chuyên sâu mà những người học công nghệ thông tin có thể theo đuổi. Sở hữu chứng chỉ này, bạn đã chứng minh được với nhà tuyển dụng, bạn đã có kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn đối với lĩnh vực đó. Và chắc hẳn nếu sở hữu 1 trong các chứng chỉ trên, bạn sẽ gây được ấn tượng, sự chú ý của nhà tuyển dụng, mở ra một cơ hội mới trong quá trình lập nghiệp sau này!

#BKAP-Media

--------------------------

HỆ THỐNG ĐÀO TẠO CNTT QUỐC TẾ BACHKHOA-APTECH

Tham gia với cộng đồng 35.000 học viên thành đạt tại: Xét học bạ - Nhận bằng CNTT Quốc tế

Liên hệ hotline: 0968.27.6996 để nhận tư vấn miễn phí ngay hôm nay!

Từ khóa » Các Loại Bằng Cntt