PHÂN LOẠI CÁC CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Có thể bạn quan tâm
Nội dung chính
- Khoa học máy tính (Computer Science)
- Công nghệ thông tin (Information Technology)
- Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu (Data Communication and Computer Network)
- Kỹ thuật máy tính (Computer Engineering)
- Công nghệ Phần mềm (Software Engineering)
- Hệ thống Thông tin Quản lý (Management Information Systems)
- Big Data & Machine Learning
- Thiết kế Đồ họa/Game/Multimedia (Graphic/Game/Multimedia Design)
Công nghệ Thông tin là một trong những ngành học đang hot nhất hiện nay, đặc biệt khi cuộc sống của chúng ta đang dần công nghệ hóa – hiện đại hóa và công nghệ cũng trở thành một phần thiết yếu. Bạn có biết Công nghệ Thông tin gồm nhiều mảng với nhiều chuyên ngành khác nhau? Mỗi chuyên ngành có khối kiến thức đặc trưng, điểm thú vị riêng và liên quan đến các lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau? Cùng Hybrid Technologies khám phá phân loại các chuyên ngành Công nghệ Thông tin trong bài viết dưới đây nhé!
Khoa học máy tính (Computer Science)
Các nhà khoa học máy tính có thể thấy và hiểu được mã máy, học ngành Khoa học máy tính sẽ học các nguyên tắc cơ bản của các ngôn ngữ lập trình khác nhau, đại số tuyến tính và rời rạc, thiết kế và phát triển phần mềm.
Chuyên ngành này dựa trên toán học – ngôn ngữ của máy tính. Những người theo đuổi ngành này sẽ hiểu tại sao máy tính hoạt động và có thể tạo ra một chương trình hoặc hệ điều hành với những tính năng như ý muốn.
Công nghệ thông tin (Information Technology)
Công nghệ thông tin cũng có thể gọi là hệ thống thông tin (Information Systems) hoặc quản lý hệ thống (Systems Administration). Công nghệ thông tin sử dụng các hệ điều hành, phần mềm và ứng dụng có cùng nhau để tạo ra một hệ thống lớn hơn giải quyết một vấn đề cụ thể. Công nghệ thông tin xây dựng một mạng lưới từ các khối đã được thiết lập để thực hiện một nhiệm vụ, như dịch vụ đặt hàng nguồn cung cấp tự động.
Trong thập kỷ tới, cơ hội nghề nghiệp trong ngành này được dự đoán sẽ tăng trưởng nhanh hơn mức trung bình. Tùy thuộc vào trình độ học vấn của bạn, bằng cấp về công nghệ thông tin có thể đem đến một thu nhập vừa ý.
Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu (Data Communication and Computer Network)
Ngành học này sẽ giúp chúng ta hiểu và làm chủ được những công nghệ mạng phổ biến như thư tín điện tử, truyền tải tập tin, truyền thông thông tin, hay những công nghệ tiên tiến như điện toán đám mây, tính toán lưới, tính toán di động, xây dựng và vận hành data center, an toàn và bảo mật thông tin.
Ngành Mạng máy tính & Truyền thông dữ liệu là một ngành phù hợp cho những bạn ham thích khám phá công nghệ, giao tiếp với nhiều người trên khắp hành tinh mà chỉ cần thông qua chiếc máy tính có kết nối mạng. Đồng thời, với những hiểu biết về mạng máy tính, các bạn có thể xây dựng được cho mình một không gian chuyên môn của mình trên Internet.
Kỹ thuật máy tính (Computer Engineering)
Ngành kỹ thuật máy tính học các môn về khoa học máy tính, kỹ thuật và toán học. Sinh viên ngành kỹ thuật máy tính có thể giải quyết các vấn đề của phần cứng của máy tính. Họ còn sáng tạo ra các loại máy móc có thể điều hành và các hệ thống siêu máy tính.
Kỹ sư máy tính phải giải quyết các vấn đề liên hợp giữa phần cứng và phần mềm máy tính. Do đó, họ rất cần thiết có kiến thức nền về khoa học máy tính. Họ phải thiết kế và xây dựng các bộ xử lý và các bộ phận của máy tính để hỗ trợ cho hoạt động của phần mềm máy tính.
Kỹ thuật mạng (Network Technology)
Ngành kỹ thuật mạng cung cấp kiến thức chuyên sâu về quản trị mạng, dịch vụ mạng, thực hành an ninh mạng, thiết kế mạng, mạng không dây; có khả năng thiết kế (quy mô vừa và nhỏ) hệ thống mạng; phát hiện và giải quyết các vấn đề thuộc quản trị mạng, an ninh mạng, đường kết nối, lưu trữ cơ sở dữ liệu, hệ thống backup thông tin.
Công nghệ Phần mềm (Software Engineering)
Trong thời đại công nghệ 4.0, đa số các lĩnh vực đều được tin học hóa vì thế ngành Công nghệ Phần mềm trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Bạn có biết, các ứng dụng sử dụng trên điện thoại hoặc hệ thống máy tính đều là sản phẩm của ngành Công nghệ Phần mềm.
Bạn sẽ được học khả năng xây dựng, chỉnh sửa và phát triển phần mềm dựa trên các công cụ lập trình; có thể phân tích, đánh giá yêu cầu dự án, đưa ra giải pháp tiếp cận công nghệ mới; biết áp dụng công cụ và thành phần phần mềm có sẵn để phát triển các dự án đáp ứng yêu cầu công việc đặc thù của khách hàng theo từng lĩnh vực cụ thể; có khả năng thiết kế, xây dựng, vận hành, bảo trì và phát triển hệ thống thông tin cho các cơ quan, trường học, doanh nghiệp,…
Hệ thống Thông tin Quản lý (Management Information Systems)
Ngành Hệ thống Thông tin Quản lý là ngành học kết hợp giữa phần cứng, phần mềm và mạng truyền thông, nhằm thu thập, tạo và phân phối các dữ liệu thông tin trong tổ chức, doanh nghiệp. Công việc của ngành này là tập trung vào thiết kế, quản trị và vận hành các hệ thống thông tin, phân tích dữ liệu, kết nối giữa các bên liên quan trong tổ chức, doanh nghiệp với các chuyên gia công nghệ thông tin, cũng như biết cách làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và có lợi thế cạnh tranh hơn.
Big Data & Machine Learning
Big Data đã mang đến cho các doanh nghiệp cơ hội tiếp cận và lưu trữ một số lượng lớn dữ liệu. Trên nền tảng dữ liệu thu thập và sở hữu, các doanh nghiệp có thể đưa ra các chiến lược kinh doanh để mở rộng quy mô phát triển trong thời gian ngắn. Nhân lực làm việc trong lĩnh vực Big Data là những kỹ sư đảm bảo xử lý khối lượng dữ liệu khổng lồ, được đào tạo các kỹ năng lập trình, sử dụng các phân tích dữ liệu và thao tác cho các mục đích tiếp thị,… hoặc các Nhà Khoa học Dữ liệu (Data Scientist) – những người có thể tích hợp Big Data vào cả bộ phận IT và các chức năng kinh doanh của công ty.
Thiết kế Đồ họa/Game/Multimedia (Graphic/Game/Multimedia Design)
Đây là ngành của nghệ thuật ứng dụng, phải sử dụng công cụ, các phần mềm đồ họa một cách linh hoạt để biến ý tưởng sáng tạo của bản thân thành sản phẩm là những hình ảnh biết nói, truyền tải thông điệp một cách độc đáo, tạo ấn tượng với người xem. Rồi từ đó có thể thiết kế hình ảnh, nhân vật cho phim hoạt hình, game và tạo nên những sản phẩm đa phương tiện khác.
Về kỹ năng chuyên môn, bạn sẽ được đào tạo kiến thức về nghệ thuật cơ bản, phương pháp thiết kế, cách thức sử dụng công nghệ thông tin trong thiết kế đồ họa và các xu hướng phát triển đồ họa; có khả năng sử dụng các phần mềm đồ họa tiên tiến để thiết kế thương hiệu, website, game, phim, thiết kế ứng dụng trên di động; khả năng kết hợp giữa thiết kế với truyền thông, mỹ thuật, thương mại tạo ra sản phẩm đáp ứng tốt yêu cầu của nền công nghiệp sáng tạo và giải trí hiện đại.
Hy vọng với nguồn thông tin Phân loại các chuyên ngành Công nghệ Thông tin mà Hybrid Technologies cung cấp, các bạn sẽ có lựa chọn đúng đắn cho mình trong việc chọn chuyên ngành học. Chúc các bạn luôn thành công!
Facebook Comments PHÂN LOẠI CÁC CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN4 (79.09%) 22 votesTừ khóa » Các Loại Bằng Cntt
-
CÁC LOẠI CHỨNG CHỈ TIN HỌC MỚI NHẤT HIỆN NAY - HVNH
-
Các Loại Chứng Chỉ Tin Học Phổ Biến Nhất Hiện Nay
-
Xếp Loại Chứng Chỉ Tin Học Cơ Bản Hiện Nay Và Tầm Quan Trọng
-
Phân Biệt Các Loại Chứng Chỉ Tin Học, Loại Nào Thông Dụng Nhất?
-
Chứng Chỉ Tin Học Văn Phòng Có Bao Nhiêu Loại - Luật Doanh Nghiệp
-
CÓ BAO NHIÊU LOẠI CHỨNG CHỈ TIN HỌC VĂN PHÒNG?
-
So Sánh Các Chứng Chỉ Tin Học - Cole Blog
-
Các Chứng Chỉ Công Nghệ Tốt Nhất Cho Mọi Chuyên Gia CNTT Năm ...
-
10 Chứng Chỉ Công Nghệ Thông Tin Quốc Tế Làm Nổi Bật CV Cho ITer
-
Những Chứng Chỉ CNTT Quan Trọng Nhất
-
Tất Tần Tật Về Các Loại Chứng Chỉ Tin Học Và Cách Làm
-
Cách Phân Loại Các Loại Chứng Chỉ Tin Học Tại Việt Nam Từ Trước đến ...
-
Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Doanh Nghiệp - Globe3
-
Khóa Học Ứng Dụng CNTT Cơ Bản - Ngoại Ngữ & Tin Học EDUSA