10 Công Dụng Tuyệt Vời Từ Cây Ngải Cứu Và Cách Dùng Chữa Bệnh
Có thể bạn quan tâm
Ngải cứu là loại rau ăn có tác dụng bổ huyết, giúp an thai, uống nước cây ngải cứu có công dụng hỗ trợ điều kinh, chữa đau xương khớp, trị ho, cảm cúm, thiếu máu,… Có thể nói, rau ngải cứu là vị thuốc quý chữa đa bệnh, tốt cho sức khỏe, ít loại rau dại nào sánh bằng.
- Nhận biết cây ngải cứu
- Thành phần hóa học trong cây ngải cứu
- Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của cây ngải cứu
- Một số bài thuốc và món ăn từ rau ngải cứu
- Những lưu ý và tác dụng phụ có thể có của ngải cứu
- Cây ngải cứu mua ở đâu, giá bao nhiêu?
Nhận biết cây ngải cứu
Ngải cứu là loại rau ăn được, tên khoa học là Artemisia vulgaris, thuộc họ Cúc. Thân cây có nhiều rãnh dọc nhỏ, không có cuống, lá thường mọc so le nhau, mặt trên lá có màu xanh sẫm, mặt dưới màu trắng ngà, có nhiều lông tơ nhỏ. Ngải cứu là loại rau dại rất dễ sống, cây trồng vừa làm rau ăn, vừa làm thuốc.
Trong dân gian, thảo dược có nhiều tên gọi khác nhau, theo lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam), ngải cứu khi đã phơi khô, được gọi là ngải diệp. Đem nghiền thành bột, rây ra lấy phần lông tơ trắng, tơi thì được gọi là ngải nhung. Ngoài ra, do có tác dụng chữa bệnh rất hay nên còn gọi là cây thuốc cứu.
Thành phần hóa học trong cây ngải cứu
Cây ngải cứu có chữa nhiều thành phần tinh dầu như: các amino acid, các flavonoid, như adenin và cholin.
Tìm hiểu: Lợi ích tuyệt vời của cây rau má ít người biết
Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của cây ngải cứu
Trong Đông y, cây ngải cứu được xem vị thuốc đa công dụng, chữa đa bệnh. Chúng có mặt trong các bài thuốc dân gian giúp bổ máu, điều kinh, hỗ trợ điều trị đau xương khớp, chữa suy nhược cơ thể,… Sau đây, mời bạn tham khảo một số bài thuốc hay từ ngải cứu.
1. Ngải cứu làm thuốc điều kinh
Chị em phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt thất thường, không ổn định thì ngãi cứu chính là giải pháp vô cùng hiệu quả. Cách chữa rong kinh bằng ngải cứu đơn giản như sau:
Lấy 100g ngải cứu khô, sắc chung với 1 lít nước. Đun sôi với lửa vừa, cạn còn 300ml thì tắt bếp, lọc ra lấy nước uống. Nước ngải cứu có vị đắng, nếu cảm thấy khó uống có thể thêm một ít đường sẽ dễ uống hơn.
Mỗi ngày uống 2 lần, sử dụng đều đặn từ 1 tuần trở đi sẽ thấy hiệu quả. Chị em vừa uống ngải cứu, vừa có chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý, tránh thức đêm, giải tỏa tâm lý để chu kỳ kinh bình thường trở lại.
Xem thêm: Trinh nữ hoàng cung – Xua tan nỗi lo u xơ, u nang thần kỳ.
2. Ăn rau ngải cứu giúp an thai
Đối với phụ nữ đang mang thai, khi gặp các triệu chứng như đau bụng, chảy máu ta có thể áp dụng bài thuốc này có thể giúp thai ổn định. Bài thuốc giúp an thai từ ngải cứu áp dụng cho thai kỳ từ 3 tháng trở lên:
Sử dụng 20g ngải cứu khô, 15g lá tía tô, sắc nước uống. Chia uống 2 lần/ngày. Đây là bài thuốc có công dụng hỗ trợ an thai rất tốt mẹ bầu. Đối với thai từ 3 tháng trở đi, nếu sử dụng điều độ, hợp lý, ngải cứu không có khả năng gây kích thích cho tử cung, do đó không làm sảy thai hoặc sinh non.
3. Sơ cứu vết thương bằng ngải cứu
Giống như cây lá lứt (cây cúc tần), ngải cứu là vị thuốc có tác dụng cầm máu rất tốt. Có thể sử dụng sơ cứu trong tình huống khẩn cấp như rắn cắn, chấn thương chảy máu, đứt tay, chân,…
Khi bị chảy máu, ta có thể giã nát lá ngải cứu tươi, sau đó thêm vào chút muối để đắp lên miệng vết thương. Cách này có thể giúp cầm máu, sát khuẩn, tiêu viêm và giảm đau rát hiệu quả.
Dùng ngải cứu cầm máu chỉ là giải pháp tức thời trong tình huống nguy cấp. Sau khi sơ cứu, bạn nên đưa nạn nhân đến trạm xá gần nhất để xem xét vết thương.
4. Ngải cứu trị mụn, mẩn ngứa, mề đay
Nhờ có tính sát khuẩn cao, ngải cứu có tác dụng chống viêm, ngăn hình thành viêm mụn, giúp loại bỏ mề đay, mẩn ngứa cũng như các căn bệnh ngoài da khác do vi khuẩn, nấm gây ra.
Rửa sạch ngải cứu tươi, để ráo nước, sau đó mang đi giã nát để đắp mặt, để mặt nạ khoảng 15 phút là có thể rửa sạch lại với nước. Mặt nạ ngải cứu làm đẹp da rất hiệu quả, nếu kiên trì đắp mặt thường xuyên, bạn sẽ có một làn da hồng hào, trắng sáng.
Đối với trẻ em thường xuyên bị nổi rôm sảy, ta có thể xay nhuyễn lá ngải cứu, lọc ra lấy nước tắm cho trẻ. Hoặc kết hợp ngải cứu và đơn lá đỏ (lá đơn đỏ) nấu nước tắm cho bé.
Xem thêm: Cây sài đất – “Bí kíp” chữa viêm da cơ địa tại nhà cực đơn giản.
5. Ngải cứu chữa đau nhức xương khớp, đau thần kinh tọa
Với những bệnh nhân thường xuyên bị đau nhức xương khớp, đau thần kinh tọa, đi đứng khó khăn,… hoàn toàn có thể áp dụng bài thuốc giảm đau nhức đơn giản từ cây ngải cứu.
Bài thuốc 1: 300g ngải cứu, mang đi rửa sạch, sau đó giã nát, chắt lấy nước rồi hòa chung với 2 muỗng mật ong. Mỗi ngày sử dụng 2 lần cho buổi trưa và chiều. Kiên trì sử dụng ít nhất 1 tháng, các triệu chứng đau nhức sẽ thuyên giảm rõ rệt.
Bài thuốc 2: Lá ngải cứu, lá lốt, cây cỏ xước, mỗi thứ lượng bằng nhau, đem rang muối, lúc còn nóng bọc lại, đắp vào chỗ đau nhức, cách 2 ngày đắp 1 lần. Làm kiên trì sẽ giảm đau nhức hiệu quả.
6. Ngải cứu trứng gà giúp lưu thông máu lên não
Trứng gà chiên ngải cứu là món ăn rất bổ dưỡng, đặc biệt tốt đối với người bị thiếu máu, thường xuyên đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn ngủ không rõ lý do. Ăn món này có tác dụng tăng tuần hoàn máu lên não, chấm dứt tình trạng đau đầu, uể oải, mệt mỏi.
Tùy theo khẩu phần ăn mà bạn chuẩn bị ngải cứu lượng vừa đủ. Mang rau rửa sạch, thái nhỏ, sau đó thêm vào 2 quả trứng gà, đánh đều tay đến khi hỗn hợp sệt lại, nêm nếm gia vị để hợp khẩu vị hơn. Đem chiên đến khi chín vàng là có thể dùng. Ăn thường xuyên để thấy hiệu quả.
Tham khảo: Sâm đại hành – Vị thuốc bổ máu, dưỡng huyết tuyệt vời bạn nên biết.
7. Ngải cứu trị suy nhược cơ thể, kém ăn
Chuẩn bị: 200g ngải cứu, 2 trái lê, 20g kỷ tử, 10g đương quy, nửa con gà ác. Sơ chế tất cả nguyên liệu sau đó để vào nồi hầm. Hầm chung với 500ml nước trên lửa nhỏ, trong quá trình nấu có thể nêm nếm thêm gia vị để vừa miệng.
Hầm đến khi nhừ thì tắt bếp, chia làm 4 đến 5 phần ăn trong ngày. Sử dụng liên tục trong 1 đến 2 tuần cơ thể sẽ thấy sinh khí dồi dào trở lại, ăn thấy ngon miệng hơn.
8. Ngải cứu trị cảm cúm, ho, đau cổ họng, đau đầu, đau dây thần kinh
Chuẩn bị: Ngải cứu 300g, Kinh giới 100g, khuynh diệp 100g, lá chanh 100g, trần bì 100g (có thể thay bằng vỏ bưởi hoặc vỏ cam). Rửa sạch các nguyên liệu, nấu chung với 2 lít nước, trong khoảng 15 đến 20 phút thì nhấc xuống, mang đi xông khoảng 20 phút.
Ngoài ra, có thể áp dụng bài thuốc khác: 100g ngải cứu, 100g tía tô, 100g rau tần dày lá, 50g lá sả. Nấu nước uống, dùng liên tục từ 3 đến 5 ngày, các triệu chứng ho, cảm cúm, đau đầu,… sẽ thuyên giảm đáng kể.
Một số bài thuốc và món ăn từ rau ngải cứu
Bài thuốc điều trị chứng vô sinh ở phụ nữ do tử cung lạnh:
Nguyên liệu:
Các nguyên liệu sau đây có thể gia giảm tùy thuộc vào cơ địa, tình trạng bệnh lý:
- Hương phụ.
- Thục địa.
- Xuyên khung.
- Ngải cứu.
- Đương quy.
- Bạch thược.
Cách dùng:
Đem các vị thuốc tán nhuyễn thành bột, sau đó vo thành các viên nhỏ, mỗi ngày sử dụng khoảng 12g đến 16g, chia làm 3 lần uống trong ngày.
Bài thuốc điều trị đau bụng và đi ra máu ở thai phụ:
Nguyên liệu:
- 16g lá tía tô.
- 16g ngải cứu.
Bài thuốc:
Rửa sạch tía tô và ngải cứu, sắc với 1 lít nước, đun bằng lửa nhỏ cho đến khi cạn còn 300ml thì tắt bếp. Có thể chia ra làm 3 hoặc 4 lần uống trong ngày.
Bài thuốc điều trị xuất huyết ở tử cung do hư hàn:
Nguyên liệu:
- 8g ngải cứu.
- 16g a giao (cao da lừa).
Bài thuốc:
Rửa sạch ngải cứu, để ráo nước rồi cho vào ấm sắc. Sau khi sôi thì chắt nước ra, pha vào 1 ít a giao, khuấy đều lên cho tan ra.
Nên uống thuốc khi còn nóng, mỗi ngày sử dụng một lần. Nấu bao nhiêu uống hết bấy nhiêu, không bảo quản trong tủ lạnh hay đun đi đun lại nhiều lần.
Những lưu ý và tác dụng phụ có thể có của ngải cứu
Mặc dù ngải cứu là một loại rau lành tính đã được Đông y và y học hiện đại công nhận. Nhưng chúng ta vẫn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Đối với những người đang bị âm hư hoặc bị huyết nhiệt cần nên cẩn trọng khi sử dụng.
- Không kết hợp cùng với các loại thuốc chống viêm không có steroid, đặc biệt là Aspirin, đây là chất có thể làm suy giảm khả năng đông máu của thuốc.
- Những người đang có vấn đề về huyết áp hoặc gan nên tham khảo tư vấn thầy thuốc trước khi sử dụng.
- Dù có mặt trong rất nhiều bài thuốc hỗ trợ cho phụ nữ mang thai, nhưng các mẹ lưu ý chỉ nên dùng ngải cứu khi thai kỳ từ 3 tháng trở lên. Ăn ngải cứu trong thời gian đầu mang thai có thể gây hưng phấn các cơ trong tử cung, khiến tử cung co bóp quá mức, có thể dẫn đến thai ra máu, nguy cơ sinh non cao.
- Dùng khoa học, điều độ sẽ thấy kết quả tốt.
Cây ngải cứu mua ở đâu, giá bao nhiêu?
Ngải cứu tuy phổ biến nhưng rất nhiều người không thể tự trồng mà phải tìm nơi để mua. Nếu bạn muốn mua ngải cứu làm thuốc, cần tìm đến những địa chỉ uy tín, có tiếng tăm như Omega Việt Nam để tránh mua nhầm hàng chất lượng kém, tốn tiền vô ích.
Chúng tôi Omega Việt Nam tự tin là địa chỉ bán ngải cứu (phơi khô) chất lượng nhất cả nước. Luôn đảm bảo ngải cứu thu hái hoàn toàn từ thiên nhiên, không thuốc trừ sâu, thuốc hóa học. Do đó, bạn tuyệt đối an tâm khi sử dụng.
Omega Việt Nam tự hào luôn đặt sức khỏe người bệnh lên hàng đầu, vì vậy, chúng tôi là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.
Thông tin liên hệ mua hàng
Omega Việt Nam – Vì sức khỏe cộng đồng
- Địa chỉ: 62/1/28 Trương Công Định, P. 14, Tân Bình, TP HCM.
- Hotline đặt hàng: 0902743250.
- Website: https://omega3.vn/.
- Giá bán ngải cứu khô: 120.000 đồng/kg.
Như vậy, ngải cứu vừa là rau ăn, vừa dùng làm thuốc hết sức đơn giản. Mỗi ngày, tốt nhất bạn nên bổ sung vào thực đơn của mình loại rau bổ dưỡng này.
Qua bài viết trên, chúng tôi hy vọng bạn đọc đã hiểu thêm về tác dụng, cũng như những bài thuốc hay từ cây ngải cứu để cải thiện sức khỏe và điều trị bệnh có hiệu quả.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết.
Trích dẫn
Ngải cứu (https://vi.wikipedia.org/)
8 công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ cây ngải cứu (thaythuoccietnam.vn)
Ăn rau ngải cứu có tác dụng gì? (Vinmec.com)
Thông tin mua hàng
Omega Việt Nam – Vì sức khỏe cộng đồng
Địa chỉ: 62/1/28 Trương Công Định, Phường 14, Tân Bình, TP. HCM SĐT đặt hàng: 0926456456 Giá bán: 120.000 VNĐ/KGTừ khóa » Tác Dụng Của Cỏ Ngải Cứu
-
Công Dụng Chữa Bệnh Tuyệt Vời Của Cay Ngải Cứu
-
8 Công Dụng Chữa Bệnh Tuyệt Vời Từ Cây Ngải Cứu
-
Ăn Rau Ngải Cứu Có Tác Dụng Gì? | Vinmec
-
Ngải Cứu Có Tác Dụng Gì? Xem Ngay 15 Công Dụng Không Thể Bỏ Qua
-
Ngải Cứu, Vị Thuốc Tốt Cho Phụ Nữ, Làm đẹp Da
-
Tác Dụng Chữa Bệnh Của Cây Ngãi Cứu
-
Cây Ngải Cứu Trị Bệnh Gì? 3 Lưu ý Quan Trọng Khi Dùng ... - Hello Bacsi
-
Ngải Cứu Có Tác Dụng Gì? Liều Dùng Và Cách Sử Dụng • Hello Bacsi
-
Tác Dụng Làm đẹp Bất Ngờ Từ Ngải Cứu Nhiều Người Không Biết
-
Ngải Cứu Vừa Làm đẹp, Vừa Chữa Bệnh - Báo Lao Động
-
Tác Dụng Của Lá Ngải Cứu Mang Lại Cho Sức Khỏe Con Người
-
Ngải Cứu Có Tác Dụng Gì? Tác Dụng Của Ngải Cứu Và Lưu ý Khi Dùng
-
Bật Mí 5 Bài Thuốc Hay Từ Cây Ngải Cứu - USAC Chiropractic
-
Cây Ngải Cứu - Tác Dụng, Cách Dùng Và Lưu Ý Khi Dùng