Tác Dụng Của Lá Ngải Cứu Mang Lại Cho Sức Khỏe Con Người
Có thể bạn quan tâm
Cách nhận biết lá ngải cứu?
Ngải cứu còn có tên thuốc cứu, ngải diệp, bùa ngải (miền Nam), nhả ngải (tiếng Tày), quá sú (H'mông), cỏ linh li (Thái) là một loài thực vật thuộc họ Cúc.
Ngải cứu là loại cỏ sống lâu năm, thân có rãnh dọc. Lá mọc so le không cuống, màu 2 mặt lá khác nhau, mặt trên nhẵn, màu lục sẫm. Mặt dưới trắng tro, có nhiều lông nhỏ. Cây ngải cứu mọc hoang ở nhiều nơi trong cả nước, có thể trồng quanh nhà làm thuốc.
Công dụng của ngải cứu là gì?
Cây ngải cứu có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, được sử dụng lâu đời trong dân gian và đã được ứng dụng rộng rãi trong đời sống và trong Đông y như:
- Trong châm cứu: Sử dụng làm ngải cứu làm điếu ngải dùng cho máy cứu ngải giúp hỗ trợ các bệnh đau cơ, đau khớp, thoái hóa cột sống...
- Trong trị liệu massage: Sử dụng ngải cứu làm tinh dầu ngải, giúp giảm đau mỏi chân tay, nhức mỏi khớp, tăng cường lưu thông khí huyết...
- Trong thực phẩm: Sử dụng ngải cứu làm món ăn chữa bệnh, giúp giảm đau bụng, tăng cường tuần hoàn máu lên não, giảm đau do thấp khớp, hỗ trợ an thai... Ngoài ra, nước ngải cứu còn có tác dụng điều hòa kinh nguyệt cho phụ nữ, trị ho, cảm cúm, đau họng, đau đầu...
- Trong làm đẹp: Sử dụng lá ngải cứu tươi đắp mặt sẽ giúp trị mụn nhọt, mẩn ngứa.
- Trong Đông y: Sử dụng ngải cứu để làm tinh dầu ngải, sắc hay kết hợp với các vị thuốc Đông y khác để làm thành các bài thuốc cực kỳ hiệu quả trong chữa bệnh thường gặp như điều hòa kinh nguyệt, trị ho hoặc cảm cúm do lạnh, điều trị chứng chán ăn, suy nhược cơ thể, giảm mụn trứng cá, làm đẹp da... Lá ngải cứu giã nát, đắp lên vết thương sẽ giúp cầm máu, mau lành hơn. Ngải cứu còn được nhiều người dùng để xông hơi bởi có nhiều hiệu quả trong việc làm thông kinh lạc, dưỡng sinh, tăng khả năng miễn dịch...
- Trong cuộc sống thường ngày: Sử dụng ngải cứu làm tinh dầu ngải để xông thơm phòng, làm sạch không khí, tránh các bệnh dị ứng và các bệnh đường hô hấp...
Cách sử dụng lá ngải cứu để trị bệnh hiệu quả
Các nghiên cứu đã chỉ ra ngải cứu có các polyphenol có lợi cho sức khỏe như flavonoid, các axit amin cholin, andenin có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh, kháng viêm, sát khuẩn, cầm máu, điều hòa khí huyết, kinh nguyệt v.v...
Sau đây là một số cách sử dụng ngải cứu để chữa bệnh:
Ngải cứu dùng để sơ cứu vết thương:
Lá ngải cứu tươi giã nát, thêm vào 1/3 muỗng cà phê muối, rồi vo gọn đắp lên vết thương đang chảy máu. Ngải cứu có tác dụng cần máu nhanh, giảm đau nhức ở vết thương.
Hỗ trợ điều trị đau thần kinh tọa, mỏi khớp xương
Lấy 300gam lá ngải cứu rửa sạch, giã nát, cho thêm vào 2 muỗng mật ong, vắt lấy nước uống.
- Uống vào buổi trưa, và chiều.
- Uống liên tục trong 1-2 tuần.
Ngải cứu trị cảm cúm, ho, đau cổ họng, đau đầu, đau dây thần kinh
- Cách 1: Lấy 300gr ngải cứu, 100gr lá khuynh diệp, 100gr lá bưởi (hoặc quýt, chanh). Nấu trong 2 lít nước. Sôi 20 phút nhấc xuống, xông 15 phút.
- Cách 2: Nấu lá thuốc cứu với 100gr lá tía tô, 100gr tần dầy lá, 50gr lá sả trong 1 lít nước còn 0,5 lít. Uống mỗi lúc khát, liên tục trong 3-5 ngày.
Ngải cứu điều hòa kinh nguyệt ở nữ giới
Dùng lá ngải cứu tươi chữa điều hòa kinh nguyệt là cách đơn giản và hiệu quả nhất đối với chị em phụ nữ.
- Chúng ta chỉ cần lấy 1 nắm lá ngải cứu tươi, dùng cả thân cây và lá khoảng 200gr, rửa sạch cho vào nồi với 500ml nước, đun sôi nhỏ lửa trong khoảng 5-10 phút sau đó chắt lấy nước uống, ngày 3 lần.
- Để phát huy được tác dụng của lá ngải cứu khi uống nước ngải cứu điều hòa kinh nguyệt chị em nên uống trước 7-10 ngày trước chu kỳ kinh nguyệt.
Ngải cứu trị mụn và làm trắng da
Rất nhiều chị em vẫn chưa hề biết ngải cứu là một trong những loại thần dược để trị mụn và làm trắng da, chữa mẩn ngứa do dị ứng thời tiết, thực phẩm rất an toàn. Cách sử dụng cũng vô cùng đơn giản:
- Bạn chỉ cần gĩa nát một ít lá ngải cứu tươi và đắp lên mặt hay những vùng da bị mẩn ngứa, dị ứng.
- Đắp và thư giãn trong khoảng 20 phút rồi rửa sạch lại với nước.
Bổ máu và giúp lưu thông máu
Với công dụng này nên chế biến thành món trứng rán ngải cứu. Cắt nhỏ ngải cứu đánh tan với một quả trứng và rán lên ăn với cơm, các đặc tính tốt của ngải cứu và trứng như giàu protein, andenin, cholin… sẽ giúp khi huyết lưu thông, tăng cường hệ miễn dịch.
Lá ngải cứu dùng giảm mỡ bụng
Không chỉ chế biến thành các món ăn, bạn có thể dùng một bó ngải cứu to rang với 1kg muối cho đến khi dậy mùi, rồi cho vào túi nhỏ và dùng chườm lên bụng mỗi ngày khoảng 2 lần sẽ có tác dụng đánh tan mỡ thừa, mềm cơ bụng, giữ ấm, ngăn ngừa tóa bón, bệnh phụ khoa hoặc đau lưng do mang thai v.v… Kiên trì thực hiệu để mang lại kết quả tốt nhất.
Ngải cứu trị mụn, mẩn ngứa
Lá ngải cứu tươi giã nát, đắp lên mặt, để khoảng 20 phút, rồi rửa lại mặt, làm liên tục như vậy sẽ có làn da trắng sáng hồng. Với trẻ em thường hay bị rôm sảy thì lấy lá ngải cứu xay nát rồi lọc lấy nước cho trẻ tắm.
Lưu ý khi sử dụng lá ngải cứu:
- Đối với phụ nữ mang thai: Không ăn hoặc uống nước ngải cứu trong thời gian 3 tháng đầu của thai kỳ tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi.
- Tinh dầu có trong ngải cứu có thể gây độc cho gan, thận và ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất khác.
- Người bị rối loạn đường ruột nên tránh sử dụng ngải cứu bởi ngải cứu sẽ gây khó khăn cho việc kiểm soát quá trình trị bệnh liên quan tới đường ruột.
Trên đây là một số tác dụng của ngải cứu mà shopduoc chia sẻ. Tuy nhiên gải cứu được coi là tốt cho sức khỏe nhưng nếu dùng quá nhiều cũng có thể gây ra ngộ độc.
Từ khóa » Tác Dụng Của Cỏ Ngải Cứu
-
Công Dụng Chữa Bệnh Tuyệt Vời Của Cay Ngải Cứu
-
8 Công Dụng Chữa Bệnh Tuyệt Vời Từ Cây Ngải Cứu
-
Ăn Rau Ngải Cứu Có Tác Dụng Gì? | Vinmec
-
Ngải Cứu Có Tác Dụng Gì? Xem Ngay 15 Công Dụng Không Thể Bỏ Qua
-
Ngải Cứu, Vị Thuốc Tốt Cho Phụ Nữ, Làm đẹp Da
-
Tác Dụng Chữa Bệnh Của Cây Ngãi Cứu
-
Cây Ngải Cứu Trị Bệnh Gì? 3 Lưu ý Quan Trọng Khi Dùng ... - Hello Bacsi
-
Ngải Cứu Có Tác Dụng Gì? Liều Dùng Và Cách Sử Dụng • Hello Bacsi
-
Tác Dụng Làm đẹp Bất Ngờ Từ Ngải Cứu Nhiều Người Không Biết
-
Ngải Cứu Vừa Làm đẹp, Vừa Chữa Bệnh - Báo Lao Động
-
10 Công Dụng Tuyệt Vời Từ Cây Ngải Cứu Và Cách Dùng Chữa Bệnh
-
Ngải Cứu Có Tác Dụng Gì? Tác Dụng Của Ngải Cứu Và Lưu ý Khi Dùng
-
Bật Mí 5 Bài Thuốc Hay Từ Cây Ngải Cứu - USAC Chiropractic
-
Cây Ngải Cứu - Tác Dụng, Cách Dùng Và Lưu Ý Khi Dùng