10 đỉnh Núi Cao Nhất Việt Nam Hút Giới Xê Dịch - VnExpress Du Lịch

  • Mới nhất
  • Thời sự
  • Góc nhìn
  • Thế giới
  • Video
  • Podcasts
  • Kinh doanh
  • Bất động sản
  • Khoa học
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Số hóa
  • Xe
  • Ý kiến
  • Tâm sự
  • Tất cả
  • Trở lại Du lịch
  • Du lịch
  • Điểm đến
  • Việt Nam
Thứ năm, 5/8/2021, 02:03 (GMT+7) 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam hút giới xê dịch

Từ top 1 Fansipan (3.143 m) đến top 10 Chung Nhía Vũ (2.918 m) đều có địa hình hiểm trở khiến người leo thường mất 2-3 ngày để hoàn thành.

Fansipan (3.143 m) là đỉnh núi cao nhất Việt Nam, được mệnh danh là Nóc nhà Đông Dương, nằm trong Vườn quốc gia Hoàng Liên, cách trung tâm thị trấn Sa Pa, Lào Cai khoảng 9 km. Thời gian phù hợp để leo Fansipan là từ tháng 9 đến tháng 4, thời tiết khô ráo, không quá lạnh.   Hiện có 3 con đường bộ đến đỉnh Fansipan, trong đó tuyến Trạm Tôn được khai thác du lịch nhiều nhất với chiều dài đường đi ngắn nhất song vẫn có địa hình khá đa dạng và thuận lợi hơn, bạn sẽ mất khoảng 2 ngày 1 đêm. Điểm nghỉ phổ biến cho cung này 2.200 m vào buổi trưa và 2.800 m vào buổi tối. Ảnh: Ngân Dương

Fansipan (3.143 m) là đỉnh núi cao nhất Việt Nam, được mệnh danh là Nóc nhà Đông Dương, nằm trong Vườn quốc gia Hoàng Liên, cách trung tâm thị trấn Sa Pa, Lào Cai khoảng 10 km. Thời gian phù hợp để leo Fansipan là từ tháng 9 đến tháng 4, thời tiết khô ráo, không quá lạnh. Hiện có 3 con đường bộ đến đỉnh Fansipan, trong đó tuyến Trạm Tôn được khai thác du lịch nhiều nhất với chiều dài đường đi ngắn nhất song vẫn có địa hình khá đa dạng và thuận lợi hơn, bạn sẽ mất 2 ngày 1 đêm. Điểm nghỉ phổ biến cho cung này ở 2.200 m vào buổi trưa và 2.800 m vào buổi tối. Ảnh: Ngân Dương

Đỉnh núi Pusilung (3.083 m) nằm ở xã Pa Vệ Sử, huyện Mường Tè giáp biên giới Trung Quốc. Đây là ngọn núi cao thứ hai Việt Nam chỉ xếp sau Fansipan. Cung leo 3 ngày 2 đêm với tổng chiều dài hơn 60 km là điểm đến trong mơ của những người có kinh nghiệm leo núi vì đây là cung dài, khắc nghiệt bậc nhất Tây Bắc.  Để đến được đỉnh, người leo núi phải vượt qua khoảng 11 con suối lớn nhỏ, những cánh rừng nguyên sinh hoang sơ, các đoạn rừng lau, cỏ tranh, rừng trúc, dẻ, sồi, đỗ quyên vàng cổ thụ... đặc biệt sẽ đặt chân đến cột mốc 42 được xây dựng năm 2008, đây là mốc biên giới cao thứ hai trên toàn lãnh thổ Việt Nam (chỉ sau mốc 79) nằm trên cao độ 2.866 m. Ảnh: Đức Hùng

Đỉnh Pusilung (3.083 m) nằm ở xã Pa Vệ Sử, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu giáp biên giới Trung Quốc. Đây là ngọn núi cao thứ hai Việt Nam, sau Fansipan. Cung leo 3 ngày 2 đêm với tổng chiều dài hơn 60 km là điểm đến trong mơ của những người có kinh nghiệm leo núi vì đây là cung dài, khắc nghiệt bậc nhất Tây Bắc. Để đến được đỉnh, người leo núi phải vượt qua khoảng 11 con suối lớn nhỏ, những cánh rừng nguyên sinh hoang sơ, các đoạn rừng lau, cỏ tranh, rừng trúc, dẻ, sồi, đỗ quyên vàng cổ thụ... đặc biệt sẽ đặt chân đến cột mốc 42 được xây dựng năm 2008, đây là mốc biên giới cao thứ hai trên toàn lãnh thổ Việt Nam (chỉ sau mốc 79) nằm trên cao độ 2.866 m. Ảnh: Đức Hùng

Ngọn núi Putaleng (3.049 m) nằm trong xã Tả Lèng, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Cung leo núi dài, địa hình núi dốc dựng đứng, mất khoảng 2 ngày 1 đêm, xuất phát từ bản Phô, xã Hồ Thầu và về đường Tả Lèng để ngắm được hết cảnh đẹp của núi rừng và có trải nghiệm leo khác nhau.   Đường đến Putaleng đi qua suối Thầu hiền hòa, nhiều đoạn có đá lớn tạo thành các hồ chứa nước nhỏ, trong lành và mát rượi. Thử thách khó nhằn của Putaleng là ba ngọn núi dốc dựng đứng không có một đoạn bằng phẳng, nhiều đoạn người leo núi phải đu mình lên những nhánh cây rừng, có chỗ phải bò bằng 4 chi... chặng chủ yếu đi dưới tán lá rừng nên tránh được nắng nóng. Ảnh: Trương Minh Thùy

Ngọn núi Putaleng (3.049 m) nằm trong xã Tả Lèng, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Cung leo núi dài, địa hình núi dốc dựng đứng, mất khoảng 2 ngày 1 đêm, xuất phát từ bản Phô, xã Hồ Thầu và về đường Tả Lèng để ngắm được hết cảnh đẹp của núi rừng và có trải nghiệm leo khác nhau. Đường đến Putaleng đi qua suối Thầu hiền hòa, nhiều đoạn có đá lớn tạo thành các hồ chứa nước nhỏ, trong lành và mát rượi. Thử thách "khó nhằn" của Putaleng là ba ngọn núi dốc dựng đứng không có một đoạn bằng phẳng, nhiều đoạn người leo núi phải đu mình lên những nhánh cây rừng, có chỗ phải bò bằng 4 chi... chặng chủ yếu đi dưới tán lá rừng nên tránh được nắng nóng. Ảnh: Trương Minh Thùy

Dãy Ky Quan San (3.046 m) hay Bạch Mộc Lương Tử, là ranh giới tự nhiên phân chia hai tỉnh Lai Châu và Lào Cai, đỉnh mới được khai phá đường lên năm 2012. Du khách có thể lựa chọn khởi hành từ một trong hai địa phương này, nhưng phổ biến nhất là cung xuất phát từ xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, Lào Cai. Núi Muối thuộc dãy Ky Quan San có đỉnh cao nhất trên 3.000 m là một trong những điểm ngắm mây và bình minh đẹp nhất nhì ở miền núi phía Bắc. Chinh phục đỉnh Ky Quan San vào tháng 5, du khách sẽ có cơ hội ngắm nhìn những thửa ruộng bậc thang của người Mông vào mùa nước đổ. Ảnh: Kiều Dương

Dãy Ky Quan San (3.046 m) hay Bạch Mộc Lương Tử, là ranh giới tự nhiên phân chia hai tỉnh Lai Châu và Lào Cai, mới được khai phá đường lên năm 2012. Du khách có thể lựa chọn khởi hành từ một trong hai địa phương này, nhưng phổ biến nhất là cung xuất phát từ xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, Lào Cai. Núi Muối thuộc dãy Ky Quan San có đỉnh cao nhất trên 3.000 m là một trong những điểm ngắm mây và bình minh đẹp nhất nhì ở miền núi phía Bắc. Chinh phục đỉnh Ky Quan San vào tháng 5, du khách sẽ có cơ hội ngắm nhìn những thửa ruộng bậc thang của người Mông vào mùa nước đổ. Ảnh: Kiều Dương

Đỉnh Khang Su Văn (3.012 m) còn có tên gọi khác là Phàn Liên San hay U Thái San, nằm ở xã Dào San, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Cung có tổng chiều dài khoảng 20 km được dân leo núi chinh phục lần đầu vào giữa năm 2015 và nhanh chóng trở thành điểm đến của dân trekking do đi qua khu rừng nguyên sinh với với những thân cây khổng lồ được rêu phủ kín.  Chuyến đi 2 ngày 1 đêm đến đỉnh Khang Su Văn còn đi qua cột mốc biên giới 79, cột mốc cao nhất toàn tuyến biên giới của Việt Nam. Ảnh: Hằng Bắp

Đỉnh Khang Su Văn (3.012 m) còn có tên gọi khác là Phàn Liên San hay U Thái San, nằm ở xã Dào San, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Cung có tổng chiều dài khoảng 20 km được dân leo núi chinh phục lần đầu vào giữa năm 2015 và nhanh chóng trở thành điểm đến của dân trekking do đi qua khu rừng nguyên sinh với với những thân cây khổng lồ được rêu phủ kín. Chuyến đi 2 ngày 1 đêm đến đỉnh Khang Su Văn còn đi qua cột mốc biên giới 79, cột mốc cao nhất toàn tuyến biên giới của Việt Nam. Ảnh: Hằng Bắp

Tả Liên Sơn (2.996 m) hay Cổ Trâu là đỉnh núi cao nhất khu vực xã Tả Lèng, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Hành trình chinh phục đỉnh Tả Liên thường mất 2 ngày 1 đêm. Rừng ở Tả Liên còn rất hoang sơ với những gốc cây cổ thụ hàng trăm tuổi rêu phong đầy ma mị.  Leo núi Tả Liên không quá khó, hiện trên đường leo đã có trạm dừng nghỉ tại cao độ 2.400 m, tiện cho việc sinh hoạt cũng như nghỉ ngơi. Bạn nên chuẩn bị áo khoác mỏng, đồ dùng y tế cơ bản, lượng nước đủ uống trong hai ngày. Thời điểm thích hợp nhất leo Tả Liên là tháng 4- 5 vào mùa hoa đỗ quyên nở, với tháng 9-10 khi rừng phong chuyển màu. Ảnh: Quốc Tuấn

Tả Liên Sơn (2.996 m) hay Cổ Trâu là đỉnh núi cao nhất khu vực xã Tả Lèng, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Hành trình chinh phục đỉnh Tả Liên thường mất 2 ngày 1 đêm. Rừng ở Tả Liên còn rất hoang sơ với những gốc cây cổ thụ hàng trăm tuổi rêu phong đầy ma mị. Leo núi Tả Liên không quá khó, hiện trên đường leo đã có trạm dừng nghỉ tại cao độ 2.400 m, tiện cho việc sinh hoạt cũng như nghỉ ngơi. Bạn nên chuẩn bị áo khoác mỏng, đồ dùng y tế cơ bản, lượng nước đủ uống trong hai ngày. Thời điểm thích hợp nhất leo Tả Liên là tháng 4- 5 vào mùa hoa đỗ quyên nở, với tháng 9-10 khi rừng phong chuyển màu. Ảnh: Quốc Tuấn

Tà Chì Nhù (2.979 m), còn gọi là Phu Song Sung theo cách gọi của người dân tộc Thái hay Chung Chua Nhà theo cách gọi của người dân tộc Mông, nằm trong khối núi Pú Luông thuộc dãy Hoàng Liên Sơn. Nóc nhà của tỉnh Yên Bái nằm ở khu vực xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu, được du khách chinh phục lần đầu tiên vào năm 2013 và được mệnh danh là thiên đường mây nơi hạ giới. Những ngày cuối thu còn phủ đầy sắc tím của hoa chi pâu. Chi pâu trong tiếng của người Mông địa phương nghĩa là không biết, không hiểu, loài hoa tím nhạt nở rộ ven sườn núi nở suốt hàng tháng trời làm nhiều du khách say mê. Ảnh: Đức Hùng

Tà Chì Nhù (2.979 m), còn gọi là Phu Song Sung theo cách gọi của người dân tộc Thái hay Chung Chua Nhà theo cách gọi của người dân tộc Mông, nằm trong khối núi Pú Luông thuộc dãy Hoàng Liên Sơn. Nóc nhà của tỉnh Yên Bái nằm ở khu vực xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu, được du khách chinh phục lần đầu tiên vào năm 2013 và được mệnh danh là "thiên đường mây nơi hạ giới". Những ngày cuối thu còn phủ đầy sắc tím của hoa chi pâu. "Chi pâu" trong tiếng của người Mông địa phương nghĩa là "không biết, không hiểu", loài hoa tím nhạt nở rộ ven sườn núi nở suốt hàng tháng trời làm nhiều du khách say mê. Ảnh: Đức Hùng

Đỉnh Pờ Ma Lung (2.967 m) ở xã Bản Lang, huyện Phong Thổ, Lai Châu được giới xê dịch biết đến từ năm 2017. Dù chỉ đứng thứ 8 trong top 10 ngọn núi cao nhất Việt Nam nhưng cao độ mà người leo Pờ Ma Lung phải vượt qua là rất lớn, gần 2.200 m (từ 800 m so với mặt nước biển lên gần 3.000 m), cuộc hành trình hơn 40km đường rừng núi trong 3 ngày 2 đêm để chinh phục thành công đỉnh Pờ Ma Lung và trở về xã Bản Lang. Ảnh: Tiểu Châu

Đỉnh Pờ Ma Lung (2.967 m) ở xã Bản Lang, huyện Phong Thổ, Lai Châu được giới xê dịch biết đến từ năm 2017. Dù chỉ đứng thứ 8 trong top 10 ngọn núi cao nhất Việt Nam nhưng cao độ mà người leo Pờ Ma Lung phải vượt qua là rất lớn, gần 2.200 m (từ 800 m so với mặt nước biển lên gần 3.000 m), cuộc hành trình hơn 40km đường rừng núi trong 3 ngày 2 đêm để chinh phục thành công đỉnh Pờ Ma Lung và trở về xã Bản Lang. Ảnh: Tiểu Châu

10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam hút giới xê dịch 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam hút giới xê dịch

Nhìu Cồ San (2.965 m), theo tiếng dân tộc Mông có nghĩa là Sừng Trâu, nằm ở xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Dãy núi Nhìu Cồ San có 2 đỉnh chĩa ra giữa trời, uốn cong như chiếc sừng trâu. Vào mùa hoa đỗ quyên tháng 3-4, cả đỉnh núi Nhìu Cồ San chìm đắm trong sắc đỏ và tím, còn cuối tháng 12, đầu tháng 1, trên đỉnh thường xuyên có tuyết phủ. Cung đường leo núi còn đi qua con đường đá cổ Pavi được xây dựng từ thời thực dân Pháp khoảng những năm đầu của thế kỷ 20. Video: Hoàng Tùng

Đỉnh Chung Nhía Vũ (2.918 m) ở khu vực xã Nậm Xe, huyện Phong Thổ, Lai Châu, là ranh giới tự nhiên trên đường biên Việt - Trung, nằm gần các mốc giới 83, 84; chân núi gần mốc 85. Từ Hà Nội, du khách di chuyển lên Sapa, rồi qua Y Tý, sau đó từ Y Tý sang Nậm Xe. Đường đi Chung Nhía Vũ chủ yếu men theo suối, những cánh rừng nguyên sinh gần như nguyên vẹn với cây to thân gỗ cao 50 m. Ngọn núi khá xa dân cư và lại là rào chắn tự nhiên với Trung Quốc, thu hút cộng đồng xê dịch ba miền đến chinh phục. Ảnh: Tiểu Châu

Đỉnh Chung Nhía Vũ (2.918 m) ở khu vực xã Nậm Xe, huyện Phong Thổ, Lai Châu, là ranh giới tự nhiên trên đường biên Việt - Trung, nằm gần các mốc giới 83, 84; chân núi gần mốc 85. Từ Hà Nội, du khách di chuyển lên Sa Pa, rồi qua Y Tý, sau đó từ Y Tý sang Nậm Xe. Đường đi Chung Nhía Vũ chủ yếu men theo suối, những cánh rừng nguyên sinh gần như nguyên vẹn với cây to thân gỗ cao 50 m. Ngọn núi khá xa dân cư và lại là rào chắn tự nhiên với Trung Quốc, thu hút cộng đồng xê dịch ba miền đến chinh phục. Ảnh: Tiểu Châu

Huỳnh Nhi tổng hợp

  • Cô gái 39 kg chinh phục 15 đỉnh núi cao nhất Việt Nam
Trở lại Du lịchTrở lại Du lịch Copy link thành công ×

Từ khóa » Top Những Ngọn Núi Cao Nhất Việt Nam