10 Loài Rắn độc Nhất Hành Tinh - VnExpress
Có thể bạn quan tâm
- Mới nhất
- Thời sự
- Góc nhìn
- Thế giới
- Video
- Podcasts
- Kinh doanh
- Bất động sản
- Khoa học
- Giải trí
- Thể thao
- Pháp luật
- Giáo dục
- Sức khỏe
- Đời sống
- Du lịch
- Số hóa
- Xe
- Ý kiến
- Tâm sự
- Tất cả
- Trở lại Khoa học
- Khoa học
Rắn hổ mang Ấn Độ là một trong số những loài rắn độc nhất thế giới, chúng có thể giết người trong thời gian ngắn. > Những loài rắn độc ở Việt Nam
Rắn hổ mang Ấn Độ, còn được gọi là rắn hổ mang đeo kính. Trong số những người ở Ấn Độ chết vì rắn thì chủ yếu có nguyên nhân từ loài này. |
Rắn Bitis arietans là loài rắn độc, được tìm thấy ở thảo nguyên và đồng cỏ từ Maroc tới Arab và toàn bộ châu Phi, trừ sa mạc Sahara và rừng nhiệt đới. Loài rắn này dài khoảng 1 m và có trọng lượng lên đến 6 kg. |
Rắn hổ mang Ai Cập là loài rắn cực độc. Giới khoa học thường thấy chúng ở châu Phi và bán đảo Ả Rập. Loài này được xem là một trong những loài Naja lớn nhất ở châu Phi. Rắn hổ mang Ai Cập trưởng thành có thể dài tới 2 m, thậm chí 3 m. |
Rắn lục jerdoni (Protobothrops jerdonii). Loài rắn độc này có thể giết chết bất cứ loài động vật nào lớn hơn nó gấp nhiều lần. Nọc độc của chúng sẽ tấn công các tế bào trong cơ thể, gây phù nề, hoại tử nếu không kịp chữa trị. |
Loài rắn biển có tên khoa học Laticauda colubrina chủ yếu sống ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Chúng là loài rắn độc nhưng không hung hăng. |
Rắn đuôi chuông (Rattlesnake) là loài bản địa châu Mỹ, từ phía nam Canada đến miền trung Argentina. Hầu hết rắn đuôi chuông đều rất độc, lượng nọc độc của chúng có thể nhanh chóng làm tê liệt hệ thần kinh các con mồi như chuột, chim và một số loại động vật khác. Khi con người bị rắn đuôi chuông cắn, chất độc từ răng nanh chúng ngấm vào vết thương, vào máu, làm phá vỡ các tế bào thành mạch và gây ra hiện tượng chảy máu bên trong rất nguy hiểm. |
Rắn Lachesis là loài rắn độc, tìm thấy ở Trung và Nam Mỹ. Chiều dài của chúng từ 2 đến 2,5 m, một số con lên tới 3 m. Đây cũng là một trong loài rắn dài nhất thế giới. Vết cắn của chúng có thể gây tử vong cho con người. |
Vipera russelli Formosensis là một phân loài của rắn độc Viper, được tìm thấy ở khu vực Đông Nam Á, miền nam Trung Quốc. |
Rắn hổ mang chúa, là loài rắn độc dài nhất thế giới với chiều dài 5,6 m. Chúng sống chủ yếu ở Ấn Độ và Đông Nam Á. Nọc độc của rắn hổ mang chúa chủ yếu là đầu độc thần kinh, chúng có thể giết chết người chỉ bằng một cú cắn. |
Loài rắn đen Dendroaspis polylepis, là loài rắn độc dài nhất châu Phi, với chiều dài thân từ 2,5 đến 3,2 m, thậm chí có những con dài tới 4,45m. Chúng còn là loài rắn nổi tiếng hung hăng. Chúng thường săn mồi vào ban ngày, chủ yếu là chuột, sóc, thỏ, gà, đôi khi là con rắn nhỏ khác. |
Tân Trung (Ảnh: GMW)
Trở lại Khoa họcTrở lại Khoa học ×Từ khóa » Các Loài Rắn ở Sa Mạc
-
Nghệ Thuật "tàng Hình" Bậc Thầy để Săn Mồi Của Loài Rắn Sa Mạc
-
Loài Rắn độc được Mệnh Danh Là Sát Thủ Trên Sa Mạc - Zing
-
Rắn Sa Mạc ăn Gì?
-
Ngỡ Ngàng Với “nghệ Thuật ẩn Thân” để Săn Mồi Của Rắn Cát Sa Mạc
-
Cerastes Cerastes – Wikipedia Tiếng Việt
-
Crotalus Cerastes – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đây Là Cách Rắn đuôi Chuông 'vô Hiệu Hóa' Cái Nóng Vùng Sa Mạc
-
Rắn Lục Sa Mạc đụng độ Thằn Lằn: Khi Sát Thủ Cũng Phải Chạy Trốn
-
Rắn Sống Trong Sa Mạc? - Hãy Nói Về Cá - HablemosDePeces
-
Loài Rắn độc được Mệnh Danh Là Sát Thủ Trên Sa Mạc - Chuyện Lạ
-
Clip: Cáo Nhỏ Săn Rắn Sừng độc Trên Sa Mạc - Người đưa Tin
-
Rắn Cát Sa Mạc - Kẻ Săn Mồi, Bậc Thầy Ngụy Trang Tàng Hình Trên Cát ...
-
Rắn Hổ Mang đen Sa Mạc