10 Loại Thực Phẩm Bà Bầu Không Nên ăn - Út Em Hạ Mến
Có thể bạn quan tâm
Út Em chào các mẹ.
Nhiều loại thực phẩm nếu bình thường bạn vẫn có thể ăn được, nhưng khi mang thai thì mẹ cần tránh để đảm bảo an toàn cho bé.
Hãy bắt đầu với những nguyên tắc cơ bản về dinh dưỡng khi mang thai sau đây. Việc nhận biết được những thức ăn cần tránh có thể giúp bạn đưa ra lựa chọn tốt nhất cho sức khỏe của bản thân cũng như bé yêu.
Cùng ghi nhớ danh sách 10 thực phẩm bà bầu không nên ăn:
1. Loại rau nào bà bầu không nên ăn?
Có một số loại rau mặc dù rất giàu dinh dưỡng nhưng lại tác động đến sự co bóp của tử cung, dạ con, do vậy phụ nữ mang thai cần tránh – nhất là trong ba tháng đầu hoặc/và từng có tiền sử sảy thai, sinh non:
- Rau ngót
- Mướp đắng
- Ngải cứu
- Chùm ngây
- Rau sam
- Rau răm
- Đu đủ xanh
2. Bà bầu không nên ăn hải sản sống, chưa qua chế biến hoặc bị nhiễm bẩn
Để tránh các vi khuẩn hoặc vi-rút có hại trong hải sản, bạn nên:
- Tránh ăn cá và động vật có vỏ chưa nấu chín (tôm, cua, sò ,ốc…). Ví dụ như các món sushi, sashimi, hàu sống, sò điệp hoặc các loại sò.
- Tránh ăn hải sản đông lạnh, chưa nấu chín. Ví dụ như hải sản có nhãn hiệu kiểu nova, đồ hun khói, om muối hay sấy khô. Việc ăn đồ hải sản xông khói cũng ổn nếu nó là một thành phần trong món hầm hay các đồ đã được nấu chín. Thực phẩm đóng hộp và các thức ăn bảo quản (có chất lượng) ổn định cũng khá an toàn.
- Nắm rõ khuyến cáo về các loại cá ở địa phương. Nếu bạn ăn cá được đánh bắt từ một vùng địa phương nào đó, hãy chú ý đến các khuyến cáo về các loại cá nơi đó – đặc biệt nếu tình trạng ô nhiễm nước là mối lo ngại. Nếu không có lời khuyên nào cả, thì bạn chỉ nên ăn dưới 170 grams cá ở nơi đó mỗi tuần thôi và không ăn các loài cá khác cùng trong tuần đó nữa.
- Nấu hải sản đúng cách. Cá chín khi nó bắt đầu tách ra thành từng miếng nhỏ và toàn thân trắng đục. Nấu tôm nuôi, tôm hùm và sò điệp đến khi chúng có màu trắng sữa. Nấu sò, trai và hàu cho đến khi vỏ mở. Loại bỏ hết những con nào không mở vỏ ra.
3. Bà bầu không nên ăn các loại thịt, thịt gia cầm và trứng chưa nấu chín
Trong thời gian mang thai, bạn rất dễ có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn gây ra. Để ngăn chặn các loại bệnh đến từ thực phẩm, bạn cần:
- Nấu chín hoàn toàn tất cả các loại thịt và thịt gia cầm trước khi ăn.
- Nấu, luộc trứng cho đến khi cả lòng đỏ và lòng trắng đều đặc lại. Trứng sống rất dễ nhiễm vi khuẩn có hại. Tránh các loại thực phẩm làm từ trứng sống hoặc mới chỉ nấu chín một phần, ví dụ như cocktail trứng sữa, nước sốt bơ trứng.
- Nấu chín xúc xích và thịt hộp cho đến khi chúng nóng bốc hơi lên – nếu không thì bạn hoàn toàn nên tránh. Chúng có thể là nguồn gốc cho một căn bệnh đến từ thực phẩm hiếm gặp nhưng nghiêm trọng được gọi là nhiễm độc thực phẩm Listeria.
- Tránh ăn pa-tê nguội và thịt để trét (meat spreads). Tuy nhiên nếu chúng là loại đã được đóng hộp thì bạn có thể sử dụng được.
4. Bà bầu không nên ăn đồ hải sản có hàm lượng thủy ngân cao
Hải sản có thể là một nguồn cung cấp protein tuyệt vời, và các axit béo omega-3 có nhiều trong cá giúp thúc đẩy sự phát triển trí não và mắt cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, một số loại cá và động vật có vỏ chứa hàm lượng thủy ngân cao có thể đem lại nhiều mối nguy hiểm tiềm ẩn. Hàm lượng cao thủy ngân có thể gây tổn hại đến hệ thần kinh đang phát triển của trẻ.
Loại cá càng già, càng lớn, thì hàm lượng thủy ngân càng cao. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và Cơ quan Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ (EPA) khuyến nghị rằng phụ nữ mang thai cần tránh các loại cá sau:
- Cá kiếm
- Cá nhám, cá mập
- Cá thu lớn
- Cá kình
Vậy thì, những thực phẩm nào là an toàn? Đó là một số loại hải sản có chứa ít thủy ngân. Bài “Dietary Guidelines for Americans” năm 2010 khuyến nghị: phụ nữ mang thai nên ăn khoảng 230 – 340 gram hải sản – trung bình 2 bữa 1 tuần. Bạn có thể cân nhắc các loại thực phẩm sau:
- Tôm
- Cá hồi
- Cá Pollock
- Cá da trơn
- Cá cơm
Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn cá ngừ albacore và cá ngừ nướng dưới 170 grams mỗi tuần thôi. Ngoài ra, lưu ý rằng trong khi cá ngừ trắng đóng hộp thường an toàn, thì một số thực nghiệm đã chỉ ra rằng hàm lượng thủy ngân có trong các đồ đóng hộp có thể có sự thay đổi khác nhau.
Ngoài ra, hãy nhớ rằng không phải tất cả các nhà nghiên cứu đều đồng ý với những giới hạn này, chẳng hạn như có một nghiên cứu đã chỉ ra rằng không có ảnh hưởng tiêu cực nào đối với những phụ nữ ăn nhiều hải sản hơn các giới hạn đã được FDA khuyến nghị.
5. Bà bầu không nên ăn các loại thực phẩm chưa tiệt trùng
Nhiều sản phẩm sữa ít chất béo – như sữa tách kem, phô mai mozzarella và phô mai thông thường – đều có thể trở thành một phần trong chế độ ăn khỏe mạnh của bạn.
Bất kể thực phẩm nào chứa sữa chưa tiệt trùng bạn đều không nên sử dụng. Những sản phẩm này rất dễ dẫn đến các bệnh do thực phẩm.
Tránh ăn các loại pho mát mềm, chẳng hạn như pho mát Brie, pho mát feta và pho mát xanh, trừ khi chúng được ghi rõ là đã được tiệt trùng hoặc được làm bằng sữa tươi thanh trùng.
Ngoài ra, bạn cũng nên tránh uống nước trái cây, nước ép chưa được tiệt trùng.
6. Bà bầu không nên ăn các loại trái cây và rau quả chưa được rửa kỹ
Để loại bỏ mọi vi khuẩn có hại, bạn hãy rửa thật kỹ tất cả các loại trái cây tươi và rau quả. Tránh ăn phải mầm, chồi sống của bất kỳ loại nào – bao gồm cỏ linh lăng, cỏ ba lá, củ cải và đậu xanh – bởi nó cũng có thể chứa vi khuẩn gây bệnh. Hãy chắc chắn bạn đã nấu chín kỹ các thực phẩm này trước khi ăn.
7. Một số loại hoa quả không nên ăn
Các loại hoa quả sau bạn không nên ăn, không phải vì nó có được vệ sinh sạch sẽ hay không, mà vì nó chứa một số chất gây co bóp tử cung, xuất huyết hoặc nóng trong quá mức:
- Đào
- Dứa
- Nhãn
- Táo mèo
8. Bà bầu không nên uống đồ uống chứa caffeine vượt quá mức cho phép
Caffeine có thể đi qua nhau thai và ảnh hưởng đến nhịp tim của em bé. Trong khi cần phải có thêm nhiều nghiên cứu, có một số nghiên cứu cho thấy rằng nạp quá nhiều hàm lượng caffein vào cơ thể trong khi mang thai có thể liên quan tới việc làm tăng nguy cơ sẩy thai.
Do những tác động tiềm tàng đối với sự phát triển của em bé, bác sĩ chăm sóc sức khỏe có thể khuyên bạn nên hạn chế lượng caffein có trong chế độ ăn uống ít hơn 200 mg một ngày trong thời gian mang thai.
Dưới đây là các con số giúp bạn ước chừng, 250ml cà phê pha chứa khoảng 100 mg caffein, 250ml trà ủ chứa khoảng 50 mg và 350 ml nước giải khát có ga có chứa khoảng 32 mg caffein.
9. Bà bầu không nên uống trà thảo dược
Có rất ít dữ liệu về tác động của các trà loại thảo mộc cụ thể đối với sự phát triển của thai nhi. Vì vậy bạn nên tránh uống trà thảo dược trừ khi được sự đồng ý của bác sĩ – ngay cả những loại trà thảo dược được bán chuyên dùng cho phụ nữ mang thai.
[adinserter block=”11″]
10. Bà bầu tuyệt đối không được uống rượu
Một cốc đồ uống thông thường sẽ không đủ khả năng làm tổn hại đến em bé của bạn, nhưng đồ uống có cồn thì dù bạn uống ở mức độ nào cũng đều được chứng minh là không an toàn đối với phụ nữ trong khi mang thai. Do vậy trong thời kỳ bầu bí tốt nhất là hoàn toàn không uống rượu bia.
Hãy xem xét đến các rủi ro. Các bà mẹ uống rượu thường có nguy cơ sẩy thai và thai chết lưu cao hơn. Uống quá nhiều rượu trong khi mang thai có thể dẫn đến hội chứng nhiễm độc rượu bào thai, gây dị tật vùng mặt, các khuyết tật về tim và chậm phát triển tâm lý. Thậm chí chỉ uống mức độ vừa phải cũng có thể tác động đến sự phát triển trí não của bé.
Nếu bạn lo ngại về loại rượu bạn đã uống trước khi bạn biết mình mang thai hoặc bạn nghĩ rằng bạn cần sự giúp đỡ để ngừng việc uống của mình lại, hãy nhớ tham khảo ý kiến bác sĩ chăm sóc sức khỏe của bạn nhé.
(Út Em Shop dịch và tổng hợp từ Mayoclinic)
More from my site
- Giấm táo mèo nguyên chất Út Em
- Đánh giá chế độ ăn kiêng: Nhịn ăn gián đoạn để giảm cân
- Rượu gừng nghệ hạ thổ giảm nhanh mỡ bụng, đẹp da sau sinh
- Cẩn thận với bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
- Cách bảo quản thực phẩm và thức ăn thừa
- Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm
Từ khóa » Sò điệp Mẹ Bầu
-
Bà Bầu Ăn Sò Điệp Được Không? - Crab Seafood
-
Ăn Sò điệp Khi Mang Thai Có An Toàn Không? - CongNgheSucKhoe.Vn.
-
Thực đơn Cho Bà Bầu: Sò điệp Chiên Xù Giòn, Ngon | Huggies
-
Bà Bầu ăn Sò điệp được Không?
-
Những Loại Hải Sản Dành Cho Bà Bầu, ăn Thả Ga Không Gây Hại Thai Nhi
-
Ăn Sò điệp Khi Mang Thai Có An Toàn Không? - Khai Dân Trí
-
Bầu 3 Tháng đầu ăn Sò điệp được Không - Xây Nhà
-
Gợi ý 17 Loại Hải Sản Mẹ Có Thể ăn Trong Thời Gian Thai Kỳ | Bé Yêu
-
Bà Bầu ăn Hải Sản được Không? Bầu Tháng Thứ Mấy Nên ăn?
-
Những Loại Hải Sản Bà Bầu Không Nên ăn? Vậy Hải Sản Nào An Toàn?
-
Thực Phẩm Nên Cân Nhắc Khi ăn Trong Giai đoạn Mang Thai 3 Tháng ...
-
Bà Bầu ăn Sò điệp được Không? Nấu Chín, Nấu Chín Và Nhiều Hơn Nữa