10 Lý Do Nghỉ Việc Hợp Lý Và Thuyết Phục Nhất [Kèm Mẫu] - Fastdo

Bạn đang tìm kiếm lý do nghỉ việc hợp lý và thuyết phục? Bạn mong muốn trình bày nguyên nhân xin nghỉ việc nhưng không gây khó xử cho các mối quan hệ với cấp trên và đồng nghiệp? Vậy hãy xem ngay nội dung sau đây của Fastdo. Chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn 15 lý do và văn mẫu xin nghỉ việc thuyết phục nhất khiến cấp trên không thể từ chối. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Có nên nghỉ việc khi chưa có việc mới hay không?

Một trong những vấn đề mà nhiều nhân sự băn khoăn trong giai đoạn chuyển đổi công việc là “Có nên nghỉ việc khi chưa có việc mới hay không?”, để “gỡ rối” cho vấn đề này, Fastdo xin gửi đến bạn một số lời khuyên sau:

  • Trong trường hợp nghỉ việc vì có xích mích với công ty hoặc đồng nghiệp: Những căng thẳng trong quá trình làm việc tại công ty khiến bạn cảm thấy khó khăn và áp lực, dẫn đến không thể hoàn thành tốt công việc hiện tại. Lúc này, nghỉ việc trước khi có việc mới là phương án tối ưu hơn để tinh thần bạn được thoải mái, giải quyết vấn đề hiện tại và có thời gian định hướng lại trước khi bắt đầu công việc mới.
  • Trường hợp nghỉ việc khi không có xích mích với công ty: Nếu bạn đang tìm kiếm một cơ hội mới vì không còn định hướng chung với công ty hiện tại, nghỉ việc trước khi có việc mới là một phương án khá rủi ro. Tìm kiếm một công việc mới phù hợp với năng lực và mong muốn có thể mất nhiều thời gian, khiến bạn rơi vào tình trạng tài chính bấp bênh. Hơn nữa, ngay cả khi bạn tìm được công việc mới, không có gì đảm bảo rằng nó sẽ tốt hơn hoặc phù hợp hơn với mong muốn của bạn so với công việc hiện tại, khiến bạn tiếc nuối và muốn quay lại công việc cũ.
  • Đánh giá tình hình thị trường lao động: Bên cạnh có lý do nghỉ việc liên quan đến cá nhân và công ty, trước khi nghỉ việc bạn cũng nên cân nhắc về tình tình thị trường lao động. Với nền kinh tế đang có nhiều biến động như hiện tại và nguy cơ ảnh hưởng của “làn sóng layoff”, người lao động cần cân nhắc thật kỹ lưỡng về tình hình tài chính cá nhân và cơ hội việc làm mới trước khi bắt đầu chuyển đổi công việc.
lý do xin nghỉ việc
Có nên nghỉ việc khi chưa có việc mới hay không?

2. 7 lý do nghỉ việc dựa trên luật của Bộ Luật Lao Động

Ngày nay, xin nghỉ việc không còn là vấn đề “đau đầu” nếu bạn biết cách xin nghỉ việc khéo léo. Một lý do nghỉ việc hợp lý vừa giúp bạn đạt được mục đích của mình vừa là câu trả lời thỏa đáng khi đi xin việc tại công ty mới. 

Thông thường, theo quy định của Bộ Luật lao động, bạn cần thông báo cho công ty trước 1 tháng nếu có mong muốn nghỉ việc (chấm dứt hợp đồng lao động). Tuy nhiên, theo Điều 35 Khoản 2 – Bộ Luật Lao động 2019, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu công ty có những vi phạm về luật lao động. Ngay cả khi người sử dụng lao động không đồng ý, bạn vẫn có quyền nghỉ việc và yêu cầu các khoản trợ cấp, lương và các quyền lợi liên quan khác. Dưới đây là 7 lý do điển hình nhất về trường hợp đặc biệt này:

  • Công việc được phân công và điều kiện làm việc không theo đúng thỏa thuận. Công ty vi phạm các điều khoản đã được thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
  • Người lao động không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn.
  • Cấp trên ngược đãi, đánh đập, hoặc nhục mạ, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của nhân viên
  • Nhân viên bị cưỡng bức lao động, bị quấy rối tình dục, bị xâm hại tại nơi làm việc
  • Tính chất công việc có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của sản phụ và thai nhi
  • Nhân sự đã đủ tuổi để nghỉ hưu
  • Người sử dụng lao động cung cấp thông tin sai sự thật, làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
lý do nghỉ việc
Tổng hợp các lý do xin nghỉ việc luôn và ngay
>>> XEM THÊM: 15+ Phần mềm quản lý đào tạo: Giải pháp nâng cao năng lực nhân sự

3. 8 lý do nghỉ việc thuyết phục nhất [Kèm mẫu]

Nếu bạn không nằm trong 7 trường hợp trên thì hãy thử cân nhắc 10 lý do xin nghỉ việc hợp lý và chính đáng nhất sau đây:

3.1 Do hoàn cảnh gia đình

Có thể nói, một trong những cách xin nghỉ việc thuyết phục nhất là hoàn cảnh gia đình. Nhà có trẻ nhỏ, người già cần được chăm sóc, bố mẹ muốn ở gần con cái… là các lý do xin nghỉ việc vô cùng hợp lý bạn có thể sử dụng.

Bạn có thể trình bày lý do nghỉ việc vì hoàn cảnh gia đình như sau:

Trong khoảng thời gian làm việc tại công ty, tôi vô cùng biết ơn và cảm kích tất cả sự hỗ trợ và cơ hội phát triển mà công ty đã trao cho tôi. Tuy nhiên, sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, tôi vẫn phải đưa ra quyết định khó khăn này.

Hiện tại, gia đình tôi đang xảy ra một vài biến cố về sức khỏe và tính thần. Trong giai đoạn này, tôi không thể tập trung hoàn toàn vào công việc và cần nhiều thời gian hơn để hỗ trợ cho gia đình. Tôi rất biết ơn sự quan tâm của công ty và đồng nghiệp trong thời gian vừa qua, mặc dù rất tiếc nuối nhưng tôi nghĩ đây là cách giải quyết tốt nhất cho vấn đề hiện tại.

ly do nghi viec
Đơn xin nghỉ do hoàn cảnh gia đình

3.2 Kế hoạch sinh nở trong thời gian dài

Nghỉ việc vì có kế hoạch sinh nở cũng là một trong những cách xin nghỉ việc hiệu quả và phổ biến thường được các chị em phụ nữ áp dụng. Nhà nước ta luôn ưu tiên nhu cầu bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé. Bởi vậy, lý do xin nghỉ này của bạn chắc chắn sẽ dễ dàng được chấp nhận.

Bạn có thể tham khảo các trình bày lý do nghỉ việc vì kế hoạch sinh nở cá nhân dựa trên văn mẫu xin nghỉ việc như sau:

“Sau khi xem xét kỹ lưỡng về kế hoạch trong tương lai của bản thân và tình hình hiện tại của công ty, tôi xin quyết định tạm dừng công việc để chuẩn bị và chăm sóc cho quá trình sinh nở dài hạn. Để chuẩn bị tốt hơn cho kế hoạch có nhiều khó khăn này, tôi cần sự chuẩn bị kỹ lưỡng về cả tinh thần và vật chất.

Tôi rất biết ơn sự hỗ trợ và cơ hội mà công ty đã dành cho tôi trong suốt khoảng thời gian làm việc vừa qua. Cho đến khi quyết định nghỉ việc chính thức được thông qua, tôi sẵn sàng hỗ trợ chuyển giao công việc cho người mới, đảm bảo quyết định cá nhân của tôi sẽ không gây nhiều bất tiện cho công ty và đồng nghiệp.”

lý do nghỉ việc
Đơn xin nghỉ vì kế hoạch sinh nở

3.3 Thay đổi nơi sinh sống

Trong nhiều trường hợp, nhân viên có sự thay đổi về địa điểm sinh sống theo gia đình và kế hoạch cá nhân cũng là lý do nghỉ việc phù hợp để kết thúc công việc tại công ty. Những lý do như chuyển về quê sinh sống hay chuyển nơi ở do gia đình… thường là sự lựa chọn phổ biến nhất của các nhân sự.

Bạn có thể trình bày lý do xin nghỉ việc vì thay đổi địa điểm sinh sống theo gia đình như sau:

“Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, mặc dù rất tiếc nuối nhưng tôi quyết định sẽ chuyển đến [Địa điểm A] để sinh sống để thuận tiện cho việc chăm sóc gia đình. Đây là một quyết định khó khăn nhưng cũng là cần thiết để đảm bảo kế hoạch của bản thân và gia đình của tôi.

Tôi vô cùng biết ơn vì cơ hội được đồng hành cùng công ty trong suốt thời gian làm việc ở đây. Tôi cam kết sẽ hoàn thành tốt những công việc còn lại và sẵn sàng hỗ trợ quá trình chuyển giao công việc. Tôi mong rằng quý công ty sẽ thông cảm và chấp nhận quyết định của tôi.”

lý do nghỉ việc
Xin nghỉ vì không muốn ảnh hưởng đến công việc chung

3.4 Không có cơ hội phát triển, thăng tiến

Một công việc không mang lại khả năng thăng tiến và phát triển là một trong những nguyên nhân chính khiến người lao động rời bỏ tổ chức. Bởi vậy dù hơi thẳng thừng nhưng nếu đưa ra lý do trên bạn sẽ thuyết phục được quản lý đồng ý ký vào đơn nghỉ việc.

Đôi khi sự thẳng thắng và thành thật là cách tốt nhất để trình bày về mong muốn và kế hoạch của bạn trong tương lai và nhận được sự chấp thuận của cấp trên. Hãy cân nhắc về tính cách của người quản lý và văn hóa công ty để thể hiện ý kiến và lý do nghỉ việc của bạn trong trường hợp này.

Sau khi xem xét kỹ lưỡng về thời gian làm việc vừa qua, về sự đóng góp của cá nhân tôi và sự ghi nhận từ quý công ty, tôi xin được đưa ra quyết định khó khăn này.

Trong suốt thời gian làm việc tại công ty, tôi nhận thấy bản thân mình đã và luôn nỗ lực hoàn thành trách nhiệm với công việc của mình. Tuy nhiên, sau khi xem xét, tôi nhận thấy rằng bản thân không có cơ hội thăng tiến tại đây. Việc này đã làm cho tôi cảm thấy thiếu động lực và không có cơ hội để phát triển hơn nữa trong vai trò hiện tại.

Tôi vô cùng biết ơn về cơ hội được đồng hành cùng công ty trong thời gian qua, tôi đảm bảo sẽ hoàn thành tốt những công việc còn lại và chuyển giao công việc trước khi chính thức kết thúc hợp đồng lao động.

ly do nghi viec
Không có cơ hội phát triển, thăng tiến

3.5 Thay đổi môi trường làm việc

Mong muốn trải nghiệm, học hỏi ở môi trường mới lạ cũng là nguyên nhân khá phổ biến khi đề cập tới lý do xin nghỉ việc của nhân viên đặc biệt là các bạn trẻ. Dưới đây là mẫu đơn nghỉ việc bạn có thể cân nhắc áp dụng:

lý do nghỉ việc
Đơn xin nghỉ vì muốn thay đổi môi trường làm việc

3.6 Cơ hội việc làm tốt hơn

Nếu những căn cứ trên chưa đủ thuyết phục sếp ký vào lá đơn nghỉ việc thì bạn hãy áp dụng ngay lý do thôi việc vì có cơ hội làm việc tốt hơn. Đây chắc chắn sẽ là nguyên nhân vô cùng chính đáng cho hành động nghỉ việc của bạn. Hãy tham khảo cách trình bày với văn mẫu xin nghỉ việc sau đây:

ly do nghi viec
Xin nghỉ vì cơ hội việc làm tốt hơn

3.7 Thay đổi định hướng công việc

Nếu không còn hứng thú với vị trí công việc hiện tại thì bạn nên trình bày lý do nghỉ việc này thật khéo léo và tinh tế. Điều đó không những giúp mục đích của bạn được như ý mà còn tránh được sự mất lòng với cấp trên.

Bạn có thể trình bày lý do nghỉ việc khi có định hướng mới trong công việc như sau:

Sau khi đánh giá và xem xét kỹ lưỡng cơ hội phát triển của công việc và định hướng của bản thân trong tương lai, tôi xin phép được đưa ra quyết định quan trọng này.

Trong khoảng thời gian làm việc tại công ty, tôi đã học hỏi và phát triển được rất nhiều kỹ năng liên quan đến công việc cũng như các khía cạnh khác. Tuy nhiên, hiện tại tôi nhận ra bản thân đã có những thay đổi cũng như định hướng mới trong sự nghiệp của mình. Tôi mong muốn được thử sức với một ngành nghề mới, hoàn toàn khác với công việc hiện tại.

Tôi biết đây là quyết định quan trọng và khó khăn đối với bản thân tôi và sẽ ảnh hưởng đến công ty trong tương lai gần. Tôi cam kết sẽ hoàn thành tốt những công việc còn lại và sẵn sàng hỗ trợ quá trình chuyển giao công việc cho người thay thế.

lý do nghỉ việc
Không phù hợp với công việc

3.8 Xin nghỉ việc để đi học

Học hành, nâng cao trình độ chuyên môn là nhu cầu chính đáng và hợp lý của nhân viên. Nêu lý do nghỉ việc rõ ràng, gửi lời cảm ơn và những câu chúc là điều bạn cần đề cập đến trong đơn nghỉ việc để đi học của mình. Bạn có thể tham khảo cách trình bày lý do này trong mẫu đơn dưới đây.

ly do nghi viec
Xin nghỉ việc để đi học

Xử lý đơn từ xin nghỉ việc, đơn giải trình công, kiểm soát ca kíp làm việc của nhân viên mỗi cuối tháng là “nổi ám ảnh” đối với bộ phận nhân sự khi có hàng trăm loại giấy tờ cần xét duyệt. Nếu bạn đang tìm kiếm phương án hiệu quả để khắc phục tình trạng này, phần mềm chấm công “3 trong 1” fCheckin chính là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho doanh nghiệp của bạn!

Fastdo cung cấp bộ giải pháp chấm công dễ sử dụng với các tính năng nổi bật chấm công từ xa, theo dõi giờ làm việc và quản lý nhân viên theo thời gian thực. Với chương trình trợ giá lên đến 75%, app chấm công fCheckin của Fastdo nay có giá chỉ từ 5.000 đồng/user. Đừng để công việc chấm công trở thành gánh nặng – hãy thử fCheckin ngay hôm nay.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

Phần mềm chấm công fCheckin
Phần mềm chấm công fCheckin
>>> XEM THÊM: 7 bước xây dựng quy chế thưởng phạt trong công ty kèm mẫu

4. Một số mẫu lý do xin nghỉ việc ngắn hạn

Bên cạnh 10 lý do nghỉ việc luôn được đề xuất bên trên, nếu bạn đang tìm kiếm một số mẫu lý do xin nghỉ việc ngắn gọn dành cho đơn lý do xin nghỉ việc 1 ngày hoặc dài ngày, hãy cùng Fastdo tham khảo một số mẫu sau đây:

Lý do xin nghỉ việc 1 ngày

Có rất nhiều lý do phát sinh khiến nhiều nhân viên phải gác công việc qua một bên và không biết cách nào để thông báo với cấp trên về các tình huống bất ngờ. Nếu bạn không thể chia sẻ lý do thật sự với sếp, hãy “chữa cháy” nhanh bằng một số lý sau đây:

  • Gia đình có việc gấp/ cần về quê gấp giải quyết công việc gia đình.
  • Cần đi khám sức khỏe/ có lịch hẹn khám sức khỏe đột xuất.
  • Bị ốm/ có vấn đề sức khỏe và cần nghỉ ngơi 1 ngày.

Một số lý do xin nghỉ phép dài ngày

Nếu có kế hoạch nghỉ việc dài ngày, bạn cần sắp xếp công việc hợp lý và có lý do xin nghỉ rõ ràng để nhận được sự đồng ý của cấp trên. Để đảm bảo được xét duyệt đơn xin nghỉ dài ngày, hãy đảm bảo cung cấp đủ các thông tin trên đơn xin nghỉ như: lý do xin nghỉ việc dài ngày, số ngày nghỉ cụ thể, công việc đã giải quyết trước khi nghỉ, người đảm nhiệm thay thế trong thời gian nghỉ việc,.. Dưới đây là một số lý do xin nghỉ việc dài ngày thường được chấp nhận:

  • Gia đình có đám tiệc quan trọng (đám cưới, đám tang,…)
  • Cần thời gian nghỉ ngơi/ du lịch cùng gia đình.
  • Gia đình có người thân bệnh tật, cần thời gian chăm sóc người thân,…
  • Kế hoạch tham gia chương trình tình nguyện.
văn mẫu xin nghỉ việc
Một số mẫu lý do xin nghỉ việc ngắn gọn

5. Lưu ý về các lý do nghỉ việc không nên sử dụng

Ngoài những lý do nghỉ việc vô cùng hợp lý đã kể trên, chúng ta có thể đưa ra những lý do khác nếu bản thân thấy cần thiết. Nhưng bạn tuyệt đối không nên đưa ra những nguyên nhân sau đây để xin nghỉ việc:

  • Cảm thấy không hứng thú trong công việc
  • Không thích công việc hiện tại
  • Không thể hòa đồng được với đồng nghiệp
  • Công việc quá khó khăn với trình độ của mình
  • Cha mẹ / thành viên gia đình đã bắt tôi phải nghỉ việc
  • Không thích Sếp của mình
lý do nghỉ việc
Các lý do xin nghỉ mà bạn không nên sử dụng

6. Các thời điểm thích hợp để gửi đơn xin nghỉ việc

Một trong những thời điểm vàng để biến quyết định xin nghỉ việc trở nên đúng đắn là khi bạn đã tìm được công việc mới hoặc ít nhất là biết mình muốn gì. Điều này để đảm bảo nguồn tài chính và tương lai cho chính bạn khi đột nhiên bạn đã mất việc cũ.

Thời điểm hợp lý thứ hai bạn có thể cân nhắc khi có ý định xin nghỉ việc là sau Tết và nghỉ Lễ. Điều này có thể tránh được việc bỏ lỡ các khoản thưởng hậu hĩnh của công ty. Nếu là người không quan tâm tới những điều này, bạn có thể nghỉ lúc nào cũng được.

Ngoài ra, bạn cũng không nên nghỉ việc vào thời điểm công ty đang gặp khó khăn và nhân lực. Bạn hãy cố gắng đợi một thời gian khi công ty đã sắp xếp đủ người rồi hãy xin nghỉ việc.

lý do nghỉ việc
Các thời điểm phù hợp để gửi đơn xin nghỉ việc
>>> XEM THÊM: [TẢI MIỄN PHÍ] 4 Mẫu đề xuất nhân sự cho Doanh nghiệp

7. Những câu hỏi thường gặp về lý do xin nghỉ việc

7.1 Có nên trao đổi về lý do xin nghỉ việc với cấp trên trước không?

Dù là một nhân viên bình thường hay đang đảm nhiệm vị trí quan trọng tại công ty thì trước khi từ bỏ công việc, bạn vẫn nên cân nhắc trao đổi trước lý do nghỉ việc với quản lý của mình. Điều đó có thể giúp công ty có sự chuẩn bị cho kế hoạch tuyển dụng nhân sự thay thế phù hợp.

Bên cạnh đó, việc trao đổi với cấp trên về lý do xin nghỉ việc trước khi gửi đơn chính thức có thể là cơ hội để giải quyết các hiểu lầm có thể có giữa hai bên. Đôi khi chỉ vì những hiểu lầm, vì cách truyền đạt thông tin không tốt dẫn đến mâu thuẫn và nghỉ việc là điều rất đáng tiếc.

Tuy nhiên, cũng không tránh khỏi trường hợp bạn không muốn chia sẻ với cấp trên trước khi quyết định xin nghỉ việc, vì không tin rằng vấn đề có thể được giải quyết hoặc vì những lý do nhạy cảm khác. Trong trường hợp này, bạn cũng nên chia sẻ rõ lý do cụ thể trong thư, để các bên liên quan có thể nắm bắt được lý do rõ ràng và có hướng giải quyết nhanh nhất.

ly do nghi viec
Nên trao đổi về lý do xin nghỉ việc với cấp

7.2 Cách xử lý khi sếp không chấp thuận lý do xin nghỉ việc?

Trong một số trường hợp, bạn đã đưa ra rất nhiều lý do xin nghỉ việc nhưng cấp trên vẫn không đồng ý.Trong tình huống này, bạn phải dùng những lời nói và hành động một cách khéo léo, hợp lý để không những yêu cầu được chấp nhận mà vẫn giữ được mối quan hệ tốt đẹp với cấp trên.

Bạn có thể nói chuyện thẳng thẳng, chân thành với Sếp về kế hoạch và mong muốn của mình. Nếu là một người lãnh đạo tâm lý, chắc chắn họ sẽ thấu hiểu và chấp nhận lý do nghỉ việc bạn đưa ra. Dù thế nào bạn cũng nên duy trì cách xử lý chuyên nghiệp để không gây ảnh hưởng xấu đến các mối quan hệ và danh tiếng trong lĩnh vực làm việc của mình.

Bên cạnh đó, bạn hãy nên hoàn thành thật tốt công việc và bàn giao nhiệm vụ rõ ràng cho người sẽ thay thế được. Điều đó không những có thể chứng minh sự chuyên nghiệp trong xử lý công việc mà còn là cách bạn thể hiện lời cảm ơn dành cho những người vẫn luôn giúp đỡ mình trong công việc.

lý do nghỉ việc
Cách xử lý khi sếp không chấp thuận lý do xin nghỉ việc?

7.3 Nên làm việc trong bao lâu trước khi nghỉ việc?

Thời gian làm việc bao lâu trước khi nghỉ việc phụ thuộc vào lý do và mục đích cá nhân của bạn. Các chuyên gia tâm lý khuyên rằng bạn nên làm công việc của mình trong vòng 2 năm trước khi có ý định chuyển việc mới. Điều này có thể giúp bạn có đủ thời gian trau dồi chuyên môn tốt hơn.

ly do nghi viec
Nên làm việc trong bao lâu trước khi nghỉ việc?

8. Cách nói chuyện với cấp trên khi nghỉ việc

Để có thể kết thúc công việc mà không ảnh hưởng đến đồng nghiệp, bạn cần phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng cũng như thực hiện việc bàn giao công việc càng nhanh càng tốt. Bên cạnh đó, việc nói chuyện với cấp trên về quyết định xin nghỉ việc với tác phong chuyên nghiệp cũng là điều mà bạn cần hết sức chú tâm và lưu ý.

Sau đây, Fastdo sẽ mách cho bạn những mẹo nhỏ để có thể chuẩn bị cho cuộc nói chuyện với sếp về quyết định xin thôi việc và lý do nghỉ việc của bản thân:

  • Hãy thông báo với cấp trên về quyết định xin nghỉ việc của bạn trước một ngày để sếp có thể sắp xếp và bố trí nhân sự thay thế công việc của bạn.
  • Thay vì thông báo nghỉ việc qua các phương tiện điện tử, hãy ưu tiên gặp mặt trực tiếp và trao đổi thẳng thắn với sếp của bạn! Điều này sẽ giúp bạn ghi điểm hơn trong mắt cấp trên đấy!
  • Lưu ý rằng, người đầu tiên nên biết quyết định và lý do nghỉ việc của bạn là sếp. Đừng để đồng nghiệp biết trước nếu bạn không muốn làm mất lòng cấp trên của mình.
  • Hãy trình bày lý do thật ngắn gọn, súc tích và đừng quên nói lời cảm ơn đến cấp trên vì quãng thời gian làm việc cùng nhau vừa qua.
  • Hãy chủ động xin bản đánh giá năng lực từ sếp để phục vụ cho những cơ hội nghề nghiệp khác trong tương lai.
  • Hoàn thành và bàn giao đầy đủ, chi tiết những công việc của bản thân và gửi lời tạm biệt đến những đồng nghiệp cũ trước khi rời đi nhé.

Chỉ là một vài mẹo nhỏ thôi nhưng sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng tốt trong mắt cấp trên cũng như đồng nghiệp trước khi rời đi. Điều này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều cũng như củng cố mạng lưới mối quan hệ của bản thân.

ly-do-nghi-viec
Nói chuyện với cấp trên trước khi nghỉ việc là điều hết sức quan trọng

Trên đây là 15 lý do nghỉ việc thuyết phục nhất mà Fastdo đã tổng hợp dành cho bạn. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích lựa chọn được lý do xin nghỉ việc của bạn được hợp lý nhất. Ngoài ra, nếu bạn đang tìm kiếm một phần mềm quản trị doanh nghiệp hiệu quả thì hãy truy cập ngay vào webiste fastdo.vn nhé!

>>>> Có thể bạn quan tâm:

  • Khủng hoảng Gen Z nhảy việc: 8 lý do và cách khắc phục
  • Lý giải nguyên nhân vì sao nhân viên mới thử việc đã nghỉ
  • TOP 5 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên

7 lý do được nghỉ việc luôn và ngay là gì?

Công việc được phân công và điều kiện làm việc không theo đúng thỏa thuận; Người lao động không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn; Cấp trên ngược đãi, đánh đập, hoặc nhục mạ, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của nhân viên; Bị cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc; Tính chất công việc có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của sản phụ và thai nhi; Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định; Người sử dụng lao động cung cấp thông tin sai sự thật.

10 lý do nghỉ việc thuyết phục nhất là gì?

Nếu bạn không nằm trong 7 trường hợp trên thì hãy thử cân nhắc 10 lý do xin nghỉ việc hợp lý và chính đáng nhất sau đây: Do hoàn cảnh gia đình; Kế hoạch sinh nở trong thời gian dài; Không muốn ảnh hưởng đến công việc chung; Không có cơ hội phát triển, thăng tiến; Thay đổi môi trường làm việc; Lý do cá nhân; Xin nghỉ việc do thay đổi chỗ làm xa hơn với hiện tại; Cơ hội việc làm tốt hơn; Không phù hợp với công việc; Xin nghỉ việc để đi học.

Các lý do xin nghỉ việc mà bạn không nên sử dụng là gì?

Bạn tuyệt đối không nên đưa ra những nguyên nhân sau đây để xin nghỉ việc: Cảm thấy không hứng thú trong công việc; Không thích công việc hiện tại; Không thể hòa đồng được với đồng nghiệp; Công việc quá khó khăn với trình độ của mình; Cha mẹ / thành viên gia đình đã bắt tôi phải nghỉ việc; Không thích Sếp của mình.

4.6/5 - (117 bình chọn)

Từ khóa » Cách Trình Bày Xin Nghỉ Việc