Cách để Xin Thôi Việc - WikiHow
Có thể bạn quan tâm
- Đăng nhập / Đăng ký
Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết. Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xác minh dữ kiện, đảm bảo tính chính xác của mọi sự kiện được viện dẫn và củng cố tính xác thực của các nguồn tin. Bài viết này đã được xem 92.962 lần.
Trong bài viết này: Thôi việc theo Cách truyền thống Bị "Sa thải" Bài viết có liên quan Tham khảoXin nghỉ việc có thể được coi là sự giải phóng hoặc cách khởi đầu một công việc mới tốt đẹp hơn. Tuy nhiên xin thôi việc không chỉ đơn giản là thu xếp đồ đạc, hét vào mặt cấp trên rồi rời khỏi công ty. Bạn nên xin thôi việc với sự biết ơn và tôn trọng để giữ lại được ấn tượng tốt. Nếu bạn muốn tìm hiểu về cách giảm thiểu thiệt hại và duy trì mối quan hệ tích cực với công ty, hãy đọc bài viết dưới đây.
Các bước
Phương pháp 1 Phương pháp 1 của 2:Thôi việc theo Cách truyền thống
Tải về bản PDF-
- Đừng nghĩ rằng bạn chỉ có thể "làm tốt" khi tìm được công việc mới. Với tình hình kinh tế hiện nay, bạn có thể sẽ thất nghiệp lâu hơn bạn tưởng. Đừng thôi việc lúc nóng giận và cho rằng bạn có thể lường trước được điều gì sắp xảy ra.
- Sắp xếp công việc khác trước khi xin nghỉ. Bạn nên dành thời gian xem thị trường việc làm khi bạn có ý định xin nghỉ việc. Bạn nên thành thật rằng bạn đang có một công việc khi phỏng vấn với nhà tuyển dụng.
- Nếu bạn không tìm được công việc khác, hãy đảm bảo rằng bạn vẫn có đủ tiền trong khoảng thời gian thất nghiệp. Nếu bạn không thể tiếp tục công việc hiện tại, hãy tạo một tài khoản tiết kiệm để bạn có thể nghỉ việc sớm hơn. Điều này nghĩa là bạn vẫn có ngân sách cho tới khi tìm được việc mới. Khi tiết kiệm, hãy lên kế hoạch cho việc bạn sẽ bị thất nghiệp trong một thời gian dài để an toàn.
- Khi bạn nghỉ việc, đảm bảo rằng bạn có lý do chính đáng. Đừng nghỉ việc chỉ vì bạn cảm thấy bị đánh giá thấp hay được trả lương thấp hơn trước khi bàn bạc với nhà tuyển dụng. Nếu bạn chưa cố hết sức để giải quyết vấn đề của công việc hiện tại thì cũng có thể bạn sẽ gặp lại vấn đề tương tự khi làm việc mới.[1]
1 Lên kế hoạch những việc bạn sẽ làm sau khi nghỉ việc. Một khi bạn đã quyết định chắc chắn sẽ thôi việc, bạn nên lập một kế hoạch cụ thể để bản thân không cảm thấy suy sụp sau khi nghỉ. Tốt nhất, bạn chỉ nên nghỉ việc sau khi đã tìm được một công việc mới bởi vì sẽ rất khó để được nhận khi bạn là một ứng viên thất nghiệp. -
- Ngay cả khi công ty không ra quy định thông báo trước hai tuần, hãy thử tính toán xem công ty cần bao nhiêu thời gian để tìm người thay thế, rồi thông báo cho họ.
- Đừng thông báo "quá" sớm. Một lần nữa, bạn lại cần phải nhạy bén trong vấn đề này. Nếu bạn nghỉ việc vì sắp ra nước ngoài hoặc chuyển đến tỉnh/thành khác trong một vài tháng, đừng đề cấp tới vấn đề này cho tới thời điểm thích hợp, nếu không sẽ tạo ra bầu không khí căng thẳng nơi làm việc.
2 Hãy thông báo trước hai tuần. Đây là hành động thể hiện sự tôn trọng. Hãy ghi nhớ rằng công ty cũng phụ thuộc vào bạn và họ cần một người thay vào vị trí của bạn. Nếu công ty có quy định phải thông báo sớm hơn 2 tuần trước khi nghỉ việc, hãy tuân theo quy định đó. -
- Hãy chắc chắn rằng cấp trên là người đầu tiên trong công ty biết việc bạn xin từ chức. Đừng nói với đồng nghiệp khác cho dù có thân đến đâu, và đừng thực hiện những hành động vô lý như đăng tải công việc mới trên Facebook hay thêm công việc mới vào hồ sơ LinkedIn trước khi xin nghỉ công việc hiện tại.
- Hãy trình bày ngắn gọn và súc tích. Nếu bạn hẹn lịch trước, bạn nên đi thẳng vào vấn đề. Nói với cấp trên rằng bạn xin từ chức khỏi vị trí hiện tại.
- Hãy tỏ ra lịch sự khi trình bày lý do xin nghỉ việc. Đừng nói với cấp trên rằng bạn cảm thấy bị đánh giá thấp hay làm việc quá sức, hay bạn ghét văn hoá của công ty.
- Nếu bạn đã tìm thấy công việc mới, hãy nói "Tôi đã tìm được một công việc phù hợp với mục tiêu của tôi hơn", hoặc cho cấp trên biết bạn đã tìm được một công việc mới giúp bạn thể hiện được điểm mạnh của bạn thân như là giảng dạy hoặc tư vấn. Nếu bạn chưa tìm được việc, cứ nói là "Tôi đang tìm kiếm một cơ hội mới" hoặc "đây là quyết định tốt nhất cho tôi và gia đình".
- Cảm ơn cấp trên. Nói với cấp trên rằng bạn đã có khoảng thời gian tuyệt vời ở công ty và học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm. Chân thành khi bày tỏ rằng bạn đánh giá cao những nỗ lực của cấp trên. Bạn không cần phải nói quá nhiều lúc này. Chỉ cần tỏ ra biết ơn nhưng không xu nịnh cấp trên - dù sao bạn cũng xin nghỉ việc.
- Hỏi cấp trên xem bạn có thể ghi tên ông vào danh sách người giới thiệu khi ứng tuyển cho công việc mới. Nếu được thì nó sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình theo đuổi nghề nghiệp tương lai.
- Hãy nhớ tỏ ra chuyên nghiệp. Đây không phải là thời gian để trình bày những vấn đề cá nhân và thiếu chuyên nghiệp trong công việc. Luôn ghi nhớ, nhà tuyển dụng có thể sẽ liên lạc với cấp trên của bạn, vì vậy hãy giữ hình ảnh cởi mở và trung thực.
3 Thông báo với cấp trên. Trừ những trường hợp đặc biệt khiến bạn không thể nói chuyện trực tiếp với cấp trên, hoặc bạn làm việc từ xa, bạn cần phải mạnh mẽ và thông báo trực tiếp với cấp trên của mình. Gửi thư điện tử sẽ khiến bạn trông có vẻ yếu đuối và sợ sệt khi cần trao đổi nghiêm túc, hay bạn không coi trọng cấp trên nên không thể dành thời gian để nói chuyện trực tiếp. Sau đây là một số điều cần lưu ý khi nói chuyện với cấp trên: -
- Có một kế hoạch bàn giao. Nếu cấp trên hỏi về kế hoạch thu xếp công việc hoặc bạn có kế hoạch bàn giao công việc của mình cho nhân viên khác trong một dự án. Dù kế hoạch của bạn là gì, hãy trình bày với cấp trên để họ thấy bạn có suy nghĩ về vấn đề bàn giao công việc và không làm ảnh hưởng tới công ty.
- Cân nhắc những điều cần nói nếu cấp trên đưa ra đề nghị. Bạn sẽ làm gì nếu cấp trên bất ngờ đề nghị tăng lương cho bạn 10%, thậm chí là 20%? Còn nếu là tăng lương gấp đôi? Nếu cấp trên "thật sự" muốn giữ bạn ở lại công ty, bạn có thể làm họ thất vọng không? Khi bạn xem xét mình sẽ xử lý thế nào trong tình huống này, bạn nên nghĩ về lý do quyết định nghỉ việc.
- Nếu lý do chính là bạn cảm thấy mình được trả lương không công bằng, bạn nên nghiêm túc cân nhắc đề nghị này. Tuy nhiên, nếu bạn quyết tâm nghỉ việc vì nhiều lý do khác mà không phải vấn đề thù lao, đừng để bị cám dỗ bởi những lời đề nghị nếu không bạn sẽ tiếp tục cảm thấy không vui.
- Cân nhắc câu trả lời khi cấp trên yêu cầu bạn ở lại. Nếu họ cần bạn ở lại thêm một vài tuần để hoàn thành dự án, bạn có đồng ý không?
4 Chuẩn bị trả lời câu hỏi của cấp trên. Trong hầu hết các trường hợp, cấp trên sẽ không gật đầu đồng ý và chúc bạn may mắn trong tương lai. Cấp trên sẽ hỏi bạn tại sao quyết định nghỉ việc, thậm chí họ có thể cố gắng lôi kéo bạn ở lại. Nếu bạn có sự chuẩn bị, trông bạn sẽ chuyên nghiệp và sâu sắc hơn, cuộc nói chuyện sẽ trôi chảy hơn. Sau đây là một số điều bạn nên chuẩn bị:[2] -
- Lá thư là một phần quan trọng của quá trình xin nghỉ việc vì bạn gói gọn hết những dự định của bản thân vào tờ giấy. Nếu bạn thông báo trước hai tuần trên thư, cấp trên không thể yêu cầu bạn ở lại công ty lâu hơn thế.
- Thêm địa chỉ công ty và ngày tháng vào lá thư. Ngày tháng là ngày bạn dự định đưa lá thư cho cấp trên. Đây là hình thức để biết khoảng thời gian bức thư được viết và nhận.
- Tuyên bố ý định xin từ chức. Viết, "Đây là thông báo chính thức rằng tôi, (tên), sẽ từ chức khỏi (tên vị trí) tại (tên công ty)". Bạn cần phải viết rõ ràng và thẳng thắn trong bất kỳ trường hợp nào.
- Ghi ngày tháng bạn rời đi. Viết, "Tôi thông báo trước hai tuần tính đến (ngày)". Nếu bạn có nhiều thông báo với công ty, vậy hãy ghi khoảng thời gian vào.
- Cảm ơn công ty. Viết, "Tôi đánh giá cao cơ hội mà (tên công ty) đã đem lại cho tôi và tôi chúc công ty thành công hơn nữa trong tương lai". Đây là phần quan trọng để bày tỏ sự thân mật và để lại ấn tượng tốt.
- Ký thư. Sử dụng "Kính thư" để kết thư, sau đó là tên và chức vụ của bạn.
5 Soạn một lá thư từ chức lịch sự. Đây là điều bạn nên làm "sau khi" nói chuyện rõ ràng với cấp trên. Trước đó, bạn nên tìm hiểu về văn hoá của công ty. Nếu bạn không cần soạn thử một lá thư từ chức, thì bạn không cần phí thời gian vào việc này, tuy nhiên nếu công ty yêu cầu thì bạn hãy tuân theo. -
- Thực hiện những gì được yêu cầu trong khoảng thời gian hai tuần. Trong khi bạn khá dễ mất tập trung và không muốn tìm người bàn giao, hãy nhớ nhà tuyển dụng trước có thể dễ dàng làm ảnh hưởng tới tương lai của bạn. Vì vậy hãy làm hết sức trong công tác bàn giao ở công ty. Bạn không muốn mọi người thất vọng vì bạn để mọi việc dang dở.
6 Vẫn giữ sự chuyên nghiệp sau khi đã thông báo với cấp trên. Nhà tuyển dụng tiềm năng thường liên lạc với công ty trước đó để tìm hiểu về ứng viên. Để lại những ấn tượng không tốt có thể ảnh hưởng đến việc bạn được nhận vào làm sau này. Sau khi thông báo trước hai tuần, bạn nên tiếp tục công việc và hoàn thành nhiệm vụ thay vì lơ là công việc và mơ mộng về ngày bạn chính thức nghỉ việc.[3] -
- Suy cho cùng, bạn cũng đã dành nhiều năm làm việc tại đây và tạo được nhiều mối quan hệ tuyệt vời. Vì vậy hãy giữ liên lạc nếu bạn muốn.
- Bạn có thể gửi thư điện tử theo nhóm tới đồng nghiệp của bạn, cung cấp cho họ thông tin liên lạc, và thậm chí lập kế hoạch đi chơi nếu thân thiết.
- Tránh nói những điều tiêu cực về công ty và đồng nghiệp cũ trong tương lai. Những lời này có thể đến họ và khiến bạn trở nên xấu xa. Nếu bạn phàn nàn về công việc cũ trước mặt nhà tuyển dụng mới, nó sẽ biến bạn thành người vô ơn và hay ca thán.
7 Một khi thời gian ở công ty của bạn đã hết, hãy rời đi theo cách lịch sự và thân thiện. Đừng ném tất cả đồ đạc của bạn vào một chiếc hộp và xông ra ngoài. Thay vào đó, hãy dành thời gian để chào tạm biệt cấp trên và đồng nghiệp, hãy nói với họ rằng bạn sẽ giữ liên lạc.
Bị "Sa thải"
Tải về bản PDF-
- Điều này chỉ được áp dụng trong một số trường hợp. Ví dụ, nếu bạn đang làm việc cho một công ty và bạn không thể xử lý hết công việc, nói chuyện thẳng thắn với cấp trên, và công ty có thể sẽ cung cấp cho bạn những điều khoản tốt hơn.
- Nếu muốn chọn phương pháp này, bạn nên tìm một lý do tốt khi muốn bị "sa thải". Điều này nghĩa là bạn có giá trị với công ty nhưng bạn muốn dành thời gian nghỉ ngơi để thử sức với dự án mới, hoặc dành thời gian với gia đình.
- Phương pháp này chỉ thực hiện được nếu bạn không chuyển tiếp tới một công việc mới. Nếu bạn đổi sang công việc mới, bạn có thể sẽ được hưởng những lợi ích và bồi thường từ công việc đó.
- Để thực hiện phương pháp này, bạn phải có một mối quan hệ tốt với cấp trên. Cấp trên cần biết nhiều về bạn cũng như hiểu được những lợi ích bạn mang lại cho công ty.
1 So sánh lợi ịch giữa việc "bị sa thải" và "tự thôi việc". Bị "sa thải" không có nghĩa là bạn khiến cho cấp trên muốn đuổi việc bạn. Chỉ là bạn nói chuyện với cấp trên để xin nghỉ với lý do là bị "sa thải". Nếu xin thôi việc theo cách này, bạn có thể được hưởng trợ cấp thất nghiệp và những lợi ích không được hưởng khi tự thôi việc. Trợ cấp thất nghiệp chỉ được cung cấp cho những người mất việc không phải do lỗi của họ. -
- Giải thích lý do bạn muốn rời đi. Hãy thành thật. Có thể do vị trí của bạn có quá nhiều công việc, bạn cần thư giãn tinh thần, hoặc bạn muốn theo đuổi những dự án riêng của bản thân.
- Cố gắng gây ảnh hưởng tới cấp trên để họ cho bạn đi thay vì tự bỏ việc. Trong khi bạn không thể "yêu cầu" bị sa thải, điều này có thể đến rất tự nhiên trong một cuộc trò chuyện. Nếu bạn thân với cấp trên, họ có thể cho bạn rời đi vì họ hiểu rằng điều này sẽ giúp cải thiện tình hình công việc sau này.
- Bạn cần hiểu rằng với phương pháp này bạn có ít quyền kiểm soát hơn về "ngày rời đi". Nếu bạn đang cố để bị sa thải, bạn không có quyền kiểm soát khi nào mình dừng công việc. Có thể là ngay lập tức, có thể là rất lâu sau.
2 Nói chuyện với cấp trên về tình hình hiện tại. Đây là một trong những điều khó khăn nhất, tuy nhiên sẽ đem lại kết quả tốt cho cả hai phía. Sau khi nói với cấp trên rằng bạn muốn rời đi, bạn nên có một cuộc trao đổi thẳng thắn về việc bạn muốn bị "sa thải". Sau đây là những điều bạn nên làm: -
- Bạn sẽ nhận được trợ cấp thất nghiệp cho tới khi tìm được công việc khác.
3 Nộp đơn trợ cấp thất nghiệp. Một khi đã xong thoả thuận với cấp trên, bạn có thể nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp.
Lời khuyên
- Chắc chắn có một kế hoạch cụ thể về những việc bạn sẽ làm sau khi xin nghỉ việc. Nếu bạn có một công việc mới, hãy tiếp tục làm việc. Nếu chưa tìm được, bạn nên tiết kiệm đủ tiền để có thể sống thoải mái sau khi thôi việc, bởi vì bạn sẽ không có trợ cấp thất nghiệp.
- Đừng nói với ai rằng bạn chuẩn bị nghỉ việc trước khi nói với cấp trên. Nếu cấp trên phát hiện ra thì bạn sẽ rơi vào tình huống khó xử.
- Vào ngày cuối cùng ở công ty, bạn nên đến công ty với thái độ tốt và gửi thiệp cảm ơn cho người giám sát. Điều này giúp bạn trông chuyên nghiệp và tốt bụng. Ấn tượng cuối cùng cũng quan trọng như ấn tượng ban đầu.
- Viết thư từ chức ngắn gọn nhất có thể. Hãy lịch thiệp -- tránh gọi tên và chỉ trỏ tay.
Bài viết wikiHow có liên quan
Cách đểLàm việc với người không ưa bạn Cách đểĐối phó với Bắt nạt và Quấy rối Nơi công sở Cách đểTừ chối lời mời đi chơi từ đồng nghiệp Cách đểĐối phó với cấp trên trịch thượng Cách đểQuản lý văn phòng phẩm Cách đểKhiến Một người bị Sa thải Cách đểGiữ kín chuyện đời tư trong công việc Cách đểHòa giải mâu thuẫn nơi công sở Cách đểNói không với cấp trên Cách đểXin thôi việc một cách lịch thiệp Quảng cáoTham khảo
- ↑ http://www.forbes.com/sites/work-in-progress/2013/02/18/the-only-good-reason-to-quit-your-job/
- ↑ http://www.artofmanliness.com/2013/01/30/how-to-quit-a-job-without-burning-bridges/
- ↑ http://lifehacker.com/5969245/an-employers-opinion-on-how-to-quit-your-job
Về bài wikiHow này
Cùng viết bởi: Nhân viên của wikiHow Người viết bài của wikiHow Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết. Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 92.962 lần. Chuyên mục: Bài viết Nổi bật | Thách thức trong công ty | Thế giới Làm việc Ngôn ngữ khác Tiếng Anh Tiếng Italy Tiếng Tây Ban Nha Tiếng Bồ Đào Nha Tiếng Nga Tiếng Pháp Tiếng Indonesia Tiếng Trung Tiếng Séc Tiếng Hà Lan Tiếng Ả Rập Tiếng Hàn Tiếng Thái- In
Bài viết này đã giúp ích cho bạn?
Có Không Quảng cáo Cookie cho phép wikiHow hoạt động tốt hơn. Bằng việc tiếp tục sử dụng trang web của chúng tôi, bạn đồng ý với chính sách cookie của chúng tôi.Bài viết có liên quan
Cách đểLàm việc với người không ưa bạnCách đểĐối phó với Bắt nạt và Quấy rối Nơi công sởCách đểTừ chối lời mời đi chơi từ đồng nghiệpCách đểĐối phó với cấp trên trịch thượngTheo dõi chúng tôi
Chia sẻ
TweetPin It- Chuyên mục
- Thế giới Làm việc
- Trang chủ
- Giới thiệu về wikiHow
- Các chuyên gia
- Liên hệ với chúng tôi
- Sơ đồ Trang web
- Điều khoản Sử dụng
- Chính sách về Quyền riêng tư
- Do Not Sell or Share My Info
- Not Selling Info
Theo dõi chúng tôi
--324Từ khóa » Cách Trình Bày Xin Nghỉ Việc
-
Bật Mí Cách Xin Nghỉ Việc Khéo Léo, Nhẹ Nhàng, Thuyết Phục Nhất
-
Mẫu đơn Xin Nghỉ Việc / Thôi Việc Chuẩn Nhất 2022 - TopCV
-
Top 5 Mẫu Đơn Xin Nghỉ Việc Chuyên Nghiệp Nhất - LuatVietnam
-
14 Lý Do Nghỉ Việc Hợp Lý Khiến Sếp Không Thể Từ Chối - LuatVietnam
-
Cách Viết đơn Xin Nghỉ Việc Chuẩn, Thể Hiện Sự Chuyên Nghiệp
-
Cách Xin Nghỉ Việc Một Cách Khôn Ngoan Nhất - VietnamWorks
-
Lý Do Nghỉ Việc Như Thế Nào Là Hợp Lý Và Dễ Thuyết Phục Sếp Nhất?
-
Thủ Tục Xin Nghỉ Việc Theo Quy định Pháp Luật Mới Năm 2022
-
Mẫu đơn Xin Nghỉ Việc Chuẩn, Hay Nhất - Joboko
-
Top 7 Mẫu Đơn Xin Nghỉ Việc 2022 Chuyên Nghiệp, Mới Nhất
-
Cách Xin Nghỉ Việc 1 Ngày Khéo Léo - Luật Hoàng Phi
-
10 Lý Do Nghỉ Việc Hợp Lý Và Thuyết Phục Nhất [Kèm Mẫu] - Fastdo
-
Mẫu đơn Xin Nghỉ Việc, Thôi Việc Chi Tiết Mới Nhất Năm 2022