10 Mẹo Đơn Giản Dứt Điểm Nỗi Lo Rò Rỉ Sữa Sau Sinh
Nguyễn Thanh Mai
10 Mẹo Đơn Giản Dứt Điểm Nỗi Lo Rò Rỉ Sữa Sau Sinh- Tháng bảy 12, 2019
- 7:57 sáng
- Cốc Hứng Sữa, NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ
Nuôi con bằng sữa mẹ luôn là khoảng thời gian gắn bó tuyệt vời giữa mẹ và con. Nhưng bên cạnh đó, mẹ vẫn có thể gặp một số khó chịu trong giai đoạn này. Ví dụ như việc làm thế nào để giải quyết việc chảy sữa, rỉ sữa sau sinh, đặc biệt khi bạn là mẹ lần đầu sinh con. Cùng tìm hiểu 9 mẹo hữu ích khi bị rỉ sữa, chảy sữa sau sinh.
Chảy sữa, rỉ sữa sau sinh luôn gây nhiều phiền toái cho mẹ
Mặc dù rò rỉ sữa mẹ thường sẽ làm mẹ khó chịu, nhưng nó là một dấu hiệu rõ ràng rằng mẹ có đủ sữa cho con bú. Đây là một điều rất may mắn khi làm mẹ. Chảy sữa, rỉ sữa sau sinh cũng là cách để cơ thể tự phòng tránh hiện tượng tắc tia sữa sau sinh và làm giảm cảm giác căng tức sữa của mẹ. Mỗi mẹ cho con bú đều khác nhau. Một số mẹ chẳng bao giờ bị chảy sữa, rỉ sữa sau sinh, trong khi một số mẹ khác hầu như không thể nào làm sữa ngưng chảy được cả.
Nguyên nhân khiến ngực bị chảy sữa, rỉ sữa sau sinh?
Khi mẹ cho con bú sẽ giải phóng hai hormone: prolactin và oxytocin. Prolactin kích thích ngực mẹ tiếp tục sản xuất sữa và oxytocin thông báo cho ngực mẹ phải giải phóng sữa ra ngoài. Sự giải phóng sữa đột ngột này được gọi là “xuống sữa” và khi ngực quá đầy sữa, sữa sẽ bắt đầu rò rỉ và chảy ra ngoài.
Một số mẹ thậm chí có thể cảm thấy ngứa ran, châm chích trước khi sữa bắt đầu rò rỉ ra. Các mẹ khác chỉ đơn giản nhận thấy phần áo trên ngực bị ướt mà không có dấu hiệu cảnh báo trước nào cả.
Bị rò rỉ sữa, chảy sữa sau sinh có sao không?
Rò rỉ sữa sau sinh, hay còn gọi là trống tia sữa, rỗng tia sữa, thông tuyến sữa trong vài tuần đầu sau khi sinh con là điều rất bình thường.
Mẹ chảy sữa, rỉ sữa sau sinh, rỗng tia sữa, trống tia sữa là binhf thường sau sinh
Ngực của bạn có thể bị rò rỉ sữa:
- Chảy sữa vào buổi sáng khi lượng sữa mẹ trong ngực đang ở mức cao nhất.
- Rỉ sữa vào ban đêm nếu ban ngày bạn không cho con bú đủ hoặc không lấy sữa ra đủ vào ban ngày.
- Rỉ sữa chỉ một bên ngực khi cho con bú ở ngực bên kia hoặc giữa 2 cứ cho con bú.
- Chảy sữa sau sinh có thể xảy ra khi mẹ không cho con bú.
Có phải tất cả mẹ cho con bú đều bị rò rỉ sữa mẹ?
Mặc dù hiện tượng rò rỉ sữa sau sinh là phổ biến, nhưng không phải tất cả các mẹ đều gặp hiện tượng này. Chảy sữa sau sinh xảy ra thường xuyên hơn trong những tuần đầu tiên khi con chưa bú mẹ ổn định, thường thay đổi liên tục. Khi con đã hình thành một thói quen bú mẹ (khoảng 2-3 tháng tuổi), ngực của mẹ sẽ hiểu được cần phải sản xuất bao nhiêu sữa và khi nào cần phải sản xuất sữa. Khi đó hiện tượng rò rỉ sữa, chảy sữa sau sinh sẽ xảy ra ít thường xuyên hơn hoặc có thể dừng lại hoàn toàn.
Ngoài ra, nội tiết tố trong cơ thể mẹ khiến cơ thể mẹ đáp ứng lại với âm thanh và mùi của em bé. Khi nghe em bé khóc hoặc nghĩ về việc cho con bú cũng có thể kích hoạt hiện tượng “xuống sữa”. Việc rò rỉ sữa mẹ sau sinh này là bình thường và thường không kéo dài trong toàn bộ giai đoạn cho con bú. Rò rỉ sữa cũng có thể xảy ra khi bạn chậm cho con bú hoặc không cho con bú, khiến ngực mẹ bị căng sữa. Ngay cả cảm giác “cực khoái” khi quan hệ cũng có thể kích hoạt hiện tượng “xuống sữa” vì nó có thể kích thích giải phóng oxytocin.
Âm thanh và mùi của em bé có thể khiến mẹ rò rỉ sữa, chảy sữa sau sinh
Nên làm gì khi bị rò rỉ, chảy sữa mẹ sau sinh?
Các mẹ cho con bú có thể sẽ gặp phải tình trạng rò rỉ sữa tại một số thời điểm trong thời kỳ cho con bú. Mặc dù điều này có thể làm mẹ rất khó chịu, thậm chí khá xấu hổ, nhưng nó thường chỉ là tạm thời và cuối cùng cũng sẽ bớt đi. Hiện tượng chảy sữa sau sinh nhanh hay chậm thay đổi tùy từng cơ thể của mỗi mẹ. Trong thời gian này, mẹ sữa có thể thực hiện theo 9 cách hữu ích dưới đây để giảm bớt những khó chịu vì rò rỉ sữa, chảy sữa sau sinh.
CÁCH 1) LẤY RA TOÀN BỘ SỮA DƯ TRONG NGỰC
Dùng máy hút sữa để hút ra tất cả sữa thừa trong ngực có thể giúp phòng ngừa việc ngực bị rò rỉ sữa. Khi bạn bắt đầu cảm thấy cảm giác ngứa ran vùng ngực, hãy cố gắng cho con bú càng sớm càng tốt. Nếu em bé đói bụng hoặc nếu bạn đang không gần con để cho con bú, hãy đảm bảo hút hết sữa thừa ra.
Nếu ở nhà, bạn có thể sử dụng máy hút sữa để hút sữa ra. Có thể sử dụng máy hút sữa bằng tay hoặc bằng điện. Máy hút sữa điện đôi sẽ giúp hút sữa nhanh hơn và hiệu quả hơn.
Tham khảo bài viết: 05 Loại Máy Hút Sữa Bằng Tay Tốt Nhất Năm 2019
Nếu không ở nhà, mẹ nên sử dụng cốc hứng sữa, hay còn gọi là cốc hút sữa silicone. Cốc hứng sữa thường được sử dụng ở ngực còn lại khi mẹ cho con bú ở một bên ngực. Tuy nhiên cốc hút sữa cũng có thể được sử dụng hiệu quả ngay cả khi mẹ không cho con bú. Cốc hút sữa giúp hứng được lượng sữa mẹ xuống tự nhiên mà còn hút thêm sữa mẹ nhờ lực hút chân không tự nhiên. Đây là một cách đơn giản, hiệu quả và ít tốt kém hơn rất nhiều so với việc sử dụng máy hút sữa.
Lấy sữa thừa ra khỏi ngực không chỉ giúp giảm rò rỉ sữa mà còn ngăn tia sữa bị tắc. Thậm chí tệ hơn, bạn có thể bị viêm ngực, áp xe vú. Điều này xảy ra khi các mô trong vú bị viêm gây đau. Nếu bạn bị viêm vú, bạn sẽ có thể bị những cơn đau dữ dội và có thể cần phải nghỉ ngơi tới 24 giờ. Đó là lý do tại sao việc phải điều trị tắc tia sữa ngay khi có dấu hiệu là rất quan trọng.
Dấu hiệu bạn có thể bị tắc tia sữa:
- Bạn có một khối u nhỏ, cứng, đau khi chạm vào hoặc một điểm rất mềm ở vú hoặc nách.
- Có vùng đỏ xung quanh vú
- Bạn cảm thấy nóng hoặc sưng, và có thể tự hết sau khi cho con bú.
Nếu tia sữa bị tắc, bạn có thể điều trị bằng cách làm như sau:
- Nếu không quá đau, hãy cho con bú ở bên ngực bị tắc trước. Em bé bú có thể giúp thông tia sữa bị tắc. Nếu em bé bú không thể thông tắc, hãy sử dụng máy hút sữa.
- Mát xa: Trước khi cho bé bú, hãy xoa bóp vùng đau càng nhiều càng tốt bằng cách chườm ấm. (Bạn nhớ là chỉ chườm ấm, không được chườm nóng.)
- Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Bên cạnh việc cho con bú thường xuyên, nghỉ ngơi là điều quan trọng nhất. Nó sẽ giúp giảm bớt mọi căng thẳng không cần thiết.
- Thay đổi tư thế cho con bú. Nếu có thể, hãy nằm xuống trong khi cho bé bú. Nằm xuống có thể giúp thông tia sữa bị tắc tốt hơn là cho bé bú ở tư thế đứng.
- Uống đủ nước. Mất nước sẽ khiến cơ thể mẹ căng thẳng hơn và cuối cùng sẽ dẫn đến hệ thống miễn dịch bị suy yếu.
- Ăn đủ dưỡng chất. Tập trung ăn thực phẩm bổ dưỡng để tăng cường hệ thống miễn dịch.
- Sử dụng một miếng chườm làm mát hoặc túi nước đá để giảm bớt sưng, đau hoặc khó chịu.
- Uống thuốc. Khi tất cả các biện pháp trên đều không hiệu quả, hãy thử dùng thuốc giảm đau chống viêm (như ibuprofen) nhưng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
CÁCH 2) ĐÈ MẠNH LÊN NGỰC
Trước khi ngực bắt đầu bị rò rỉ sữa, mẹ thường có thể có cảm giác đầy và căng cứng. Cảm giác này có thể là một dấu hiệu của hiện tượng “xuống sữa”. Nếu bạn cảm thấy cảm giác ngứa ran hay châm chích, hãy bắt đầu tạo áp lực mạnh lên ngực bằng cách tự ôm mình trong khoảng 15-30 giây. Nếu ngực của bạn quá nhạy cảm, bạn cũng có thể sử dụng gốc lòng bàn tay để tạo áp lực nhẹ hơn.
Tuy nhiên, phải hạn chế cách này trong những tuần đầu sau sinh, vì cơ thể mẹ vẫn đang trong quá trình ổn định nguồn cung sữa. Những phương pháp để ngăn rò rỉ sữa sau sinh, đặc biệt là trong những tuần đầu tiên này, có thể làm giảm hoặc xáo trộn nguồn sữa mẹ.
CÁCH 3) SỬ DỤNG TẤM LÓT THẤM SỮA
Sử dụng tấm lót thấm sữa khi bị rò rỉ sữa, chảy sữa sau sinh
Tấm lót thấm sữa là một trong những món đồ mà bạn có thể không nghĩ đến khi chuẩn bị làm mẹ. Nhưng, một khi bạn đã sinh con và bắt đầu nuôi con, bạn sẽ nhận thấy nó cần thiết đến mức nào. Tấm lót thấm sữa có đủ hình dạng và kích cỡ: có loại dùng một lần và có loại có thể tái sử dụng lại được. Bạn thậm chí có thể tự làm miếng lót thấm sữa bằng cách sử dụng tã vải, vải cotton hoặc khăn tay.
Tuy nhiên mẹ sữa nên sử dụng loại tấm lót thấm sữa bằng vải dùng nhiều lần thay vì dùng tấm lót thấm sữa dùng một lần. Tại sao? Tấm lót thấm sữa dùng một lần có thể gây ra một số vấn đề khi cho con bú nếu không thay thường xuyên. Trong khi tấm lót thấm sữa bằng vải sẽ thấm sữa hiệu quả hơn.
Hầu hết các miếng lót thấm sữa dùng một lần sẽ có một lớp lót nhựa, có thể giữ cho quần áo của bạn khô ráo, nhưng nó lại không giữ cho quầng vú khô ráo được. Nếu có thể, hãy tránh sử dụng các tấm lót thấm sữa có lớp lót bằng nhựa để tránh vi khuẩn lây lan trên núm vú. Miếng lót dùng một lần có thể nhỏ và kín đáo, nhưng bạn có thể sẽ cần sử dụng nhiều hơn và thường xuyên hơn, điều này cũng có thể khá tốn kém nếu bạn là một người thường xuyên đi lại.
Thêm một lưu ý, khi dùng tấm lót thấm sữa bằng mẹ, mẹ nên thường xuyên giặt và phơi khô ráo trước khi sử dụng lại, tránh làm cho vi khuẩn phát triển, làm ngực mẹ bị đau và ảnh hưởng đến sức khoẻ của con.
Một số vấn đề có thể xảy ra khi cho con bú nếu quầng vú liên tục bị ẩm ướt là:
- Núm vú bị nứt / khô
- Núm vú / đau
- “Xuống sữa” quá nhiều và đau khi xuống sữa
CÁCH 4) MẶC ÁO TỐI MÀU HOẶC ÁO CÓ IN HÌNH
Mặc áo màu tối để "che" rò rỉ sữa và chảy sữa sau sinh
Mẹ có thể mặc áo tối màu hoặc áo có in hình để có thể che đi vết ướt do sữa thấm trên áo. Khi chọn áo đi ra ngoài, hãy chọn các áo có hoa văn, caro và màu tối. Nó sẽ giúp mẹ che đi các vết ướt do rò rỉ sữa bất ngờ.
Mẹ cũng có thể mang theo một chiếc áo khoác mỏng hoặc áo len để có thể che lên phần ngực nếu mẹ thấy có sữa bắt đầu rò rỉ, làm ướt áo.
Tham khảo thêm các bài viết:
Cẩm nang và kinh nghiệm chưa tắc tia sữa sau sinh
Toàn tập về căng tức ngực sau sinh
CÁCH 5) CƯỜI VÀO VIỆC CHẢY SỮA SAU SINH
Rò rỉ sữa, chảy sữa sau sinh - Bình thường thôi mà
Bạn có thể sẽ bị chảy sữa nhiều lần trong suốt quãng thời gian cho con bú. Chỉ cần nhớ rằng bạn không phải là người duy nhất rơi vào tình huống này.
Vui cười có thể giúp mọi chuyện nhẹ nhàng hơn. Cười vui, xem thường những rắc rối nhỏ này sẽ giúp mẹ cảm thấy thoải mái hơn. Khi đã bớt rò rỉ sữa, bạn sẽ có một vài câu chuyện hài hước để kể lại cho những người bạn thân của mình nghe.
CÁCH 6) MANG THÊM ÁO KHI ĐI RA NGOÀI
Mang thêm áo khi đi ra ngoài phòng khi chảy sữa, rỉ sữa sau sinh
Che ngực bị rò rỉ sữa bằng cách mặc quần áo tối màu hoặc có in hình chỉ có thể phù hợp trong thời gian ngắn. Mặc dù việc rò rỉ sữa có thể được che đi tạm thời, nhưng nó vẫn ở đó, vẫn có thể làm mẹ có cảm giác rất khó chịu.
Nếu bạn phải ở bên ngoài lâu, hãy mang theo một chiếc áo ngực dự phòng để có thể thay khi cần. Nó sẽ giúp bạn khô ráo, đặc biệt là nếu việc chảy sữa sau sinh trở nên khó kiểm soát.
Sử dụng cốc hứng sữa silicone khi đi ra ngoài cũng là một cách hữu hiệu giúp mẹ giảm tình trạng rò rỉ sữa, chảy sữa sau sinh. Ví dụ như cốc hứng sữa silicone NatureBond của Hoa Kỳ có thiết kế rất nhỏ gọn, mẹ có thể cất gọn gàng trong túi xách nhỏ của mình và mang đi ra ngoài. Khi cảm thấy căng tức khó chịu, mẹ có thể tìm một chỗ kín đáo và sử dụng cốc hút sữa. Chỉ cần một lúc, lượng sữa mẹ được hút ra bằng cốc hút sữa silicone sẽ giúp mẹ giảm bớt hiện tượng căng tức. Khi đó hiện tượng chảy sữa, rỉ sữa cũng sẽ không còn nữa. Mẹ có thể thoải mái, tin tin, không còn lo lắng để ý xem áo mình có bị ướt vì sữa chảy không. Thêm một ưu điểm là cốc hứng sữa dính chặt lên ngực mà mẹ không cần phải giữ tay. Đồng thời nó hút sữa bằng lực hút chân không nên không cần động cơ, không gây ồn ào như máy hút sữa. Nếu mẹ dùng 2 cốc hứng sữa, mẹ có thể thoải mái hút sữa ở công ty và mang sữa về cho con mà không lo làm phiền các đồng nghiệp khác.
Tham khảo Cốc hứng sữa silicone NatureBond - Số 1 tại Anh, Canada và hàng đầu Hoa Kỳ.
CÁCH 7) MẶC ÁO NGỰC RỘNG
Luôn mặc áo ngực size rộng hơn khi bị chảy sữa, rỉ sữa sau sinh
Trong thời kỳ cho con bú, ngực của bạn sẽ nặng hơn bình thường rất nhiều. Bạn có thể nghĩ rằng mặc một chiếc áo ngực có dây thép sẽ giúp đỡ ngực, nhưng những chiếc áo ngực này sẽ làm ảnh hưởng đến việc cho con bú.
Mẹ cho con bú không nên mặc áo ngực có dây thép nâng bên dưới ngực vì đôi khi dây có thể gây tắc nghẽn tia sữa. Hãy mặc áo ngực rộng hơn hoặc nếu bạn không thường xuyên mặc áo ngực, hãy thử loại áo ngực chuyên để đi ngủ.
CÁCH 8) GIỮ CHO GIƯỜNG LUÔN KHÔ RÁO
Luôn giữ giường nệm khô ráo khi bị chảy sữa, rỉ sữa sau sinh
Các mẹ rất thường bị rò rỉ sữa vào ban đêm. Nếu ngực bạn bị rò rỉ vào ban đêm, hãy đặt một chiếc khăn tắm hoặc khăn cho con bú lên trên tấm ga trải giường. Nó sẽ giúp bảo vệ đệm, ga trải giường và gối khô ráo.
Một lần nữa, mặc tấm lót thấm sữa và để một vài cái bên cạnh giường sẽ là biện pháp hay để tránh rò rỉ sữa vào ban đêm. Tấm lót sẽ thấm sữa bị rò rỉ ra, và giữ cho quần áo khô ráo suốt đêm.
Vào ban đêm hoặc sáng sớm, mẹ cũng có thể kết hợp thêm việc sử dụng cốc hứng sữa silicone NatureBond. Nếu mẹ cảm thấy căng tức hoặc mẹ cho con bú cữ sáng sớm, mẹ có thể tranh thủ dùng cốc hứng sữa ở ngực bên kia. Không động cơ, không tiếng ồn, dính chắc vào ngực, hoàn toàn rảnh tay khi sử dụng. Vào đêm khuya và sáng sớm, mẹ có thể vừa dùng cốc hút sữa để hứng lượng sữa mẹ rò rỉ ra, và vẫn có thể tranh thủ ngủ ngon lành.
CÁCH 9) HÚT SỮA RA TRƯỚC KHI QUAN HỆ
Nếu bị chảy sữa, rỉ sữa sau sinh, nên hút sữa trước khi quan hệ
Nhiều mẹ bị rò rỉ sữa trong hoặc ngay sau khi đạt cực khoái. Để ngăn chặn sự “xuống sữa” này, hãy cho bé bú hoặc hút sữa ra trước khi quan hệ tình dục. Như đã đề cập, oxytocin còn được gọi là hooc môn tình yêu, sẽ được giải phóng khi bạn đạt cực khoái. Hormone này được giải phóng ra trong khi giao hợp, và cả trong khi cho con bú.
NGHỊCH LÝ MẸ SỮA CHẢY ƯỚT ÁO MÀ CON VẪN ĐÓI
Có một nghịch lý khá trớ trêu đó là mẹ nhiều sữa mà lại thiếu sữa. Sữa mẹ chảy ướt áo mà con vẫn đói. Tại sao lại có nghịch lý này.
Có một mẹ ở Vũng Tàu cứ cho con bú một bên là ngực bên kia sữa cứ chảy thành giọt. Cho con bú xong rồi, dùng máy hút sữa để hút. Nhưng hút được 5 phút rồi sữa không chảy nữa. Cả 2 bên ngực mẹ cũng chỉ hút được khoảng 60ml sữa. Mà sau 1 giờ sau, sữa lại ngấm ra, ướt hết áo.
Nghịch lý mẹ sữa chảy ướt áo mà con vẫn đói
Những trường hợp như vậy rất nhiều. Mẹ lãng phí lượng sữa bị rò rỉ, phải thấm vào tấm lót hoặc khăn xô rồi bỏ đi. Mẹ luôn có cảm giác khó chịu khi chảy ướt áo. Và quan trọng hơn là lượng sữa mẹ quý giá lại bị bỏ đi, thấm và tấm lót, khăn xô, rất lãng phí. Trong khi con lại đói sữa, không đủ sữa mẹ để bú.
Giải pháp triệt để cho hiện tượng trên là sử dụng cốc hứng sữa NatureBond bằng silicone. Khi mẹ cho con bú một bên ngực, mẹ sử dụng cốc hứng sữa ở nên ngực còn lại. Với thiết kế thông minh, độc quyền, cốc sẽ hứng và hút tất cả lượng sữa mẹ “xuống” và không lãng phí một giọt. Chính vì thế mà cốc hứng sữa NatureBond được ưa chuộng nhất tại Anh, Canada và hàng đầu tại Mỹ. Cốc hứng sữa NatureBond đã giúp đỡ cho hàng triệu mẹ trên khắp thế giới tiết kiệm được lượng sữa khổng lồ bị rò rỉ, chảy ra sau sinh, giúp cho hàng triệu trẻ em có đủ sữa mẹ để bú, để lớn khôn.
Tìm hiểu thêm về Cốc hứng sữa NatureBond, số 1 tại Anh, Canada và Hoa Kỳ.
Bạn không nhất thiết phải tránh xa nơi công cộng hoặc cảm thấy không thoải mái vì bị chảy sữa, rò rỉ sữa sau sinh. Nếu bạn bị rò rỉ sữa sau sinh, bạn chỉ cần biết rằng bạn không phải là người duy nhất bị như vậy và mọi chuyện rồi cũng sẽ qua. Hãy yên tâm, có nhiều cách để giải quyết vấn đề này. Điều quan trọng nhất trong thời gian cho con bú không phải là lo lắng về việc rò rỉ sữa, mà là học cách gắn kết nhiều hơn với con.
Nguồn tham khảo: Tips To Dealing With Leaky Breasts.
-----------
MILENA - Nuôi con bằng sữa mẹ nhàn tênh
Website: www.Milena.vn
Hotline: 0901 233 633
Có liên quan
Share this post
Share on facebook Share on twitter Share on linkedin Share on pinterest This comment form is under antispam protection This comment form is under antispam protectionTìm kiếm
Search for:Giờ Làm Việc & Thông Tin
101/2A Hồ Văn Huê, P.9, Q. Phú Nhuận, Tp.HCM0901233633support@milena.vn8:00 - 19:00Nguyễn Thanh Mai
Cốc Hút Sữa Silicone NatureBond – Số 1 Mỹ, Anh và Canada
https://youtu.be/_jlwhzvBcMkHướng Dẫn Sử Dụng Cốc Hứng Sữa NatureBond
https://youtu.be/omaiAB1HxcsSản phẩm
- TÚI GIỮ NHIỆT MEDELA CAO CẤP CHÍNH HÃNG 270.000 ₫ 245.000 ₫
- Vitamin D3 Baby Ddrops Chính Hãng 450.000 ₫ 420.000 ₫
- Thuốc Chống Tắc Tia Sữa Now Foods Sunflower Lecithin 350.000 ₫ 300.000 ₫
- TÚI TRỮ SỮA LANSINOH 180ml ( hộp 100 túi) 530.000 ₫ 500.000 ₫
- NÚM TI GIẢ NUK CHO TRẺ TỪ 0-6 THÁNG TUỔI 60.000 ₫
- [HÀNG ĐẦU HOA KỲ] KEM BÔI TRỊ NỨT CỔ GÀ, NỨT ĐẦU TI MEDELA TENDER CARE LANOLIN 59GR 300.000 ₫ 290.000 ₫
- [NHẬP MỸ] BỘ 2 VAN TRẮNG 2 VAN VÀNG MEDELA CHÍNH HÃNG 230.000 ₫ 200.000 ₫
- MIẾNG LÓT THẤM SỮA MEDELA 20.000 ₫ 16.000 ₫
- MÁY HÚT SỮA BẰNG TAY MEDELA HARMONY 950.000 ₫ 845.000 ₫
- PHỄU HÚT SỮA MÁY HÚT SỮA MEDELA 240.000 ₫ 200.000 ₫
Đánh giá mới nhất
- Cục Nguồn Máy Hút Sữa Medela Pump 110V (Chính Hãng) Rated 4 out of 5 by thanhnhan231294
- Vitamin D3 Baby Drops – Vitamin D được các mẹ tin tưởng nhất Rated 4 out of 5 by Lê thanh nga
- Kem Trị Nứt Cổ Gà Lansinoh (Nứt Đầu Ty Khi Cho Con Bú) Rated 4 out of 5 by Ngọc Dung
Từ khóa » Tia Sữa Rỗng Là Sao
-
Mách Mẹ 6 Cách Chữa Rỗng Tia Sữa An Toàn, Sạch Sẽ Sau Sinh
-
Khắc Phục Rỗng Tia Sữa Có Mẹ Nào Bị Rỗng Tia Sữa Không? Giúp Em ...
-
Rỗng Tia Sữa - Webtretho
-
Tia Sữa Rỗng Hichic Có Mẹ Nào Như E Không ?????
-
5 Cách Thông Tắc Tia Sữa Cho Mẹ Mới Sinh Hiệu Quả Tức Thì
-
Rỗng Tia Sữa Phải Làm Sao - Hàng Hiệu
-
CÁCH CHỮA RỖNG TIA SỮA - .vn
-
Rỗng Tia Sữa - Phản Xạ Xuống Sữa - YouTube
-
Sữa Mẹ Chảy ướt áo Mà Con Vẫn đói - Gia đình
-
Sữa Mẹ được "sản Xuất" Như Thế Nào? | Vinmec
-
Hiệu Quả điều Trị Tắc Tia Sữa Bằng Phương Pháp Y Học Cổ Truyền
-
Nguyên Nhân Dẫn đến Tắc Tia Sữa Và Cách Chữa Tắc Tia Sữa Khoa Học
-
Sữa Vẫn Chảy Ra Mà Sao Con Bú Không No ? - Chấm Hỏi - Chamhoi
-
12 ĐIỀU NGỘ NHẬN VỀ SỮA MẸ - Hội Nuôi Con Chứ Không Nuôi ...