Sữa Mẹ Chảy ướt áo Mà Con Vẫn đói - Gia đình
- Xã hội
- Gia đình
- Sống khỏe
- Giải trí
- Multimedia
- Sản phẩm - Dịch vụ
- Ăn
- Ở
- Đẹp
- Phòng the
- Dân số và phát triển
- Bốn phương
Sau khi sinh, Hạnh thấy sữa liên tục chảy ra ướt áo dù bầu ngực không hề căng. Đến bữa, Hạnh cho con bú hết cả hai bầu sữa mà bé vẫn không đủ no.
Sau khi sinh "mẹ tròn con vuông" từ bệnh viện trở về nhà, Ngọc Hạnh (tổ 17, phường Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội) rất mừng vì đã có sữa ngay để cho con bú. Sữa “về” nhiều, mấy ngày đầu tiên mà ngực Hạnh đã căng sữa, chảy ướt cả áo. Trừ hai ngày đầu tiên ngực còn căng một chút, sau đó lúc nào cũng mềm, không có cảm giác căng tức mà sữa vẫn chảy ướt đầm áo cả ngày lẫn đêm. Hạnh làm đủ mọi cách để chặn lại như day, ấn, giữ đầu “ti”... mà vẫn không thể nào ngăn được. Ngay cả những lúc tắm rửa, chỉ cần cọ nhẹ vào hai bầu ngực là sữa lại phun thành tia. Đến lúc cho con bú, dù bé chưa đầy tháng, còn ăn ít mà "ti" sạch cả hai bên vú mẹ cũng chưa đủ no. Nhiều người bảo đó là do Hạnh bị “rỗng tia sữa” nên mới bị chảy hết ra ngoài. Ai mách chữa bằng cách gì, Hạnh cũng áp dụng làm theo như uống thuốc bắc, chữa mẹo… mà tình hình vẫn không cải thiện.Sữa mẹ chảy tự nhiên, khó kiềm chế có thể do nội tiết của mẹ. |
Một bà mẹ khác là chị Thúy ở Văn Quán, Hà Đông (Hà Nội), cũng từng bị hiện tượng chảy sữa giống như Hạnh khi sinh con đầu lòng. Nhiều người rất ngạc nhiên khi thấy trong thời gian nuôi con, áo chị lúc nào cũng ướt đầm đìa mà con bú không no, phải dùng sữa ngoài. Thương con và tiếc sữa cứ chảy mãi, chị Thúy nghĩ ra cách dùng cốc hứng lấy sữa mỗi lần nó phun trào ra. Lúc nào đầu giường hai mẹ con Thúy cũng phải chuẩn bị sẵn hai chiếc cốc sạch để hứng. Rồi tiện thể sau khi hứng sữa chảy, chị Thúy lại chủ động vắt luôn hết số còn lại vào bình cho con bú. Thế nên em bé nhà chị chỉ quen bú bình mà quên mất cả cách bú mẹ. Đến lúc đi làm, dù sữa đã giảm đi nhiều nhưng chị Thúy vẫn phải dùng tấm lót để khỏi ướt. Chị còn mang theo bình đến cơ quan để tranh thủ vắt lấy sữa cho vào bình rồi mang về cho con.Thúy đang có dự định sinh thêm bé thứ hai nhưng rất lo lại giống như lần trước. "Sữa có bao nhiêu chảy hết ra ngoài, vừa thiệt cho con vừa khổ cho mẹ”, chị nói.Nguyên nhân gây chảy sữa
Theo giáo sư Đỗ Trọng Hiếu, nguyên Vụ trưởng Vụ Sức khoẻ bà mẹ và trẻ em (Bộ Y tế), cố vấn chuyên môn của Viện Phát triển sức khỏe cộng đồng Ánh sáng, hiện tượng chảy sữa không cầm được ở phụ nữ sau sinh có liên quan đến vấn đề nội tiết. Thông thường, nếu bà mẹ ở trong thời kỳ cho con bú, chỉ khi nào bầu sữa quá căng cứng do chứa nhiều sữa bên trong, kèm theo có kích thích từ bên ngoài như day nặn hay do em bé bú thì sữa mới chảy ra. Còn đối với trường hợp bé không bú, không căng sữa, không có kích thích mà sữa vẫn tự chảy thì có thể nghĩ đến một số nguyên nhân chi phối như: nồng độ prolactin trong cơ thể quá cao (thường do tuyến yên có khối u nên kích thích sản sinh prolactin tăng đột biến), chất oxytocin tăng hay do một số điều kiện sinh lý bất thường tác động cũng gây tiết sữa. Sự tiết sữa của cơ thể phụ thuộc rất nhiều vào hormone prolactin, một loại nội tiết tố do tuyến yên tiết ra. Khi nồng độ prolactin trong máu cao, nó sẽ tác động làm tăng quá trình tiết sữa. Giáo sư Hiếu cho biết, dù không phải thời kỳ cho con bú, nếu chất prolectin trong cơ thể tăng mạnh thì hiện tượng tiết sữa cũng xảy ra. Không chỉ với phụ nữ, điều này cũng có thể xảy ra cả với đàn ông. Ngoài ra, trong cơ thể phụ nữ còn có chất oxytocin cũng liên quan đến quá trình tiết sữa. Oxytocin có tác dụng làm co bóp các xoang sữa, đẩy sữa tràn đầy vào bên trong các ống dẫn sữa ra phía đầu vú. Chất oxytocin càng nhiều sẽ càng làm cho quá trình co bóp xảy ra liên tục và mạnh mẽ hơn. Đó chính là nguyên nhân làm sữa bị chảy ra ngoài một cách tự nhiên, khó kiềm chế được. Theo giáo sư Hiếu, trong trường hợp chị Thuý và chị Hạnh ở trên, có thể sự nhạy cảm của các dây thần kinh ở đầu vú kém, các cơ dẫn sữa yếu nên không kiểm soát được quá trình tiết sữa. Bình thường các cơ này sẽ giữ sữa trong ống dẫn, khi có kích thích như nặn bóp hay lực hút từ miệng trẻ thì sữa mới chảy ra ngoài. Hoặc khi các ống dẫn sữa này bị “quá tải”, tức là ngực đã căng cứng quá mức, sữa cũng bị chảy ra ngoài nhưng chỉ với lượng rất ít và trong thời gian ngắn chứ không liên tục. Còn ở đây, các cơ của ống dẫn sữa không làm tốt chức năng, các sợi cơ yếu, kém đàn hồi nên không giữ được sữa ở bên trong. Chị em cần có chế độ ăn uống hợp lý, luyện tập đều đặn (đặc biệt là các bài tập cho cơ ngực) trước và cả trong quá trình mang thai để tăng cường sự dẻo dai cho các cơ thì mới có thể khắc phục một phần tình trạng chảy sữa.Còn với các trường hợp liên quan đến nội tiết phải đến cơ sở chuyên khoa để các bác sĩ khám, làm các xét nghiệm cần thiết nhằm tìm ra nguyên nhân chính xác, sau đó sẽ có hướng điều trị cụ thể. Theo Báo Đất Việt lehuong Chia sẻ facebook Bình luận Xem thêm bình luận Ý kiến của bạnĐăng nhập để tham gia bình luận
Đăng nhập với socail
Facebook GoogleThông báo
Bạn đã gửi thành công.
Cùng chuyên mục
Anh trai ở Bình Phước dùng 50 chiếc lu, ngô, lúa trang trí đám cưới cho em gái
Gia đình - 5 giờ trướcTận dụng tất cả mọi thứ có trong vườn nhà, người anh trai đã tạo ra không gian cưới “có một không ai” cho em gái.
Đại học New Hampshire: Mối liên hệ giữa việc đánh vào mông trẻ và trí thông minh sẽ khiến cha mẹ giật mình
Nuôi dạy con - 7 giờ trướcGĐXH - Nhiều phụ huynh cho rằng đánh vào mông con chỉ gây đau chứ không nguy hiểm gì. Thế nhưng, nhiều nghiên cứu lại chứng minh điều ngược lại.
6 việc bạn nên ngừng làm khi bắt đầu bước vào tuổi 60 để nghỉ hưu khỏe mạnh, hạnh phúc, an nhiên
Gia đình - 10 giờ trướcGĐXH - Tuổi 60 của bạn là khoảng thời gian thú vị với những cột mốc quan trọng khi đã nghỉ hưu. Nếu muốn cuộc sống ở tuổi xế chiều an nhàn hơn, hãy cố gắng dừng lại trước 6 điều dưới đây.
Biết nghề nghiệp của chú rể, cô dâu lập tức hủy hôn
Chuyện vợ chồng - 11 giờ trướcCô dâu hủy hôn khi biết nghề nghiệp của chú rể trước ngày đám cưới chính thức diễn ra. Mặc dù, thu nhập của anh mỗi tháng hơn 36 triệu đồng nhưng vẫn không làm cô hài lòng.
4 cung hoàng đạo cả EQ và IQ đều cao nên có đường đời thuận lợi hơn người khác
Gia đình - 14 giờ trướcGĐXH - Những cung hoàng đạo này dễ dàng chinh phục lòng người, được đánh giá là vừa tài giỏi, vừa khéo léo ứng xử trong giao tiếp.
Cô gái Bình Dương cao 1m46 lấy chồng gần 2m, chú rể hài hước trong lễ vu quy
Chuyện vợ chồng - 17 giờ trướcCô gái Bình Dương tìm được bến đỗ hạnh phúc của đời mình nhờ 2 tháng làm thêm trong kỳ nghỉ hè.
Điểm mạnh của những người bừa bộn trong gia đình không phải ai cũng biết
Gia đình - 18 giờ trướcGĐXH - Bạn không nên vội vã đánh giá những người sống bừa bãi, bởi họ có những đặc điểm và những điểm mạnh tiềm ẩn khiến họ nổi bật.
Phúc lành cả đời của một người ẩn chứa trong 3 điểm này, nếu không cẩn thận giữ gìn, vận mệnh đi xuống lúc nào không hay
Gia đình - 1 ngày trướcPhận làm con cái, nỗ lực kiểm tiền cũng là để cha mẹ ở nhà có cuộc sống tốt hơn. Nhìn họ mỉm cười, bạn cũng an lòng vui vẻ, đúng không?
7 kiểu nói chuyện khiến người khác khó chịu mà người EQ thấp lại tự cho là khôn khéo
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Những người có EQ cao dù đi đến đâu cũng mang lại cảm giác dễ chịu và thân thiết cho người khác. Ngược lại, những người có EQ thấp, thường có cách nói chuyện khiến người khác cảm thấy bối rối và muốn tránh né.
4 cung hoàng đạo mua nhà, tậu xe trong vòng 3 năm tới nhờ may mắn trong việc kiếm tiền
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Những cung hoàng đạo này có khả năng bứt tốc trong vòng 3 năm tới để đạt được mục tiêu của bản thân.
Xem nhiều
Đại học Harvard: 9 dấu hiệu thuở nhỏ ở trẻ là biểu hiện của những triệu phú ở tuổi trưởng thành
Nuôi dạy conGĐXH - Đại học Harvard đã khảo sát 10.000 để thống kê, phân tích và kết luận: Thành công của một người liên quan trực tiếp đến những trải nghiệm thời thơ ấu.
Đại học Harvard: 4 thói quen sinh hoạt thường có ở những đứa trẻ IQ cao
Nuôi dạy conĐại học Harvard: Một câu hỏi hàng ngày giúp cha mẹ nuôi dạy con thành đứa trẻ tử tế, ngoan ngoãn
Nuôi dạy conBữa cơm chiều và lời nhắc nhở 'định mệnh' của người hàng xóm khiến bà mẹ truyền thống thay đổi hoàn toàn cách dạy con
Nuôi dạy con7 kiểu nói chuyện khiến người khác khó chịu mà người EQ thấp lại tự cho là khôn khéo
Gia đìnhCHUYÊN TRANG GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI - BÁO ĐIỆN TỬ SỨC KHỎE VÀ ĐỜI SỐNG
Cơ quan chủ quản: Bộ Y tế Tổng biên tập: Trần Tuấn Linh Phó Tổng biên tập phụ trách: Nguyễn Chí Long Hoạt động theo Giấy phép số 60/GP-CBC ngày 23/7/2021 của Cục Báo chí - Bộ Thông tin và Truyền thông ® Mọi hình thức sao chép thông tin, hình ảnh phải có sự đồng ý bằng văn bản. Vui lòng dẫn “giadinh.suckhoedoisong.vn” khi phát hành lại thông tin từ website này. Xã hội Thời sự Đời sống Giáo dục Pháp luật Gia đình Chuyện vợ chồng Nuôi dậy con Thâm cung bí sử Sống khỏe Bệnh thường gặp Mẹ và bé Y tế Giải trí Câu chuyện văn hóa Thế giới showbiz Xem - nghe - đọc Multimedia Emagazine Video Infographic Sản phẩm - Dịch vụ Xu hướng Giá cả thị trường Bảo vệ người tiêu dùng Siêu thị thông minh Ăn Ẩm thực 360 Mẹo nấu nướng Bếp đẹp Ở Không gian sống Phong thủy Mẹo vặt Đẹp Thời trang Chăm sóc da Giảm cân Phòng the Tâm sự Dân số và phát triển Vòng tay nhân ái Cảnh ngộ Kết chuyển Bốn phương Tiêu điểm Chuyện đó đâyĐịa chỉ tòa soạn Trụ sở chính: Số 138A Giảng Võ - Quận Ba Đình - Thành phố Hà Nội Địa chỉ liên hệ: Tòa nhà Tổng cục Dân số, ngõ 8 đường Tôn Thất Thuyết, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội Điện thoại: 024.6688.8900 - Fax: 024.3844.3144 Đường dây nóng: 0931.965.967 Email: giadinhnet@suckhoedoisong.vn
Liên Hệ Quảng Cáo: ADMICRO
Hotline: Email: giadinh@admicro.vn Add: Tầng 20, tòa nhà Center Building, Hapulico Complex, số 1 Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội
Tòa soạn Quảng cáo TopTừ khóa » Tia Sữa Rỗng Là Sao
-
Mách Mẹ 6 Cách Chữa Rỗng Tia Sữa An Toàn, Sạch Sẽ Sau Sinh
-
Khắc Phục Rỗng Tia Sữa Có Mẹ Nào Bị Rỗng Tia Sữa Không? Giúp Em ...
-
Rỗng Tia Sữa - Webtretho
-
Tia Sữa Rỗng Hichic Có Mẹ Nào Như E Không ?????
-
5 Cách Thông Tắc Tia Sữa Cho Mẹ Mới Sinh Hiệu Quả Tức Thì
-
Rỗng Tia Sữa Phải Làm Sao - Hàng Hiệu
-
10 Mẹo Đơn Giản Dứt Điểm Nỗi Lo Rò Rỉ Sữa Sau Sinh
-
CÁCH CHỮA RỖNG TIA SỮA - .vn
-
Rỗng Tia Sữa - Phản Xạ Xuống Sữa - YouTube
-
Sữa Mẹ được "sản Xuất" Như Thế Nào? | Vinmec
-
Hiệu Quả điều Trị Tắc Tia Sữa Bằng Phương Pháp Y Học Cổ Truyền
-
Nguyên Nhân Dẫn đến Tắc Tia Sữa Và Cách Chữa Tắc Tia Sữa Khoa Học
-
Sữa Vẫn Chảy Ra Mà Sao Con Bú Không No ? - Chấm Hỏi - Chamhoi
-
12 ĐIỀU NGỘ NHẬN VỀ SỮA MẸ - Hội Nuôi Con Chứ Không Nuôi ...