10 MÓN ĂN TUYỆT VỜI Ở KYOTO - VYC Travel

Ramen kiểu Kyoto  

 

Tenkaippin (người địa phương gọi là Ten'ichi) là chuỗi nhà hàng ramen có ở khắp Nhật Bản. Được thành lập tại Kyoto năm 1981, thương hiệu này nổi tiếng với loại ramen kotteri sợi dày và mùi vị đậm đà do được nấu từ xương gà hầm trong 14 tiếng đồng hồ. Nước dùng ramen đục, được tô điểm bởi những lát thịt heo, măng và hành lá. Thực khách có thể thêm vừng, tương ớt hoặc dầu mè cay. Doughnut sữa đậu nành  

 

Quầy doughnut Tohnyu ở chợ Nishiki nổi tiếng với món doughnut sữa đậu nành. Mỗi suất gồm 10 chiếc doughnut nóng hổi. Bánh thường có kết cấu và hương vị khá giống bánh funnel và ăn rất nhẹ bụng. Người thích ngọt có thể chọn loại bọc đường nâu, chocolate hoặc caramel.  Đậu Phụ Món đậu phụ tưởng như rất dơn giản, nhưng bằng cách chế biến kĩ lưỡng và trang trí khéo léo, đậu phụ mang hương vị riêng và đã trở thành món đặc sản của ẩm thực Kyoto, Nhật Bản.  

Nguyên liệu chế biến đậu phụ là hạt đậu nành xanh được xay lên rồi ngâm với nước. Tinh bột chảy vào nước và tạo thành các hình dạng theo người làm tự tạo. Không chỉ dừng lại ở cách chế biến truyền thống, món đậu phụ còn có thể sao chế thêm như rán với dầu tạo thành một lớp màu vàng bọc bên ngoài hoặc cắt lát thêm vào canh rau hoặc cá tạo nên các bữa ăn.Cũng chính vì điều đó mà đậu phụ đã trở thành một đặc sản không thể thiếu của ẩm thực Kyoto. Ở Kyoto có những nhà hàng rất lâu đời chuyên phục vụ những món ăn từ đậu phụ, đặc biệt những món ăn ở đây đều làm bằng tay sử dụng loại nước tinh khiết cùng cách chế biến làm nổi bật hương vị của từng loại nguyên liệu. Những nhà hàng này ghi dấu ấn vào long người từng thưởng thức chúng kể cả những thực khách sành ăn nhất.  

Kushikatsu  

 

Kushikatsu được nhào và chiên với các xiên. Thịt và rau được thái ra với kích thức vừa ăn, sau đó xiên vào que tre và rắc lên một lớp bột bánh mì, chúng sẽ được chiên ngay trước mắt bạn theo đúng những gì bạn đã gọi. Khi ăn thì chấm với nước sốt là chủ yếu nhưng tùy theo món mà có thể thêm muối, hương cay,  sốt TaruTaru thì sẽ làm tăng thêm mức độ ngon của món ăn.. Khi thưởng thức món ăn này có một nguyên tắc mà người ăn phải tuân theo đó là không chấm vào nước sốt khin đã ăn. Tất cả các cửa hàng Kushikatsu đều dán chú ý “Cấm không được chấm nước sốt lần 2”.  

Chirimen Sansho  

 

Đây là một loại đồ gia vị trông khá giống hành khô hoặc dưa muối nhưng thật ra chúng là những loại cá nhỏ được trộn với hạt tiêu sansho rồi ăn với cơm. Các món ăn được chế biến từ cá khá nổi tiếng với các món ăn từ cá. Những người bán hàng ở chợ Nishiki thường cho cá vào những chiếc bát nhỏ để khách hàng nếm thử.  

Nama-fu  

 

Nama-fu là món ăn được làm từ bột mì và bột gạo, hai nguyên liệu này được trộn lẫn với nhau tạo nên một loại bánh dai và hầu như không có vị gì. Tuy nhiên Nama-fu ăn rất khi khi kết hợp với các loại gia vị và các loại rau. Món này có hình lá phong và hoa Anh Đào xinh đẹp chúng thường được dùng để trang trí trong bữa ăn.  

Sushi kiểu Kyoto

 

Sushi không chỉ là một món ăn nổi tiếng ở Nhật mà còn nổi tiếng khắp thế giới, tuy nhiên  đến vơi Kyoto, du khách vẫn có thể thưởng thức những món Sushi thật khác biệt. Đó chính là Sushi kiểu Kyoto. Món này được làm với cá bảo quản rất đa dạng, bạn có thể nếm thử món Sushi Sabazushi, được làm bằng cá thu ngâm cuộn cơm rồi bọc trong rong biển hoặc món Sushi Hakozushi được làm từ lươn hoặc cá thu với cơm.  

Dưa muối Tsukemono  

 

Tsukemono là món khai vị đặc trưng của Nhật Bản. Món này được ăn với cóm như một món ăn kèm là một món trang trí cho bữa ăn. Nó cũng giống như dưa muối của người Việt chúng ta vậy. Món này dùng với cơm, và có khi để nhắm rượu nữa. Nguyên liệu chính để làm món 'Tsukemono' là tương đậu nành, miso, giấm, cám gạo hay gọi là nuka, những loại trái, củ có vị chua như Ume, củ cải, cải thảo Trung Quốc hay gọi là hakusai, và dưa chuột, cả rốt… Ngoài ra, người Nhật sử dụng thêm rất nhiều loại củ, quả khác như gừng, hồng, ớt, hay thậm chí bí xanh để làm món dưa muối của họ trở thành một món ăn đặc sắc và đậm đà văn hóa Nhật.  

Yatsuhashi  

 

Yatsuhashi là một loại bánh kẹo Nhật Bản được bán chủ yếu như các loại quà lưu niệm ngọt ngào (Miyagegashi). Nó là một trong những loại Meibutsu (sản phẩm vùng miền) nổi tiếng nhất của Kyoto. Yatsuhashi được làm từ bột gạo nếp, đường và quế, áo ngoài bằng bột đậu tương được người Nhật dùng cho những ngày Tết, lễ hội.

Bánh có hình tam giác tượng trưng cho koto, loại đàn hạc truyền thống ở Nhật Bản. Món bánh bột gạo mỏng này được cuốn mỏng, sau đó bọc đậu đỏ và nướng lên. Bánh có hương vị quế, vừng đen hay trà xanh.  

Kaiseki  

 

Kaiseki ryori la một loại hình ẩm thực truyền thống của Nhật Bản, có đặc trưng là sử dụng nguyên liệu theo từng mùa và sự phối hợp tinh tế giữa các món ăn. Trong một nhóm món ăn, vài món được phục vụ nóng, vài món được phục vụ lạnh, trong khi một số lại được chiên giòn, tùy theo cách chế biến của đầu bếp. Các món được đem lên sao cho vừa vặn với tiến độ thưởng thức của người thực khách. Bao gồm hàng chục món ăn với khẩu phần ít, cha-kaiseki ban đầu là các bữa ăn nhẹ xuyên suốt những buổi trà đạo. Theo thời gian, cha-kaiseki mới tách khỏi trà đạo thành hình thức ăn uống riêng gọi là kaiseki.

Bài viết này có hữu ích với bạn hay không? Rất hữu ích Rất hữu íchRất hữu ích Hữu ích Hữu íchHữu ích Không hữu ích Không hữu íchKhông hữu ích ×

Lí do vì sao bạn thấy bài viết này không hữu ích?

Vui lòng nhập lí do. Gửi

Từ khóa » đặc Sản Kyoto