10 Ngành Công Nghiệp Gây Nên Sự ô Nhiễm Nguồn Nước Tồi Tệ Nhất!

Bạn đã bao giờ từng tự hỏi rằng những nhà máy và các khu công nghiệp trong vùng của mình đã tác động như thế nào tới nước uống của bạn chưa?

Bạn có sống trong vùng có nhiều trang trại nông nghiệp, đào mỏ hay các nhà máy ?

Bạn đã từng cảm thấy có chút nghi ngờ nào về chất lượng nước ngầm cũng như nước mặt ở khu vực sinh sống của bạn chưa?

Nếu có, bạn có thể cần phải đào một chút đất lên và tìm hiểu về những nguyên nhân khiến nước bị ô nhiễm bởi các tác nhân công nghiệp.

Trong chủ đề này, bạn sẽ biết được những chất thải công nghiệp làm ô nhiễm nước như thế nào và những nguyên nhân khác nhau xuất phát từ đâu. Sau đó bạn sẽ khám phá ra 10 ngành công nghiệp có đóng góp đáng kể đối với vấn đề ô nhiễm nguồn nước trên toàn thế giới mặc dù nhiều trong số đó có ứng dụng đáng kể đối với sự phát triển của đất nước.

Ô nhiễm nguồn nước đến từ các nhà máy và các ngành công nghiệp khác có thể là vấn đề nghiêm trọng nhất đối với môi trường. Loại ô nhiễm này có thể dẫn tới những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng đối với cả con người và động vật cũng như sự tàn phá trên quy mô rộng lớn đối với thế giới tự nhiên. Đây là một vấn đề lớn và đôi khi có thể rất nghiêm trọng bởi gần như việc làm sạch hoàn toàn là điều bất khả thi.

Những chất thải công nghiệp làm ô nhiễm nguồn nước như thế nào?

Ô nhiễm nguồn nước thông qua các ngành công nghiệp có thể dễ dàng lan rộng nhất. Việc các ngành công nghiệp làm cho nguồn nước bị ô nhiễm cũng giống như các nguyên nhân ô nhiễm khác. Chúng sản sinh ra các chất độc – đó đơn thuần có thể là những sản phẩm mà họ sản xuất, quy trình sản xuất sản phẩm, hoặc thậm chí là chất thải của nó – sau đó họ đổ chúng đi – cho dù nó có hợp pháp hay không - vào trong lòng nước hay trên mặt đất. Đôi khi họ lưu trữ các chất độc hại ở những địa điểm không an toàn. Dù đó là nguyên nhân gì thì các chất này bằng cách nào đó sẽ làm ảnh hưởng tới nước ngầm và nước mặt nên việc ô nhiễm sẽ diễn ra dù sớm hay muộn.

Có những nguyên nhân khác bên cạnh đó. Nó không cần biết đó là ngành công nghiệp gì. Thậm chí, bất kỳ một ngành nào đang tác động tới sự ô nhiễm nguồn nước cũng sẽ có ít nhất một trong những vấn đề sau nếu không phải là rất nhiều trong số chúng.

Việc thiếu những chính sách nghiêm ngặt từ các nhà lãnh đạo là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ô nhiễm nguồn nước.

Mặc dù vấn đề này có nguy cơ lớn hơn ở các nước đang phát triển nhưng thực tế thì nó tác động tới các nước phát triển nhiều hơn bạn tưởng. Rất nhiều ngành công nghiệp đang tham gia vào việc xả những chất ô nhiễm ra ngoài môi trường một cách bất hợp pháp và những hành động không an toàn khác sau đó họ chỉ phải trả một khoản phí rồi lại tiếp tục những hành động này sau đó. Không may mắn thay, điều này lại được cho phép thực hiện thường xuyên hơn và thậm chí các công ty gây ra sự ô nhiễm nghiêm trọng còn không thường xuyên chi trả những chi phí đó.

Nguyên nhân khác khiến nguồn nước bị ô nhiễm là bởi các ngành công nghiệp đó thiếu sự bảo dưỡng, bảo trì, hoặc cập nhật thiết bị cũng như kiến thức kỹ thuật.

Những thiết bị đã cũ vẫn tiếp tục được sử dụng đều đặn thường xuyên rất nhiều lần thậm chí khi nó còn không thể vận hành đúng như ban đầu một chút nào nữa. Nó vận hành mà không có sự kiểm tra định kỳ nào, bị bỏ mặc cho đến khi bị hỏng hoặc xảy ra lỗi, và khi những điều này xảy ra thì những vấn đề nghiêm trọng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào.

Việc thiếu hụt lợi nhuận của các công ty cũng thường là nguyên nhân dẫn tới cái vòng luẩn quẩn của việc ô nhiễm nguồn nước bởi các chất thải công nghiệp.

Mặc dù những công ty này có thể vận hành với những mục tiêu vì môi trường – thân thiện – và an toàn hơn, nhưng họ luôn luôn không làm vậy bởi nó tốn rất nhiều chi phí trong việc thay đổi một cách thức mới cho những việc làm này. Cách duy nhất để khuyến khích sự thay đổi này chính là việc mua những sản phẩm được tạo ra với quy trình an toàn hoặc thiết kế không có hại cho môi trường. Nhưng không may thay, những sản phẩm này cũng có giá rất đắt đỏ khiến cho những người tiêu dùng sẽ phải thay đổi lựa chọn của họ. Đó chính là cái vòng luẩn quẩn không có điểm kết thúc.

Trên đây chỉ là một vài vấn đề mà các ngành công nghiệp mang tới cho sự ô nhiễm nguồn nước. Hãy nhớ rằng có tới 2 triệu tấn chất thải công nghiệp được xả ra ngoài môi trường nước trên toàn thế giới mỗi ngày, điều này trở thành nguyên nhân chính cần được quan tâm. Ở những nước đang phát triển thì 70% các chất thải công nghiệp được sản xuất hàng năm được xả ra ngoài môi trường tự nhiên. Và thật đáng buồn sự việc này cũng xảy ra ở những nước phát triển.

10 ngành công nghiệp dẫn tới ô nhiễm nguồn nước:

Ở phần này, bạn sẽ được tìm hiểu về việc ô nhiễm nguồn nước bởi nguyên nhân công nghiệp và mỗi ngành công nghiệp riêng biệt tác động như thế nào tới vấn đề này. Bạn cũng sẽ tìm ra được tác động của từng ngành công nghiệp đối với mỗi loại ô nhiễm cũng như theo cách nào và nếu có thì những chất ô nhiễm nào có thể làm sạch được.

1. Nông nghiệp:

Những chất ô nhiễm phổ biến nào được thải ra từ ngành nông nghiệp?

Vấn đề lớn nhất đối với việc ô nhiễm từ nông nghiệp đó chính là thuốc trừ sâu và phân bón. Thuốc trừ sâu được tạo ra bởi những chất hóa học vô cùng độc hại, trong khi đó phân bón, thậm chí có nguồn gốc từ những chất tự nhiên lại chứa đầy chất Nitrat. Không những vậy, phân bón hóa học thì còn tệ hơn.

Vậy tại sao những chất ô nhiễm này lại được sử dụng hay tạo ra?

Những chất ô nhiễm đến từ thuốc trừ sâu được sử dụng thường xuyên để giữ cho cây cối khỏe mạnh, không nhiễm sâu bệnh và không bị côn trùng xâm nhập. Mặc dù có nhiều cách tự nhiên để thực hiện việc này mà không cần phải sử dụng hóa chất độc hại nhưng thông thường giá cả lại đắt đỏ hơn và rất nhiều công ty không hưởng ứng ý tưởng này. Phân bón có tác dụng giúp cho cây cối phát triển. Tuy nhiên, việc sử dụng phân bón lại có tác động nhiều tới nguồn nước hơn bạn tưởng.

Những chất ô nhiễm này đi vào nguồn nước bằng cách nào?

Thuốc trừ sâu được rửa trôi vào nguồn nước ngầm và nước mặt như một phần của dòng chảy. Khi chúng được phun vào cây cối, thì sẽ không mất nhiều thời gian để chúng có thể ngấm vào lòng đất hoặc đi ra các sông hay hồ cạnh đó. Đối với phân bón cũng vậy, mặc dù trông chúng có vẻ giống như là được thấm vào nước ngầm hơn là đi theo quá trình của dòng chảy.

Phần nào của nước bị ảnh hưởng nhất?

Nước ngầm sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhât từ các chất ô nhiễm trong nông nghiệp. Tuy nhiên, bất kỳ một trang trại nào ở gần nguồn nước sạch cũng có thể làm ô nhiễm nước mặt. Ô nhiễm nước ngầm phần lớn đến từ nguồn nông nghiệp và việc ô nhiễm này có thể di chuyển trong lòng nước tới khoảng cách rất xa trước khi nó trở thành nước uống cho con người.

Những chất ô nhiễm này ảnh hưởng tới cái gì của con người, động vật và môi trường?

Chất ô nhiễm từ phân bón tạo ra Nitrat trong môi trường và đặc biệt là trong nước mặt. Khi hiện tượng này xảy ra, môi trường sống của cá sẽ bị mất không khí và thực vật bắt đầu chết. Động vật có vú và các loài chim có nguồn thức ăn từ cá sẽ nhanh chóng bị lâm vào nguy hiểm. Chất ô nhiễm từ thuốc trừ sâu có thể gây hại trầm trọng cho con người và động vật khi uống phải nguồn nước này, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Vậy những chất ô nhiễm này có thể được loại bỏ khỏi nước bằng cách nào?

Những chất ô nhiễm đến từ thuốc trừ sâu gần như là không thể loại bỏ nếu như không trải qua quá trình lọc phức tạp. Còn chất ô nhiễm Nitrat đến từ phân bón cần phài được xử lý với một hệ thống xử lý nước.

2. Khai thác mỏ:

Những chất ô nhiễm nào được thải ra từ ngành công nghiệp này?

Việc khai thác mỏ gây ra rất nhiều chất ô nhiễm cho nguồn nước. Chì, thủy ngân, lưu huỳnh và arsen là những chất nguy hại có thể đến từ việc khai thác mỏ. Nói một cách đơn giản thì bất kỳ kim loại nặng nào cũng có thể là chất ô nhiễm tiềm tàng đối với nguồn nước nếu như nó ở cạnh khu vực này.

Tại sao những chất ô nhiễm này được sử dụng hay tạo ra?

Phần lớn những kim loại nặng này có sẵn tự nhiên trong các viên đá và có thể được tìm thấy bên trong bề mặt trái đất. Thông thường, chúng sẽ tồn tại trong lòng đất và chỉ có thể đi vào trong nước với số lượng nhỏ. Tuy nhiên, khi bị nổ hay bị đào trong quá trình khai thác mỏ thì chúng có thể ngấm vào nước với số lượng lớn.

Những chất ô nhiễm này đi vào nguồn nước như thế nào?

Ô nhiễm nguồn nước gây ra bởi sự rạn nứt là một vấn đề đáng quan tâm của ngành khai thác mỏ. Khi việc rạn nứt xảy ra thì nó khiến các kim loại nặng ngấm vào nguồn nước ngầm bên dưới mặt đất. Nếu việc rạn nứt diễn ra gần nguồn nước uống thì nước sẽ nhiễm kim loại nặng và có thể gây ra độc tố.

Phần nào của nước bị ảnh hưởng nhất?

Nước ngầm gần như là loại nước bị ảnh hưởng nhất bỏi việc rạn nứt và hoạt động khai thác mỏ. Tuy nhiên đối với những đập chắn thì rất dễ phát sinh rò rỉ và là nguyên nhân gây ô nhiễm cho nước thải khu khai thác mỏ khi chúng tràn vào gần nguồn nước mặt mặc dù nó không xảy ra đều đặn

Những chất ô nhiễm này ảnh hưởng tới cái gì của con người, động vật và môi trường?

Những chất độc có xuất xứ từ kim loại nặng có thể khiến cả con người và động vật tử vong. Tuy nhiên, đối với phần lớn trường hợp thì nó là nguyên nhân của một vài bệnh và có thể dẫn tới sự hủy hoại não bộ trong thời gian dài. Môi trường bị ảnh hưởng cũng như nước và trở nên quá ô nhiễm cho việc duy trì sự tồn tại của các loài cá cũng như động vật.

Vậy những chất ô nhiễm này có thể được loại bỏ khỏi nước bằng cách nào?

Phần lớn các kim loại nặng có thể được lọc ra khỏi nước bởi những quy trình xử lý nước thông dụng. Tuy nhiên khi việc tràn nước xảy ra và những chất này đạt tới một lượng báo động thì sẽ cần thêm quá trình ô xi hóa và quá trình lọc để loại bỏ chúng hoàn toàn.

3. Khai thác cá:

Những chất ô nhiễm nào được thải ra từ ngành công nghiệp này?

Đây là trường hợp ô nhiễm nước khá khác biệt. Ngành công nghiệp đánh bắt cá tự bản thân nó không gây ra các chất ô nhiễm nhưng nó lại là cầu nối cho những chất ô nhiễm này đi vào trong nước. Ví dụ như, những tàu đánh cá lại thải ra xăng và dầu vào trong nguồn nước, và việc đánh bắt cá quá mức cũng ảnh hưởng đáng kể tới sự trong sạch của nước. Khi khai thác quá mức, sự cân bằng môi trường nước bị phá vỡ và những ô nhiễm từ vi khuẩn và các chất dinh dưỡng sẽ tăng lên trong khi đó các loài cá lại giảm mạnh về số lượng.

Tại sao những chất ô nhiễm này được sử dụng hay tạo ra?

Dầu và xăng có cách riêng để xâm nhập vào nước đến từ việc sử dụng tàu đánh bắt cá. Một số nơi được bảo vệ đến nỗi mà chỉ những tàu đánh cá có thẩm quyền mới được phép vào đánh bắt. Việc khai thác quá mức xảy ra khi những nguồn nước sạch quá ô nhiễm để duy trì sự sống của các loài cá, bởi vậy những người đánh bắt cá như một nghề sinh sống sẽ đều có ý thức về những khu vực đánh bắt cá để duy trì cuộc sống của chính họ và nghề của họ.

Những chất ô nhiễm này đi vào nguồn nước như thế nào?

Đa phần thì dầu và xăng đều có cách riêng để đi vào nước thông qua việc sử dụng những con tàu. Nhưng đôi khi thì sự cố tràn dầu hay tai nạn xảy ra, nhưng đây không phải là quá phổ biến ở vùng nước nhỏ ( thông thường nó diễn ra ở quy mô đại dương). Những chất ô nhiễm gây ra bởi việc khai thác quá mức này quá nhiều lần khiến cho lượng cá giảm dần đi trong khi côn trùng, vi khuẩn và số lượng Nitrat lại tăng lên.

Phần nào của nước bị ảnh hưởng nhất?

Vấn đề này thực sự chỉ ảnh hưởng tới nguồn nước mặt. Mặc dù việc ô nhiễm ảnh hưởng tới đời sống của các loài cá có thể hoàn toàn đến từ nguồn nước ngầm nhưng vấn đề ô nhiễm và đánh bắt quá mức là kết quả của ngành công nghiệp đánh bắt cá chỉ ảnh hưởng tới nguồn nước mặt. Trong một vài trường hợp xấu thì chúng cũng có thể xâm nhập vào nguồn nước ngầm.

Những chất ô nhiễm này ảnh hưởng tới cái gì của con người, động vật và môi trường?

Sự ô nhiễm có nguyên nhân bởi việc khai thác cá gây nên việc cá bị chết trên diện rộng. Và chính điều này lại ảnh hưởng tới ngành công nghiệp khai thác cá. Đồng thời khi cá chết, động vật có vú và các loài chim cũng có nguy cơ thiếu nguồn thức ăn. Ngược lại côn trùng và các sinh vật là thức ăn của cá lại có dấu hiệu tăng lên.

Vậy những chất ô nhiễm này có thể được loại bỏ khỏi nước bằng cách nào?

Khi môi trường bị phá hủy bởi việc đánh bắt cá quá mức thì việc này có thể mất rất nhiều năm để xử lý một cách nghiêm túc đồng thời phải cấm không đánh bắt cá trong khu vực. Những loại ô nhiễm nguồn nước khác đến từ việc đánh bắt cá thì có thể được xử lý thông qua các bộ lọc hoặc vệ sinh bằng phương pháp ô xy hóa.

4. Năng lượng nguyên tử:

Những chất ô nhiễm nào được thải ra từ ngành công nghiệp này?

Mặc dù tất cả các nguồn năng lượng đều có tiềm năng gây nên ô nhiễm nhưng năng lượng nguyên tử lại có mức độ ô nhiễm nặng nề hơn những nguồn khác. Các nhà máy điện hạt nhân sản xuất ra khí Radon cũng như các chất Strontium và Cesium- cả hai đều là các chất phóng xạ. Ô nhiễm nhiệt độ cũng là một vấn đề lớn ở những vùng lân cận của các nhà máy này.

Tại sao những chất ô nhiễm này được sử dụng hay tạo ra?

Bất kỳ một sản phẩm nào của nhà máy điện hạt nhân cũng tiềm tàng nhân tố nguy hiểm và giống như các chất phóng xạ. Bản chất của năng lượng nguyên tử đồng nghĩa với việc tất cả các chất thải được sản xuất ra ở khu vực này chứa đầy vật liệu phóng xạ. Dù là nhà máy này được vận hành theo quy trình nào đi chăng nữa thì điều này chắc chắn sẽ xảy ra.

Những chất ô nhiễm này đi vào nguồn nước như thế nào?

Phần lớn các nhà máy điện hạt nhân đều sử dụng nước như một phần của quy trình sản xuất. Nước thải sau đó được thải ra ngoài từ những khu vực này chứa đầy các chất ô nhiễm, rồi được trôi xuống nước mặt và nước ngầm khu vực cạnh đó. Phần lớn các nhà máy này đều được đặt trên hoặc ngay cạnh nguồn nước sạch nên điều đó có nghĩa là gần như không có gì có thể đảm bảo cho việc nước thải không ngấm vào các con sông hay hồ gần những khu vực này.

Phần nào của nước bị ảnh hưởng nhất?

Với loại ô nhiễm này thì nguồn nước mặt là có nguy cơ bị nhiễm bẩn nhiều nhất. Tuy nhiên nước ngầm cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi những chất ô nhiễm và mang chúng đi tới các nguồn cung cấp nước uống quanh khu vực. Bởi vậy bất kỳ ai sống cạnh nguồn những con sông gần khu vực nhà máy điện hạt nhân đều không nên uống, câu cá hay bơi ở trên những con sông này.

Những chất ô nhiễm này ảnh hưởng tới cái gì của con người, động vật và môi trường?

Chất thải phóng xạ là những chất có tính gây bệnh ung thư rất cao. Việc phơi nhiễm những chất này trong nước với hàm lượng cao được lặp đi lặp lại nhiều lần có thể dẫn đến rất nhiều loại bệnh ung thư khác nhau. Loại ô nhiễm này cũng có thể là nguyên nhân phá hủy môi trường và những đột biến sinh học đối với động – thực vật sống trong khu vực.

Vậy những chất ô nhiễm này có thể được loại bỏ khỏi nước bằng cách nào?

Khí phóng xạ gây ô nhiễm nguồn nước có thể được loại bỏ thông qua quá trình ô xy hóa đơn giản. Những loại chất phóng xạ khác ở số lượng ít hơn có thể được loại bỏ thông qua quá trình lọc thông thường, nhưng một vài chất có thể sẽ không thể được loại bỏ bởi nó phụ thuộc vào tính chất nghiêm trọng của nó.

5. Nhiên liệu:

Những chất ô nhiễm nào được thải ra từ ngành công nghiệp này?

Công nghiệp hóa dầu là vấn đề phổ biến nhất gây nên sự ô nhiễm đối với nguồn nước nói riêng và môi trường nói chung. Xăng và dầu đều nằm trong danh sách này. Chúng được dùng để vận hành xe cộ, máy móc và khá nhiều các thiết bị khác. Hiện nay có rất nhiều tranh cãi quanh vấn đề nhiên liệu hóa thạch, tuy nhiên, dù gì đi nữa thì chúng cũng chính là những nhân tố chính gây nên sự ô nhiễm nguồn nước cũng như bầu khí quyển.

Những chất ô nhiễm này đi vào nguồn nước như thế nào?

Cách phổ biến nhất mà xăng dầu có thể thâm nhập vào nước chính là sự rò rỉ. Việc rò rỉ và tràn ra ngoài khiến lượng lớn những chất này thoát ra ngoài môi trường. Tuy nhiên, việc sử dụng nhỏ lẻ cũng là một nguyên nhân, đặc biệt là từ xe cộ và máy móc nếu không được để ý kỹ hay không sửa chữa trong một thời gian dài. Việc xử lý xăng dầu tại nhà không đúng cách cũng có thể gây nên những tác hại khôn lường tại chính bãi chôn lấp.

Phần nào của nước bị ảnh hưởng nhất?

Với loại ô nhiễm này thì dù là nước ngầm hay nước mặt mức độ nhiễm bẩn đều như nhau, mặc dù có một vài khác biệt. Rò rỉ hay tràn dầu tác động nhiều tới nguồn nước mặt hơn, và những vết dầu loang khá phổ biến, đặc biệt ở các đại dương. Còn nguồn nước ngầm bị ảnh hưởng nhiều bởi việc xăng dầu ngấm vào lòng đất một cách từ từ - diễn ra chủ yếu ở các cộng đồng đông dân cư hay các thành phố lớn.

Những chất ô nhiễm này ảnh hưởng tới cái gì của con người, động vật và môi trường?

Nếu như nước uống có chứa nhiều chất ô nhiễm từ dầu hay xăng đều có thể gây nên các bệnh về đường tiêu hóavà những tổn thương nghiêm trọng về dạ dày và ruột. Nó cũng có thể gây nên sự nhiễm độc khi tồn tại trong nước với số lượng lớn. Môi trường có thể sẽ không bao giờ được hồi phục hoàn toàn từ các sự cố tràn dầu và rất nhiều loài vật có thể sẽ bị cạn kiệt bởi các sự việc này.

Vậy những chất ô nhiễm này có thể được loại bỏ khỏi nước bằng cách nào?

Việc dầu tràn gần như không bao giờ có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi nước. Đôi khi chúng cháy hết, và đôi khi chúng được loại bỏ thông qua bộ lọc sinh học, nhưng chúng có thể không bao giờ hết. Dầu thậm chí còn lắng xuống dưới đáy nước. Xăng có thể được lọc khỏi nước nhưng sẽ mất khá nhiều thời gian.

6. Công nghiệp sản xuất nhựa:

Những chất ô nhiễm nào được thải ra từ ngành công nghiệp này?

Có hàng tá những hóa chất độc hại có thể kể đến trong quá trình sản xuất nhựa. Tự bản thân chất liệu nhựa cũng đã đủ độc hại khiến ô nhiễm xảy ra khi chúng được chôn lấp ở khắp các bãi rác trên thế giới. Vậy liệu rằng nhựa ở những chai đựng nước hay đồ chơi trẻ em thì có khả năng độc hại hay không, đặc biệt khi những chất này được tiếp xúc tới nguồn nước.

Những chất ô nhiễm này đi vào nguồn nước như thế nào?

Khi những vật liệu nhựa này được thải ra bãi rác nhiều năm thay vì được mang đi tái chế thì chúng có thể ngấm vào lòng đất và tạo thành các chất hóa học độc hại- gây nên ô nhiễm nguồn nước ngầm. Đôi khi nước thải được đổ trực tiếp xuống dưới sông – nơi mà dẫn tới nguồn nước uống của con người.

Phần nào của nước bị ảnh hưởng nhất?

Với loại ô nhiễm này thì cả nước ngầm và nước mặt đều bị ảnh hưởng như nhau. Những nhà máy được đặt cạnh hoặc gần những con sông thì việc ô nhiễm nguồn nước mặt sẽ đến từ việc xả thải và những rò rỉ do vô tình, trong khi đó thì những vật liệu nhựa được chôn ở những bãi chôn lấp chất thải lại ảnh hưởng tới nguồn nước ngầm nặng nề hơn.

Những chất ô nhiễm này ảnh hưởng tới cái gì của con người, động vật và môi trường?

Việc ô nhiễm từ hóa chất nhựa có thể gây nên những vấn đề về thần kinh ở cả con người và động vật. Nó cũng có thể dẫn đến đau đầu, buồn nôn và bệnh tiêu chảy ở người. Những chất ô nhiễm này làm mất cân bằng môi trường và làm cho cá và các loài động vật chết.

Vậy những chất ô nhiễm này có thể được loại bỏ khỏi nước bằng cách nào?

Hóa chất có thể được lọc bỏ ra khỏi nước nhờ hệ thống lọc nước. Lọc thẩm thấu ngược và chưng cất nước có thể là lựa chọn hữu ích đối với loại ô nhiễm này.

7. Công nghiệp may mặc:

Những chất ô nhiễm nào được thải ra từ ngành công nghiệp này?

Ngành công nghiệp may mặc nghe có vẻ như không có ảnh hưởng gì, nhưng trên thực tế thì, nó chịu trách nhiệm về một trong những chất gây ô nhiễm lớn nhất mà thế giới hiện đại phải đối mặt. Chất Amiăng và chất thải được sinh ra trong quá trình sản xuất một cách phổ biến tại những địa điểm sản xuất may mặc. Chất Amiăng là một chất gây ung thư, và thậm chí nó tác động tới con người ngay cả trong thế giới hiện đại ngày nay.

Tại sao những chất ô nhiễm này được sử dụng hay tạo ra?

Chất Amiăng là sản phẩm phụ được sinh ra trong quá trình sản xuất dệt may. Trong quá khứ thậm chí nó còn được sản xuất ra một cách có chủ ý và được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều nguồn. Chúng ta đâ từng được biết sự nguy hiểm của chất Amiăng, nhưng sự tồn tại của nó dường như vẫn còn quá rộng rãi. Và mặc dù nó không phải là một vấn đề nổi cộm đối với ô nhiễm nguồn nước nhưng một vài ngôi nhà cũ vẫn sử dụng Amiăng như vật liệu cách nhiệt trên các bức tường.

Những chất ô nhiễm này đi vào nguồn nước như thế nào?

Cũng giống như công nghiệp nhựa, ngành công nghiệp may mặc cũng đưa các chất ô nhiễm vào môi trường theo cả việc xả thải và cả những tai nạn không mong muốn. Amiăng hiện diện trong nước thải từ những nhà máy này có thể kết thúc dòng chảy ở những con sông hay hồ nước. Nó cũng có thể có ở nước thải khi bị rò rỉ ra ngoài từ những bể chứa ngầm và ngấm vào lòng đất tại khu vực nhà máy.

Phần nào của nước bị ảnh hưởng nhất?

Nước ngầm và nước mặt đều bị ảnh hưởng bởi Amiăng, mặc dù vậy nước mặt có thể bị nhiễm bẩn nhiều hơn. Bởi những nhà máy xả thải có chứa Amiăng gần như đều được đặt ngay trên hoặc cạnh nguồn nước mặt, việc xả thải lại rất phổ biến cho dù nó có được sự cho phép hợp pháp của địa phương hay không. Bởi vậy việc rò rỉ những chất ô nhiễm này chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới nguồn nước ngầm.

Những chất ô nhiễm này ảnh hưởng tới cái gì của con người, động vật và môi trường?

Amiăng là một chất gây ung thư cực kỳ nguy hiểm. Với con người, nó có thể gây nên bệnh ung thư phổi, ung thư biểu mô, ung thư ruột, ung thư gan và các nguy cơ khác về nội tạng người. Những mối nguy này không chỉ đến từ việc con người uống phải nguồn nước bị ô nhiễm. Chỉ cần hít thở phải Amiăng thì những tác động khủng khiếp đã có thể xảy ra rồi. Vậy đó chính là lý do vì sao mà viêc uống phải nước có chất này lại cực kỳ nguy hiểm đến vậy.

Vậy những chất ô nhiễm này có thể được loại bỏ khỏi nước bằng cách nào?

Diatomite được sử dụng kết hợp với nhôm hydroxit sẽ đạt hiệu quả cao trong việc loại bỏ Amiăng ra khỏi nước. Tuy nhiên vấn đề này lại tiềm ẩn nguy cơ bởi sử dụng quá nhiều nhôm có thể dẫn đến một loại ô nhiễm khác. Đây có thể là phương thức đắt đỏ nhưng nó rất hữu ích trong việc loại bỏ Amiăng.

8. Vệ sinh tẩy rửa:

Những chất ô nhiễm nào được thải ra từ ngành công nghiệp này?

“Vệ sinh tẩy rửa” là một thuật ngữ khá rộng, nó bao gồm một vài ngành công nghiệp khác nữa. Ví dụ như giặt khô – sản xuất ra chất thải hóa chất độc hại đôi khi kèm Clo- hoạt chất gây ung thư nguy hiểm. Ngành công nghiệp này cũng có thể bao gồm những chế phẩm vệ sinh gia đình và công nghiệp- những chất được tạo bởi hóa chất độc hại như chất tẩy trắng hay Amoniac. Ô nhiễm nguồn nước bởi nguồn nước thải cũng có thể được liệt kê vào mục này.

Tại sao những chất ô nhiễm này được sử dụng hay tạo ra?

Còn tùy thuộc vào việc tẩy rửa cái gì mà những chất ô nhiễm này có thể được tạo ra hay sử dụng theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ như, khi giặt khô thì những hóa chất này sẽ được sinh ra. Chúng cũng bị thải đi như một phần của việc thải bỏ rác thải thông thường. Những công ty giặt khô có trách nhiệm sẽ thải những chất này một cách an toàn nhưng cũng có những nơi họ ngang nhiên vứt những sản phẩm này xuống mặt nước hay trên mặt đất. Và điều này cũng tương tự đối với các chất tẩy rửa mạnh khác như thuốc tẩy, sản phẩm làm sạch nhà và các chất tẩy rửa khác.

Những chất ô nhiễm này đi vào nguồn nước như thế nào?

Máy giặt khô có thể sẽ thải những chất này vào nguồn nước cấp, nhưng những công đồng dân cư và những nơi đông đúc như khách sạn nơi mà việc giặt giũ thông thường cũng sản sinh ra các chất độc hại vào môi trường. Càng nhiều người ném bỏ những sản phẩm tẩy rửa độc hại vào thùng rác thay vì tái chế chúng hoặc phơi khô chúng ở trong vườn, thì sẽ càng nhiều chất ô nhiễm được sinh ra.

Những chất ô nhiễm này ảnh hưởng tới cái gì của con người, động vật và môi trường?

Trong trường hợp này thì nước ngầm bị ảnh hưởng nhiều hơn là nước mặt. Những hóa chất ngấm vào trong nước ngầm qua các khu dân cư, thành phố, và chúng cũng ngấm từ những bãi chôn lấp rác xung quanh. Sự ô nhiễm của công nghệ giặt khô cuối cùng cũng sẽ kết thúc ở tầng nước mặt những dường như chúng ô nhiễm ở nước ngầm nhiều hơn.

Vậy những chất ô nhiễm này có thể được loại bỏ khỏi nước bằng cách nào?

Ô nhiễm từ nguồn nước thải và những loại khác từ việc vệ sinh tẩy rửa có thể được loại bỏ hoàn toàn nhờ hệ thống lọc đơn giản hoặc lọc thẩm thấu ngược. Những hệ thống này có thể loại bỏ được chất tẩy trắng, Amoni và những hóa chất độc hại khác trong nước. Tuy nhiên, Clo sẽ khó có thể loại bỏ được hoàn toàn khỏi nguồn nước.

9. Ngành sản xuất ô tô:

Những chất ô nhiễm nào được thải ra từ ngành công nghiệp này?

Những công ty sản xuất ô tô phải sử dụng rất nhiều hóa chất độc hại và kim loại trong quá trình sản xuất của họ. Họ cũng tạo ra những sản phẩm phụ có nguy cơ độc hại nếu như không được xử lý một cách hợp lý. Thủy ngân và chì là hai trong số những chất ô nhiễm được thải ra từ quá trình sản xuất.

Tại sao những chất ô nhiễm này được sử dụng hay tạo ra?

Những quy trình thông thường mà những nhà sản xuất ô tô sử dụng để tạo ra sản phẩm của họ dẫn đến việc những sản phẩm phụ này rất nguy hiểm và tiềm tàng chất ô nhiễm. Đôi khi, các chất này cũng được sử dụng trong quy trình sản xuất thực tế, đặc biệt khi chúng là các chất có trong kim loại dùng để tạo ra các loại xe.

Những chất ô nhiễm này đi vào nguồn nước như thế nào?

Với phần lớn các nhà máy có liên quan tới sự ô nhiễm thì cách cơ bản nhất để những chất ô nhiễm này đi vào trong nước là thông qua việc xả thải. Đôi khi chúng cũng đến từ những tai nạn không mong muốn mặc dù nó rất ít phổ biến đối với ngành sản xuất ô tô hơn là những ngành công nghiệp cơ bản khác.

Phần nào của nước bị ảnh hưởng nhất?

Trong trường hợp này thì nước mặt bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi việc xả thải của các nhà máy sản xuất. Và những con sông dường như bị tác động nhiều hơn các nguồn nước mặt khác.

Những chất ô nhiễm này ảnh hưởng tới cái gì của con người, động vật và môi trường?

Phụ thuộc vào sự có mặt của chất ô nhiễm nào mà những tác động có thể biến đổi từ những tổn thương nhỏ đến nguy cơ gây chết người. Những người thường xuyên uống phải nước ô nhiễm có chứa thủy ngân và chì chắc chắn sẽ bị nhiễm độc từ một hoặc cả hai chất này. Việc này có thể gây chết người nếu như không được xử lý đúng cách và loại chất độc này sẽ rất khó để loại bỏ hết ra khỏi cơ thể. Động vật và môi trường cũng phải chịu đựng điều này một cách đáng kể, và nhiễm độc thủy ngân thậm chí có thể diễn ra ở cá, rồi con người lại đánh bắt và ăn cá bị nhiễm độc. Bởi vậy việc nhiễm độc thủy ngân và chì có nhiều hơn một cách để có thể gây hại cho cuộc sống con người.

Vậy những chất ô nhiễm này có thể được loại bỏ khỏi nước bằng cách nào?

Thủy ngân và chì đều có thể được loại bỏ khỏi nước nhờ hệ thống lọc. Thậm chí nếu chúng tồn tại với số lượng lớn thì một hệ thống lọc đúng tiêu chuẩn sẽ lọc bỏ hoàn toàn các chất này ra khỏi nước.

10. Sự tái tạo:

Những chất ô nhiễm nào được thải ra từ ngành công nghiệp này?

Ngành công nghiệp này nghe có vẻ hơi khác một chút và các chất gây ô nhiễm thì không bao giờ được đưa vào nguồn nước cấp một cách có chủ đích cả. Tuy nhiên, ở nước được tái sử dụng thì vi khuẩn và ký sinh trùng tồn tại rất nhiều. Điều này có thể chuyển biến từ vô hại cho đến cực kỳ nghiêm trọng như bị hoại tử hoặc nhiễm vi khuẩn ăn thịt người. Tại sao những chất ô nhiễm này được sử dụng hay tạo ra? Không một loại nước tái sử dụng nào lại chủ ý tạo ra vi khuẩn hay ký sinh trùng cả nhưng chúng gần như là sản phẩm phụ rất phổ biến. Ở trong nước tự nhiên dùng để tái tạo, ví dụ như nước ao hồ, thủ phạm chính đến từ động vật sinh sống quanh khu vực. Còn ở những khu vực nước do con người tạo ra như công viên nước hay bể bơi thì sự hiện diện của chính con người lại là nhân tố tạo nên các chất ô nhiễm.

Những chất ô nhiễm này đi vào nguồn nước như thế nào?

Trên cơ thể con người và động vật đều chứa vi khuẩn, vi rút và ký sinh trùng, và chúng được đưa vào nguồn nước bởi chính cơ thể hay quần áo. Tuy nhiên cách phổ biến nhất mà những chất ô nhiễm này xâm nhập vào nước đó chính là thông qua chất thải. Phần lớn chất thải của động vật làm ô nhiễm( hoặc ít nhất là làm bẩn) nước tự nhiên. Còn nước thải con người có thể làm ô nhiễm nguồn nước ở bể bơi và các công viên nước. Mặc dù nó có thể có một chút khó chịu khi tưởng tượng rằng có chất thải của con người trong nước tái sử dụng nhưng thực tế thì đúng là vậy.

Phần nào của nước bị ảnh hưởng nhất?

Mặc dù nước ở trong bể bơi, bồn nước nóng và các công viên nước thường xuyên được xử lý làm sạch bằng hóa chất nhưng dường như nó vẫn có rất nhiều tác động sâu rộng cho nước tái sử dụng bởi số lượng người sử dụng hàng ngày quá lớn. Những công viên nước luôn luôn hoạt động hết công suất vào mùa nóng trong năm hoặc khi thời tiết ấm và đây chính là cơ hội cho sự phát triển của vi khuẩn ở những nơi này.

Những chất ô nhiễm này ảnh hưởng tới cái gì của con người, động vật và môi trường?

Các vi khuẩn gây ô nhiễm có thể dẫn đến hàng loạt vấn đề cho con người. Chúng có thể gây ra nhiều bệnh đơn giản như bệnh về đường tiêu hóa hay nôn mửa mà có thể hết sau một thời gian ngắn nhưng chúng cũng có nguy cơ gây ra các bệnh nguy hiểm hơn như viêm gan, bệnh tả, hay bệnh thương hàn. Chúng cũng có thể gây nên các vết thương hở khiến cơ thể bị nhiễm khuẩn nặng thậm chí đe dọa tính mạng. Ký sinh trùng như Cryptosporidium có thể gây nên đau đớn cho con người. Rất nhiều loại ký sinh trùng có thể tấn công động vật và khi ký sinh trùng và vi khuẩn xâm nhập được và nguồn nước tự nhiên thì thậm chí cả môi trường cũng phải chịu sự tác động của chúng.

Vậy những chất ô nhiễm này có thể được loại bỏ khỏi nước bằng cách nào?

Với số lượng ít thì vi khuẩn và ký sinh trùng có thể được loại bỏ khỏi nước nhờ hóa chất – ví dụ như Clo. Đây là lý do tại sao việc xử lý này lại rất phổ biến ở các hồ bơi và công viên nước. Tuy nhiên, trong một sô trường hợp thì một vài chất ô nhiễm có thể ngoài tầm kiểm soát và không một lượng hóa chất nào có thể loại bỏ chúng ra khỏi nước. Đối với những trường hợp này, có thể sẽ không có cách nào khác để làm sạch nước ngoài việc mang đi xử lý tại các cơ sở xử lý chuyên biệt.

KẾT LUẬN:

Như bạn có thể thấy thì không một ngành công nghiệp nào lại không có khả năng không làm hại cho môi trường hoặc sức khỏe con người. Phụ thuộc vào quá trình làm việc của từng ngành mà mức độ tác động của chúng tới môi trường sẽ nhiều hay ít và như thế nào. Trong khi ô nhiễm do ngành sản xuất nông nghiệp gây ra đóng vai trò lớn nhất trong việc mang lại những hậu quả nặng nề cho nguồn nước sạch, thì mỗi ngành công nghiệp khác nhau lại có cách tác động khác nhau.

Tuy nhiên ngày có càng nhiều ngành công nghiệp hoạt động với tiêu chí cải thiện nguồn nước xung quanh khu vực của họ. Khi bạn tìm ra một nhà máy sản xuất những sản phẩm với tiêu chí an toàn, phát triển bền vững hoặc một trang trại sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón có nguồn gốc tự nhiên thì hãy chắc chắn rằng bạn sẽ ủng hộ họ nhiều nhất có thể bằng cách mua hàng của họ và quảng bá thông tin về họ tới những người mà bạn quen biết. Đây chính là cách tốt nhất để tạo nên sự khác biệt đối với sự ô nhiễm nguồn nước đang ngày càng gia tăng.

Hãy nhớ rằng tương lai của nước phụ thuộc vào bạn, đừng sợ hãi khi mình có thể đóng góp một phần vào việc thay đổi thế giới một cách thực sự!!!

(Nguồn: Tham khảo - Dịch)

Từ khóa » Các Ngành Công Nghiệp Gây ô Nhiễm Môi Trường