10 Nguyên Lý Cơ Bản Về Màu Sắc Mà Ai Cũng Nên Biết - RelaxArt.VN
Có thể bạn quan tâm
Không nhất thiết phải học chuyên ngành thiết kế bạn mới có thể hiểu rõ được về màu sắc. Hôm nay RelaxArt sẽ bày cho bạn những nguyên lý cơ bản về màu sắc mà những ai đam mê thiết kế đều cần phải biết.
Sau khi đọc xong bạn nhớ share và lưu lại phòng khi bạn đang phân vân không biết chọn và phối màu như thế nào cho đúng và đẹp mắt nhé.
1. Bánh xe màu sắc.
Bánh xe màu sắc có lẽ là một trong những điều mà bạn đã được học từ bé nhưng không thường xuyên sử dụng nên bạn không nghĩ đến. Tuy nhiên, để hiểu rõ về các màu sắc, chắc bạn cần phủi bụi ký ức đó thôi.
Hiểu một cách đơn giản, bánh xe màu sắc là một vòng tròn được cấu tạo từ 12 màu chủ đạo giúp bạn nhìn ra và biết được màu nào sẽ hợp hay không hợp với màu nào; là công cụ giúp bạn phối màu một cách dễ dàng và chính xác hơn. Nhưng không chỉ đừng lại ở 12 màu chủ đạo, bánh xe màu sắc có thể mở rộng thêm nữa với các sắc độ ( độ đậm nhạt của mỗi màu khi pha thêm màu trắng hoặc đen ) khác nhau.
Bạn đừng lo khi đến đây bạn vẫn chưa nhớ ra bánh xe màu sắc trông như thế nào. Bạn hãy nhìn hình dưới đây nhé.
2. Các màu cơ bản là gì?
Có phải bạn đang thắc mắc “ vì sao bánh xe màu sắc lại có tận 12 màu được vì cầu vồng chỉ có 7 màu thôi mà? “ Nhưng thật đấy, hãy tin RelaxArt đi, trong thực tế là có ít nhất 12 màu trên mỗi bánh xe màu sắc. Đây là cách phân chia của các màu:
Primary Colors (các màu cấp 1): Đỏ, Xanh Dương và Vàng. Đây chính là màu cơ bản. Ba màu này không thể được tạo ra bằng cách pha trộn từ các màu khác. Và theo lý thuyết màu sắc việc pha trộn chúng với nhau theo các tỉ lệ khác nhau sẽ tạo ra tất cả các màu còn lại. Ba màu đó trộn đều cùng tỉ lệ sẽ cho màu đen.
Secondary Colors (các màu cấp 2): Cam, Tím và Xanh Lá. Có thể được tạo ra bằng cách pha trộn từ các màu cấp 1.
Tertiary Colors (các màu cấp 3): yellow-green, blue-green, blue-violet, red-violet, red-orange và yellow-orange. Có thể được tạo ra bằng cách pha trộn từ các màu cấp 1 và 2.
Các màu cấp 1 và 2 ngay lập tức sẽ làm sáng và nổi bật bất kỳ không gian nào.
3. Thay đổi màu sắc với màu trung tính
Khi bạn đã chọn được một màu cơ bản rồi, thì rất dễ để tạo thêm nhiều phiên bản khác của màu đó. Tất cả những gì bạn cần làm là kết hợp màu đã chọn với màu trung tính để làm cho nó sáng hơn hoặc tối hơn. Theo cách nói của các nhà thiết kế nội thất, cách làm đó được biết với những tên sau đây:
Tint: làm một màu nào đó sáng (nhạt) hơn bằng cách pha thêm màu trắng.
Shade: làm một màu nào đó tối (đậm) hơn bằng cách pha thêm màu đen.
Tone: đổi tông một màu nào đó bằng cách pha thêm màu xám.
Tint và shade từ màu gốc là màu vàng.
4. Màu nóng và màu lạnh là những màu như thế nào ?
Đỏ, cam và vàng thường được miêu tả là những màu nóng. Màu nóng với đặc trưng là sự rực rỡ và dường như mang lại cảm giác sống động, gần gũi và ấm cúng cho một không gian.
Ngược lại, xanh dương, tím và nhất là xanh lá là những màu lạnh. Một căn phòng với các màu lạnh luôn mang lại cảm giác thư giãn, nhẹ nhàng và dễ chịu.
Khi chọn màu cho một không gian, bạn cũng nên lưu ý đến kích thước của không gian đó. Nếu sử dụng màu nóng cho một căn phòng nhỏ, hẹp sẽ tạo thêm cảm giác ngột ngạt, gò bó và nếu một căn phòng rộng lớn với màu lạnh sẽ để lại cho người ở một cảm giác hoang vu, lạnh lẽo.
5. Phối màu theo kiểu chọn cặp màu tương phản
Khi phối màu, chọn các cặp màu tương phản là cách đơn giản nhất. Cặp màu tương phản là 2 màu dối diện nhau trong bánh xe màu sắc.
Các cặp màu này có tính tương phản cực cao, tức là tốt nhất chỉ nên dùng với những chi tiết nhỏ mà bạn muốn hướng sự chú ý đến chi tiết đó. Bạn có thể sử dụng để tạo điểm nhấn, sự nổi bật, mang lại thêm sự sống động cho căn phòng.
Nếu chọn cách phối màu này, bạn cần có sự dung hòa của các màu trung tính. Màu trung tính giúp tránh tạo cảm giác bị áp đảo bởi cặp màu tương phản.
6. Phối màu theo kiểu chọn màu tương phản bổ sung
Nếu như bạn thích ý tưởng về cách phối màu theo kiểu chọn cặp màu tương phản nhưng sợ rằng nó hơi quá táo bạo so với thị hiếu của bạn thì phối màu theo kiểu chọn màu tương phản bổ sung là sự lựa cho an toàn cho bạn. Để phối màu theo kiểu này, bạn chỉ cần chọn một màu bất kỳ bạn thích trong bánh xe màu sắc sau đó thay vì chọn màu đối diện thì bạn chọn hai màu bên cạnh màu đối diện đó.
Hai màu này sẽ tạo cảm giác cân bằng cho căn phòng. Bạn vẫn sẽ nhận thấy được sự tương phản của các sắc màu đậm nhạt nhưng bạn sẽ có thể kết hợp được chúng thay vì phụ thuộc vào màu trung tính để làm dịu lại không gian của căn phòng.
Màu tương phản bổ sung sẽ phát huy tác dụng tốt nhất khi bạn chọn một màu cơ bản làm màu chủ đạo. Tuy nhiên, thay vì chỉ Tuy nhiên, thay vì sử dụng màu bão hòa dần, hãy tập trung sử dụng các màu tĩnh. Sau đó, làm nổi bật những chi tiết là điểm nhấn của căn phòng với 2 màu còn lại.
7. Phối màu theo kiểu chọn các màu tương tự (liền kề)
Kiểu phối màu này tức là sử dụng 3 màu nằm cạnh và trông khá giống nhau trên bánh xe màu sắc để phối hợp và bày trí nội thất.
Điểm mấu chốt của kiểu phối màu này chính là tỉ lệ của các màu. Hãy nhớ quy tắc 60-30-10 này nhé: bạn chọn một màu làm chủ đạo (màu này chiếm 60% căn phòng), màu thứ hai dùng để củng cố cho màu chủ đạo (30 % ) và màu còn lại sẽ làm nổi bật những điểm nhấn của căn phòng (10%).
Thú vị hơn, bạn cũng có thể tạo ra một kiểu phối màu tương tự bằng cách dùng thêm các màu trung tính. Chọn một màu bạn thích sau đó thêm màu trung tính vào theo các tỉ lệ khác nhau để tạo thành nhiều sắc thái của màu đó. Cách này còn được gọi là phối màu đơn sắc.
8. Chọn màu phối theo hình tam giác
Đây là bộ ba màu nằm ở các đỉnh của tam giác đều. Bộ ba màu đỏ, xanh và vàng của màu cấp 1 hay cam, tím và xanh lá của màu cấp 2 là một ví dụ hoàn hảo cho khái niệm này.
Kiểu sắp xếp màu sắc màu cực kỳ táo bạo. Do đó là các màu có độ tương phản khá cao và trong sáng nên chúng thường được sử dụng phần lớn là ở các phòng dành cho trẻ em hay khu vực giải trí.
Khi sử dụng các màu này, điều quan trọng là bạn cần chú ý đến những không gian gần đó. Bạn sẽ không muốn dùng quá nhiều những màu kiểu tam giác này đâu vì như vậy sẽ rất rối mắt. Bạn hãy chắc chắn rằng những không gian quanh đó sẽ dịu hơn với các tông màu trung tính.
9. Chọn màu phối theo hình chữ nhật
Sau kiểu phối màu theo hình tam giác thì kiểu chữ nhật này hơi phức tạp hơn một chút. Với 4 màu thì không gian của căn phòng sẽ cân bằng hơn. Bạn xem hình dưới để dễ hình dung hơn nhé.
Ở kiểu phối này, màu nóng và lạnh có vai trò rất quan trọng. Hãy chắc rằng bạn chọn 2 màu nóng và 2 màu lạnh để trang trí cho căn phòng vì như thế sẽ hài hòa và cân bằng hơn là 3 màu nóng và 1 màu lạnh hoặc 3 màu lạnh và 1 màu nóng.
10. Chọn màu phối theo hình vuông
Kiểu phối màu này khá đơn giản. Vẫn là 4 màu nhưng thay vì tập trung chọn 2 cặp màu đối diện nhau như kiểu hình chữ nhật mà chọn các màu cách đều nhau và chính xác là cách nhau 2 màu.
Việc bạn chọn màu nào không thành vấn đề vì trong kiểu này vẫn sẽ bao gồm 1 màu ở màu cấp 1, 1 màu ở màu cấp 2 và 2 màu ở màu bổ sung. Tăng mức độ khác nhau của 4 màu này bằng cách làm cho 2 màu trở nên trung tính hơn và 2 màu còn lại sẽ đậm màu hơn một chút.
Tuy tương tự như kiểu chữ nhật, nhưng thay vì chọn 2 màu nóng và 2 màu lạnh để tạo sự cân bằng thì tốt hơn bạn chọn 1 màu làm màu chủ đạo và 3 màu còn lại sẽ tạo điểm nhấn cho căn phòng.
Từ khóa » Nguyên Lý Màu Sắc
-
Nguyên Lý Màu Sắc - Tất Cả Kiến Thức Cơ Bản Mà Người Mới Học Cần ...
-
Nguyên Lý Cơ Bản Về Màu Sắc | Cộng đồng Designer Việt Nam
-
Lý Thuyết Màu Sắc: Các Nguyên Tắc Cơ Bản Về Màu 2022
-
Nguyên Lý Màu Sắc Trong Thiết Kế: #5 Điều Designer Cần Nắm Chắc
-
Lý Thuyết Cơ Bản Về Màu Sắc Mà Bạn, Chứ Không Riêng Gì Nhà ...
-
Nguyên Lý Cơ Bản Về Màu Sắc Và Phản Ứng Của Mắt Người Với ...
-
Một Số Khái Niệm Về Nguyên Lý Màu Sắc Trong Thiết Kế [phần 1]
-
Nguyên Lý Màu Sắc - MyThuatMS
-
(GÓC KIẾN THỨC) LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ MÀU SẮC
-
Nguyên Lý Màu Sắc - Tất Cả Kiến Thức Cơ Bản Mà Người Mới Học Cần ...
-
Làm Thế Nào để “làm Chủ” Lý Thuyết Màu Sắc? - IDesign
-
06 Nguyên Tắc Phối Màu Cơ Bản Trong Thiết Kế - Color ME
-
Tìm Hiểu Nguyên Lý Màu Sắc Cho Mọi Bảng Phối Màu Hoàn Hảo