10 Thực Phẩm Kiêng Kỵ Thịt Gà Bạn Cần Biết - 10Hay

Những thực phẩm kiêng kỵ thịt gà một phần để bảo toàn chất dinh dưỡng và tác dụng của thịt gà đối với sức khỏe, một phần là để phòng tránh những bệnh tật có thể nảy sinh khi dùng những thực phẩm kỵ nhau. Những biến động hoặc triệu chứng bệnh tật trong cơ thể đôi khi xảy ra mà bạn không rõ nguồn cơn. Một trong những nguyên nhân của nó có thể xuất phát từ việc ăn uống chưa đúng với quy luật. Bởi vậy, bạn nên tham khảo những quan niệm dân gian này trong bài viết của website 10Hay.com giới thiệu đến bạn đọc trong chuyên trang tuần này.

thực phẩm kiêng kỵ thịt gà
Thịt gà không trộn bắp cải, hành sống

Bài viết bạn nên xem để bảo vệ sức khỏe gia đình:

  • 10 tác dụng của trái chuối với sức khỏe con người
  • 10 website sức khỏe nổi tiếng nhất Việt Nam
  • 10 dịch vụ tư vấn và chăm sóc sức khỏe online

1. Thịt gà không trộn bắp cải, hành sống

Vẫn dựa trên tính chất mà Đông y cho rằng thịt gà với tỏi, bắp cải và hành sống trong cùng một món gỏi, nấu canh hay xào. Bởi trong bắp cải và hành sống cam hàn, trong khi đó thịt gà lại vốn cam ôn. Bởi vậy những thực phẩm này khi phối hợp với nhau sẽ sinh ra hiện tượng hàn nhiệt giao tranh, có thể gây ra những tổn thương khí huyết cho người ăn nếu ăn nhiều. Trong trường hợp đã trót ăn mà sinh bệnh thì nấu nước lá dâu uống để giải độc.

2. Trứng gà kỵ sữa đậu nành hay thịt ba ba

Sữa đậu nành có men protidaza kiềm chế các protein trong trứng gà, cản trở tiêu hóa, gây khó tiêu, đầy bụng. Thịt ba ba chứa nhiều hoạt chất sinh học, trứng gà là đạm chất lượng cao, hai thứ ăn chung sẽ dẫn đến chất đạm biến chất; làm giảm giá trị dinh dưỡng, thai phụ và sản phụ không nên ăn.

3. Không sử dụng hạt mè trong món thịt gà

Tính về tính vị, hạt mè vị ngọt có tác dụng dưỡng can, dưỡng huyết khu phong nên khó kết hợp với thịt gà bởi không hợp mùi vị làm tăng hương vị hấp dẫn cho món ăn. Hơn nữa, thịt gà kiêng kỵ hạt mè rang vàng bởi sẽ sinh chứng chóng mặt, ù tai, ngứa ngáy… sau khi ăn cho nên người ta thường dùng đậu phộng rang vàng, giã nhỏ khi muốn làm tăng mùi vị cho món gỏi gà, thịt gà kho ngon miệng hơn.

4. Rau kinh giới thực phẩm kiêng kỵ thịt gà

Thông thường, các bà nội trợ dùng rau răm tính nóng ấm và tăng hương vị cho món gỏi thịt gà mà không dùng rau kinh giới mặc dù kinh giới vị cay, tính ấm, tác dụng ngăn không cho phong khí tụ, hạ ứ huyết. Nếu 2 loại thực phẩm trên ăn cùng thịt gà sẽ sinh chứng chóng mặt, run khắp người, khó chịu trong nãoTrong trường hợp đã trót ăn cùng nhau mà gặp hiện tượng trên thì nấu nước cam thảo uống để giải độc.

5. Hạn chế dùng xôi gà quá nhiều

Đây là món ăn phố biến ở tất cả các vùng miền của Việt Nam nhưng thịt gà, cơm nếp đều có vị ngọt, tính ấm khi kết hợp với nhau sẽ tạo cơ hội phát sinh sán dây, sán sơ mít rất nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng. Do đó, những ai có thói quen thích ăn cơm nếp với thịt gà thì nên từ bỏ ngay từ bây giờ nếu không muốn cơ thể của mình dùng để cho sán làm tổ khi ăn quá nhiều. Cho nên, Đông y khuyên rằng nếu chẳng may mắc chứng này thì lấy cơm nếp đốt cháy ăn sẽ khỏi.

6. Thịt gà và thịt chó

Thịt chó và gan chó có tính đại nhiệt trong khi thịt gà tính cam ôn. Nếu kết hợp thịt gà và thịt chó với nhau sẽ gặp chứng úng khí mà sinh kiết lỵ. Cho nên, bạn không nên dọn trong một mâm cỗ hai món thịt gà và thịt chó hay nấu hai loại thực phẩm này cùng nhau. Nếu đã trót ăn cùng nhau mà gặp bệnh trên thì uống nước cam thảo để giải độc.

7.  Thịt gà và rau răm

Rau răm có tác dụng rất tốt về tăng cường cơ bắp, thị lực và mùi thơm ngon khi kết hợp thịt gà trong các món trộn. Tuy nhiên, hậu quả của việc ăn nhiều rau răm khiến nam giới bị giảm ham muốn tình dục mà khi kết hợp với thịt gà thì rau răm và thịt gà lại tạo nên chất có hại cho hệ tiêu hóa.

8. Thịt gà kiêng kị tôm tươi

Cả thịt gà và tôm đều có tính ôn nên khi kết hợp với nhau sẽ gây nên hiện tượng động phong – ngứa ngáy khắp người. Nếu đã trót ăn mà gặp hậu quả như trên thì có thể nấu nướng kinh giới uống để giải độc. Các bà mẹ nên chú ý khi chế biến món ăn cho trẻ nhỏ hay nấu ăn trong gia đình để hạn chế tối đa việc kiêng kỵ này.

9. Thịt gà kiêng kỵ tẩm ướp hay xào nấu với tỏi

Các bà nội trợ thường có thói quen tẩm ướp thịt gia cầm trước khi xào nấu nhưng ít ai để ý rằng tỏi là loại gia vị không nên kết hợp trong nấu nướng. Tuy nhiên, theo giới Đông Y thì thịt gà tính ngọt, ấm; tỏi tính nhiệt; hành tính hàn nếu kết hợp với nhau sẽ khiến tăng nhiệt hay nóng lạnh giao tranh khiến khí huyết bị tổn thương. Cho nên, tốt nhất là dùng tiêu làm gia vị chính trong các món gà ưa thích của bạn nhé.

10. Mận dùng làm món tráng miệng sau khi dùng thịt gà

Mận tính ôn sáp, nếu ăn với thịt gà sẽ sinh chứng hoắc loạn (thổ tả) ngược tật (sốt nóng sốt rét). Các bà nội trợ cần chú ý khi lựa chọn trái cây khi sử dụng thịt gà làm thực phẩm chính trong các món ăn ngon của gia đình ngày cuối tuần hay hằng ngày. Nếu trót ăn cùng nhau mà sinh ra bệnh thì nấu nước sơn tra uống để giải.

Các thực phẩm kiêng kỵ thịt gà bạn nên biết để không nhầm lẫn trong khi chế biến món ăn cho gia đình hằng ngày. Bởi vì rất nhiều sự kết hợp sai trong khi ăn thịt gà gây nên những tác dụng không mong muốn, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bạn. Không chỉ cần phải tránh thực phẩm kiêng kỵ thịt gà mà những người có chứng dị ứng, cao huyết áp, bị sẹo lồi, người đang bị bệnh thủy đậu thì không nên ăn thịt gà vì rất có hại.

Hãy cùng 10Hay chia sẻ những thông tin bổ ích, kinh nghiệm thiết thực cho cuộc sống bằng cách share bài viết cho mọi người cùng tham khảo nhé. Ngoài ra các bạn có thể comment ý kiến mình phía dưới để giúp 10Hay hoàn thiện hơn.

Các bạn có thể tìm hiểu thêm một số bài viết để có cách bảo vệ sức khỏe của mình và người thân:

  • 10 dịch vụ tư vấn và chăm sóc sức khỏe online
  • 10 việc làm có hại cho sức khỏe của bạn
  • 10 cách tăng cường sức khỏe tăng sức đề kháng

Từ khóa » Sữa đậu Nành Và Thịt Gà