10+ Thức Uống Tốt Cho Bà Bầu, Thai Nhi [Tự Làm Tại Nhà]
Có thể bạn quan tâm
Nước chanh, nước ép cà rốt hay sinh tố hoa quả đều là những thức uống tốt cho bà bầu và thai nhi được khuyến cáo sử dụng thường xuyên trong thai kỳ. Chỉ cần một chút khóe léo, chị em có thể tự làm cho mình một ly nước vừa ngon miệng, vừa đầy đủ chất dinh dưỡng ngay tại nhà.
Tầm quan trọng của nước với sức khỏe bà bầu
Chất lỏng rất cần thiết cho sức khỏe. Việc bổ sung đầy đủ nước trong thai kỳ càng trở nên đặc biệt hơn bao giờ hết. Tất cả phụ nữ đều được khuyến cáo nên uống nhiều nước khi mang thai vì những lợi ích mà nó mang lại cho sức khỏe như:
- Nước giúp duy trì hoạt động của các cơ quan nội tạng
- Ngăn ngừa tình trạng khử nước. Đây là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt các vấn đề trong thai kỳ như đau đầu, nôn ói, chuột rút cơ bắp, phù nề, co bóp dạ con dẫn đến sảy thai.
- Giải nhiệt, chống ợ nóng, bốc hỏa, táo bón trong thai kỳ
- Giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh ốm nghén, chống mất nước do nôn ói quá nhiều
- Tạo ối cho thai nhi phát triển
- Kích thích tuyến sữa hoạt động trong những tháng cuối của thai kỳ
- Giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ khi mang thai
Mỗi ngày, cơ thể bà bầu cần được đáp ứng khoảng 3 lít nước. Trường hợp vận động mạnh, cơ thể ra nhiều mồ hôi hoặc thời tiết nóng lực thì lượng nước uống trong ngày có thể tăng lên tùy theo nhu cầu của cơ thể.
10+ thức uống tốt cho bà bầu
Bên cạnh nước khoáng, nước đun sôi để nguội, bà bầu có thể bổ sung chất lỏng cho cơ thể thông qua các loại nước trái cây, trà thảo mộc, sữa hạt, sinh tố hay nước ép rau củ quả. Tránh sử dụng các loại thức uống chứa cồn, caffein hay nước ngọt vì chúng không tốt cho sức khỏe và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi.
1. Nước ép cà rốt
Đứng đầu trong danh sách các loại nước ép tốt cho bà bầu đó chính là nước cà rốt. Thức uống này bổ sung rất nhiều dưỡng chất có lợi cho phụ nữ mang thai.
Trước hết cần kể đến hàm lượng canxi dồi dào có trong nước ép cà rốt. Uống một ly nước ép từ củ cà rốt có thể cung cấp cho bà bầu phần lớn nhu cầu canxi trong ngày. Ngoài ra, thành phần Phytochemicals được tìm thấy trong nước ép cà rốt còn có tác dụng thải độc, làm sạch gan, tăng cường chức năng hoạt động của tuyến giáp. Trong khi đó, các thành phần khác có trong thức uống này như beta-carotene, vitamin C & E còn giúp chống oxy hóa, phát triển thị lực cho thai nhi và tăng sức đề kháng cho bà bầu.
Để tận dụng được những lợi ích tuyệt vời trên, mỗi tuần bà bầu nên uống 2 – 3 ly nước ép cà rốt. Lượng cà rốt sử dụng mỗi lần không nên vượt quá 150 gram vì nếu lạm dụng quá mức có thể gây vàng da và một số tác dụng phụ khác. Mẹ bầu có thể uống nước ép cà rốt nguyên chất hoặc phối hợp cùng các loại rau củ quả khác để thay đổi khẩu vị.
Cách làm nước ép cà rốt:
- Chuẩn bị: 150 gram cà rốt, 1 hộp sữa tươi có đường
- Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch
- Bỏ vào máy ép lấy nước cốt. Trường hợp sử dụng máy xay sinh tố thì cần cắt nhỏ cho dễ xay
- Đổ nước ép cà rốt ra ly, thêm sữa tươi vào
- Quậy đều hỗn hợp và thưởng thức
- Thay vì dùng sữa tươi, mẹ có thể pha nước ép cà rốt chung với cam vắt cũng khá ngon miệng
2. Nước ép lựu
Nước ép lựu đặc biệt tốt cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu. Chứa một lượng lớn vitamin C, lựu có khả năng chống oxy hóa mạnh, bảo vệ thai nhi khỏi tác hại của gốc tự do, giảm các chứng viêm trong cơ thể và tăng cường khả năng miễn dịch cho mẹ.
Một ly nước ép lựu cung cấp khoảng 26,1 mcg vitamin K. Loại vitamin này rất cần thiết cho sự phát triển khung xương của thai nhi, đồng thời hỗ trợ cho quá trình đông máu.
Đặc biệt, nước ép lựu còn cung cấp nhiều kali và folate. Chúng có tác dụng tích cực trong việc ngăn ngừa hội chứng chuột rút, ngăn ngừa dị tật bẩm sinh cho thai nhi, giúp phát triển trí thông minh cho trẻ ngay từ trong bụng mẹ, đồng thời đảm bảo lưu lượng máu ổn định cho bà bầu trong suốt thai kỳ.
Cách làm nước ép lựu
- Chuẩn bị 3 quả lựu. Chị em nên sử dụng lựu đỏ để nước ép có màu sắc đẹp hơn
- Trước tiên, hãy tách vỏ lựu lấy hạt
- Bỏ lựu vào máy ép lấy nước
- Thêm đá hoặc bỏ vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 20 phút mẹ bầu đã có ngay một ly nước ép vừa mát lạnh, vừa giàu giá trị dinh dưỡng.
** Lưu ý khi dùng nước ép lựu
- Hạn chế cho thêm đường vì lựu đã có sẵn vị ngọt tự nhiên
- Cẩn thận tách hết vỏ lựu trước khi ép vì trong vỏ có chứa chất gây kích thích co bóp tử cung không tốt cho bà bầu.
- Nước ép lựu chứa nhiều calories nên mỗi lần chị em chỉ nên uống 1 ly nhỏ
- Tránh uống loại nước ép này nếu đang dùng thuốc điều trị bệnh cao huyết áp, thuốc giảm loãng máu hay thuốc ức chế ACE.
3. Sữa hạt óc chó
Nhắc đến các thức uống tốt cho bà bầu thì không thể thiếu sữa hạt óc chó. Đây là một trong những loại sữa hạt tốt nhất cho bà bầu.
Sữa óc chó nổi tiếng là chứa nhiều omega 3. Đây là một loại chất béo lành mạnh có khả năng chống viêm, tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng giúp em bé tăng cân đều đặn, đồng thời phát triển trí não cho thai nhi. Ngoài ra, sữa óc chó còn cung cấp nhiều axit folic và protein – những dưỡng chất vô cùng quan trọng cho cả mẹ và bé.
Trường hợp đang bị ốm nghén, mẹ bầu cũng được khuyến cáo nên thường xuyên uống sữa hạt óc chó để bổ sung năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể, chống mệt mỏi.
Cách làm sữa từ hạt óc chó cho bà bầu:
- Chuẩn bị 1 lạng hạt óc chó, 15 gram đường trắng và 1 lít nước đun sôi để nguội
- Giã hạt óc chó cho hơi dập rồi bỏ vào máy xay chung với nước đến khi nhuyễn mịn
- Lọc hỗn hợp qua rây để loại bỏ tạp chất
- Bỏ sữa vào nồi, đun trên lửa nhỏ cho sôi rồi mới thêm đường vào
- Quậy cho đường tan hoàn toàn, để nguội và thưởng thức
- Mỗi ngày uống một ly sữa hạt óc chó mẹ bầu sẽ không phải lo thiếu hụt dưỡng chất trong thai kỳ.
4. Nước ép nho
Nước ép nho cũng được khuyến khích sử dụng trong thai kỳ vì nó chứa vô số các dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển bình thường của thai nhi. Thức uống này trước hết cung cấp nhiều axit folic cho mẹ bầu – một dưỡng chất tham gia vào quá trình hình thành nên các tế bào trong não bộ và ngăn ngừa dị tật bẩm sinh trong ống thần kinh của trẻ.
Thường xuyên uống nước ép nho cũng chính là cách đơn giản để mẹ bầu cung cấp các loại vitamin A, B, C tự nhiên cho cơ thể. Chúng giúp thai nhi phát triển tốt về thị lực, trí não và gúp mẹ có sức đề kháng tốt hơn khi bị các tác nhân gây bệnh tấn công.
Với vị chua ngọt hấp dẫn, nước ép lựu còn là thức uống lý tưởng cho bà bầu bị ốm nghén. Nó giúp giảm cảm giác nhạt miệng, buồn nôn cho mẹ và bù đắp lượng nước đã mất cho cơ thể khi bị nôn ói quá nhiều.
Cách làm nước ép nho
- Chuẩn bị: 250g nho, 1 thìa hạt chia và đường trắng
- Rửa nho cho sạch rồi ngâm trong nước muối pha loãng 15 phút
- Ép nho lấy nước cốt
- Bỏ ra ly, thêm hạt chia và một ít đường cát vào cho đủ ngọt là có thể thưởng thức được.
5. Nước chanh
Nhắc đến các thức uống tốt cho bà bầu không thể thiếu nước chanh. Loại nước này bổ sung cho mẹ bầu nhiều vitamin C, B6 và nhiều loại khoáng tố như folate, phốt pho, magiê, magan. Chúng mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu như:
- Ngăn ngừa và cải thiện các triệu chứng của ốm nghén
- Cân bằng nồng độ PH trong máu giúp đảm bảo lượng oxy được cung cấp cho thai nhi
- Giảm nguy cơ bị phù chân
- Giữ nước cho cơ thể, ngăn ngừa táo bón
- Bảo vệ sức khỏe xương khớp cho mẹ, giúp hệ cơ xương khớp của thai nhi phát triển tốt
- Nuôi dưỡng các tế bào thần kinh của em bé trong bụng
- Nâng cao sức đề kháng cho mẹ, giảm nguy cơ bị cảm cúm hoặc các chứng viêm nhiễm trong thai kỳ.
Mỗi sáng, uống một ly nước chanh ấm còn giúp làm sạch ruột, bổ sung năng lượng và đào thải độc tố cho mẹ bầu. Chị em có thể thêm vào ly nước chanh 2 thìa mật ong nguyên chất để bổ sung thêm nhiều khoáng tố cho cơ thể.
** Lưu ý:
- Không uống nước chanh khi đói bụng làm tăng axit trong dạ dày
- Tránh uống nước chanh đậm đặc khi chưa pha loãng với nước
- Uống nước chanh vào buổi tối có thể khiến mẹ bầu bị khó ngủ do chanh chứa nhiều vitamin C
- Sử dụng nước chanh sau khi ăn khoảng 30 phút – 1 tiếng để tránh gây hại cho dạ dày và không làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn.
6. Sinh tố việt quất
Sở hữu hàm lượng cao chất xơ, các vitamin B2, B6, C, K, E, protein, lipid và amino axit, sinh tố việt quất đã trở thành thức uống lý tưởng cho bà bầu. Mỗi tuần, duy trì uống 2 – 3 ly sinh tốt việt quất hoặc nước ép từ loại trái cây này có thể giúp mẹ bầu cải thiện trí nhớ, tăng cường chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa, tim mạch, giảm nguy cơ mắc ung thư, đồng thời phát triển trí thông minh cho trẻ ngay từ trong bụng mẹ.
Bên cạnh đó, sinh tố việt quất còn giúp chống lão hóa da, ngăn ngừa mụn, giảm rụng tóc và chống lại sự hình thành của các vết rạn da thường gặp ở phụ nữ mang thai 3 tháng cuối.
Hiện nay, quả việt quất bán trên thị trường hầu hết đều là hàng ngoại nhập. Bà bầu nên lựa chọn các địa chỉ uy tín để mua được trái cây sạch đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Khi dùng nên loại bỏ những quả có dấu hiệu bị hư, thối và rửa sạch với nước muối.
Cách làm sinh tố việt quất cho bà bầu:
- Chuẩn bị: 100g việt quất, 20ml sữa tươi, 2 thìa mật ong, 2 thìa sữa đặc, đá bi
- Việt quất sau khi rửa sạch bỏ vào máy xay cùng các nguyên liệu còn lại. Có thể thêm đá hoặc không tùy sở thích
- Xay đến khi được hỗn hợp nhuyễn mịn
- Cuối cùng bà bầu chỉ việc đổ sinh tố ra ly là có thể dùng được
- Để thay đổi khẩu vị, mẹ có thể xay sinh tố việt quất chung với dâu tây, quả mâm xôi hay lá bạc hà.
7. Nước ép củ dền
Nước ép củ dền chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Bao gồm nhiều loại vitamin và dưỡng chất tốt cho cả mẹ và thai nhi như Carbohydrate, chất béo lành mạnh, axit folic, sắt, mangan, omega 3, vitamin C, protein, kali.
Sự kết hợp giữa các chất trên mang đến nhiều lợi ích không tưởng cho phụ nữ mang thai như:
- Tăng cường chức năng thải độc của gan, giảm mệt mỏi, cải thiện sức khỏe cho lá gan, ngăn ngừa mụn nhọt, mụn trứng cá cho bà bầu.
- Giảm nguy cơ bị ung thư
- Hạ cholesterol máu
- Bảo vệ sức khỏe tim mạch cho mẹ
- Kích thích sản xuất tế bào hồng cầu
- Ngăn ngừa dị tật thai nhi
- Chống đau khớp, đau lưng, phù chân
- Tăng khả năng miễn dịch của bà bầu
Với những tác dụng tuyệt vời trên, nước ép củ dền đã được xếp vào top các loại thức uống tốt cho bà bầu được nhiều chị em ưa chuộng. Tuy nhiên, chị em không nên uống hàng ngày bởi sử dụng quá nhiều nước ép củ dền có thể gây ra một số tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn, hạ huyết áp. Hãy bắt đầu tập uống nước ép củ dền với lượng vừa phải, sau đó tăng dần lên 2 – 3 lần trong tuần.
Cách làm nước ép củ dền:
- Chuẩn bị 50 gram củ dền, 2 thìa đường
- Gọt vỏ củ dền, rửa sạch
- Bỏ vào máy xay hoặc ép trực tiếp lấy nước
- Cuối cùng thêm một ít đường vào cho vừa khẩu vị rồi uống
8. Sinh tố kiwi
Trong suốt thời gian mang thai, bà bầu nên thường xuyên ăn kiwi hoặc thêm sinh tố kiwi vào trong chế độ ăn. Trong thức uống này chứa một lượng đáng kể axit folic – một chất quan trọng cho sự phát triển trí não và ngăn ngừa dị tật ống thần kinh cho thai nhi.
Nghiên cứu thành phần hóa học của kiwi, các nhà dinh dưỡng cũng phát hiện ra cứ ăn 100g kiwi bà bầu đã cung cấp cho cơ thể đến 90mg vitamin C. Loại vitamin này giúp mẹ bầu chống nhiễm khuẩn trong thai kỳ, giảm bớt mệt mỏi và có sức đề kháng tốt hơn.
Ngoài ra, sinh tố kiwi còn là nguồn cung cấp nhiều dưỡng chất quý giá cho bà bầu và thai nhi. Bao gồm: Vitamin E, Ca, Mg, K. Nếu mẹ muốn thai nhi phát triển bình thường và thông minh hơn sau khi trào đời thì không nên bỏ qua thức uống này.
Cách làm sinh tố kiwi:
- Chuẩn bị: 3 quả kiwi, 200ml sữa tươi, 3 thìa đường, một ít đá bào ( có thể có hoặc không)
- Gọt vỏ kiwi, cắt nhỏ cho dễ xay
- Tiếp theo, bỏ kiwi cùng với các nguyên liệu còn lại vào máy xay chung trong vài phút
- Rót ra ly, sử dụng một ít lá bạc hà trang bí bên trên cho ly sinh tố thêm hấp dẫn và có hương vị ngon hơn.
9. Nước ép táo
Thêm một thức uống tốt cho bà bầu và thai nhi chị em nên thêm vào thực đơn đó chính là nước ép táo. Ngoài việc ăn 1 quả táo mỗi ngày, các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến khích bà bầu nên thường xuyên uống nước ép táo để bổ sung chất xơ, vitamin B, axit folic và nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.
Nước ép táo cũng cung cấp một lượng lớn vitamin C cho cơ thể. Lượng vitamin C được tìm thấy trong loại nước ép này cao gấp 7 lần so với nước cam.
Các dưỡng chất được tìm thấy trong nước ép táo có thể giúp tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa nhiễm trùng, giảm cholesterol trong máu cho bà bầu. Đối với thai nhi, thức uống này giúp hoàn thiện khung xương khớp, ngăn ngừa dị tật bẩm sinh và tạo điều kiện để hệ miễn dịch của thai nhi phát triển hoàn thiện.
Cách làm nước ép táo cho bà bầu:
- Chuẩn bị 2 quả táo, 1/2 quả chanh, 50g đường
- Táo gọt vỏ, bỏ hột, đem ép lấy nước cốt
- Rót nước táo vào ly, vắt nước cốt chanh vào
- Quậy đều hỗn hợp chung với lượng đường đã chuẩn bị cho nước ép có độ ngọt vừa phải
- Trường hợp bị khó tiêu, đầy bụng, chị em có thể ép táo chung với 1 ít gừng tươi giúp tiêu hóa tốt hơn.
10. Nước ép bưởi – thức uống tốt cho bà bầu
Nếu đang tìm kiếm một loại thức uống an toàn và có lợi cho thai kỳ, mẹ có thể cân nhắc sử dụng nước ép bưởi. Nghiên cứu cho thấy, thói quen uống nước ép bưởi có thể giúp mẹ bầu giảm thiểu nguy cơ bị vỡ ối sớm. Thức uống này cũng bổ sung hàm lượng vitamin C dồi dào giúp tăng khả năng hấp thu sắt, cải thiện sức đề kháng cho mẹ.ư
Sự thay đổi hormone trong thai kỳ có thể ức chế hoạt động của nhu động ruột khiến cho mẹ bầu bị táo bón. Uống 1 ly nước ép buổi mỗi ngày có thể giúp mẹ đi cầu đều đặn và dễ dàng hơn. Hơn nữa, đây cũng là thức uống có tác dụng giải khát, thải độc tuyệt vời cho cơ thể.
Việc chế biến nước ép bưởi dường như khá dễ dàng nhưng nếu không khéo léo, nước bưởi rất dễ bị đắng. Mẹ có thể thực hiện theo hướng dẫn dưới đây để có được một ly nước ép ngon miệng, dễ uống.
Cách làm nước ép bưởi:
- Chuẩn bị: 1 quả bưởi, 20g đường cát. Tránh dùng bưởi non
- Bưởi gọt hết lớp vỏ bên ngoài rồi lột sạch cả lớp vỏ lụa và cùi xung quanh múi
- Bỏ hột, lần lượt ép từng tép bưởi lấy nước
- Thêm đường cát vào nước ép bưởi, quậy tan rồi uống ngay. Tránh để lâu khiến nước ép bưởi có vị đắng và mất chất dinh dưỡng.
11. Các loại nước khác
Ngoài danh sách các thức uống tốt cho bà bầu kể trên, chị em có thể xen kẽ các thức uống dưới đây vào thực đơn để thay đổi khẩu vị:
- Nước cam ép: Chứa nhiều vitamin C, folate, sắt, kẽm và vitamin C, nước cam ép cũng là thức uống lý tưởng cho mẹ. Đây chính là phương thuốc tự nhiên giúp mẹ bầu chống lại các chứng cảm cúm, cảm lạnh, ngăn ngừa thiếu máu và giảm nguy cơ bị dị ứng khi trẻ trào đời.
- Nước dâu: Nước ép từ dâu tây có tác dụng chống oxy hóa, làm đẹp da, giảm sự xuất hiện của các vết rạn. Thức uống này cũng cung cấp nhiều vitamin C không thua kém gì nước cam hay nước chanh.
- Nước ổi: Sử dụng nước ép ổi thường xuyên giúp mẹ bầu kiểm soát được huyết áp, ổn định đường trong máu, đồng thời chống tăng cân quá nhanh trong thai kỳ.
- Sữa tươi: Nếu mẹ bầu đang ngán ngẩm với các loại sữa công thức thì sữa tươi chính là sự thay thế tuyệt vời. Mẹ có thể sử dụng sữa tươi không đường để
5/5 - (1 bình chọn)Có thể bạn chưa biết
- Những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai
- Những thực phẩm tốt cho bà bầu + thai nhi nên ăn
Từ khóa » Các Loại Nước Giải Khát Tốt Cho Bà Bầu
-
Top 13 Nước Uống Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng đầu Giải Khát An Toàn
-
10 Loại Nước Uống Tốt Cho Thai Phụ Và Thai Nhi - Báo Thanh Niên
-
Top Các Loại Nước Uống Tốt Cho Bà Bầu Trong 3 Tháng đầu - Eva
-
7 Loại Nước Trái Cây Tốt Cho Mẹ Bầu Không Thể Không Thử - Hello Bacsi
-
Các Loại Nước Uống Tốt Cho Bà Bầu - Procare
-
Bật Mí Những Loại Nước Uống Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối
-
Các Loại Nước Uống Tốt Cho Bà Bầu Giúp Thai Nhi Khỏe Mạnh
-
Top 4 Loại Nước Uống Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng đầu
-
Bầu 3 Tháng đầu Nên Uống Nước Gì? – 5 Gợi ý TỐT Cho Mẹ Bầu
-
7 Loại Nước Uống Tốt Cho Bà Bầu Trong Những Ngày Hè Nóng Nực
-
6 Loại đồ Uống Bà Bầu Cần Tránh Xa
-
Tốp 8 Loại Thức Uống Giải Nhiệt Ngày Hè Cho Mẹ Bầu
-
[TỔNG HỢP] 13 Loại Nước Trái Cây Tốt Cho Phụ Nữ Mang Thai
-
9 Thức Uống Giải Nhiệt Cho Bà Bầu CẤP TỐC Vào Mùa Hè HIỆU QUẢ!