11 Loại Bệnh Của Hoa Hồng Thường Gặp Nhất - 1989 JSC
Có thể bạn quan tâm
Bệnh ở hoa hồng thường diễn ra liên tục khiến cho cây héo lá và chết cây? Vậy nguyên nhân do đâu? Tham khảo ngay bài viết 11 loại bệnh của hoa hồng thường gặp để tìm cách phòng tránh và chữa bệnh cho cây nhé!
Nguyên nhân gây bệnh ở cây hoa hồng thường gặp
Hoa hồng có rất đa dạng chủng loại và được trồng phổ biến ở các khu vườn hoa kiểng, sân vườn nhà phố thêm phần rực rỡ sắc màu. Thế nhưng, đây cũng là loại hoa dễ mắc các bệnh gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển. Vì vậy, người làm vườn, chăm hoa cần tìm hiểu các tác nhân gây ra bệnh. Từ đó tìm phương pháp khắc phục thích hợp.
Nguyên nhân đầu tiên dễ thấy cây xuất hiện bệnh nhất là do chế độ chăm sóc cây. Nếu cây không được chăm sóc chu đáo sẽ dễ mắc phải bệnh tật. Thêm vào đó, yếu tố thời tiết cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh phổ biến của hoa hồng.
Thông thường, các thời điểm trong năm cây đều dễ dàng mắc sâu hại. NHƯNG, vào thời điểm mùa mưa hoặc chuyển sang xuân là lúc mà sâu bệnh dễ sinh sôi nhất. Lúc này độ ẩm trong không khí cao, nhiệt độ thấp là điều kiện phù hợp để các loại sâu bệnh, nấm hại phát triển mạnh.
>>> Tìm hiểu thêm: Cách Chọn Chậu Trồng Cây Hoa Hồng Cho Từng Loại
Các loại bệnh của hoa hồng thường gặp
1. Bệnh vàng lá
Cây mắc bệnh này thường dễ phát hiện nhất khi lá bị vàng vọt. Nguyên nhân dẫn đến loại bệnh này do tình trạng dư kiềm hoặc thiếu sắt, đất dễ úng.
Bệnh vàng lá
Biện pháp xử lý là tiến hành cải tạo và thay đất trồng. Đất được chọn cần đảm bảo đủ dưỡng chất và được thêm phân hữu cơ, than bùn. Bạn có thể tự phối trộn từ đất thịt organic cùng với giá thể hoặc dùng đất trồng hoa hồng trộn sẵn để tiết kiệm thời gian.
Thêm vào đó, bạn cần bổ sung thêm một số loại phân bổ sung axit để làm giảm lượng kiềm trong đất.
2. Bệnh của hoa hồng thường gặp - bệnh cháy lá
Khi thời tiết nắng nóng dễ dẫn đến hoa hồng bị cháy lá. Với độ ẩm thấp, nhiệt độ khá cao chính là nguyên nhân gây ra bệnh cháy lá ở hoa hồng. Cho dù những giống hoa hồng đã được nâng cao sức khỏe với các bệnh lý nhưng thời tiết gay gắt của mùa hè, ít nhiều làm cây bị ảnh hưởng.
Bệnh cháy lá
Dấu hiệu của bệnh này thường thể hiện rất rõ. Lá cây sẽ dần bị nhạt dần, chuyển sang màu nâu vàng và rụng lá. Đa số lá cây sẽ bị cháy khô dần ở rìa mép lá sau đó rơi rụng dần. Các lá non và hoa cũng sẽ có dấu hiệu héo rũ xuống. Lúc này lá cây đã mất dần chất diệp lục nên khả năng quang hợp giảm dần. Thời gian dài nó sẽ gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây hoa hồng, khiến cây bị còi, yếu ớt.
3. Bệnh bọ trĩ hoa hồng
Trong số các bệnh của hoa hồng thường gặp thì không thể nhắc bệnh bọ trĩ. Nguyên nhân dẫn đến loại bệnh này là do bọ trĩ có kích thước nhỏ. Nó thường sống trú ẩn ở dưới mặt lá làm lá xoăn lại.
Bệnh bọ trĩ dưới mặt lá
Bọ trĩ sau khi xâm hại cây hoa hồng sẽ tiến hành hút nhựa non ở các lá non, lá trưởng thành và hoa. Vì thế, khi cây hoa hồng bị bệnh bọ trĩ thường có biểu hiện các lá nụ bị xăm, đứt cánh hoặc cụt đọt .
Đồng thời, hoa cũng sẽ bị ảnh hưởng khiến bông khi nở có kích cỡ nhỏ, màu sắc nhạt. Hoa có thể nở chậm hơn so với mùa vụ hoặc không nở. Khi phát hiện bệnh cần tìm phương pháp xử lý ngay để tránh bị lây sang những cây cảnh khác.
4. Lá cây bị đốm đen
Bệnh lá bị đốm đen là bệnh do gây ra bởi 1 loại nấm. Khí hậu ẩm ướt hoặc ấm áp là điều kiện thuận lợi để nấm hại sinh sôi.
Dấu hiệu thấy rõ của căn bệnh này đó là xuất hiện những đốm lá màu đen có kích cỡ to nhỏ khác nhau. Vấn đề bệnh của cây sẽ nặng hơn khi các đốm đen sẽ có cạnh bị đục lỗ với đường kính khoảng 15mm.
Bệnh lá đốm đen
Đây là một loại bệnh thường gặp nhưng không nặng đến mức khiến cây bị chết. Thế nhưng, khi cây hoa hồng mắc phải bệnh này thì sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng sinh trưởng và phát triển. Từ đó dễ dàng gặp các bệnh khác và khiến cây bị còi cọc.
5. Bệnh của hoa hồng thường gặp - Hoa hồng bị khô cành
Nhiều người “nông dân đô thị” làm vườn hoa hồng khi phát hiện cây bị bệnh khô cành thường nghĩ đây chỉ là bệnh lý thường thấy ở cây. Thế nhưng nếu không có biện pháp xử lý kịp thời và để cây bị trong suốt thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của hoa hồng.
Bệnh hoa hồng khô cành
Dấu hiệu của bệnh khô cành đó chính là thân cây xuất hiện nhiều đốm nhỏ màu nâu vàng ở thân. Đi theo với đó là hiện tượng lá cây bị khô héo, rũ xuống, yếu ớt. Tình trạng nặng hơn thì thân cây sẽ chuyển dần sang đen hoặc xanh. Nếu không phát hiện và xử lý kịp thời thì cây sẽ bị lá héo, khô cành khó phục hồi. Cây dần dần bị héo úa, không phát triển và chết.
6. Bệnh rỉ sắt (Rust)
Bệnh hoa hồng thường gặp với dân trồng hoa hồng đó là bệnh rỉ sắt. Căn bệnh thường được phát hiện do vi trùng nấm Phragmidium mucronatum xâm hại. Khi nhiệt độ thấp, thời tiết lạnh khoảng 16-23 độ chính là điều kiện thích hợp để nấm bệnh phát triển.
Bệnh rĩ sắt
Dấu hiệu của bệnh rỉ sắt ở hoa hồng đó là xuất hiện những chấm màu nhỏ vàng và nâu. Thời gian về sau thì những chấm nhỏ này chuyển dần sang màu vàng cam hơi đỏ. Nó sẽ nằm chủ yếu ở dưới mặt lá và che phủ toàn bộ bề mặt dưới lá. Nó sẽ gây ảnh hưởng đến phần lá của cây hoa hồng khiến mất đi khả năng tổng hợp dinh dưỡng. Dần dần gây ảnh hưởng sang hoa và khiến hoa hồng khi nở không đẹp như bạn muốn
7. Bệnh nhện đỏ hoa hồng
Bệnh nhện đỏ hoa hồng được phát triển từ loài rệp trích hút nhựa cây. Con nhện đỏ này có kích thước nhỏ và có màu hồng hoặc đỏ. Chúng ta vẫn có thể thấy được chúng, nhưng cần dùng kính lúp hỗ trợ thêm.
Bệnh nhện đỏ
Cách sinh tồn của loại nhện này là chúng giăng tơ và tiến hành hút nhựa cây hoa hồng để nuôi dưỡng cơ thể. Sau khi trưởng thành hơn chính là thời điểm phù hợp để chúng phá hoại cây. Chúng sẽ dùng vòi của mình chích vào bề mặt trước và sau lá, khiến lá nhanh chóng chuyển màu nhạt, vàng đi. Về lâu về dài, cây sẽ bị mất đi dưỡng chất và ảnh hưởng đến khả năng phát triển của cây.
8. Bệnh héo Verticillium
Nói về các bệnh hoa hồng thì bệnh khô héo Verticillium được xem là bệnh khó nhận ra nhất bởi dấu hiệu của nó không được rõ ràng. Khi cây mắc bệnh, lá cây sẽ bị rũ xuống, chết dần. Các ngọn bị héo nhưng vẫn còn xanh, các lá tán dưới bị vàng, ban đêm có thể phục hồi xanh tươi trở lại.
Bệnh héo Verticillium
Thế nhưng, chỉ sau vài ngày cả phần ngọn cũng sẽ chuyển sang màu vàng úa, tiếp theo là màu nâu và cuối cùng tàn úa, chết cây.
Ngoài ra, trên hoa sẽ bị những vệt đen kéo dài theo chiều của cánh hoa. Căn bệnh này thường diễn ra trong mùa hạ khi thời tiết bị nóng khô.
9. Bệnh thán thư - bệnh của hoa hồng thường gặp
Bệnh thán thư hoa hồng thường gặp và tấn công ở phần lá của cây. Khi cây mắc bệnh này trên lá sẽ có những đốm đen nhỏ lưa thưa hoặc gọp lại thành đám. Những vết này bắt đầu từ ngoài mép lá sau đó lan vào bên trong theo đường vòng cung. Và cuối cùng, vết bệnh sẽ tạo thành hình bán nguyệt.
Bệnh thán thư
Trường hợp nếu bị bệnh ở giữa chiếc lá có vết bệnh hình tròn, màu nâu đen xung quanh và có viền nâu đỏ. Trên các vết hình thành các điểm đen nhỏ bé tí. Bên cạnh đó nó cũng ảnh hưởng đến cành, thân hoa hồng. Cành, thân bị bệnh cũng có vết nứt dọc màu hồng, sau chuyển qua màu nâu, cành bị mắc bệnh và suy yếu dễ ngã đổ.
10. Bệnh sùi cành
Bệnh sùi cành
Bệnh thường xuyên có xuất hiện trên thân, lá, cành nhất những cành non. Cây mắc bệnh sùi cành sẽ có biểu hiện như lá có màu hơi vàng, cằn cỗi. Các đốt ở thân ngắn lại tạo thành những u sưng sần sùi. Bên cạnh đó phần cành, thân cũng bị nứt rạn, bên trong gỗ nổi u. Trên thân cây xuất hiện nhiều vết sần xấu xí có thể chập lại liền nhau thành một đoạn dài. Gặp vấn đề nặng hơn thì vết bệnh nối liền xuất bao phủ quanh cành gây ra tình trạng khô héo, gãy cành ở hoa hồng.
Khi nhận biết được bệnh ở cây, bạn cần thực hiện vệ sinh sạch sẽ chỗ trồng. Loại bỏ những thân bệnh. Và dùng các loại thuốc đặc trị.
11. Bệnh chết khô
Là một loại bệnh hoa hồng thường gặp, thông qua vết thương, vết cắt trong khi chăm sóc, tỉa cành. Khi các nấm bệnh, sâu hại gặp điều kiện môi trường thuận lợi sẽ tấn công làm hại cả thân cây khiến cây bị sần sùi hoặc đỗ gãy. Nhiệt độ phù hợp nhất để vi trùng nấm phát triển khoảng 15 độ C. Vì thế bệnh này thường xuất hiện vào mùa đông lạnh.
Bệnh chết khô
Biện pháp xử lý bệnh này là cần tiến hành cắt bỏ và tiêu hủ các bộ phận cả cây hoa như hoa, nụ, cuống thân. Hoặc bên cạnh đó bạn có thể dùng một số loại thuốc chuyên dụng.
12. Bệnh do tuyến trùng
Nguyên nhân gây ra căn bệnh là do tuyến trùng xuất hiện trên lá làm cây bị còi cọc, nhỏ và dễ gãy. Đồng thời, nó làm cho thân cây khẳng khiu, vươn dài, gây ảnh hưởng đến chất lượng hoa.
Bệnh do tuyến trùng
Ngoài ra, khi cây bị bệnh tuyến trùng còn có một vài triệu chứng khác.như tuyến trùng xâm hại bộ rễ. Khi nhận thấy căn bệnh trên cây cần có biện pháp điều trị kịp thời để hạn chế sự lan rộng. Bạn có thể dùng một số loại thuốc xông hơi để xông đất nhằm trừ nguồn tuyến trùng trong đất trước khi trồng cây.
Cách phòng bệnh cho hoa hồng
Với những loại bệnh thường gặp ở hoa hồng được nhắc đến ở trên thì cần tiến hành xử lý sớm tránh khi phát hiện bệnh. Vì vậy, mới có thể ngăn ngừa được tình trạng lây lan và khiến vườn hoa trở nên tươi tốt trở lại.
Để phòng bệnh đạt được hiệu quả cho vườn hoa. Bạn nên tham khảo thêm các lưu ý sau:
- Dùng giống kháng: Chọn giống khỏe tốt, chịu được bệnh tật. Như thế mới bảo đảm cây có đủ đề kháng chống lại sâu hại.
- Chọn đất trồng hoa: Cần chọn loại đất, giá thể có chứa nhiều dinh dưỡng. Có thể chọn các giá thể như đất thịt organic, xơ dừa xử lý chát,trấu hun, tiếp theo trộn thêm phân hữu cơ tự nhiên như phân trùn quế, phân bò ủ hoai. Điều này giúp đảm bảo các nguyên tố vi lượng cho cây phát triển.
- Nhiệt độ: Thông thường hoa hồng thường sẽ phát triển tốt nhất với nhiệt độ từ 19-26 độ C. Ngoài ra, cần tạo môi trường để cây được chiếu sáng từ ánh nắng mặt trời, khoảng 5-7 giờ/ngày.
- Tưới nước đều đặn: Cần lưu ý đến chế độ tưới nước cho vườn hoa hồng. Nên tưới một lượng nước vừa phải cho cây. Không nên tưới quá nhiều, sẽ gây ra vấn đề ngập úng và thối gốc, tạo điều kiện cho nấm, vi sinh vật có hại phát triển.
- Chế độ bón phân: Phân bón giúp cung cấp dinh dưỡng và độ ẩm, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của cây. Tuy nhiên, cần dùng với số lượng và thời điểm hợp lý. Không lạm dụng phân bón vì sẽ gây nóng cây, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng.
- Vệ sinh chậu, vườn thường xuyên: Thời gian rảnh bạn nên tiến hành dọn dẹp sạch sẽ ngôi vườn, loại bỏ lá khô hoa héo, để tiêu diệt tàn dư thực vật mang mầm mống có hại ảnh hưởng đến toàn ngôi vườn hoa.
>>>Xem thêm: Hướng dẫn cách chăm sóc Hoa Hồng nở ra hoa đúng dịp tết
Lời kết
Trên đây là những thông tin về các loại bệnh của hoa hồng thường gặp cũng như nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả. Hi vọng thông qua bài viết này, 1989 đã giúp bạn có được những thông tin cần thiết làm cho vườn hoa hồng ngày càng đẹp và rực rỡ hơn.
Thông Tin Chi Tiết Vui Lòng LIÊN HỆ !
1989 Landscape
Địa chỉ: Số 80/4 Thạnh Xuân 21, P.Thạnh Xuân, Q.12, TP.HCM
Link GG.Map: https://maps.app.goo.gl/tA2Y5QHL1BW7hi7G7
Hotline: 0906.776.232
Website: https://1989.com.vn/
Cây xanh văn phòng, cây để bàn Chậu đá mài - chậu xi măng - chậu composite - chậu gỗ.
Cho thuê cây xanh văn phòng, sự kiện Tư vấn thiết kế - thi công và bảo dưỡng cảnh quan
CHÂN THÀNH CÁM ƠN QUÝ KHÁCH HÀNG ĐÃ XEM TIN ! ! !
Từ khóa » Hiện Tượng Cháy Lá ở Hoa Hồng
-
Nguyên Nhân Hoa Hồng Bị Cháy Lá Và Cách Xử Lý Hiệu Quả
-
Phương Pháp Khắc Phục Hoa Hồng Bị Cháy Lá, Nóng Rễ Ngày Hè
-
Dấu Hiệu Cây Hoa Hồng Bị Cháy Lá Do Phun Thuốc - YouTube
-
Hoa Hồng Bị Cháy Lá - Trồng Rau Sạch
-
Nguyên Nhân Hoa Hồng Bị Vàng Lá Và Cách Trị Bệnh Triệt để
-
Nguyên Nhân – Cách Khắc Phục Hoa Hồng Bị Vàng Lá, Rụng Lá - Zako
-
Cây Hoa Hồng Bị Héo Và Cháy Lá Do Nắng Nóng - Vườn Vân Loan
-
Hiện Tượng Cháy đầu Lá: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Trị
-
Nhìn Lá Đoán Bệnh Hoa Hồng Dễ Dàng Ai Cũng Nên Biết
-
TOP 12 Bệnh Hoa Hồng Thường Gặp Và Cách Điều Trị - Dolatrees
-
Những Nguyên Nhân Khiến Hồng Bị Vàng Lá Và Cách Xử Lý
-
8 Dấu Hiệu Nhận Biết Hoa Hồng Của Bạn Đang Gặp Nguy Hiểm
-
[HƯỚNG DẪN] Cách Chữa Bệnh Vàng Lá ở Hoa Hồng Hiệu Quả Và An ...
-
Cây Hồng Môn Bị Vàng Lá, Héo Lá, Cháy Lá, Nguyên Nhân & Cách Khắc ...