8 Dấu Hiệu Nhận Biết Hoa Hồng Của Bạn Đang Gặp Nguy Hiểm
Có thể bạn quan tâm
Hoa Hồng từ xưa đến nay luôn được ưa chuộng chính bởi vẻ đẹp kiêu sa đa dạng. Vẻ đẹp của hoa hồng không chỉ thu hút người nhìn mà còn thu hút cả côn trùng, bệnh hại. Nếu không biết cách chăm sóc và bảo vệ, hoa Hồng rất dễ bị tổn thương, và có thể chết. 8 dấu hiệu dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết hoa hồng của mình đang găp nguy hiểm. Hãy lưu lại những kiên thức sau để giúp hoa hồng của bạn luôn khỏe mạnh nhé.
Để hoa hồng phát triển khỏe mạnh đòi hỏi người trồng chăm sóc kỹ càng.
– Nếu hoa hồng của bạn đang gặp phải các vấn đề sau thì hãy nhanh chóng tìm cách khắc phục nhé. Nếu để lâu sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của hoa, cây còi cọc, yếu dần và nghiêm trọng hơn là chết.
8 DẤU HIỆU NHẬN BIẾT HOA HỒNG CỦA BẠN ĐANG GẶP NGUY HIỂM.
1. Các loại RỆP xuất hiện thành từng cụm
– Rệp có thể gọi là nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với người trồng hoa hồng vì chúng có rất nhiều loại như rệp vừng, rệp vảy, rệp sáp... và vô cùng dai dẳng khó trị. Điển hình nhất là loại rệp vừng.
Các loại rệp hút chất dinh dưỡng trên hoa hồng.
– Rệp vừng có tên khoa học là Rose aphids. Loại rệp này thường có màu xanh lá cây, màu nâu hoặc màu hồng, có chiều dài xấp xỉ 2,5mm. Chúng xuất hiện và tập trung thành các cụm và có thể có cánh hoặc không có cánh.
∗ Điều kiện thích hợp để chúng sinh sản và phát triển.
– Rệp hoa hồng gây hại mạnh mẽ vào những tháng mùa khô và đầu mùa mưa. Môi trường sống ưa thích của rệp vừng gây hại hoa hồng là khoảng 20-25 độ C, độ ẩm từ 70-80 %. Trong điều kiện thuận lợi thế này thì rệp phát triển mạnh mẽ, sinh sản nhanh và nhiều. Nếu không để ý thì bọn rệp có thể làm cho cây hoa hồng bị mất sức sống đi rất nhanh chỉ trong thời gian ngắn: 1- 3 ngày.
∗ Đặc điểm gây hại của rệp vừng.
Rệp vừng hút chích chất dinh dưỡng của cây.
– Rệp vừng sử dụng vòi đâm xuyên vào mô của thực vật. Chúng ăn các mô vỏ cây của thực vật, hút các chất đường từ hệ thống mạch của cây chủ.
– Để bảo vệ ống hút khỏi bị hư hại, rệp vừng tiết một chất lỏng đặc biệt, tạo thành lớp bảo vệ quanh chiếc vòi và cứng lại, khi đó rệp mới bắt đầu ăn. Chúng tiết ra một chất mật ngọt và dính trên lá và trên thân cây, điều này thu hút những con kiến, những con ong và ong vò vẽ.
– Những con rệp bắt đầu tấn công những mầm và lá non mới mọc trước tiên vì những lá này có nhiều nhựa.
– Rệp hút nhựa cây hồng liên tục do đó làm mất màu và làm xoăn lá cây. Rìa lá cây hồng sẽ khô và cằn cọc, những mầm non bị tấn công có thể chết.
2. NHỆN ĐỎ xuất hiện ở mặt sau của lá.
∗ Nhện đỏ là gì ?
– Chúng có tên khoa học là Tetranychus sp.
– Thành trùng hình bầu dục, thân rất nhỏ khoảng 0,4 mm. Toàn thân phủ lông lưa thưa và thường có màu xanh, trắng hay đỏ với đốm đen và có 8 chân. Sau khi bắt cặp, thành trùng cái bắt đầu đẻ trứng từ 2 - 6 ngày, mỗi nhện cái đẻ khoảng 70 trứng.
Hình ảnh nhận biêt nhện đỏ.
∗ Điều kiện sinh trưởng của nhện đỏ hại hoa hồng.
– Nhện đỏ phát triển trong điều kiện khô hạn trong mùa nắng, cây bón nhiều đạm. Do có vòng đời ngắn nên thường mật số tăng lên rất nhanh và gây hại nghiêm trọng. Chúng lan truyền nhờ gió và những sợi tơ, mạng của chúng tạo ra trong quá trình di chuyển.
∗ Đặc điểm gây hại của nhện đỏ.
– Nhện đỏ di chuyển và sinh sản cũng rất nhanh. Chúng nhả tơ mỏng bao thành một lớp ở mặt dưới lá với bụi và những tạp chất khác. Chúng sinh sống và gây hại ở mặt dưới lá.
– Cả ấu trùng và thành trùng (nhện trưởng thành và nhện non) đều ăn biểu bì và chích hút mô dịch của lá cây làm cây bị mất màu xanh và có màu vàng, mặt trên của lá bị vàng loang lổ, nhìn kỹ thấy trên đó có lớp tơ rất mỏng.
– Khi nhện hại nặng lá cây bị phồng rộp sau đó cằn lại, vàng, cứng và sau cùng lá sẽ bị khô đi.
Nhện đỏ nhỏ và bám dính thường ở mặt sau của lá nên khó phát hiện.
3. Các loại SÂU hại hoa hồng (đặc biệt là sâu xanh)
– Một trong những dấu hiệu dễ nhất để nhận biết cây hoa hồng của bạn đang gặp nguy hiểm đó là bị sâu phá hoại. Thức ăn của sâu là lá, chồi nụ và cả hoa, chúng đi qua sẽ ăn và để lại phần khuyết trên các bộ phận của cây.
∗ Sâu xanh là gì ?
– Thành trùng là một ngài bướm đêm màu xám tro có chiều dài thân 14 - 17 mm, sải cánh 28 - 35 mm. Cánh trước màu xám vàng. Trứng hình bán cầu, khi mới đẻ có màu vàng nhạt, gần nở có màu xám tro hay xanh nhạt. Nhộng màu hung đỏ dài 15-18 mm, đốt bụng nhỏ có 2 gai nhỏ hơi cong. Các loại sâu đáng sợ chúng có thể ăn mọi bộ phận của cây hoa hồng. ∗ Điều kiện sinh trưởng. – Sâu xanh hại hoa hồng có vòng đời trung bình khoảng 42-50 ngày. Nhiệt độ thích hợp cho sâu phát triển gây hại là 25-280C và ẩm độ là 70-75%. Đất khô (ẩm độ < 30%) rất dễ làm chết nhộng. ∗ Đặc điểm gây hại trên hoa hồng. – Trưởng thành hoạt động ban đêm, ban ngày ẩn nấp dưới bụi cỏ, lá cây. Trưởng thành đẻ trứng rải rác từng quả thành từng cụm ở cả 2 mặt lá non, ở nụ hoa, ở đài hoa và hoa. – Nhộng được hình thành trong đất ở độ sâu 2,5-3cm, giai đoạn nhộng kéo dài 10-12 ngày có khi tới 24 ngày. – Sâu xanh là loài sâu đa thực, ngoài các cây hoa còn hại nhiều cây trồng khác. Sâu xanh thường phá lá non, ngọn non, nụ và hoa. Sâu 1 tuổi ăn phần thịt lá chừa lại biểu bì. Từ tuổi 2 trở đi đục vào nụ, ăn rỗng nụ và hoa, di chuyển từ nụ này sang nụ khác. Khi ăn đủ, chui xuống đất làm kén hoá nhộng.
Sâu xanh gặm nhấm ăn mòn các bộ phận của cây.
4. BỌ TRĨ gây hại trên hoa hồng.
∗ Tìm hiểu về bọ trĩ.
– Bọ trĩ hay còn gọi là Bù lạch có tên khoa học là: Stenchaetothrips biformis. Là một loài bọ trong họ Thripidae. Con trưởng thành nhỏ, dài 1–2 mm có màu đen, râu đầu dài, chiếm 1/3 thân, 2 đuôi cánh hẹp, cánh trước ở phần giữa thắt lại. Trưởng thành đẻ trứng rải rác trong mô lá. Trứng nhỏ mới đẻ màu trắng sữa, gần nở có màu vàng nhạt.
Bọ trĩ khi trưởng thành.
∗ Điều kiện sinh trưởng phát triển.
– Phát triển trong mùa khô nóng, đất khô hạn. Bọ trĩ hoạt động cả ban ngày và ban đêm. Ban ngày chúng hoạt động tương đối nhanh nhẹn, khi bị khua động chúng lẩn tránh sang lá khác hoặc giả chết rơi xuống đất. Chúng ẩn nấp trong lá nõn hoặc các rãnh lá quăn do không ưa ánh sáng trực xạ. Khi trời râm mát chúng bò ra ngoài.
∗ Đặc điểm gây hại.
– Bọ trĩ gây hại hoa hồng dù trưởng thành hay non đều hút nhựa lá làm cho lá có màu vàng đỏ. Khi mật độ thấp xuất hiện những chấm nhỏ xếp theo hàng dọc trên lá, lá non hầu như bị quăn lại, không hồi phục được. Bọ trĩ hút dinh dưỡng ở nụ hoa khiến hoa nở rất nhỏ nhạt màu và không bền, cánh hoa bị cháy đen. Hoa xấu cánh dị dạng, hoa nhanh tàn và thối.
Bọ trĩ, kẻ thù của các loại hoa hồng.
5. Bệnh thán thư làm hại hoa hồng.
– Một dấu hiệu nữa để nhận biêt hoa hồng của bạn đang gặp nguy hiểm chính là thán thư.
∗ Bệnh thán thư là gì?
– Bệnh thán thư là bệnh hại trên cây trồng, có thể gây hại trên các bộ phận từ lá, cành, chồi non, quả non nhưng thường gặp nhất là lá cây. Bệnh được gây ra bởi tác nhân Collettotrichum gloeosporioides và Cephaleures virescens.
Dấu hiệu của lá cây hoa hồng mắc bệnh thán thư.
∗ Đặc điểm gây hại.
– Trên bộ phận bị bệnh của cây đầu tiên xuất hiện các đốm đen nhỏ rải rác, sau đó các vết đốm này mở rộng và liên kết với nhau tạo thành những mảng lớn không định hình, màu nâu tối. Khi vết bệnh già có màu trắng xám, gây rách, thủng lá và rụng. Nếu bị nặng, nhiều vết bệnh liên kết với nhau làm cho lá bị vặn vẹo, xoắn cong.
Bệnh trở nặng sẽ khiến vết loang lớn hơn và thủng lá.
∗ Điều kiện phát triển bệnh.
– Bệnh thường lây truyền nhờ nước hoặc gió. Xuất hiện vào mùa mưa ẩm hoặc do tưới ẩm nhiều lên bề mặt lá một cách không kiểm soát. Trong tháng 4 độ ẩm cao (trên 80%), trời ấm (nhiệt độ 25-26 độ C) nấm bệnh phát triển mạnh, biểu hiện tỷ lệ và chỉ số bệnh tăng cao cho đến tháng 5, tháng 6.
6. Hoa Hồng bị PHẤN TRẮNG.
∗ Nhận biết bệnh phấn trắng.
Phấn trắng gây bệnh trên cả 2 mặt lá hoa hồng.
– Bệnh phấn trắng gây hại hoa hồng do nấm Sphaerotheca paranosa gây ra. Vết bệnh dạng bột màu trắng xám, hình thái không nhất định. Bệnh phấn trắng thường hại trên ngọn non, chồi non, lá non (cả 2 mặt lá).
∗ Đặc điểm gây hại.
– Khi cây hồng bị bệnh, lá và chồi tương đối khô, đa số lá đều quăn lại, nhìn rất thiếu sức sống. Bệnh nặng hại cả thân, cành, nụ và hoa, làm biến dạng lá, thân khô, nụ ít, hoa không nở, thậm chí chết cây.
Phấn trắng không chỉ gây hại trên lá mà cả chồi non và nụ hoa.
∗ Điều kiện phát triển bệnh.
– Nấm bệnh phát triển thích hợp trong điều kiện ẩm độ 85%, nhiệt độ 18 độ C.Thời tiết mưa phùn sau tết, độ ẩm cao trên 85%, không khí rất ẩm ướt, là điều kiện “lý tưởng” để bệnh phấn trắng xuất hiện trên diện rộng tại hầu hết các vườn hoa hồng.
7. Cây VÀNG LÁ.
– Đây có thể là loại bệnh phổ biến nhất mà các loại hoa hồng hay gặp phải. 10 cây thì đến 9 cây bị gặp phải tình trạng này. Tuy nhiên không vi thế mà xem nhẹ tác hại của chúng, vàng lá cũng là một dấu hiệu cảnh báo hoa hồng của bạn đang gặp nguy hiểm.
∗ Tìm hiểu về bệnh vàng lá.
Cây hoa hồng mắc bệnh vàng lá.
– Bệnh vàng lá rất phổ biến do nó được gây ra bởi nhiều nguyên nhân như: thiếu ánh sáng, do thời tiêt quá nóng, chế độ phân bón không hợp lý, hoặc do nấm côn trùng gây ra...
– Khi cây hoa hồng có hiện tượng bệnh vàng lá thì lá cây dần chuyển sang màu vàng. Những lá màu vàng đó lúc đầu xuất hiện những chấm nâu, về sau chuyển có thêm nhiều đốm đen lốm đốm bên trong lá. Những chấm trên lá có hình tròn hoặc không đều nhau.
∗ Đặc điểm gây hại.
Lá cây rất dễ rụng nếu bệnh phát nặng.
– Lá bị vàng rất dễ rụng, nếu đụng nhẹ vào cuống sẽ rơi ra khỏi cành. Cây dần thiếu sức sống và chết. Nếu cây bị bệnh này những chồi non cũng bị ảnh hưởng, mọc lá non lên cũng bị lây bệnh.
∗ Điều kiện phát bệnh.
– Vào mùa mưa, đất ẩm ướt là lúc cây dễ mắc bệnh nhất.
8. THỐI ĐEN thân cây.
∗ Dấu hiệu nhận biêt bệnh thối đen thân cây.
– Nguyên nhân dẫn đến bệnh thối đen thân cây ban đầu là do bệnh mốc xám gây ra.
– Trong mùa mưa, bệnh mốc xám ảnh hưởng đến chồi hoa hồng và cánh hoa hồng trước tiên. Dấu hiệu là trên các cánh hoa xuất hiện các chấm nhỏ màu hồng/đỏ sau đó phần rìa cánh hoa hồng sẽ bị thối nâu.
Bệnh mốc xám gây hại trên cánh hoa trước do cánh hoa mỏng dể hư thối.
– Điều tiếp theo xảy ra là các bào tử nấm lông xám “len lỏi” xuống thân cây hoa hồng. Cành cây hồng có thể bị nhiễm nấm.
– Cuối cùng nặng nhất phần thân bị bệnh sẽ thối đen và chết dần.
Hình ảnh thân hoa hồng thối và chết dần.
∗ Đặc điểm gây bệnh.
– Khi vết đen lan ra đến vỏ là mạch bên trong đã tắc, không còn cung cấp được dưỡng chất và nước cho cây khiến cây dần thiếu dinh dưỡng, vỏ cây nhăn nheo, mầm cây héo rũ, cây chết.
∗ Điều kiện phát triển bệnh.
– Thời tiết ẩm ướt, nhất là vào mùa mưa hay những thời điểm mưa dầm liên tục, thời điểm thời tiết lạnh là thời điểm bệnh thối đen thân trên cây hoa hồng phát triển mạnh nhất. Thường là xuất hiện từ tháng 4 và gây hại nặng từ tháng 5- tháng 8.
⇑ Trên đây là 8 dấu hiệu nhận biết hoa hồng của bạn đang gặp nguy hiểm. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích các bạn trong việc tìm kiểu nguyên nhân và đặc điểm phát bệnh của cây để phòng chống hoặc điều trị kịp thời nhé !
Từ khóa » Hiện Tượng Cháy Lá ở Hoa Hồng
-
Nguyên Nhân Hoa Hồng Bị Cháy Lá Và Cách Xử Lý Hiệu Quả
-
11 Loại Bệnh Của Hoa Hồng Thường Gặp Nhất - 1989 JSC
-
Phương Pháp Khắc Phục Hoa Hồng Bị Cháy Lá, Nóng Rễ Ngày Hè
-
Dấu Hiệu Cây Hoa Hồng Bị Cháy Lá Do Phun Thuốc - YouTube
-
Hoa Hồng Bị Cháy Lá - Trồng Rau Sạch
-
Nguyên Nhân Hoa Hồng Bị Vàng Lá Và Cách Trị Bệnh Triệt để
-
Nguyên Nhân – Cách Khắc Phục Hoa Hồng Bị Vàng Lá, Rụng Lá - Zako
-
Cây Hoa Hồng Bị Héo Và Cháy Lá Do Nắng Nóng - Vườn Vân Loan
-
Hiện Tượng Cháy đầu Lá: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Trị
-
Nhìn Lá Đoán Bệnh Hoa Hồng Dễ Dàng Ai Cũng Nên Biết
-
TOP 12 Bệnh Hoa Hồng Thường Gặp Và Cách Điều Trị - Dolatrees
-
Những Nguyên Nhân Khiến Hồng Bị Vàng Lá Và Cách Xử Lý
-
[HƯỚNG DẪN] Cách Chữa Bệnh Vàng Lá ở Hoa Hồng Hiệu Quả Và An ...
-
Cây Hồng Môn Bị Vàng Lá, Héo Lá, Cháy Lá, Nguyên Nhân & Cách Khắc ...