11 Loại Rau Sau Sinh Mẹ Nhất định Phải ăn để Có Sức Khỏe Tốt
Có thể bạn quan tâm
Sau khi sinh, các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyên mẹ bầu nên ăn uống đầy đủ và tránh kiêng cữ quá nhiều để đảm bảo dinh dưỡng cho cả mẹ và con. Đa số các loại rau củ quả thường tốt cho phụ nữ sau khi sinh, tuy nhiên để tránh ảnh hưởng tới nguồn sữa mẹ cho bé bú, dưới đâyLily & WeCare xin đưa ra một số thông tin cần thiết để giúp chị em biết rõ hơn về vấn đề phụ nữ sau sinh nên ăn rau gì?
1. Rau mồng tơi
Sau khi sinh, những mẹ bầu nào cảm thấy ít sữa thì rau mồng tơi là lựa chọn lý tưởng để bổ sung dinh dưỡng cho mẹ bầu. Ngoài ra, trong rau mồng tơi có chứa vitamin A, B3, chất saponin, chất nhầy và chất sắt rất tốt cho thai phụ sau sinh. Các món ăn nấu từ mùng tơi với gà ác, hay đậu đen ninh nhừ ăn nóng sẽ giúp sản phụ có nhiều sữa hơn cho bé bú, đồng thời cũng giúp sản phụ mau hồi phục sức khỏe sau sinh.
2. Rau ngót
Rau ngót được nhiều bà mẹ tin tưởng sử dụng sau khi sinh. Rau ngót ngoài việc tăng cường sản xuất và khơi thông dòng sữa cho mẹ, rau ngót còn có thể ngăn ngừa loãng xương, chữa vết loét, hạ sốt, sót nhau, hay máu bẩn của phụ nữ sau khi sinh.
Bên cạnh đó, lá rau ngót còn có dinh dưỡng rất tốt như protein, canxi, chất béo, phốt pho, sắt, vitamin A, B, và C. Rau ngót cũng chứa chất ephedrin rất tốt cho những người bị cúm.
3. Hoa chuối
Phụ nữ sau khi sinh có thể sử dụng hoa chuối hột, hoặc hoa chuối tây để ăn, đây là một loại thực phẩm giúp lợi sữa cho mẹ. Ăn hoa chuối khá an toàn vì các mẹ không phải lo có thuốc trừ sâu hay các chất kích thích như trong rau xanh.
4. Đu đủ xanh
Đu đủ xanh chứa nhiều chất protein, chất béo, các loại vitamin A, B, C, D, E,... giúp lợi sữa, thông sữa rất hiệu quả. Mặt khác, khi nấu đu đủ xanh với chân giò sẽ giúp trị chứng ít sữa hoặc sữa quá loãng ở mẹ.
Nếu không nấu đu đủ cùng chân giò thì có thể thay thế chân giò bằng cá chép hoặc cá quả cũng có hiệu quả tăng cường sữa.
5. Rau lang
Sau rau ngót, rau lang là lựa chọn tiếp theo với mục đích tạo sữa. Mẹ có thể luộc hoặc xào rau lang với tỏi để thay đổi khẩu vị tránh nhàm chán. Rau lang vừa lợi sữa vừa nhuận tràng rất tốt cho con người, đặc biệt là phụ nữ sau sinh.
6. Rau đay
Rau đay có lẽ là sự lựa chọn tốt nhất cho mẹ bầu bị sữa lỏng. Nếu mẹ ăn khoảng từ 150 đến 200g rau đay mỗi ngày trong tuần đầu sau sinh, có thể làm sữa mẹ tăng chất béo đáng kể, đồng nghĩa với việc sữa cũng sẽ đặc hơn.
7. Rau má
Sau sinh, sẽ có những vết thương hở dễ có nguy cơ nhiễm trùng, mẹ có thể dùng rau má như một loại thuốc kháng khuẩn. Đồng thời, rau má cũng giúp lưu thông khí huyết làm mẹ có nước da hồng hào và tươi trẻ hơn. Ngoài rau má tươi nấu canh, mẹ có thể phơi khô để đun nước uống hàng ngày cũng rất tốt trong việc tăng tiết sữa.
8. Rau diếp
Nếu sau khi sinh mẹ không có sữa thì nên ăn nhiều rau diếp để có thể kích thích sữa mẹ về nhanh hơn. Trong thành phần rau diếp cũng rất giàu các khoáng tố như sắt, canxi, photpho,... rất có lợi cho sự phát triển của bé nếu hấp thu tốt nguồn dinh dưỡng từ mẹ.
9. Giá đỗ
Giá đỗ đậu nành chứa rất nhiều chất protein, vitamin C, và cellulose, là nguyên liệu chính cho sự phát triển của các tế bào mô, ngăn chảy máu nhiều sau sinh và giảm bệnh táo bón cho các bà mẹ trẻ.
Giảm đến 16% nguy cơ mắc ung thư vú khi ăn nhiều chất xơ
Chế độ ăn uống khoa học cho người ung thư dạ dày
Cách trị ho có đờm cho trẻ tại nhà an toàn và hiệu quả mẹ nên biết
Thực dưỡng chữa ung thư trong mắt Giám đốc bệnh viện K
Những loại rau củ quả giàu đạm không kém thịt, trứng
10. Hoa bí
Hoa bí giàu protein thực vật và các khoáng chất như photpho, sắt, vitamin A và C, ăn rất bổ dưỡng, và giúp lợi tiểu, hạ nhiệt. Khi gặp các triệu chứng như đau bụng, khó ngủ, da dẻ xanh xao thì nên ăn nhiều loại rau này.
11. Rong biển
Rong biển rất giàu i-ốt và sắt. I-ốt là nguyên liệu chính để sản xuất chất thyroxine và sắt là nguyên liệu chính để tạo tế bào máu. Chính vì vậy, phụ nữ sau sinh nên ăn rong biển để giúp tăng hàm lượng sữa cho em bé. Khi mẹ ăn rong biển, sữa của mẹ sang em bé sẽ rất tốt cho sự phát triển của cơ thể, ngăn ngừa bệnh đần độn, và chống thiếu máu ở bé.
12. Thì là
Thì là có công dụng tuyệt vời trong việc tăng tiết sữa. Theo một báo cáo năm 1980, các hợp chất có trong thì là như anethole, dianethole và photoanethole có khả năng kích thích sản xuất ra estrogen và prolactin, đây là những chất rất cần thiết để sản xuất sữa mẹ. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều thì là trong một tuần, đó là khuyến cáo của các chuyên gia.
Trên đây là những loại rau xanh mẹ bầu có thể ăn ngay sau khi sinh mà không lo mất sữa hay em bé bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, các mẹ không nên kiêng cữ quá nhiều sẽ làm cơ thể mẹ bị suy nhược và không đủ nguồn sữa cho em bé phát triển.
Từ khóa » Có Nên ăn Rau Mồng Tơi Sau Sinh
-
Phụ Nữ Sau Sinh Nên ăn Rau Gì Vừa Tốt Cho Mẹ, Vừa Lợi Cho Bé
-
Bà đẻ Có ăn được Rau Mồng Tơi Không? - MarryBaby
-
Rau Mồng Tơi "giải Cứu" Mẹ ít Sữa
-
Bà đẻ Có ăn được Rau Mồng Tơi Không Và Những Lưu ý Cần Nhớ
-
Phụ Nữ Sau Sinh NÊN Và KHÔNG Nên ăn Rau Gì? 5 Loại Bà đẻ ăn được
-
30 Ngày Cữ, Bà đẻ ăn đủ 10 Loại Rau Này Thì Không Lo Mắc 15 Bệnh ...
-
Bà đẻ ăn Mồng Tơi Tốt Không - GiaDinhMoi
-
Đẻ Mổ ăn Rau Gì? | TCI Hospital - Bệnh Viện Thu Cúc
-
Mẹ Sau Sinh Có được ăn Rau Mồng Tơi Không
-
Bà đẻ, Mẹ Sau Sinh Có được ăn Rau Mồng Tơi Không? - Mẫu Tử
-
Sinh Mổ ăn được Rau Gì để Giúp Mẹ Không Bị Táo Bón Sau Sinh?
-
Sau Sinh ăn Rau Mồng Tơi được Không?
-
Bà đẻ Có được ăn Rau Mồng Tơi | SingleMum
-
Phụ Nữ Sau Sinh Nên ăn Rau Gì Lợi Sữa Hồi Phục Sức Khỏe Nhanh?