12 Cách Chữa Da Bị Cháy Nắng Sạm Đen Cấp Tốc Tại Nhà
Có thể bạn quan tâm
- Cháy nắng là gì?
- Các triệu chứng cháy nắng
- Nguyên nhân gây cháy nắng
- 12 Cách chữa da bị cháy nắng tại nhà hiệu quả bất ngờ
- 1. Nước lạnh
- 2. Baking soda và bột yến mạch
- 3. Nha đam
- 4. Cây phỉ
- 5. Trà hoa cúc
- 6. Hyaluronic Acid
- 7. Giấm trắng
- 8. Trà xanh
- 9. Sữa chua
- 10. Uống nhiều nước
- 11. Sử dụng kem dưỡng ẩm
- 12. Sử dụng kem nhả nắng
- Một số lưu ý khi chữa da bị cháy nắng
- Cách ngăn ngừa cháy nắng
- Một số câu hỏi thường gặp khi bị cháy nắng
- Da cháy nắng bao lâu thì hết?
- Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian bị cháy nắng
- Vết đỏ do cháy nắng bao lâu thì hết?
- Đau do cháy nắng bao lâu thì hết?
- Vết sưng tấy do cháy nắng bao lâu thì hết?
- Vết phồng rộng cho cháy nắng bao lâu thì hết?
- Phát ban do cháy nắng bao lâu thì hết?
Mùa hè đến rồi. Và điều này cũng có nghĩa là đã đến lúc chuẩn bị cho những chuyến đi chơi, du lịch dài ngày bên bạn bè, gia đình rồi. Nhưng song hành cùng quãng thời gian vui chơi với các hoạt động giải trí ngoài trời trong mùa hè, thì có một điều không thể tránh khỏi: đó chính là cháy nắng.
Cháy nắng không chỉ gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu trên da. Mà còn làm tăng nguy cơ sạm đen da, làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên của làn da. Tuy nhiên, các bạn cũng không cần quá lo lắng, bởi có rất nhiều vật dụng trong nhà mà bạn hoàn toàn có thể tận dụng để làm dịu vết bỏng, ngứa và bong tróc trên da do tác hại của ánh nắng mặt trời.
Vậy bị cháy nắng làm sao? Cách chữa da bị cháy nắng sạm đen cấp tốc tại nhà là như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn có lời giải đáp chính xác nhất!
1 Cháy nắng là gì?
Trước khi đi sâu vào tìm hiểu cách chữa da bị cháy nắng, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua tình trạng cháy nắng là gì nhé!
Cháy nắng là tình trạng da nóng, đỏ và đau do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều mà không được bảo vệ. Sau một vài ngày, các vết cháy nắng trên da sẽ bắt đầu bong tróc.
Cháy nắng không giống như khi bạn đốt da bằng một vật nóng nào đó. Đó là bức xạ tia cực tím, không phải nhiệt, chúng gây tổn thương và khiến bạn bị cháy nắng. (Xem thêm tại wiki)
Da cháy nắng
2 Các triệu chứng cháy nắng
Bạn không chắc rằng mình có đang bị cháy nắng hay không? Dưới đây là một số triệu chứng cháy nắng phổ biến:
- Đỏ
- Có cảm giác nóng khi chạm vào
- Đau đớn
- Ngứa
- Sưng tấy
- Mụn nước nhỏ chứa đầy chất lỏng
- Nhức đầu, sốt, buồn nôn và mệt mỏi (đối với trường hợp cháy nắng nặng).
Các triệu chứng cháy nắng thường xuất hiện trong vài giờ sau khi bạn tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời mà không có bất cứ biện pháp bảo vệ nào. Nhưng cũng cũng có thể mất 1 - 2 ngày để xác định mức độ nghiêm trọng của nó.
Sau một vài ngày, vùng da bị cháy nắng sẽ bắt đầu bong tróc. Đây là cơ chế tự nhiên của cơ thể để loại bỏ làn da bị tổn thương.
3 Nguyên nhân gây cháy nắng
Nguyên nhân gây cháy nắng là do bạn để vùng da trần của mình tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài mà không có bất cứ biện pháp bảo vệ nào. Thường là do không sử dụng kem chống nắng.
Khi bức xạ tia cực tím (tia UVA và UVB) từ mặt trời chiếu vào da trần, nó sẽ làm tổn thương các tế bào da, gây đột biến DNA của chúng.
Tất cả các tia cực tím đều có hại cho da. Nhưng tình trạng cháy nắng thì chủ yếu do tia UVB gây ra.
>>> Xem thêm:
Kem chống nắng Kose Sekkisei SPF50/ PA++++ 419.000đ 540.000đ 302.000đ 403.000đ
Cơ thể chúng ta có cơ chế chống nắng tự vệ, được xây dựng để ngăn chặn tác hại của ánh nắng mặt trời. Nó được gọi là nhuộm da. Bất cứ khi nào da của bạn bắt đầu sẫm màu hơn một chút. Đó là dấu hiệu các tế bào da của bạn đang bị tổn thương. Và điều bạn cần làm là tìm cách che chắn làn da của mình, đến nơi có bóng râm, thoát khỏi ánh nắng mặt trời.
Nhưng cơ chế tự bảo vệ này cũng không phải là hoàn hảo. Khi làn da của bạn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều hơn khả năng chịu đựng của nó. Dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng, không thể sửa chữa được.
Thông thường, khi da bị cháy nắng, các mạch máu giãn ra để tăng lưu lượng máu và cung cấp các tế bào miễn dịch đến khu vực bị tổn thương, nơi chúng có thể dọn dẹp các tổn thương. Sưng tấy, mẩn đỏ và viêm - tất cả các dấu hiệu thông thường của cháy nắng. Vết cháy nắng cuối cùng sẽ tự lành.
Vết cháy nắng cuối cùng sẽ tự lành. Nhưng một số tế bào bị đột biến vẫn tồn tại và có thể chuyển thành ung thư sau này. Do đó, đừng mạo hiểm, để làn da trần của mình tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài mà không có bất cứ biện pháp bảo vệ nào.
Hãy che chắn kỹ làn da của mình khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là sử dụng kem chống nắng bảo vệ da khi hoạt động ngoài trời trong thời gian dài. Khi sử dụng đúng cách, kem chống nắng có thể ngăn chặn hầu hết các tác hại của ánh nắng mặt trời đến làn da của bạn.
Nguyên nhân gây cháy nắng
4 12 Cách chữa da bị cháy nắng tại nhà hiệu quả bất ngờ
Vết cháy nắng có thể tự lành nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải chịu đựng trong thời gian chờ đợi. Có nhiều cách bạn có thể làm để giảm đau, làm dịu vùng da cháy nắng của mình.
Dưới đây là một số cách chữa da bị cháy nắng sạm đen nhanh chóng tại nhà mà bạn có thể áp dụng:
1. Nước lạnh
Về cơ bản, cháy nắng là tình trạng da bị viêm. Và một trong những cách đơn giản nhất để điều trị viêm là làm mát vùng da bị ảnh hưởng.
Do đó, một cách chữa da bị cháy nắng cấp tốc, ngay cả khi bạn vẫn đang ở ngoài trời, là nhảy xuống nước, cho dù đó là biển, hồ hay suối. Ngâm mình trong dòng nước mát có thể giúp làm dịu tình trạng da cháy nắng và ngăn ngừa tình trạng da cháy nắng trở nên trầm trọng hơn.
Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý không nên nhảy vào hồ bơi, bởi clo có trong nước hồ bơi có thể gây kích ứng da nhiều hơn. Ngoài ra, bạn không nên chườm đá trực tiếp lên vùng da bị cháy nắng. Trông thì có vẻ hữu ích cho bạn khi bị cháy nắng. Tuy nhiên, thực tế nó có thể gây hại nhiều hơn cho làn da bị cháy nắng đang cực kỳ nhạy cảm của bạn. Lúc này da của bạn đang rất yếu và nó sẽ không thể chịu đựng được bất cứ tác động nhiệt nào khác.
Nếu nhà bạn có bồn tắm, bạn cũng có thể thử ngâm mình trong bồn tắm với đầy nước mát để làm mát và làm dịu vùng da bị cháy nắng.
Ngâm nước lạnh để chữa da bị cháy nắng
2. Baking soda và bột yến mạch
Ngoài ngâm mình trong bồn tắm nước mát để làm dịu vùng da bị cháy nắng. Bạn cũng có thể cho thêm vài thìa baking soda vào bồn tắm và ngâm mình trong khoảng 15 - 20 phút để giảm thiểu tác hại của ánh nắng mặt trời lên làn da của mình. Thêm một chén yến mạch vào bồn tắm cũng giúp làm dịu các kích ứng và giúp da giữ được độ ẩm tự nhiên, khắc phục tình trạng khô da thường gặp sau khi bị cháy nắng.
Chú ý không chà xát của bạn, kể cả khi ngâm mình trong bồn tắm hay đi ra ngoài. Lau khô người bằng khăn bông mềm.
3. Nha đam
Chất gel trong cây nha đam là một liệu pháp tự nhiên giúp giảm cháy nắng một hiệu quả và an toàn cho làn da của bạn. Thoa trực tiếp gel nha đam lên da có thể giúp làm dịu vết bỏng nắng nhẹ ngay lập tức.
Gel nha đam giúp chữa da bị cháy nắng
4. Cây phỉ
Chiết xuất cây phỉ sở hữu khả năng chống viêm có thể giúp giảm thiểu đau và ngứa do cháy nắng hiệu quả. Bạn có thể làm ướt khăn hoặc gạc bông với nước cây phỉ rồi thoa lên da 3 - 4 lần /ngày trong 20 phút. Tình trạng khó chịu trên da do cháy nắng sẽ được làm dịu nhanh chóng.
5. Trà hoa cúc
Trà hoa cúc có thể làm dịu tinh thần của bạn, nhưng nó cũng có thể làm dịu làn da cháy nắng của bạn. Pha trà như bình thường và để nguội. Sau đó, ngâm một chiếc khăn mặt vào nước trà hoa cúc để nguội và đắp lên vùng da bị cháy nắng. Cách này sẽ giúp làm dịu nhanh vùng da đang bị cháy nắng của bạn đồng thời ngăn ngừa tình trạng cháy nắng trở nên tồi tệ hơn.
Trà hoa cúc giúp chữa da bị cháy nắng
Lưu ý: những bạn bị dị ứng với phấn hoa nên tránh sử dụng cách chữa da bị cháy nắng này. Bởi nó có thể gây ra phản ứng dị ứng trên da của bạn.
6. Hyaluronic Acid
Nếu bạn bị cháy nắng trên mặt. Bạn có thể thoa một loại serum cho da mặt có chứa Hyaluronic Acid để giúp da nhanh lành hơn. Là một chất dưỡng ẩm được cơ thể sản xuất tự nhiên, Hyaluronic Acid có thể giúp dưỡng ẩm và làm căng mọng làn da khô do cháy nắng mà không gây kích ứng thêm.
7. Giấm trắng
Để giảm giảm một số cơn đau và viêm từ vết bỏng nắng đồng thời ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng tiềm ẩn. Bạn có thể thoa giấm trắng lên những vùng da bị cháy nắng. Nguyên nhân là do giấm trắng có chứa acid axetic, có thể giúp giảm đau và viêm, đồng thời hoạt động một chất khử trùng hiệu quả.
Giấm trắng giúp chữa da cháy nắng
8. Trà xanh
Trà xanh chứa polyphenol - một chất chống viêm tự nhiên. Có thể được sử dụng để cải thiện vùng da bị cháy nắng của bạn.
Để làm dịu nhanh vùng da bị cháy nắng, bạn chỉ cần ngâm lá trà xanh lấy nước rồi ngâm một chiếc khăn sạch vào nước trà đã ngâm. Để miếng gạc nguội trong tủ lạnh trước khi đắp lên vùng da cháy nắng trong 15 phút.
9. Sữa chua
Nhờ chứa axit lactic, sữa chua có thể mang đến những lợi ích chống viêm hiệu quả, có thể được sử dụng để làm dịu và dưỡng ẩm cho làn da bị cháy nắng.
Các nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng việc thoa men vi sinh tại chỗ làm giảm độ nhạy cảm và mẩn đỏ của da. Để làm dịu vết cháy nắng tại nhà với sữa chua, bạn có thể thoa sữa chua nguyên chất không đường lên mặt và cơ thể như một loại mặt nạ và rửa sạch sau 15 phút.
Sữa chua giúp chữa da bị cháy nắng
10. Uống nhiều nước
Khi làn da của bạn đang phải chống chọi với tác hại của ánh nắng mặt trời. Nó sẽ cần được bổ sung bộ ẩm mà nó đã mất đi trong thời gian bạn ra nắng. Do đó, song song với việc áp dụng bất cứ cách chữa da bị cháy nắng sạm đen nào khác. Các bạn đừng quên bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể, tối thiểu là 2 lít nước mỗi ngày.
11. Sử dụng kem dưỡng ẩm
Sau lần điều trị ban đầu, làn da của bạn vẫn cần được chăm sóc nhẹ nhàng để nhanh chóng phục hồi sau cháy nắng. Một trong những điều quan trọng bạn có thể làm để ngăn ngừa da bong tróc sau cháy nắng là bổ sung độ ẩm, duy trì độ ẩm, tăng cường hàng rào bảo vệ da cũng như sức khỏe tổng thể cho làn da.
Đối với làn da bị cháy nắng, bạn nên ưu tiên sử dụng các sản phẩm kem dưỡng ẩm chứa các thành phần làm dịu, nuôi dưỡng và bổ sung, chẳng hạn như lô hội, hyaluronic axit và chiết xuất dưa chuột. Tránh sử dụng các sản phẩm kem dưỡng ẩm có chứa hương liệu, paraben hay các thành phần kích ứng có thể làm tăng nguy cơ kích ứng da.
Kem dưỡng ẩm giúp chữa da bị cháy nắng
12. Sử dụng kem nhả nắng
Kem nhả nắng cũng là một trong những sản phẩm giúp cải thiện da cháy nắng đang được nhiều tín đồ làm đẹp tin dùng hiện nay. Về cơ bản, kem nhả nắng giống như một loại kem dưỡng ẩm phục hồi làn da mỗi khi bị cháy nắng.
Tác dụng chính của kem nhả nắng là cân bằng độ ẩm, phục hồi làn da bị tổn thương do cháy nắng, loại bỏ các tác nhân gây kích ứng da. Bên cạnh đó là duy trì một mức độ hydrat hóa cân bằng, giúp giảm cảm giác ngứa ngáy, đau rát trên da chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng.
Một số sản phẩm kem nhả nắng đang được đánh giá cao trên thị trường hiện nay mà bạn có thể tham khảo như: kem nhả nắng Vichy Lait Apaisant Après Soleil, kem nhả nắng Nivea After Sun Moisture, kem nhả nắng Stanhome After Sun Extra, kem nhả nắng La roche Posay After-sun La Roche Posay Posthelios,....
5 Một số lưu ý khi chữa da bị cháy nắng
Song song với áp dụng đúng cách chữa da bị cháy nắng, các bạn cũng cần một lưu ý một số điều sau khi chữa da bị cháy nắng, tránh những ảnh hưởng không tốt cho làn da:
- Cân nhắc dùng aspirin hoặc ibuprofen để giúp giảm sưng, tấy đỏ và khó chịu trong trường hợp cháy nắng nặng.
- Cẩn thận hơn để bảo vệ làn da bị cháy nắng trong khi nó lành lại. Mặc quần áo che da khi ra ngoài trời. Các loại vải dệt chặt chẽ hoạt động tốt nhất. Khi bạn đặt vải ở nơi có đèn sáng, bạn sẽ không thấy bất kỳ ánh sáng nào chiếu qua.
- Không thoa rượu lên vùng da cháy nắng vì có thể làm lạnh da quá mức.
- Không sử dụng bơ để chữa da bị cháy nắng. Bởi nó có thể ngăn cản quá trình chữa lành và làm tổn thương da.
- Không gãi lên vùng da bị cháy nắng: Vết cháy nắng có thể gây ngứa khó chịu, nhưng bạn nên cố gắng tránh gãi. Điều này có thể làm tổn thương làn da vốn đã nhạy cảm và để lại sẹo sẽ ở lại với bạn suốt đời.
- Không lột da: Tránh sự cám dỗ của việc lột da chết từ vết bỏng, nó có thể dẫn đến nhiễm trùng, và cuối cùng là gây sẹo vĩnh viễn.
- Ngăn ngừa sẹo: Sẹo có thể xảy ra bất cứ khi nào có chấn thương trên da, và cách duy nhất để tránh hoàn toàn sẹo là ngăn ngừa nó ngay từ đầu. Nếu bạn nhận thấy sẹo, hãy tìm kiếm ngay cả sản phẩm trị sẹo phù hợp.
6 Cách ngăn ngừa cháy nắng
Cách chắc chắn duy nhất để chữa lành làn da bị cháy nắng nhanh chóng là tránh bị cháy nắng ngay từ đầu. Một số cách bạn có thể ngăn ngừa cháy nắng bao gồm:
- Tìm bóng râm: Khi ở ngoài nắng trong thời gian dài, bạn nên tìm bóng râm hoặc tự tạo bằng cách mang theo ô bên mình.
- Tránh thời điểm nắng nhất trong ngày: Tia UV hoạt động mạnh nhất vào lúc sáng muộn và đầu giờ chiều, từ 10h đến 16h. Bạn nên hạn chế tối đa việc ra khỏi nhà trong thời gian này. hoặc nếu cần phải ra ngoài thì cần có phương pháp bảo vệ da phù hợp.
- Đội mũ khi ra ngoài: Một chiếc mũ có vành rộng có thể bảo vệ mặt, tai và cổ của bạn khỏi ánh nắng mặt trời.
- Kính râm: Kính râm bảo vệ mắt và vùng da quanh mắt khỏi tia UV.
- Kem chống nắng: Một trong những phương pháp bảo vệ da, ngăn ngừa cháy nắng hiệu quả nhất và sử dụng kem chống nắng. Các chuyên gia da liễu khuyên bạn nên sử dụng kem chống nắng phổ rộng với ít nhất SPF 30 ngay cả trong những ngày nhiều mây. Bôi lại ít nhất 2 giờ một lần và kiểm tra ngày hết hạn trước khi sử dụng.
Sử dụng kem chống nắng giúp ngăn ngừa cháy nắng
Kem chống nắng Vichy Idéal Soleil SPF50 302.000đ 403.000đ 269.000đ 330.000đ
7 Một số câu hỏi thường gặp khi bị cháy nắng
Da cháy nắng bao lâu thì hết?
Tình trạng cháy nắng kéo dài bao lâu tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nó.
- Cháy nắng nhẹ
Tình trạng cháy nắng nhẹ thường kèm theo các vết mẩn đỏ và một số cơn đau, có thể kéo dài từ 3 - 5 ngày. Vùng da bị cháy nắng có thể bong tróc một chút trong vài ngày cuối cùng khi da tái tạo.
- Cháy nắng vừa phải
Tình trạng cháy nắng vừa phải thường gây cảm giác đau hơn, da sẽ đỏ, sưng tấy và nóng khi chạm vào. Vết cháy nắng vừa phải thường mất khoảng 1 tuần để chữa lành hoàn toàn. Sau đó vùng da bị cháy nắng có thể tiếp tục bong tróc trong vài ngày nữa.
- Cháy nắng nghiêm trọng
Trường hợp cháy nắng nghiêm trọng đôi khi cần sự can thiệp của bác sĩ. Làn da cháy nắng nghiêm trọng của bạn sẽ rất đỏ và bị phồng rộp đau đớn. Có thể mất đến 2 tuần để da hồi phục hoàn toàn.
Ngay cả khi không cần đến sự can thiệp của bác sĩ hay đến bệnh viện, bạn vẫn phải ở nhà và nghỉ ngơi để hồi phục sau vết bỏng nặng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian bị cháy nắng
Thực tế, không phải ai cũng phản ứng giống nhau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến thời gian kéo dài các triệu chứng cháy nắng của bạn.
Nhìn chung, các yếu tố khiến một người dễ bị cháy nắng nặng hơn và mất nhiều thời gian để chữa lành hơn, bao gồm:
- da trắng hoặc sáng
- tàn nhang hoặc tóc đỏ hoặc trắng
- phơi nắng từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều (khi tia UV hoạt động mạnh mẽ nhất)
- độ cao
- sinh sống ở khu vực gần xích đạo
- sử dụng một số loại thuốc khiến bạn dễ bị bỏng hơn (thuốc cảm quang)
Vết đỏ do cháy nắng bao lâu thì hết?
Vết đỏ trên da do cháy nắng thường xuất hiện sau khoảng 2 - 6 giờ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Tình trạng mẩn đỏ trên da sẽ đạt đến đỉnh điểm sau khoảng 24 giờ và giảm dần trong 1 - 2 ngày sau đó.
Trường hợp cháy nắng càng nặng thì sẽ càng mất nhiều thời gian hơn để giảm bớt vết đỏ trên da.
Đau do cháy nắng bao lâu thì hết?
Cảm giác đau đớn do cháy nắng thường bắt đầu sau khoảng 6 giờ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và đạt đến đỉnh điểm sau khoảng 24 giờ. Sau đó sẽ giảm dần.
Chườm mát lên vùng da bị cháy nắng có thể giúp giảm cảm giác đau đớn. Hoặc trong trường hợp nghiêm trọng hơn, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như aspirin hoặc ibuprofen để giảm đau.
Vết sưng tấy do cháy nắng bao lâu thì hết?
Đối với trường hợp cháy nắng nặng, các vết sưng tấy trên da có thể kéo dài đến 2 ngày hoặc lâu hơn. Bạn có thể giảm sưng bằng cách sử dụng thuốc chống viêm như ibuprofen hoặc sử dụng kem bôi corticosteroid.
Vết phồng rộng cho cháy nắng bao lâu thì hết?
Các vết phồng rộp thường xuất hiện khi bạn bị cháy nắng vừa đến nặng. Chúng bắt đầu xuất hiện sau khoảng 6 - 24 giờ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Nhưng cũng có những trường hợp mất vài ngày mới xuất hiện trên da. Và có thể tồn tại đến một tuần trên da.
Nếu bạn đang bị phồng rộp da do cháy nắng. Điều cần chú ý là tuyệt đối không làm vỡ chúng. Cơ thể tạo ra những vết phồng rộp này để bảo vệ làn da tổn thương của bạn và cho phép nó lành lại. Việc làm vỡ chúng có thể làm chậm quá trình làm lành làn da bị cháy nắng của bạn. Đồng thời cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, dẫn đến sẹo vĩnh viễn trên da.
Khi các vết mụn nước tự vỡ, bạn hãy rửa sạch khu vực da đó bằng xà phòng dịu nhẹ và nước. Sau đó băng vết thương bằng băng ướt. Chú ý bảo vệ vùng da bị cháy nắng khỏi ánh nắng mặt trời để giúp da mau lành.
Phát ban do cháy nắng bao lâu thì hết?
Tình trạng phát ban do cháy nắng có thể phát triển trong vòng 6 giờ sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Và kéo dài khoảng 3 ngày tùy theo mức độ nghiêm trọng của tình trạng cháy nắng.
Trên đây là một số cách chữa da bị cháy nắng mà mình tổng hợp được. Mong rằng với những thông tin cung cấp trong bài viết, các bạn sẽ có thêm những cách hữu ích để “chữa trị” làn da bị cháy nắng sạm đen của mình. Và đừng quên thoa kem chống nắng đều đặn mỗi ngày để bảo vệ da tốt nhất trước ánh nắng mặt trời, ngăn ngừa nguy cơ cháy nắng có thể xảy ra, bạn nhé!
Nguồn:
- https://www.healthline.com/health/sunburn
- https://www.healthline.com/health/how-long-does-sunburn-last
- https://www.dermstore.com/blog/top_ten/home-remedies-sunburn/
Từ khóa » Da Bị ăn Nắng Phải Làm Sao
-
Da Bị Cháy Nắng Phải Làm Sao? Cách Xử Lý Khi Da Bị Cháy Nắng
-
5 Cách Chữa Cháy Nắng Hiệu Quả Ngay Tức Thì
-
Góc Tư Vấn: Bị Cháy Nắng Nên Làm Gì để Da Sớm Hồi Phục? - Medlatec
-
Da Bắt Nắng Phải Làm Sao? Cách Chữa Trị Phục Hồi Da Bắt Nắng
-
Da Bị Cháy Nắng Sạm đen, điều Trị Thế Nào? - Vinmec
-
Da Bị Cháy Nắng Phải Làm Sao? 5 Cách Khắc Phục Nhanh, Hiệu Quả
-
9 Cách Chữa Cháy Nắng Hiệu Quả Bất Ngờ Bằng Thực Phẩm
-
7 Cách Phục Hồi Làn Da Bị Cháy Nắng Nhanh Chóng, Hiệu Quả Nhất
-
Da Bị Cháy Nắng - Khắc Phục Ngay Bằng 5 Cách Tại Nhà
-
Da Bị Cháy Nắng Phải Làm Sao? Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh
-
Da Bị Bắt Nắng Phải Làm Sao Và Cảnh Báo Từ Các Chuyên Gia - Venesa
-
10+ Cách Chữa Cháy Nắng Tự Nhiên Tại Nhà Hiệu Quả
-
Da Bị Cháy Nắng Cần Bao Lâu để Phục Hồi Và Làm Thế Nào để "nhả ...
-
“Cấp Cứu” Da Bị Cháy Nắng đỏ Rát Hiệu Quả Tức Thì Sau 1 Phút