Da Bị Cháy Nắng Phải Làm Sao? Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh
Có thể bạn quan tâm
Làn da sau khi tiếp xúc trực tiếp với áng nắng mặt trời trong thời gian dài sẽ phải chịu không ít tổn thương, rõ rệt và nguy hiểm hơn cả là tình trạng da cháy nắng. Nhiều người vẫn nghĩ da cháy nắng có thể trở về trạng thái bình thường sau một vài tuần. Nhưng thực tế, những mối nguy như cảm giác nóng rát, bề mặt da ửng đỏ,… là hậu quả của việc da bị bong tróc do cháy nắng, thậm chí tồi tệ hơn là lão hóa sớm, viêm da hay ung thư da. Bởi vậy hãy cùng Paula’s Choice tìm hiểu cách phục hồi da bị cháy nắng qua bài viết dưới đây.
- Nguyên nhân da bị cháy nắng
- Cách phòng tránh da bị cháy nắng
- Hướng dẫn cách phục hồi da bị cháy nắng
- Bài Viết Liên Quan
1. Nguyên nhân da bị cháy nắng
Trước khi chỉ ra cách phục hồi da bị cháy nắng, hãy cùng chúng tôi điểm lại những yếu tố nguyên nhân gây ra vấn đề này.
Cháy nắng là biểu hiện của việc làn da bị tổn thương do những tác hại của ánh nắng mặt trời khi bạn hoạt động vui chơi ngoài trời. Kem chống nắng chính là biện pháp hữu hiệu nhất cho tình trạng này. Có một thực tế là: Việc sử dụng kem chống nắng và thoa nhắc lại – một công đoạn có vẻ gây phiền phức cho hầu hết mọi người lại là bước làm không thể bỏ qua nếu muốn bảo vệ da trước tia UV, khói bụi, ô nhiễm, ngăn ngừa và phục hồi làn da bị cháy nắng.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng da cháy nắng và mức độ nặng nhẹ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó bao gồm: màu da, loại sản phẩm chống nắng mà bạn sử dụng, hàm lượng chống nắng bạn dùng, tần suất bạn thoa nhắc lại sản phẩm, thời gian bạn phơi nắng, việc bạn có đi bơi hay không và việc bạn chơi thể thao là ngoài trời hay trong những nơi râm mát.
Chúng tôi thường nghe được mọi người nói rằng họ vẫn bị cháy nắng cho dù họ đã sử dụng kem chống nắng và thoa nhắc lại. Vẫn có khả năng da bạn bị cháy nắng cho dù bạn đã sử dụng kem chống nắng, nếu bạn mắc một số lỗi cơ bản sau đây:
- Thoa kem chống nắng sai hướng dẫn và xác định sai hàm lượng cùng thời gian cần được “thoa kem nhắc lại”
- Thoa kem chống nắng một lần với một lượng không đủ để bảo vệ da trước khi ra ngoài
- Chỉ phụ thuộc vào mỗi kem chống nắng để bảo vệ làn da bạn. Kính râm, quần áo chống tia UV, mũ, tìm kiếm những chỗ râm mát cũng quan trọng như việc bạn sử dụng kem chống nắng vậy
- Chơi thể thao hoặc tập thể dục dưới ánh nắng mặt trời trong thời gian dài và nghĩ rằng kem chống nắng như thế đã đủ để bảo vệ bạn
- Hoạt động bơi lội quá lâu dưới nước và ánh nắng khiến kem chống nắng bị rửa trôi
2. Cách phòng tránh da bị cháy nắng
Cách tốt nhất để tránh cho da không bị cháy nắng hoặc bị tổn thương do ánh nắng mặt trời đó là không đi ra ngoài. Để làm được điều này là vô cùng khó khăn, bởi nó có thể ảnh hưởng đến công việc cũng như các hoạt động ngoài trời của bạn. Giải pháp tốt nhất nếu bạn có những hoạt động ngoài trời phải chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của ánh nắng mặt trời là thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài.
Paula’s Choice có những lời khuyên dành cho bạn, và chúng tôi mong muốn bạn hãy thực hiện nó để biết được nguyên nhân dẫn đến da cháy nắng và từ đó có những phương pháp để bảo vệ làn da của mình:
- Thoa kem chống nắng có hàm lượng SPF 30 hoặc cao hơn trên các vùng da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời ít nhất 15 phút trước khi ban ra khỏi nhà. Khối lượng sử dụng tùy vào diện tích da, miễn là bạn có thể nhìn thấy một hàm lượng vừa đủ mỏng nhẹ sau đó massage cho chúng thấm vào da
- Nếu bạn có kế hoạch đi bơi hoặc chơi hoặc có các hoạt động thể thao, bạn hãy thoa loại kem chống nắng lâu trôi. Bạn vẫn cần phải thoa nhắc lại bởi chúng sẽ không thể ở trên da bạn được lâu nhất là khi bạn tiếp xúc với nước hoặc ra nhiều mồ hôi. Kem chống nắng được dán nhãn “lâu trôi”, tuy nhiên khả năng bảo vệ da bạn tốt nhất sẽ trong khoảng 40 phút khi da bạn đang ướt, còn kem chống nắng được dán nhãn “siêu chịu nước” có khả năng ở lại trên da 80 phút
- Dựa vào chỉ số chống nắng SPF để nắm rõ được thời gian bảo vệ từ mỗi loại kem chống nắng là bao lâu. Điều này có nghĩa là sau khoảng thời gian bao lâu thì làn da của bạn sẽ bắt đầu bị ảnh hưởng xấu nếu không được bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời
- Đừng phụ thuộc hoàn toàn vào kem chống nắng, bạn vẫn cần các loại quần áo bảo hộ có khả năng chống tia UV. Đeo kính đen để bảo vệ vùng da quanh mắt và cả đôi mắt của bạn. Hãy cứ hỏi các chuyên gia nhãn khoa về việc ánh nắng mặt trời có thể đe dọa đôi mắt bạn trong thời gian dài nếu bạn không đeo kính dâm
- Tránh xa việc phơi da bạn dưới nắng khi mà tia UV tiếp xúc vào da liên tục, đặc biệt là trong khoảng thời gian từ 10h đến 2 chiều
- Đừng bao giờ quên thoa kem chống nắng kể cả những vùng da không tiếp xúc trực tiếp với nắng như là bàn chân hoặc tai của bạn, những vùng bị tóc che, lưng và mu bàn tay. Luôn luôn thoa kem chống nắng đúng hướng dẫn trên nhãn sản phẩm hoặc theo chỉ định của các chuyên gia. Nếu bạn hoạt đông ngoài trời dưới ánh nắng trực tiếp, thì khuyến cáo từ FDA đó là bạn cần thoa lại sản phẩm sau mỗi 2 tiếng.
3. Hướng dẫn cách phục hồi da bị cháy nắng
Có không ít yêu cầu gửi về cho Paula’s Choice về việc chỉ ra cách chăm sóc làn da khi bị cháy nắng. Bạn có thể tham khảo cách khắc phục da bị cháy nắng với các sản phẩm chăm sóc phù hợp sau đây:
Bước 1: Làm sạch da với sữa rửa mặt dịu nhẹ, không chứa thành phần tạo bọt
Kể cả da bạn có đang trong tình trạng cháy nắng hay không, làm sạch vẫn là bước tiên quyết trong bất cứ quy trình nào. Bước làm này sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn, tạp chất, tạo tiền đề cho các dưỡng chất ở những bước sau thẩm thấu và phát huy tối đa hiệu quả.
Lưu ý bỏ qua những công thức sữa rửa mặt tạo bọt hoặc có chứa các thành phần tẩy da mạnh để tránh tình trạng tổn thương trên da trở nên nghiêm trọng hơn.
Bước 2: Cân bằng da với toner
Sau khi sử dụng sữa rửa mặt, da có thể có cảm giác khô nhẹ và độ pH trên da chưa trở về trạng thái tự nhiên. Vậy nên bạn sẽ cần đến một sản phẩm nước cân bằng để làm dịu da tức thì, cân bằng độ pH đồng thời bổ sung cho da những dưỡng chất cần thiết để da khỏe hơn.
Bước 3: Loại bỏ tế bào chết hóa học
Da bị cháy nắng sạm đen chắc chắn không thể thiếu loại bỏ tế bào chết hóa học với AHA, BHA. Tuy nhiên bạn cần chú ý:
Nếu da đang có vết thương hở hoặc viêm sưng nặng, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để có được cách điều trị đúng đắn
Nếu da chưa từng sử dụng AHA và BHA hoặc cần phục hồi, hãy sử dụng xen kẽ Calm 1% BHA Sensitive Skin Exfoliant và Skin Perfecting 8% AHA Gel Exfoliant. Bộ đôi sản phẩm này sẽ giúp làm sạch toàn diện, kích thích tái tạo tế bào và tăng sinh Collagen, giúp đẩy nhanh quá trình khắc phục vùng da bị cháy nắng
Bước 4: Tinh chất phục hồi
Nhắc đến cách phục hồi da bị cháy nắng chắc chắn không thể bỏ qua các sản phẩm tinh chất phục hồi da. Và gợi ý Paula’s Choice dành cho bạn lúc này là tinh chất cấp nước Hyaluronic Acid Booster:
- Công thức chứa tỷ lệ lớn các phân tử Hyaluronic Acid giúp cấp ẩm, làm dịu và tăng khả năng giữ nước cho da, hạn chế tình trạng da bong tróc, xỉn màu
- Bổ sung thêm Pro-Vitamin B5 và Ceramide để làm giảm các tổn thương trên da
- Có thể sử dụng đơn lẻ hoặc trộn lẫn với tinh chất, kem dưỡng khác
Bên cạnh Hyaluronic Acid, bộ đôi tinh chất sau cũng là lý tưởng cho làn da nhạy cảm, đang chịu tổn thương do môi trường hoặc tuổi tác:
- Pro-Collagen Multi-Peptide Booster: Thúc đẩy khả năng tự phục hồi tổn thương, cải thiện kết cấu da và tối ưu chức năng giữ nước tự nhiên của da
- Calm Repairing Serum: Bổ sung phong phú các thành phần chống oxy hóa, làm dịu và làm khỏe da, nuôi dưỡng làn da khỏe từ sâu bên trong
Bước 5: Sử dụng kem dưỡng ẩm/Kem chống nắng
Đừng quên khóa ẩm với một sản phẩm dưỡng ẩm phù hợp. Vào ban ngày, hãy sử dụng các sản phẩm chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên và đảm bảo sở hữu màng lọc quang phổ rộng để bảo vệ da toàn diện.
3.2. Chọn lựa sản phẩm đảm bảo an toàn và hiệu quả
Những thành phần chăm sóc da ảnh hưởng đến việc chống nắng có nghĩa là khi sử dụng sản phẩm chứa chúng và không bảo vệ da đầy đủ, nguy cơ bị cháy nắng tăng lên gấp nhiều lần. Điều đáng ngạc nhiên là nó có thể là các sản phẩm dưỡng da được chiết xuất từ thực vật.
Ngoài ra, nếu bạn có một làn da nhạy cảm, điều này có nghĩa là nguy cơ bạn bị cháy nắng sẽ cao hơn, vậy nên bạn cần bảo vệ da ban tốt hơn nhờ tuân theo những bước như trên. Cùng với đó hãy kiểm tra thành phần có trên những sản phẩm chăm sóc da khiến da trở nên nhạy cảm với ánh nắng dù bạn có tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng hay không:
- Chất tạo màu
- Thành phần tạo mùi như là coumarin và limonene
- Tinh dầu cam quýt, như là chanh, vôi, hoa quả và bergamot
- Tinh dầu hoa oải hương
- Tinh dầu hương thảo
- Tinh dầu gỗ đàn hương
- Thực vật thuộc họ nhà “umbelliferae”, có thẻ bao gồm mùi tây, cà rốt, rau thì là, bạch chỉ, cây hồi,…
Không phải thương hiệu nào cũng sẵn sàng minh bạch toàn bộ bảng thành phần. Đồng thời những thành phần này cũng không khiến da tồi tệ hơn trông thấy sau một vài lần sử dụng nhưng trong thời gian dài, chúng sẽ làm suy yếu hàng rào bảo vệ da, khiến da gặp phải nhiều vấn đề hơn. Dĩ nhiên, tại Paula’s Choice chúng tôi không sử dụng bất cứ chất nào có thể gây kích ứng da và luôn minh bạch hóa 100% bảng thành phần.
Bạn có thể truy cập từ điển thành phần Paula’s Choice để hiểu rõ hơn về đặc điểm các thành phần chăm sóc da cùng cách sử dụng và đánh giá từ chuyên gia. Tại đây, chúng tôi đã nghiên cứu và đưa ra thông tin đầy đủ về hơn 3000 thành phần thường xuất hiện trong các sản phẩm chăm sóc da.
Trên đây là những thông tin cần thiết về cách phục hồi da bị cháy nắng cùng những thông tin liên quan Paula’s Choice đưa ra để bạn tham khảo. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp trong quá trình chăm sóc da, liên hệ Paula’s Choice Việt Nam theo hotline 1900 6409 hoặc 0973 78 2001 để được tư vấn nhanh nhất.
Bài Viết Liên Quan
- Kem chống nắng dược mỹ phẩm liệu có đang được “thần thánh hóa”?
- Có nên thoa kem chống nắng vào ban đêm trước khi đi ngủ không
- Điểm danh các tác dụng phụ của kem chống nắng và cách khắc phục
- Kết hợp B5 và kem chống nắng thế nào là khoa học và hiệu quả?
Từ khóa » Da Bị ăn Nắng Phải Làm Sao
-
Da Bị Cháy Nắng Phải Làm Sao? Cách Xử Lý Khi Da Bị Cháy Nắng
-
5 Cách Chữa Cháy Nắng Hiệu Quả Ngay Tức Thì
-
Góc Tư Vấn: Bị Cháy Nắng Nên Làm Gì để Da Sớm Hồi Phục? - Medlatec
-
Da Bắt Nắng Phải Làm Sao? Cách Chữa Trị Phục Hồi Da Bắt Nắng
-
Da Bị Cháy Nắng Sạm đen, điều Trị Thế Nào? - Vinmec
-
Da Bị Cháy Nắng Phải Làm Sao? 5 Cách Khắc Phục Nhanh, Hiệu Quả
-
9 Cách Chữa Cháy Nắng Hiệu Quả Bất Ngờ Bằng Thực Phẩm
-
7 Cách Phục Hồi Làn Da Bị Cháy Nắng Nhanh Chóng, Hiệu Quả Nhất
-
Da Bị Cháy Nắng - Khắc Phục Ngay Bằng 5 Cách Tại Nhà
-
Da Bị Bắt Nắng Phải Làm Sao Và Cảnh Báo Từ Các Chuyên Gia - Venesa
-
12 Cách Chữa Da Bị Cháy Nắng Sạm Đen Cấp Tốc Tại Nhà
-
10+ Cách Chữa Cháy Nắng Tự Nhiên Tại Nhà Hiệu Quả
-
Da Bị Cháy Nắng Cần Bao Lâu để Phục Hồi Và Làm Thế Nào để "nhả ...
-
“Cấp Cứu” Da Bị Cháy Nắng đỏ Rát Hiệu Quả Tức Thì Sau 1 Phút