12 Cách Giúp Trẻ Tăng động Tập Trung Chú ý, Học Hành Tốt Hơn!
Có thể bạn quan tâm
Kỹ năng tập trung, chú ý là điều vô cùng quan trọng, nó quyết định đến sự thành bại trong học tập và công việc tương lai của mỗi người. Với trẻ tăng động, kỹ năng này dường như bị thiếu hụt khiến trẻ gặp nhiều khó khăn và thường khó theo kịp bạn bè cùng trang lứa. Tham khảo bài viết dưới đây để tích lũy 12 cách giúp trẻ tập trung, chú ý và học hành tốt hơn.
Trẻ tăng động nên chơi các trò chơi đòi hỏi sự tập trung, chú ý cao
Trẻ tăng động giảm chú ý sẽ học được nhiều điều bổ ích hơn thông qua các trò chơi, do vậy cha mẹ hãy cố gắng khiến mọi hoạt động của trẻ trở nên thú vị hơn và khuyến khích trẻ chơi những trò chơi đòi hỏi sự tập trung, chú ý cao, chẳng hạn như:
– Trò giải câu đố, ghép hình, lego, rubik, truy tìm kho báu: giúp trẻ tập trung chú ý, ghi nhớ và biết cách lập kế hoạch tốt hơn.
– Trò chơi mang tính liên kết cao: Bạn có thể yêu cầu trẻ sắp xếp mọi đồ dùng học tập, đồ chơi,… theo bảng chữ cái, hay theo kích thước lớn, nhỏ nhằm giúp trẻ học cách suy luận logic.
– Trò “thách đố trẻ ngồi yên một chỗ”: Cha mẹ có thể thách thức trẻ tăng động ngồi yên trên ghế, không được ngọ nguậy chân tay trong khoảng 5 phút, sau đó tăng dần thời gian đến mức tối đa mà trẻ chịu được.
Cha mẹ nên khuyến khích trẻ tăng động chơi những trò chơi đòi hỏi tư duy logic
Để hiểu hơn về các phương pháp giúp trẻ tăng động tập trung, chú ý, ghi nhớ tốt hơn, hãy nhấc máy và gọi ngay tới số 0962620043, các chuyên gia giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng tư vấn giúp bạn!
Tạo một không gian học tập thật yên tĩnh
Trẻ tăng động thường khá nhạy cảm với âm thanh, chỉ cần một tiếng động nhỏ cũng có thể khiến trẻ phân tâm. Một không gian học tập thoáng đãng, yên tĩnh, tránh xa mọi thiết bị điện tử (điện thoại, ipad, tivi, máy tính…) và đầy đủ các dụng cụ học tập để trẻ không phải đứng dậy tìm kiếm bất cứ thứ gì chính là nơi lý tưởng để giúp trẻ tập trung.
Xây dựng một chế độ dinh dưỡng, khoa học
Thực phẩm có mối liên quan trực tiếp tới khả năng tập trung, chú ý của trẻ tăng động. Ăn nhiều đồ ăn vặt hoặc thực phẩm nhiều đường có thể khiến trẻ trở nên chậm chạp hơn, trong khi các loại thực phẩm giàu protein như hạnh nhân, trứng, thịt,… lại có khả năng nâng cao nhận thức và mức độ chú ý của trẻ. Do vậy, cha mẹ nên lưu tâm hơn tới chế độ dinh dưỡng cho trẻ tăng động.
Có thể bạn quan tâm: Những loại thực phẩm trẻ tăng động nên ăn và nên kiêng
Hoạt chất sinh học tự nhiên giúp tăng khả năng tập trung ở trẻ
Ngoài chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, bạn có thể bổ sung thêm một số vi chất nhằm giúp trẻ tăng khả năng tập trung chú ý, chẳng hạn như: omega – 3, taurine,… Bên cạnh đó, một số thảo dược như Câu đằng, An tức hương cũng là giải pháp hữu ích với trẻ tăng động, bởi bộ đôi thảo dược này có tác dụng trấn an tâm thần, ổn định hoạt động điện não giúp trẻ giảm bớt sự nghịch ngợm, hiếu động, biết kiểm soát cảm xúc, hành vi, từ đó dễ dàng tập trung, chú ý hơn.
Hiện nay, những thảo dược này đã được nghiên cứu, kết hợp cùng các dưỡng chất bổ não như GABA, Taurine, Magie, được ứng dụng trong dòng sản phẩm với tên gọi cốm Egaruta. Đây được xem là giải pháp ưu việt, toàn diện dành cho trẻ tăng động giảm chú ý được nhiều chuyên gia đánh giá cao và phụ huynh tin dùng.
Chia sẻ của chị Dung dưới đây sẽ giúp cha mẹ có thể an tâm hơn khi lựa chọn giải pháp thảo dược này để cải thiện khả năng tập trung cho con:
Kinh nghiệm cải thiện sự tập trung cho trẻ tăng động
Có thể bạn quan tâm: Cốm Egaruta – Giải pháp tối ưu cho trẻ tăng động, giảm chú ý
Lập kế hoạch công việc cụ thể, chi tiết từng ngày
Trẻ tăng động sẽ học được cách quản lý thời gian, tổ chức sắp xếp công việc và tập trung, chú ý hơn nếu mọi nhiệm vụ của trẻ đều được lên kế hoạch cụ thể, chi tiết, ví dụ như: dậy lúc 6 rưỡi, đi học lúc 7 giờ, về nhà lúc 17 giờ, đi ra ngoài đạp xe, chơi với bạn bè 17 giờ 30 phút, 19 giờ ăn tối, 19 giờ 30 phút học bài, 21 giờ đi ngủ,…
Trẻ tăng động nên thực hiện mọi công việc theo một kế hoạch cụ thể
Giúp trẻ tăng động ngủ đúng giờ, đủ giấc
Hầu hết trẻ tăng động đều có thể tập trung tốt hơn nếu được ngủ đủ giấc. Do vậy bạn nên tạo thói quen cho trẻ đi ngủ đúng giờ, trong khoảng 9 – 10 giờ tối và thức giấc lúc 6 rưỡi – 7 giờ sáng. Bên cạnh đó một giấc ngủ trưa khoảng 20 – 30 phút cũng rất cần thiết để giúp trẻ tập trung hơn.
Chia nhỏ các nhiệm vụ lớn
Trẻ tăng động thường gặp nhiều khó khăn khi phải thực hiện một nhiệm vụ hay học một chương trình dài chỉ trong một lần. Do đó bạn nên chia nhỏ công việc để trẻ dễ dàng hoàn thành và thôi thúc trẻ tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ tiếp theo.
Ví dụ như: Nếu bạn muốn con dọn dẹp sạch sẽ giá sách, bạn có thể đưa ra các yêu cầu như: “Con hãy giúp mẹ sắp xếp tầng thứ nhất của giá sách nhé”. Sau khi trẻ đã hoàn thành, bạn nên khen ngợi trẻ và tiếp tục đưa ra yêu cầu “Vậy còn tầng thứ 2, con sẽ giúp mẹ sắp xếp lại chứ?”.
Thiết lập hệ thống phần thường cho trẻ tăng động
Mỗi khi trẻ làm tốt, bạn nên khen ngợi, động viên, khuyến khích trẻ bằng những phần thưởng nhỏ chẳng hạn như đồ chơi, món ăn trẻ yêu thích… hay chỉ cần là một lời khen “Con của mẹ làm rất tốt”, “Cha/mẹ rất tự hào về con”… Những điều này sẽ là động lực giúp trẻ tập trung, chú ý và làm nhiều việc đúng đắn hơn.
Hiểu được phương pháp dạy học cho trẻ
Trẻ em có nhiều cách học khác nhau, có trẻ sẽ xử lý thông tin dễ dàng hơn khi nhìn trực diện, một số cần được nghe thấy, nhưng một số lại cần có những kiến thức thực tế về các công việc, nhiệm vụ đó. Do vậy, điều quan trọng là cha mẹ cần hiểu rõ con mình thích hợp với phương pháp nào, từ đó tạo điều kiện để trẻ học tốt hơn.
Trẻ học tốt thông qua hình ảnh
Thường những đứa trẻ này sẽ thích đọc thông tin và chép lại thành nhiều lần để ghi nhớ. Cha mẹ có thể ghi chú các khái niệm, nhiệm vụ thành dạng thẻ nhỏ, đặt ở những nơi trẻ dễ dàng nhìn thấy, từ đó giúp trẻ ghi nhớ tốt hơn. Bạn cũng có thể yêu cầu trẻ vẽ ra những gì trẻ đang học, vì điều này sẽ giúp trẻ hình dung được bài học và nhớ lâu hơn.
Trẻ học tốt hơn thông qua âm thanh
Một số trẻ tăng động nhớ tốt hơn khi đọc to bài học hoặc nghe người khác đọc. Trong trường hợp này cha mẹ có thể đọc các bài học để trẻ ghi nhớ tốt hơn. Âm nhạc cũng có thể giúp trẻ tăng sự tập trung, chú ý, do đó bạn có thể cho trẻ nghe nhạc tần số Alpha trong khi học nhằm giúp não bộ của trẻ tập trung hơn.
Trẻ học tốt hơn thông qua tiếp xúc thực tế
Với một số trẻ có nhu cầu cao về thẩm mỹ, trẻ thường xử lý mọi vấn đề tốt hơn nếu được tận mắt chứng kiến, được chạm tay và cảm nhận. Đối với những đứa trẻ này học từ thực tế dường như hữu ích hơn việc viết ra hoặc đọc to. Cha mẹ có thể tạo điều kiện để con được học từ thực tế nhiều hơn, ví dụ như: Con đang học về động vật, bạn có thể cho con đi sở thú để tận mắt nhìn thấy những con vật;…
Đặt mục tiêu là những khoảng thời gian ngắn
Cha mẹ nên đưa ra giới hạn về thời gian để trẻ hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên bạn cần biết rằng, với người lớn, khoảng thời gian trung bình để họ có thể tập trung hoàn toàn là 42 phút, vì vậy khoảng thời gian tập trung của một đứa trẻ sẽ ít hơn rất nhiều, đặc biệt là với trẻ tăng động. Thường thì các trẻ sẽ tập trung tốt nhất là 15 – 20 phút.
Đặt mục tiêu trong những khoảng thời gian ngắn để trẻ tập trung hơn
Dành thời gian để trẻ được nghỉ ngơi
Bên cạnh thời gian bạn yêu cầu trẻ tập trung, bạn cũng nên cho trẻ những khoảng thời gian giải lao, nghỉ ngơi, để trẻ được giải thoát năng lượng dư thừa trong cơ thể và chuẩn bị tinh thần cho những nhiệm vụ tiếp theo. Ví dụ như: Sau khi con đã làm xong 1 bài toán, bạn có thể cho phép con chạy nhảy xung quanh nhà 1 – 2 phút.
Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể dục thể thao
Mỗi ngày bạn có thể dành ra 30 – 40 phút để trẻ tập thể dục, thư giãn bằng cách thực hiện các bài tập đơn giản như hít sâu, thở chậm, ngồi thiền, tập yoga… hoặc tham gia các môn thể thao cùng bạn bè, người thân như đá bóng, đạp xe… Điều này sẽ giúp trẻ khỏe mạnh, phát triển toàn diện, từ đó cũng tập trung, chú ý hơn.
Ngoài ra, các bậc phụ huynh có thể lắng nghe chia sẻ của Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Minh Hòa về những giải pháp có thể giúp trẻ tập trung, chú ý học hành tốt hơn tại video sau:
Giải pháp giúp trẻ tập trung chú ý tốt hơn
Giống như mọi kỹ năng trong cuộc sống, sự tập trung, chú ý cũng có thể được cải thiện thông qua rèn luyện. Điều quan trọng là cha mẹ cần kiên trì trong quá trình giáo dục trẻ, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để trẻ tăng động có thể rèn luyện các kỹ năng của mình.
DS. Cao Thủy
Nguồn tham khảo:
https://flintobox.com/blog/child-development/13-tips-increase-concentration-kids
Từ khóa » Cách Rèn Sự Tập Trung Cho Trẻ
-
LÀM THẾ NÀO ĐỂ RÈN SỰ TẬP TRUNG CHO TRẺ - Superbrain
-
Chín Cách Giúp Trẻ Tập Trung - VnExpress
-
Cha Mẹ Làm Gì để Rèn Tính Tập Trung Cho Trẻ? - CTH EDU
-
Trẻ Mất Tập Trung Và 12 Phương Pháp Giúp Con Cải Thiện
-
Rèn Luyện Sự Tập Trung Cho Trẻ 0-6 Tuổi - Hotkids Việt Nam
-
13 Cách Giúp Trẻ Rèn Luyện Khả Năng Tập Trung Xử Lý Công Việc Hiệu Quả
-
PHƯƠNG PHÁP TĂNG KHẢ NĂNG TẬP TRUNG Ở TRẺ
-
Cách để Tập Trung Học Bài Cho Trẻ đạt Hiệu Quả Cao - Chilux
-
9 Phương Pháp Dạy Con Học Tập Trung Hiệu Quả Nhất - Hanoi Academy
-
5 Cách Rèn Luyện Sự Tập Trung Cho Trẻ Mẹ Nên Biết - POH Thai Giáo
-
Phương Pháp Dạy Con Tập Trung Học Bài Hiệu Quả - AFamily
-
Rèn Luyện Sự Tập Trung Cho Trẻ - YouTube
-
Bí Quyết Rèn Luyện Sự Tập Trung Cho Trẻ Ba Mẹ Nên Biết - My Kingdom
-
CÁCH RÈN LUYỆN SỰ TẬP TRUNG CHO TRẺ MẦM NON HIỆU QUẢ